chuheonho321

New Member

Download miễn phí Luận văn Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy ở Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nay





MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 3
Chương 1: CÔNG TÁC ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ GIẢNG DẠY Ở HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ VÀ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO - NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 9
1.1. Khái quát về Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia và đội ngũ cán bộ giảng dạy ở Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào 9
1.2. Quan niệm và tiêu chí đánh giá công tác đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy ở Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào 20
1.3. Thực trạng công tác đào tạo cán bộ giảng dạy ở Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào 29
Chương 2: MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ GIẢNG DẠY Ở HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ VÀ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÀO ĐẾN NĂM 2015 47
2.1. Mục tiêu và phương hướng chung 47
2.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ ở Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào đến năm 2015
58
KẾT LUẬN 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
PHỤ LỤC 89
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hỏi phải có sự quan tâm, giúp đỡ của Nhà nước, sự hỗ trợ của nước ngoài.
1.3.1.5. Về kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng:
Nguồn lực về tài chính để đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính đương nhiệm chủ yếu do ngân sách nhà nước đảm bảo trên cơ sở chi tiêu kinh phí được phân bổ.
Kế hoạch chi tiêu kinh phí là hoạt động mang tính đảm bảo cho việc thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ – công chức giai đoạn 2001-2005. Trong những năm qua, các cơ quan Đảng và Nhà nước đã có nhiều sự quan tâm đến công tác này, sự quan tâm này thể hiện trên ba phương diện:
Thứ nhất, công tác xây dựng và phân bổ kế hoạch chỉ tiêu được cải tiến giao sớm hơn. Điều này tạo điều kiện cho Học viện chủ động trong việc triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho năm sau.
Thứ hai, tuy tình hình kinh tế- xã hội của Lào trong những năm qua cũng có lúc gặp nhiều khó khăn nhưng số lượng chỉ tiêu kinh phí vẫn giữ hay tăng so với năm trước. Điều này cho thấy sự quan tâm của Đảng và Nhà nước Lào đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ – công chức.
Có thể khẳng định trong những năm qua, Đảng và Nhà nước Lào đã có rất nhiều nỗ lực trong việc đảm bảo kế hoạch chỉ tiêu kinh phí cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ – công chức, trong đó có đội ngũ cán bộ giảng dạy của Học viện. Bên cạnh nguồn chỉ tiêu kinh phí được phân bổ hàng năm, các bộ, ngành và Học viện đã dành một khoản kinh phí tương đối lớn cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác giảng dạy.
Tuy nhiên, vấn đề nguồn lực tài chính do ngân sách trung ương phân bổ cho đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính, trong đó việc phân bổ cho Học viện có những vấn đề đáng phải quan tâm như sau:
Một là, việc phân bổ chỉ tiêu kinh phí dành cho đào tạo, bồi dưỡng còn dựa vào số lượng cán bộ để phân bổ, chưa dựa vào cơ sở nhu cầu thực tiễn của số lượng công chức cần đào tạo và cần bồi dưỡng hằng năm của cơ quan.
Hai là, tuy đã có hướng dẫn việc chi tiêu khoản tài chính dành cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giảng dạy và thủ tục thanh quyết toán nhưng chưa có sự thống nhất trong việc phân bổ và trong quản lý nên còn chồng chéo và rườm rà. Chính vì vậy, nhiều nơi lại nảy sinh những thủ tục phiền hà, thực hiện theo cơ chế xin cho, có nơi cơ quan quản lý nhà nước đóng luôn vai trò đứng ra mở lớp đào tạo, bồi dưỡng chức không chuyển giao nhiệm vụ va nguồn tài chính cho đơn vị hoạt động sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng làm.
Ba là, nguồn tài chính hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng có giới hạn nên việc hỗ trợ cho người đi học cũng có giới hạn và không thống nhất. Chẳng hạn, có nơi khuyến khích người học để tạo nguồn đã hỗ trợ 100%, có nơi chỉ hỗ trợ kinh phí cho người được cơ quan, tổ chức cử đi học, còn người tự đi thi, đi học để nâng cao trình độ phục vụ công tác chuyên môn không được hỗ trợ... Từ thực tế này, không ít trường hợp có khả năng về học lực nhưng không dám đi học vì điều kiện kinh tế không cho phép.
Bốn là, điều kiện tài chính tuy có hạn nhưng không ít nơi sử dụng nguồn kinh phí không đúng mục đích hay không có hiệu quả. Chẳng hạn, cũng một lượng kinh phí đưa đoàn đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài nếu chỉ cử người có năng lực, trình độ nghiên cứu đi, sau đó về biên soạn tài liệu tổ chức lớp bồi dưỡng tại Lào thì sẽ hiệu quả hơn, có đông người được bồi dưỡng hơn.
1.3.1.6. Về cơ sở vật chất phục vụ dạy và học
Trong những năm vừa qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự giúp đỡ từ các dự án hỗ trợ của nước ngoài, cơ cở vật chất phục vụ giảng dạy của Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào đã được cải thiện đáng kể. Nhìn chung, cơ sở vật chất tương đối đảm bảo, có các công cụ trợ giúp giảng dạy tuy chưa phải là toàn diện nhưng cũng là điều kiện tốt cho cả người dạy và người học như: máy chiếu hắt, máy Projector, bảng ghim, máy tính...
Tuy nhiên, bên cạnh đó, cơ sở vật chất của Học viện cũng cần được tiếp tục cải thiện để phục vụ tốt hơn nhu cầu của cán bộ giảng dạy và học viên. Đặc biệt là hệ thống tư liệu giáo trình, sách tham khảo ở thư viện báo và tạp chí, các loại sách nghiệp vụ về kỹ năng hành chính, kinh tế; hệ thống máy tính nối mạng internet....
Nhận xét về công tác đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy tại Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào, bên cạnh những kết quả đạt được mang tính khẳng định, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý vẫn còn có những hạn chế như sau:
- Điểm yếu nhất trong công tác đào tạo cán bộ giảng dạy hiện nay là tính quy hoạch chưa cao; đào tạo, bồi dưỡng chưa thực sự gắn với sử dụng, chưa thật sự quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng. Mặt khác, năng lực của đội ngũ cán bộ giảng dạy còn hạn chế.
- Chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc đào tạo cán bộ giảng dạy, nghiên cứu. Hiện nay, số cán bộ giảng dạy chủ yếu được hình thành từ những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ XX. Đội ngũ này được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, do đó kinh nghiệm và năng lực giảng dạy còn bị hạn chế.
- Từ trước đến nay, hàng năm Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Lào đều có kế hoạch và tổ chức tập huấn chuyên môn, đào tạo phương pháp sư phạm cho đội ngũ giảng viên. Tuy nhiên, hoạt động tập huấn mới chỉ dừng lại ở mức độ cập nhật. Vấn đề đặt ra là phải có quan điểm và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng xây dựng đội ngũ giảng viên mang tính chiến lược lâu dài.
- Sự phối hợp giữa các đơn vị chức năng chưa thật sự chặt chẽ và hiệu quả chưa cao. Trước hết, về sự phối hợp giữa các đơn vị chức năng quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ – công chức.
1.3.1. Nguyên nhân và những bài học kinh nghiệm
1.3.1.1. Nguyên nhân
Một là: Do chưa sớm nhận thức sâu sắc về vai trò của đội ngũ cán bộ giảng dạy nên thiếu sự chuẩn bị lo cho lâu dài.
Thực tiễn cho thấy, để có một người giảng viên vững về lý luận, giỏi về nghiệp vụ, có khả năng nghiên cứu khoa học phải mất 8-10 năm (từ học trung cấp, đại học, cao học và có thời gian giảng dạy nhất định). Vì vậy cần có sự chuẩn bị sớm.
Hai là: Do thiếu quy hoạch đào tạo, nhất là những năm trước đây.
Công tác quy hoạch cán bộ những năm trước không được chú ý đúng mức, nặng về "xin", "rút", thiếu dự nguồn. Cho nên không có người để đưa đi đào tạo.
Vấn đề đào tạo người giảng viên có trình độ đại học không phải tự nhà trường làm được mà chủ yếu phải gửi đi đào tạo ở nhiều cơ sở đào tạo trong và ngoài nước. Song hiện nay Học viện đưa đi đào tạo lại rất ít, tuy mấy năm gần đây có khá hơn. Khi đưa đi đào tạo thiếu bố trí, phân bổ hợp lý giữa các chuyên ngành, thường tâm lý những người đi đào tạo chỉ thích học chuyên ngành quản lý nhà nước, quản lý kinh tế. Vì vậy, số người đi học chuyên ngành n...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại FSI Luận văn Kinh tế 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu, ứng dụng mô hình matlab - simulink để tính toán đánh giá lưới điện phục vụ công tác đào tạo Khoa học kỹ thuật 0
D Liên hệ thực tiễn công tác đánh giá kết quả đào tạo và phát triển nhân lực tại FPT Telecom Luận văn Kinh tế 0
D Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp và sự liên hệ ở các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
A hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty CP Đầu tư – Xây dựng công trình đô thị Đà Nẵng Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại xí nghiệp đá hoa granito Hà Nội Luận văn Kinh tế 3
C hoàn thiện công tác tổ chức giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty In và Sản xuất bao bì Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
T Tổ chức lại công tác quản lý sản xuất tại công ty cổ phần đầu tư sản xuất và thương mại Đào Thịnh Luận văn Kinh tế 0
V hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong cơ quan Thanh tra chính phủ Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top