LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI

Lời mở đầu
Ngày nay xuất khẩu đã trở thành một hoạt động thương mại quan trọng đối với mọi quốc gia cho dù đó là quốc gia phát triển hay đang phát triển. Đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, hoạt động xuất khẩu thực sự có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, tạo tiền đề vững chắc cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Bởi vậy trong chính sách kinh tế của mình, Đảng và Nhà nước đã nhiều lần khẳng định "coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm của kinh tế đối ngoại" và coi đó là một trong ba chương trình kinh tế lớn phải thực hiện.
Với đặc điểm là một nước nông nghiệp, 80% dân số hoạt động trong lĩnh vực này, Việt Nam đã xác định Nông Sản là mặt hàng xuất khẩu và xuất khẩu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, tạo nguồn thu cho ngân sách và thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Chè là một trong những mặt hàng mũi nhọn trong xuất khẩu hàng nông sản ở Việt Nam, chè không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà ngày càng có giá trị xuất khẩu cao. Việc đẩy mạnh xuất khẩu chè là cơ sở thúc đẩy sự phát triển của ngành chè Việt Nam, góp phần vào sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, phát triển kinh tế trung du miền núi.
Sau hơn 10 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, xuất khẩu chè đã đạt được những thành tích đáng khích lệ, khối lượng và kim ngạch tăng nhanh, đem về một khoản ngoại tệ lớn cho ngân sách Nhà nước, đứng thứ ba trong xuất khẩu hàng Nông Sản sau gạo và cà phê. Tuy nhiên xuất khẩu chè hiện nay cũng còn nhiều hạn chế làm ảnh hưởng đến uy tín và tổng kim ngạch xuất khẩu nói chung. Vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào có thể đưa ra các giải pháp phù hợp để khắc phục các hạn chế và thúc đẩy các lợi thế cho các hoạt động xuất khẩu chè hiện nay.
Chính vì vậy, thông qua quá trình tìm nghiên cứu và tìm hiểu ở công ty TNHH VN Phương Đông cộng với những kiến thức được trang bị khi còn ngồi trên ghế nhà trường, tui xin chọn đề tài "Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chè ở Công ty TNHH VN Phương Đông”. Mục đích của đề tài là nhằm tìm hiểu tinh hình xuất khẩu chè ở Công ty trong thời gian qua, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm đầy mạnh hơn nữa xuất khẩu của Công ty trong thời gian tới.

Ngoài lời mở đầu và kết luận đề tài được chia làm ba chương:
Chương I. Lý luận chung về hoạt động xuất khẩu hàng hóa
Chương II.Thực trạng xuất khẩu chè ở công ty TNHH VN Phương Đông
Chương III. Định hướng, mục tiêu phát triển hoạt động xuất khẩu chè và một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh xuất khẩu chè trong thời gian tới
Với thời gian và thực tế còn ít, tài liệu tổng kết và thống kê chưa nhiều, luận văn khó có thể tránh khỏi những sự hạn chế và thiếu sót, cũng như phản ánh đầy đủ những khía cạnh của Công ty TNHH VN Phương Đông. tui rất mong nhận được nhiều những ý đóng góp của các thầy cô và các cô chú trong cơ quan cũng như các bạn!

















CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA
I. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ CÁC HÌNH THỨC XUẤT KHẨU.
1. Khái niệm.
Hoạt động xuất khẩu là hoạt động cơ bản của hoạt động ngoại thương. Nó đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử phát triển của xã hội và ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu. Hình thức sơ khai của chúng chỉ là hoạt động trao đổi hàng hoá nhưng cho đến nay nó đã phát triển rất mạnh và được biểu hiện dưới nhiều hình thức.
Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện của nền kinh tế, từ xuất khẩu hàng tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc hàng hoá thiết bị công nghệ cao. Tất cả các hoạt động này đều nhằm mục tiêu đem lại lợi ích cho quốc gia nói chung và các doanh nghiệp tham gia nói riêng.
Hoạt động xuất khẩu diễn ra rất rộng về không gian và thời gian. Nó có thể diễn ra trong thời gian rất ngắn song cũng có thể kéo dài hàng năm, có thể được diễn ra trên phạm vi một quốc gia hay nhiều quốc gia khác nhau.
2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu .
2.1. Đối với nền kinh tế mỗi quốc gia.
Xuất khẩu là một trong những yếu tố tạo đà, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Vai trò của xuất khẩu thể hiện trên các mặt sau:
. Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Đối với mọi quốc gia đang phát triển thì bước đi thích hợp nhất là phải công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước để khắc phục tình trạng cùng kiệt nàn lạc hậu chậm phát triển. Tuy nhiên quá trình công nghiệp hoá phải có một lượng vốn lớn để nhập khẩu công nghệ thiết bị tiên tiến.
. Xuất khẩu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sản xuất phát triển
Dưới tác động của xuất khẩu, cơ cấu sản xuất và tiêu dùng của thế giới đã và đang thay đổi mạnh mẽ. Xuất khẩu làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các quốc gia từ nông nghiệp chuyển sang công nghiệp và dịch vụ.
. Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy sự phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại.
Xuất khẩu và các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, ngoại giao có tác động qua lại, phụ thuộc lẫn nhau. Hoạt động xuất khẩu là cơ sở tiền đề vững chắc để xây dựng các mối quan hệ kinh tế đối ngoại sau này, từ đó kéo theo các mối quan hệ khác phát triển như du lịch quốc tế, bảo hiểm quốc tế, tín dụng quốc tế… ngược lại sự phát triển của các ngành này lại tác động trở lại hoạt động xuất khẩu làm cơ sở hạ tầng cho hoạt động xuất khẩu phát triển
. Xuất khẩu có tác dụng tích cực giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân.
Sản xuất hàng hóa xuất khẩu sẽ thu hút hàng triệu lao động vào làm việc, tạo ra thu nhập ổn định, đồng thời tạo ra ngoại tệ để nhập khẩu hàng tiêu dùng đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú của nhân dân.
2.2. Đối với các doanh nghiệp.
Thông qua xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả và chất lượng. Những yếu tố đó đòi hỏi doanh nghiệp phải hình thành một cơ cấu sản xuất phù hợp với thị trường.
Sản xuất hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý kinh doanh. Đồng thời có ngoại tệ để đầu tư lại quá trình sản xuất không những về chiều rộng mà còn về chiều sâu.
Sản xuất hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều lao động vào làm việc, tạo ra thu nhập ổn định, tạo ra ngoại tệ để nhập khẩu hàng tiêu dùng, vừa thu được lợi nhuận.
3. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu.
 Xuất khẩu trực tiếp: Là các nhà sản xuất và kinh doanh bán hàng trực tiếp cho người mua nước ngoài không qua trung gian.
 Tạm nhập tái xuất: Trở ra nước ngoài những hàng hoá trước đây đã nhập khẩu, chưa qua chế biến ở nước tái xuất.
 Xuất khẩu gián tiếp: Là hình thức xuất khẩu trong đó bên mua hay bên bán thông qua người thứ 3 ra tiến hành công việc mua hay bán thay cho mình.
II. NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU.
1. Nghiên cứu thị trường và xác định mặt hàng xuất khẩu.
1.1. Nghiên cứu thị trường hàng hoá thế giới.
Mục đích là nắm bắt được các thông tin về thị trường, mặt hàng, số lượng nhà cung cấp cũng như các thông tin về môi trường pháp luật, phong cách văn hoá kinh doanh, tập quán thương mại...Cụ thể hơn, khi nghiên cứu thị trường thế giới sẽ đưa ra các thông tin về đặc điểm kinh tế - tài chính - kỹ thuật, địa vị pháp lý, uy tín chất lượng của các nhà cung ứng để nhà xuất khẩu có thể đi đến lựa chọn đối tác kinh doanh của mình. Qúa trình nghiên cứu thị trường xuất khẩu các doanh nghiệp cần nắm bắt được các vấn đề sau:
Thị trường đang cần mặt hàng gì?
Tóm lại với những giải pháp này công ty có thể chủ động hơn trong việc quyết định chất lượng chè xuất khẩu và chủ động trong khâu thu mua tạo nguồn.
IV. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG XUẤT KHẨU CHÈ CỦA TOÀN NGHÀNH CHÈ VÀ CỦA CÔNG TY TNHH VN PHƯƠNG ĐÔNG.
1. Chính sách cho vay vốn.
Hiện nay người nông dân trồng chè ở các vùng dùng sổ giao quyền sử dụng đất để thế chấp vay vốn ngân hàng. Nhưng nhiều nơi chưa cấp sổ làm cho nông dân rất khó vay được vốn. Nên thay hình thức vay vốn bằng sổ giao quyền sử dụng đất bằng giấy bảo lãnh của HTX để vay vốn. Lãi suất cho vay đối với các vùng sâu, vùng xa, khó khăn, vùng dân tộc lãi suất thấp hơn mức hiện hành.
2. Thuế.
Các doanh nghiệp xuất khẩu chè của chúng ta thực sự chưa có chỗ đứng trên thị trường, chưa có đủ khả năng cạnh tranh với chè tinh chế của các nước xuất khẩu khác chính vì vậy Nhà Nước cần có sự ưu đãi đối với các doanh nghiệp này:
+ Ưu tiên và miễn thuế sử dụng đất cho các vườn chè mới trồng và đang cải tạo, những nơi đồi trọc có độ dốc cao.
+ Miễn thu 100% thuế nhập khẩu đối với những thiết bị máy móc chế biến chè xuất khẩu, phụ tùng đặc chủng của những máy móc này trong vòng 5 năm tới để tạo điều kiện hiện đại hoá ngành chè.
3. Điều chỉnh giá chè và quan hệ cung cầu trong nước.
Nhà nước cần có một chính sách cần thiết, hợp lý để giữ giá chè trong nước, không để giá chè xuống quá thấp cần có các chính sách hợp lý để trợ giá khi cần thiết để ổn định mức giá, điều chỉnh quan hệ cung cầu tránh gây thiệt hại cho người sản xuất. Sử dụng lợi ích kinh tế, sử dụng phối hợp nhiều biện pháp điều hành tránh những hoạt động vội vã.
4. Để khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu chè cần có những biện pháp của Nhà nước về đầu ra và đầu vào cho nghành chè Việt Nam.
 Trước hết đối với đầu vào: với người trồng chè nhà nước nên có chính sách cho vay vốn với mức lãi hợp lý, tạo điều kiện cho các hộ Nông dân trồng chè có thể yên tâm với công việc của họ. Khi đến mùa hái chè nhà nước cần có những chính sách hợp lý, ưu tiên cho các hộ nông dân, tạo điều kiện cho ngành chè thu mua một cách nhanh gọn hợp lý. Nhà Nước cần cho nghành chè vay vốn với lãi suất ưu đãi để nghành đổi mới công nghệ từ đó đi lên sản xuất những loại mặt hàng chất lượng cao đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
 Với đầu ra: chính phủ cần có những chính sách khuyến khích về đầu ra cho nghành chè. Bởi đầu ra quyết định sự sống cho nghành chè. Cũng tương tự đầu vào, với nghành chè của Việt nam còn yếu kém do vậy chính phủ cần có những chính sách ưu tiên hợp lý như: đánh thuế cao những mặt hàng chè nhập khẩu. Tạo điều kiện cho nghành chè Việt Nam chiếm lĩnh thị trường nội địa từ đó làm bệ phóng sang thị trường nước ngoài.
5. Trợ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu chè.
- Nhà nước cần đưa ra những biện pháp khuyến khích các ngân hàng cho vay vốn để thu mua và xuất khẩu chè.
- Nhà nước phải đóng vai trò tích cực hơn nữa trong việc phối hợp với các doanh nghiệp tìm kiếm, mở rộng thị trường, trợ giúp cho các công ty xuất khẩu chẻ tầm vĩ mô như: Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận thị trường thế giới.
- Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến vốn đang yếu kém và cung cấp các thông tin về thị trường chè của các công ty một cách chính xác, cập nhật.
Kết luận
Chè là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, là sản phẩm quan trọng thu nhiều ngoại tệ góp phần cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Việc đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu chè luôn là mối quan tâm, là mục tiêu lâu dài của chúng ta. Tuy nhiên trong thời gian qua, việc phát triển sản xuất chè một cách quá nhanh, đồng thời với sự biến động mạnh của giá cả thị trường chè thế giới, làm cho chúng ta gặp rất nhiều khó khăn. Thực tế đó đòi hỏi chúng ta phải có những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đúng đắn nhằm hạn chế những khó khăn, đưa ngành chè Việt Nam thực sự trở thành một ngành mũi nhọn trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước.
Đề tài: “Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chè ở công ty TNHH VN Phương Đông”.
Để đảm bảo chất lượng và thời hạn hoàn thành đề tài em đã cố gắng thực hiện tốt các công tác như: Thu thập, tìm kiếm, sưu tầm, phân tích đánh giá tài liệu số liệu, đọc tài liệu, ghi bút ký, viết bản thảo và tiến hành ghi chính thức.
Theo sự nhận xét chủ quan của bản thân em thì đề tài này, đặc biệt là các giải pháp đề xuất không chỉ có tác dụng là tài liệu tham khảo đối với công ty TNHH VN Phương Đông và những người quan tâm đến sự phát triển của công ty mà còn có tác công cụ thể hóa những lý luận đã học.
Tuy nhiên, sự nhận xét trên đây còn mang tính chủ quan nên đề tài này chắc chắn sẽ còn những sai sót nhất định. Vì vậy, em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cô chú, anh chị trong công ty của các thầy cô và đặc biệt của cô giáo hướng dẫn và của các bạn, để một mặt nâng cao chất lượng đề tài, mặt khác để nâng cao hoàn thiện kiến thức hiểu biết của bản thân em.
Cuối cùng, em xin chân thành Thank các cô chú, anh chị trong công ty đã nhiệt tình hướng dẫn và cung cấp cho em những tài liệu cần thiết và đặc biệt là cô giáo trực tiếp hướng dẫn em: Cô Trần Kim Ngân đã tận tình, chỉ bảo, giúp đỡ em hòan thành đề tài tốt nghiệp này.
MỤC LỤC
Lời mở đầu ….1
CHƯƠNGI: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 3
I. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ CÁC HÌNH THỨC XUẤT KHẨU. 3
1. Khái niệm 3
2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu 3
2.1. Đối với nền kinh tế mỗi quốc dân 3
2.2. Vai trò của xuất khẩu đối với các doanh nghiệp 4
3. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu 4
II. NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 5
1. Nghiên cứu thị trường, xác định mặt hàng xuất khẩu 5
1.1. Nghiên cứu thị trường hàng hoá thế giới 5
1.2. Nghiên cứu thị trường cung cấp hàng hoá xuất nhập khẩu 6
2. Lập phương án kinh doanh 6
3. Giao dịch, đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu 7
3.1. Giao dịch 7
3.2. đàm phán trong kinh doanh 7
3.3. Ký kết hợp đồng xuất khẩu 8
4. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu 8
III. KHÁI QUÁT VỀ XUẤT KHẨU CHÈ 9
1. Khái quát về tình hình xuất khẩu chè của thế giới 9
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CHÈ Ở CÔNG TY TNHH VN
PHƯƠNG ĐÔNG 10
I . TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH VIỆT NAM PHƯƠNG ĐÔNG 10
1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH VN Phương Đông.
1.1. Qúa trình thành lập công ty 10
1.2. Qúa trình phát triển 10
2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 10
3. Cơ cấu tổ chức của công ty 11
3.1 Sơ đồ tổ chức của công ty 11
3.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty 12
II. KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY.
1. Quy mô và cơ cấu xuất nhập khẩu 13
1.1. Tình hình kinh doanh xuất khẩu 14
1.2. Tình hình kinh doanh nhập khẩu 16
2. Tình hình tài chính của công ty 16
III. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CHÈ Ở CÔNG TY TNHH VN PHƯƠNG ĐÔNG 17
1. Qúa trình tôt chức và thu mua 17
1.1. Công tác nghiên cứu thị trường xuất khẩu chè của công ty TNHH VN Phương Đông 17
1.2. Nghiên cứu nguồn chè xuất khẩu ..................................................................18
1.3. Tổ chức thu mua chè xuất khẩu. 19
2. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu chè của công ty 20
3. Các mặt hàng chè xuất khẩu của công ty TNHH VN Phương Đông 21
4. Thị trường nhập khẩu chè của công ty 23
5. Giá cả chè xuất khẩu của công ty TNHH VN Phương Đông 25
6. Chất lượng chè xuất khẩu 27
IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH THU MUA VÀ XUẤT KHẨU CHÈ CÔNG CÔNG TY TNHH VN PHƯƠNG ĐÔNG 27
1. Những kết quả đạt được trong việc thu mua và xuất khẩu chè của công ty TNHH VN Phương Đông 27
2. Những vấn đề tồn tại và nguyên nhân 28
2.1.Những vấn đề tồn tại 28
2.2. Nguyên nhân 29
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CHÈ TRONG THỜI GIAN TỚI 31
I. ĐỊNH HƯỚNG XUẤT KHẨU CHÈ NĂM 2010 CỦA CÔNG TY TNHH VN PHƯƠNG ĐÔNG 31
1. Thời cơ và thách thức 31
2. Định hướng phát triển trong thời gian tới 31
3. Mục tiêu của công ty 32
II. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CHÈ 32
1. Tổ chức tốt mạng lưới thu mua chè xuất khẩu, chuẩn bị chu đáo cho XK..33
2. Đa dạng hoá mặt hàng và xác định mặt hàng chủ lực 33
3. Về công tác thị trường 33
4. Về quản lý nâng cao chất lượng chè xuất khẩu 33
IV. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG XUẤT KHẨU CHÈ CỦA TOÀN NGHÀNH CHÈ VÀ CỦA CÔNG TY TNHH VN PHƯƠNG ĐÔNG 34
1. Chính sách cho vay vốn 34
2. Thuế 34
3. Điều chỉnh giá chè và quan hệ cung cầu trong nước 35
4. Để khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu chè cần có những biện pháp của Nhà nước về đầu ra và đầu vào cho nghành chè Việt Nam 35
5. Trợ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu chè 35

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Đặc điểm tiêu dùng của khách du lịch Trung Quốc và một số giải pháp thu hút khách du lịch Trung Quốc Văn hóa, Xã hội 0
R Một số kỹ năng giải bài tập toán chương II - Hình học 11 Luận văn Sư phạm 0
R Nghiên cứu giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng thức ăn đối với một số cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi Nông Lâm Thủy sản 0
D Một số khó khăn và sai lầm thường gặp của học sinh THPT khi giải các bài toán tổ hợp, xác suất Luận văn Sư phạm 0
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top