osakaa5

New Member
Download Luận văn Dung lượng trí nhớ của học sinh lớp 6, 7 ở một số trường trung học cơ sở tỉnh Kiên Giang

Download miễn phí Luận văn Dung lượng trí nhớ của học sinh lớp 6, 7 ở một số trường trung học cơ sở tỉnh Kiên Giang





Trong luận văn này, chúng tôi chỉchọn môn toán và môn ngữvăn đểtiến hành tác
động thửnghiệm nhằm năng cao khảnăng nhớsốvà nhớtừcủa học sinh.
+ Đối với môn toán: chúng tôi soạn ba giáo án dạy học chú trọng đến việc khai
thác khảnăng tập trung trí tuệcủa học sinh kết hợp với giải bài tập toán theo nhóm
trên lớp nhằm làm tăng khảnăng nhớsố.
+ Đối với môn ngữvăn: chúng tôi xác định nội dung tác động thửnghiệm dạy
đọc và nhớtheo hợp tác đểthửnghiệm tác động làm tăng khảnăng nhớtừ.
Các bước tiến hành:
Bước 1: Bước chuẩn bị
+ Tổchức hoạt động học theo nhóm: 4 học sinh. Các học sinh làm việc từng
cặp trong nhóm 4 học sinh.
+ Với môn toán, giáo viên lựa chọn các bài tập mang tính khái quát cao
và hướng dẫn, gợi ý cho học sinh khai thác cách giải bằng khảnăng tập trung trí tuệ
đểgiải được bài toán nhanh gọn và chính xác.



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung:

ừ ở học sinh lớp 6 và lớp 7 trong mẫu
nghiên cứu cũng có kết quả giống với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Ngọc Thanh
(1991) về khả năng ghi nhớ máy móc có chủ định của học sinh lớp 6 và lớp 7 dao
động xung quanh ngưỡng chuẩn về khối lượng ghi nhớ ở người trưởng thành (7 ± 2).
- Phân loại học sinh theo khả năng nhớ từ
Bảng 3.3. Phân loại học sinh theo khả năng nhớ từ của mẫu điều tra thực
trạng
Loại Tần số Phần trăm (%) Thứ bậc
Kém 4 1.1 4
Trung bình 102 27.6 2
Khá 242 65.4 1
Giỏi 22 5.9 3
Tổng 370 100.0
Nếu phân loại học sinh theo khả năng nhớ từ như bài tập trắc nghiệm mức độ
nhớ từ theo cách đánh giá truyền thống đối với học sinh lớp 6 và lớp 7 (như đã trình
bày trong mục 2.2.1.5) là:
+ 1-2 từ: loại kém
+ 3-5 từ: loại trung bình
+ 6-8 từ: loại khá
+ 9-10 từ: loại giỏi
Kết quả phân loại học sinh theo khả năng nhớ từ như bảng 3.3 cho thấy, số học
sinh có khả năng nhớ từ kém là 4 (1.1%), trung bình là 102 (27.6%), khá là 242
(65.4%) và giỏi là 22 (5.9%). Như vậy chủ yếu học sinh có mức độ nhớ từ đạt loại
khá và trung bình là 93% (264 học sinh). Kết quả cũng cho thấy có rất ít học sinh có
khả năng nhớ từ đạt loại giỏi: 5.9% (22 học sinh) và vẫn còn một số học sinh: 4
(1.1%) có mức độ nhớ từ kém.
Như vậy khả năng nhớ từ của học sinh đầu cấp THCS trong mẫu nghiên cứu
nằm gần ngưỡng chuẩn 7 ± 2 so với người trưởng thành.
Biểu đồ 3.1. Phân loại học sinh theo khả năng nhớ từ
Tần số
0
50
100
150
200
250
300
Kém Trung bình Khá Giỏi
Mức độ nhớ từ
Theo biểu đồ 3.1 số học sinh có mức độ nhớ từ khá là 65.4% (242 học sinh)
chiếm mức độ cao nhất, mức độ nhớ từ trung bình là 27.6% (102 học sinh) chiếm vị
trí thứ hai, số học sinh có khả năng nhớ từ giỏi tương đối ít là 5.9% (22 học sinh) và
số học sinh có mức độ nhớ từ kém chiếm tỉ lệ thấp nhất là 1.1% (4 học sinh). Từ kết
quả này cho thấy, khả năng xử lí thông tin và gìn giữ thông tin về từ bằng thính giác
và thị giác như nghiên cứu đã làm ở học sinh lớp 6 và lớp 7 có chiều hướng tiến bộ.
Như vậy, kết quả khảo sát phù hợp với đặc điểm ghi nhớ của học sinh lớp 6 và lớp 7
(đầu cấp THCS).
- Khả năng ghi nhớ từ theo lớp
Nếu so sánh điểm trung bình về khả năng nhớ từ giữa học sinh lớp 6 và lớp 7
(theo bảng 3.4), ta thấy: lớp 6 có điểm trung bình (Mean) = 5.98 với độ lệch chuẩn
(SD) = 1.506 và lớp 7 có điểm trung bình (Mean) = 6.58 với độ lệch chuẩn (SD) =
1.403. Như vậy khả năng nhớ từ có tăng lên theo lớp (lứa tuổi).
Bảng 3.4. Khả năng nhớ từ theo lớp của mẫu điều tra thực trạng
Lớp Số học sinh (N) Điểm trung bình (Mean) Độ lệch chuẩn (SD)
6 188 5.98 1.506
7 182 6.58 1.403
Tổng 370 6.27 1.485
- Lỗi ghi nhớ từ của học sinh
Chất lượng nội dung từ ghi nhớ theo phương pháp phân tích lỗi của A.R. Luria
như đã trình bày ở mục 2.2.1.5. cho thấy, học sinh nào có khả năng ghi nhớ ở mức độ
cao hơn thì ít mắc lỗi về loạn ngôn từ và lặp lại từ theo các liên tưởng phụ.
Bảng 3.5. Các lỗi ghi nhớ từ của học sinh theo mẫu điều tra thực trạng
Loạn ngôn từ Liên tưởng phụ Trật tự từ Lớp Dân tộc Số lỗi Tổng Số lỗi Tổng Số lỗi Tổng
Kinh 19 22 11 6 Khmer 23 42 24 46 13 24
Kinh 15 15 7 7 Khmer 18 33 16 31 10 17
Theo kết quả ở bảng 3.5 cho thấy, số lỗi của học sinh lớp 6 mắc phải về loạn
ngôn từ là 42, về liên tưởng phụ là 46, về tái hiện sai trật tự từ là 24 nhiều hơn học
sinh lớp 7 mắc lỗi về loạn ngôn từ là 33, về liên tưởng phụ là 31 và tái hiện sai trật tự
từ là 17 (lỗi tái hiện sai trật tự từ chỉ tính trong bài tập tác động củng cố khi học sinh
tái hiện đủ 10 từ) .
Nếu so sánh số lượng lỗi ở tất cả các dạng lỗi ta đều thấy học sinh Khmer mắc
lỗi nhiều hơn học sinh Kinh cùng lớp (lứa tuổi).
Ở học sinh Kinh, đa số học sinh lớp 6 và lớp 7 mắc lỗi loạn ngôn từ kiểu ngữ
nghĩa. Theo chúng tôi, do ảnh hưởng bởi phương ngữ nên khi nghe tên gọi những sự
vật theo tiếng Việt chuẩn thì học sinh nhớ theo thói quen của mình và tái hiện chúng
cũng bằng con đường như vậy. Thí dụ các em thường tái hiện từ “túp lều” thành “cái
lều”, từ “ngọn sào” thành “cây sào”, từ “đàn bầu” thành “đờn bầu”. Cũng giống như
học sinh dân tộc Kinh, học sinh dân tộc Khmer cũng mắc lỗi về ngữ nghĩa. Điều này
có thể giải thích do hoàn cảnh sống, môi trường học tập, tập tục của địa phương đã
ảnh hưởng đến kết quả ghi nhớ của học sinh Khmer. Mặt khác, cũng có thể vì học
sinh thường xuyên giao tiếp với nhau bằng tiếng Khmer, ít giao tiếp bằng tiếng Việt
hay có thể do ảnh hưởng bởi hiện tượng giao thoa ngôn ngữ khi học sinh cùng một
lúc học nhiều thứ tiếng (Việt, Anh, Khmer) đã làm phát sinh các lỗi loạn ngôn từ như
đã nêu trên, dẫn đến làm giảm sút khả năng ghi nhớ của học sinh Khmer so với học
sinh Kinh cùng tuổi.
Ngoài việc mắc các lỗi về ngữ nghĩa, học sinh Khmer lớp 6 và lớp 7 còn phạm
lỗi về ngữ âm. Thí dụ các em tái hiện từ “túp lều” thành “túp liều”, từ “ngọn sào”
thành “ngọn sàu”, từ “vỉa hè” thành “dĩa hè” hay “đỉa hè”, từ “sóng biển” thành
“sống biển”, từ “bác sĩ” thành “bát sĩ”.
Học sinh Kinh và Khmer tương tự nhau về lỗi liên tưởng phụ, các em đưa thêm
vào những từ không có trong dãy từ đã cho. Thí dụ những từ như “củ khoai”, “thời
tiết”, “gió biển”, “y sĩ”, “quả núi”, “cái lều”, “cây sào” là những từ không có trong
dãy từ đã cho nhưng các em lại đưa thêm vào.
Vẫn còn không ít học sinh dân tộc Kinh và Khmer, lớp 6 và lớp 7 tái hiện sai
trật tự từ sau khi các em thực hiện xong lần củng cố thứ chín (lần tái hiện thứ 10).
Theo chúng tôi, lỗi tái hiện sai trật tự từ có thể dẫn đến việc mắc lỗi tái hiện từ theo
liên tưởng phụ và làm giảm sút dung lượng trí nhớ từ của học sinh.
3.1.1.2. Đánh giá mức độ nhớ số
- Mức độ nhớ số
Mức độ nhớ số của học sinh đầu cấp THCS trên toàn mẫu nghiên cứu:
Mức độ nhớ số của 370 học sinh lớp 6 và lớp 7 (đầu cấp THCS) như bảng 3.6
cho thấy từ 1.0 - 10, với điểm trung bình cộng (Mean) = 5.43, độ lệch chuẩn (SD) =
1.692.
Bảng 3.6. Mức độ nhớ số của học sinh lớp 6, 7 (đầu cấp THCS) trên toàn
mẫu điều tra thực trạng
Biến số Số học sinh
Điểm
thấp nhất
(Min)
Điểm cao
nhất
(Max)
Điểm trung
bình
(Mean)
Độ lệch
chuẩn
(SD)
Nhớ số 370 1.0 10 5.43 1.692
- Phân loại học sinh theo khả năng nhớ số
Theo cách xếp loại khả năng nhớ số của học sinh lớp 6 và lớp 7 (đầu cấp
THCS) như bản đánh giá mức độ nhớ số trình bày trong mục 2.2.1.5 là:
+ 1-2 số: loại kém
+ 3-5 số: loại trung bình
+ 6-8 số: loại khá
+ 9-10 số: loại giỏi
Về phân loại học sinh theo khả năng nhớ số ở bảng 3.7 cho thấy, loại kém có
3.5% (13 học sinh), loại trung bình có 51.6% (191 học sinh), loại khá có 41.4% (153
học sinh) và loại giỏi có 3.5% (13 học sinh).
Bảng 3.7. Phân loại học sinh theo khả năng nhớ số của mẫu điều tra thực
trạng
Loại Tần số Phần trăm (%) Thứ bậc
Kém 13 3.5 3
Trung...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D nâng cao chất lượng giảng dạy nội dung các tư thế tác động cơ bản vận động trên chiến trường cho học sinh khối 12 trường THPT số 1 bắc hà Luận văn Sư phạm 0
I Nội dung quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển lực lượng sản xuất. Đảng ta đã nhận thức và vận dụng quy luật đó như thế nào Luận văn Kinh tế 0
D Khảo sát thời gian bảo quản tôm sú trong nước đá xử lý bằng dung dịch acid lactic đến sự phát triển tổng số vi khuẩn hiếu khí và chất lượng sản phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D Khảo sát ảnh hưởng của điều kiện rửa tôm sú trong dung dịch acid lactic đến chất lượng Tôm sú PTO Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu trạm bù SVC trên lưới truyền tải 220 KV, phân tích sóng hài trong quá trình điều khiển dung lượng bù và biện pháp khắc phục Khoa học kỹ thuật 0
C Nghiên cứu biến tính tro bay Phả Lại với Polyme chức năng để tăng dung lượng hấp thụ crom ứng dụng xử lý nước thải Khoa học Tự nhiên 0
B Nghiên cứu ảnh hưởng của việc triển khai dịch vụ GPRS đến dung lượng thoại trong mạng GSM đang khai thác Công nghệ thông tin 0
T Nâng cao dung lượng hệ thống CDMA bằng phương pháp điều khiển mù trong dàn anten thích nghi Công nghệ thông tin 0
D Phân bố kênh, đánh giá chất lượng và dung lượng báo hiệu trong hệ tích hợp GSM/GPRS Công nghệ thông tin 0
P Nghiên cứu chế tạo chip sợi nano vàng ứng dụng trong định lượng hàm lượng cholesterol tự do trong dung dịch Công nghệ thông tin 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top