Download miễn phí Nông nghiệp Trung Quốc hậu WTO: một số đánh giá bước đầu





Trước khi gia nhập, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, nông nghiệp Trung Quốc là ngành có sức cạnh tranh yếu nhất trong nền kinh tế, cho nên sẽ bị ảnh hưởng mạnh. Tuy nhiên, trong những năm đầu, sản xuất nông nghiệp không có biến động lớn, nhập khẩu nông sản không hề tăng cao như nhiều người vẫn nghĩ. Trong 2 năm 2002 và 2003, giá trị sản lượng nông nghiệp cả nước tiếp tục tăng (năm 2002 tăng 2,9%). Tuy nhiên sản lượng lương thực lại có xu hướng giảm. Năm 1998, sản lượng cả nước đạt 512 triệu tấn. Năm 2002 chỉ đạt 457 triệu tấn, năm 2003 chỉ đạt 450 triệu tấn. Sản lượng lương thực suy giảm một phần là kết quả của những điều chỉnh trong cơ cấu ngành nông nghiệp nhằm tăng thu nhập cho nông dân.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

NÔNG NGHIỆP TRUNG QUỐC HẬU WTO:
MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ BƯỚC ĐẦU
Gia nhập WTO, theo Trung Quốc là có thêm cơ hội, thêm thách thức, có ngành được lợi, có ngành chịu thiệt, nói chung là có được có mất. Mức độ được mất về tổng thể theo người Trung Quốc là “7 lợi 3 hại” nghĩa là lợi nhiều, hại ít. Nông nghiệp là ngành có sức cạnh tranh yếu, theo đánh giá là tổn thất sẽ nhiều. Vậy thực tế sau 6 năm gia nhập WTO, nông nghiệp của Trung Quốc đã phát triển như thế nào và Trung Quốc đã làm gì để giảm bớt tổn thất cho ngành nông nghiệp, giúp nh nông nghiệp nước này vươn lên, hoà nhập vào môi trường cạnh tranh quốc tế.
1. Vai trò của nông nghiệp Trung Quốc.
Trung Quốc là nước lớn ở Châu á và thế giới, có dân số đông, có nhiều tiềm năng phát triển. Dân số Trung Quốc chiếm 21% dân số thế giới. Vì là nước đang phát triển lớn, có dân số đông, Trung Quốc chiếm một tỷ lệ lớn trong sản xuất lương thực và một số sản phẩm cây công nghiệp của thế giới. Trung Quốc là một trong số các nước có lượng sản xuất nông sản lớn nhất thế giới. Trong thời gian 1999-2001, sản lượng gạo của Trung Quốc so với tổng sản lượng gạo thế giới là 31,7%. Tỷ lệ này với ngô là 19,3%; với lúa mỳ là 17,5%; với lạc là 41,2%; với mía là 6,1%; với thuốc lá là 36,6% [80]. Ngoài các sản phẩm kể trên, Trung Quốc còn có sản lượng nhiều loại nông sản thực phẩm chiếm tỷ lệ lớn so với thế giới như rau và dưa chiếm 50% sản lượng thế giới; thịt lợn chiếm 48%; trứng gia cầm: 45%; lạc: 39%; táo: 35%; thóc: 31%; thịt cừu và dê: 30%; hạt cải: 27%; sợi: 24%; khoai tây: 23%. Những nông sản mà Trung Quốc có sản lượng lớn thứ hai thế giới là ngô: 19%; thịt gia cầm: 17%; Trung Quốc cũng đứng thứ 3 thế giới về sản lượng quả có múi: 13%; chuối: 9%; đứng thứ 4 thế giới về sản lượng đậu tương: 9%; thứ 5 về sản lượng nho: 8% và cao su tự nhiên: 7% (1). Cho đến cuối năm 2006, phần của Trung Quốc sản xuất so với thế giới chiếm 70% đối với lê, 48% đối với táo, 46% đối với thịt lợn, 32% đối với đào; 30 % đối với cà chua 24% đối với bông sợi (2). Là một nước lớn, lại có vai trò nhất định đối với nông sản hàng hoá thế giới, chính vì vậy, một khi làm chủ được những thành tựu khoa học hiện đại, rất có thể Trung Quốc sẽ chi phối thị trường thế giới trong nhiều lĩnh vực mà nông sản phẩm là lĩnh vực dễ nhận thấy nhất.
2. Tóm tắt các cam kết WTO chính của Trung Quốc trong nông nghiệp. Có rất nhiều cam kết, trên nhiều khía cạnh. Tuy nhiên, ở đây chỉ tóm tắt một số cam kết chính.
Cắt giảm thuế quan. Theo cam kết, hàng rào thuế quan trung bình đối với hàng nông sản của Trung Quốc được cắt giảm từ mức 21,3% năm 2000 xuống 18,5% vào năm 2002 và giảm dần xuống còn 15,5% vào năm 2006. Đến năm 2008 mức thuế này sẽ giảm tới 15,1%. Một số sản phẩm “nhạy cảm” nhu lúa mì, ngô, gạo, bông và dầu đậu sẽ được đăng ký hạn ngạch thuế: dưới 10% đối với nhập khẩu một khối lượng nhỏ, trên 10% đối với khối lượng lớn. Những sản phẩm này sẽ được được đăng ký hạn ngạch thuế dưới 10% đối với nhập khẩu một khối lượng nhỏ; trên 10% đối với khối lượng lớn. Các hạn ngạch nhập khẩu từ bên ngoài với nhiều nông sản đều tăng lên, chẳng hạn so mức năm 2000 với năm 2004, hạn ngạch nhập khẩu lúa mì tăng từ trên 7 triệu tấn lên gần 10 triệu tấn; ngô từ trên 4 triệu tấn lên trên 7 triệu tấn; dầu đậu nành từ gần 2 triệu tấn lên trên 3 triệu tấn ... Ngay sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã thực hiện giảm và loại bỏ các hàng rào phi thuế quan, tăng hạn ngạch nhập khẩu đối với nhiều loại hàng nông sản quan trọng như lương thực, dầu ăn, đường, bông, cho phép tư nhân và người nước ngoài tham gia nhập khẩu. Trung Quốc cam kết không trợ cấp hàng nông sản xuất khẩu, hỗ trợ thông thường trong toàn bộ nông nghiệp và hỗ trợ sản phẩm đặc biệt ở mức 8,5% tổng giá trị sản lượng nông nghiệp.
Bảng 1: Cam kết cắt giảm thuế quan của Trung Quốc 2000-2008 (%)
Năm
Mức thuế quan tổng thể
Thuế quan trung bình trong Nông nghiệp
2000
15,6
21,3
2001
14
19,9
2002
12,7
18,5
2003
11,5
17,4
2004
10,6
15,8
2005
10,1
15,5
2006
10,1
15,5
2007
10,1
15,5
2008
10,0
15,1
Nguồn: Tạp chi NVĐKTTG số /2005; Thạch Quảng Sinh (chủ biên): Kinh tế Trung Quốc sau khi gia nhập WTO, Nxb Liên hiệp Công thương Trung Hoa (BK), 2004.
Những cam kết của Trung Quốc với Mỹ. Hiệp định Thương mại Trung - Mỹ về việc Trung Quốc gia nhập WTO đã cho phép Trung Quốc có 5 năm để xoá bỏ toàn bộ hạn ngạch và các hạn chế về số lượng hàng nhập khẩu từ Mỹ; có 4 năm để giảm mức thuế chung đối với hàng nông sản nhập của Mỹ từ 45% xuống 17%; … Trung Quốc đồng ý giảm mức thuế chung đối với nhập khẩu nông sản từ mức 45% xuống 17% và xuống 14,5 - 15% đối với những sản phẩm Mỹ ưu tiên (như từ 45% xuống 12% đối với thịt bò; 40 xuống 12% đối với cam, quýt; 30% xuống 10% đối với táo; 50% xuống 12% đối với pho mát; 65% xuống 20% đối với rượu vang). Toàn bộ cắt giảm sẽ diễn ra trong khuôn khổ thời gian tối đa là 4 năm. Đồng thời định mức thuế tối đa cho nhập khẩu lúa mì, bông, ngô và gạo của Mỹ. Trung Quốc sẽ nhập thêm một số hàng nông sản như thịt, hoa quả... của Mỹ. Trung Quốc sẽ tự do hoá việc mua hàng nông sản khối lượng lớn như lúa mì, ngô, đậu tương, gạo, bông... với mức thuế rất thấp đối với một khối lương đã được xác định các hàng hoá trong các loại hàng hoá trên. Ví dụ, hạn ngạch đối với lúa mì từ 7,3 triệu tấn tăng lên 9,3 triệu tấn vào năm 2004 so với mức nhập khẩu năm 2000 dưới 2 triệu tấn. Trong tất cả các hạn ngạch thuế suất này, các doanh nghiệp tư nhân đảm bảo được hưởng một phần và có quyền sử dụng phần hạn ngạch chưa sử dụng đến được cấp cho các công ty nhà nước. Đồng thời Trung Quốc sẽ không tiến hành trợ giá xuất khẩu nông sản nữa.
Bảng 2: Biểu thuế nhập khẩu trung bình lương thực và nông sản của Trung Quốc
(%, 2005), so với một số nước khác
Nước
Lương thực và nông sản
Trung Quốc
9.6
Indonesia
5.0
Philippine
9.5
Việt Nam
36.6
ấn Độ
50.1
Nguồn:(A View From China, Presentation at the 30th Annual Conference of the Federation of ASEAN Economic Associations, 11/2005 Manila; Bert Hofman, Chief, Economics Unit World Bank Beijing.
Các cam kết phi thuế quan. Ngay sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã thực hiện giảm và loại bỏ các hàng rào phi thuế quan, tăng hạn ngạch nhập khẩu đối với nhiều loại hàng nông sản quan trọng như lương thực, dầu ăn, đường, bông, cho phép tư nhân và người nước ngoài tham gia nhập khẩu. Trung Quốc cam kết không trợ cấp hàng nông sản xuất khẩu, chỉ hỗ trợ thông thường trong toàn bộ nông nghiệp và hỗ trợ sản phẩm đặc biệt ở mức 8,5% tổng giá trị sản lượng nông nghiệp. Một số sản phẩm “nhạy cảm” nhu lúa mì, ngô, gạo, bông và dầu đậu được đăng ký hạn ngạch thuế: dưới 10% đối với nhập khẩu một khối lượng nhỏ, trên 10% đối với khối lượng lớn. Các hạn ngạch nhập khẩu với nhiều nông sản đều tăng lên, chẳng hạn so mức năm 2000 với năm 2004, hạn ngạch nhập khẩu lúa mì tăng từ trên 7 triệu tấn lên gần 10 triệu tấn; ngô t
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Báo cáo thực tập công ty cổ phần thuốc thú y trung ương trường đại học nông nghiệp hà nội Nông Lâm Thủy sản 0
B Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sản xuất lúa giống thuần ở trung tâm lúa Văn Điển - Viện khoa học kĩ thuật nông nghiệp Việt Nam, Vĩnh Quỳnh - Thanh Trì - Hà Nội Công nghệ thông tin 0
D nâng cao hiệu quả công tác thẩm định tài chính trong cho vay trung dài hạn tại Sở Giao Dịch ngân hàng nông nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
T Nghiên cứu dịch vụ chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp tại Trung tâm Khuyến nông Khoa học kỹ thuật 2
C Chính sách đất nông nghiệp của Trung Quốc và một số gợi ý về chính sách cho Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
T Hoàn thiện công tác tạo động lực lao động đối với công nhân sản xuất tại Công ty TNHH máy nông nghiệp Việt Trung Luận văn Kinh tế 0
H Những chuyển biến trong kinh tế nông nghiệp Bắc Trung Kỳ từ 1884 đến 1945 Lịch sử Thế giới 0
H Tác động của toàn cầu hóa đối với nông nghiệp và nông thôn Trung Quốc Văn hóa, Xã hội 0
T Nghiên cứu quá trình tích lũy kim loại trong cá chép (Cyprinpius Carpio) nuôi tại trại Quang Trung, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa học Tự nhiên 0
T Các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo của trường Trung học Nông Lâm nghiệp Yên Bái nhằm đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực nông - lâm nghiệp của tỉnh Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top