Placido

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae

LỜI CAM ĐOAN 1
DANH MỤC CÁC BẢNG 4
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ 4
MỞ ĐẦU 5
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ NHẬP KHẨU VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 8
1.1. TỔNG QUAN VỀ NHẬP KHẨU VÀ KINH DOANH NHẬP KHẨU 8
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của nhập khẩu 8
1.1.2. Các hình thức nhập khẩu 11
1.1.3. Kinh doanh nhập khẩu 13
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU 19
1.2.1. Khái quát về hiệu quả kinh doanh 19
1.2.2. Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu trong doanh nghiệp 24
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 28
1.3.1. Các nhân tố khách quan 28
1.3.2. Các nhân tố chủ quan 32
1.4. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 34
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU THÉP Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU KHOÁNG SẢN MINEXPORT 36
2.1. TỔNG QUAN VỀ CỤNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU KHOỎNG SẢN MINEXPORT 36
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 36
2.1.2. Lĩnh vực hoạt động 37
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty 39
2.1.4. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty 42
2.2. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU THÉP Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU KHOÁNG SẢN 45
2.2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thép của công ty trong vài năm gần đây 45
2.2.2. Tổ chức tiêu thụ mặt hàng thép nhập khẩu 47
2.2.3. Hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu thép của công ty : 49
2.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU THÉP CỦA CÔNG TY 51
2.3.1. Các kết quả đạt được 51
2.3.2. Những mặt tồn tại 51
2.3.3. Nguyên nhân tồn tại 52
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU THÉP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU KHOÁNG SẢN 54
3.1. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHẬP KHẨU VÀ KINH DOANH THÉP CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN SẮP TỚI 54
3.1.1. Mục tiêu kinh doanh tổng quát của công ty 54
3.1.2. Phương hướng hoạt động kinh doanh nhập khẩu thép của công ty trong thời gian tới 54
3.1.3. Dự báo chung về tình hình nhập khẩu thép trong thời gian tới 56
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU THÉP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU KHÓANG SẢN MINEXPORT 58
3.2.1. Nhóm giải pháp nhằm khai thác nguồn hàng nhập khẩu thép 58
3.2.2. Nhóm giải pháp nhằm khai thác thị trường tiêu thụ 67
3.2.3. Các giải pháp khác 69
3.2.2. Một số kiến nghị với cơ quan nhà nước 72
KẾT LUẬN 78
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 79
NHẬN XÉT SINH VIÊN THỰC TẬP 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm vừa qua , Việt Nam từ một nước có nền công nghiệp kém phát triển đã từng bước thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, đồng thời không ngừng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Chính sách đổi mới đó đã làm gia tăng số lượng các dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng, dự án liên doanh liên kết xây dựng các khu công nghiêp, các công trình giao thông vận tải, các hoạt động chế tạo, sản xuất, mua sắm thiết bị và xây dựng cơ bản… Thực tế này đã phát sịnh làm tăng nhanh nhu cầu sử dụng thép trong mọi lĩnh vực, ngành nghề và thị trường thép trở thành “ điểm nóng” của Việt Nam trong thời gian vừa qua, thu hút sự quan tâm của mọi thành phần kinh tế.
Tuy nhiên, hiện nay năng lực sản xuất của ngành thép Việt Nam còn nhiều yếu kém, chưa đáp ứng được đầy đủ mọi nhu cầu thép trong nước cả về số lượng và chất lượng. Hơn thế nữa ngành thép nội địa cũng chưa tự sản xuất được phôi thép – nguyên liệu chính để phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm thép thành phẩm. Do vậy, nhập khẩu thép và phôi thép từ nước ngoài là điều tất yếu khách quan, có ảnh hưởng sâu rộng tới mọi mặt của nền kinh tế Việt Nam hiện nay.
Là một doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu sản phẩm thép, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu khoáng sản MINEXPORT nhận thấy vai trò quan trọng của sản phẩm thép nhập khẩu trong giai đoạn hiện nay nên đã tiến hành kinh doanh nhập khẩu mặt hàng này nhằm đem lại lợi nhuận cao cho công ty đồng thời đem lại lợi ích tối đa cho người tiêu dung và thúc đẩy kinh tế phát triển.
Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu khoáng sản, em thấy tình hình kinh doanh nhập khẩu thép của công ty đóng vai trò rất lớn tới hoạt động của công ty, đóng góp một phần rất lớn vào doanh thu của công ty. Do vậy, em chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thép của công ty cổ phần xuất nhập khẩu khoáng sản MINEXPORT” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Qua việc nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp và thực trạng kinh doanh thép của công ty để đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thép của công ty.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận hoạt động nhập khẩu và hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp.
- Phân tích, đánh giá tình hình kinh doanh nhập khẩu thép của công ty.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu thép của công ty.
4. Đối tượng nghiên cứu
Chuyên đề nghiên cứu các vấn đề về hiệu quả hoạt động kinh doanh thép của công ty cổ phần xuất nhập khẩu khoáng sản MINEXPORT.
5. Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp.
6. Kết cấu chuyên đề
Chương I: Lý luận về nhập khẩu và hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp
Chương II: Thực trang hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thép ở công ty cổ phần xuất nhập khẩu khoáng sản MINEXPORT
Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu thép của công ty cổ phần xuất nhập khẩu khoáng sản MINEXPORT














CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ NHẬP KHẨU VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP

1.1. TỔNG QUAN VỀ NHẬP KHẨU VÀ KINH DOANH NHẬP KHẨU
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của nhập khẩu
• Khái niệm:
Thương mại quốc tế là quá trình trao đổi hàng hóa và dịch vụ quan biên giới quốc gia hay lãnh thổ. Đối với phần lớn các nước, đây nó có vai trò rất quan trọng và chiếm một tỷ trọng rất lớn trong GDP. Mặc dù thương mại quốc tế đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử loài người nhưng tầm quan trong kinh tế, xã hội và chính trị của nó mới được để ý đến một cách chi tiết trong vài thế kỷ gần đây. Thương mại quốc tế phát triển mạnh cùng với sự phát triển của công nghiệp hoá, giao thông vận tải, toàn cầu hóa, công ty đa quốc gia và xu hướng thuê nhân lực bên ngoài. Hoạt động thương mại quốc tế bao gồm xuất khẩu và nhập khẩu. Hai hoạt động này đều có vai trò rất lớn đối với một quốc gia, một hoạt động giúp quốc gia có thể giúp một quốc gia bán được những hàng hóa sản xuất dư thừa và mang lại một khoản lợi nhuận về cho đất nước, một hoạt động giúp quốc gia đó có được những hàng hóa cần thiết đối với nền kinh tế mà trong nước không thể sản xuất được hay sản xuất không đủ.
Nhập khẩu, trong lý luận thương mại quốc tế, là việc quốc gia này mua hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia khác. Nói cách khác, đây chính là việc nhà sản xuất nước ngoài cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho người cư trú trong nước. Như vậy, nhập khẩu là hoạt động đầu tư tiền của, công sức và nguồn lực của cá nhân hay tổ chức vào việc mua hàng hóa và dịch vụ từ nước ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước.
• Đặc điểm:
Nhập khẩu là hoạt động kinh doanh rất phức tạp, nó khác với việc kinh doanh hàng hóa trong nước. Do đó, ngoài những đặc điểm chung của các hoạt động kinh doanh, hoạt động nhập khẩu còn có nhiều đặc điểm khác đặc trưng của hoạt động kinh doanh quốc tế.
Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu là hoạt động giữa những doanh nhân có trụ sở tại các nước khác nhau do đó họ khác biệt nhau về ngôn ngữ, văn hóa, luật pháp và hai nền kinh tế khác nhau.
Hàng hóa được di chuyển qua biên giới các quốc gia và trên quãng đường dài nên thường vận chuyển bằng nhiều cách vận tải khác nhau nhưng chủ yếu là vận tải bằng đường biển.
Hoạt động nhập khẩu thường phải tiến hành thông qua hợp đồng kinh tế. Trên đó quy định mọi điều khoản về hàng hóa, giá cả, vận chuyển, thanh toán… Bên cạnh đấy, các bên tham gia hợp đùng cũng thường quy định các luật lệ quốc tế điều chỉnh hay các tập quán thương mại để điều chỉnh.
Khi tham gia hoạt động nhập khẩu thì đồng tiền thanh toán cho đối tác thường là ngoại tệ đối với người nhập khẩu hay người xuất khẩu hay đối với cả hai bên.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D nâng cao hiệu quả quản lý môi trường hệ sinh thái đất ngập nước vườn quốc gia xuân thủy Nông Lâm Thủy sản 0
D Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Tây Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
R Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương mại vận tải Thuý Anh Luận văn Kinh tế 0
R nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty tnhh thương mại và vận tải hưng phát Luận văn Kinh tế 0
R nâng cao hiệu quả chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường Mầm non Luận văn Sư phạm 0
R Nâng cao hiệu quả giảng dạy bài những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến XV Luận văn Sư phạm 0
R nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS Luận văn Sư phạm 0
R Sử dụng kỹ thuật mảnh ghép nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy toán cho học sinh lớp 7 Luận văn Sư phạm 0
R Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại Dịch Vụ Hồng Lợi Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn của Công ty Cổ phần chứng khoán Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top