Đề tài Tiếp cận tài chính hành vi để giải thích những bất thường trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Download Đề tài Tiếp cận tài chính hành vi để giải thích những bất thường trên thị trường chứng khoán Việt Nam miễn phí





MỤC LỤC
Lời mở đầu . 5
Chương 1: Khảo sát lý thuyết về tài chính hành vi . 6
1. Thị trường hiệu quả. 6
1.1.1 Khái niệm thị trường hiệu quả. 6
1.1.2 Các giả thiết của thị trường hiệu quả . 7
1.1.3 Các đặc điểm của thị trường hiệu quả. 7
1.1.4 Ba hình thức của thị trường hiệu quả. 8
1.1.5 Hạn chế của thị trường hiệu quả . 9
1.2 Tài chính hành vi . 11
1.2.1 Tài chính hành vi là gì. 11
1.2.2 Những nền tảng cơ bản của tài chính hành vi . 12
1.2.2.1Giới hạn của nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch giá
trên thị trường tài chính . 12
1.2.2.2Hành vi không hợp lý của nhà đầu tư . 16
1.2.2.3Lý thuyết triển vọng và sự lựa chọn của nhà đầu tư . 24
1.2.3 Tâm lý bầy đàn. 27
Chương 2: Phân tích thực tiễn thị trường chứng khoán Việt Nam . 30
2.1 Tổng quan thị trường. 30
2.2 Kiểm định thị trường hiệu quả. 31
2.3 Phân tích thị trường Việt Nam từ góc nhìn của tài chính hành vi . 34
2.3.1 Sai lệch về niềm tin của nhà đầu tư . 34
2.3.2 Kiểm định hành vi bầy đàn. 39
2.3.3 Kết quả khảo sát. 43
Chương 3: Giải pháp giúp thị trường định giá hiệu quả. 63
3.1 Khuyến nghị đối với nhà đầu tư các nhân. 63
3.2 Khuyến nghị đối với doanh nghiệp niêm yết . 64
3.3 Khuyến nghị đối với cơ quan quản lý thị trường. 66
Kết luận . 69
Tài liệu tham khảo . 70

Tóm tắt nội dung:

làm theo ý kiến của
nhóm ngay cả khi họ biết rằng điều này sai. Bởi vì họ cảm giác không thoải
mái để trở thành thành phần thiểu số chống lại phần đa số mạnh mẽ. Trong hoạt
động của thị trường chứng khoán vấn đề này vẫn được lặp lại. Có thể đối với
một cá nhân thì với thế lực yếu ớt của mình không thể chống lại đối với một thị
28
trường mặc dù sai nhưng lớn mạnh, cũng không thể nói được gì vì hành động
của họ được trả bằng tiền của chính họ
Tâm lý bầy đàn đã được đưa ra vào cuối thập kỷ 90, điển hình là vụ “bong
bong” internet ở Mỹ. Từ năm 1996 đến năm 2000, các nhà đầu cơ và nhà đầu
tư tư nhân điên cuồng đầu tư số tiền lớn vào các công ty liên quan đến internet
làm cho số lượng công ty niêm yết ở thị trường chứng khoán Nasdaq (sàn giao
dịch điện tử lớn nhất Hoa Kì hiện nay) tăng từ 600 lên 5000 công ty. Xin nói
thêm rằng các công ty Dot-com được điều hành bởi những người chỉ vào
khoảng 30 - 40 tuổi, phát hành cổ phần, và tạo ra hàng trăm triệu đôla tiền vốn.
Những công ty này cũng chẳng có kế hoạch kinh doanh gì nhiều, và tất nhiên
cũng chẳng có những khoản thu nhập gì cả từ kinh doanh. Động lực khiến các
nhà đầu tư này bỏ tiền vào dự án làm ăn không chắc chắn như vậy là do họ
được trấn an bởi thấy quá nhiều người khác làm y như vậy. Vào đầu những
năm 2000, tình hình bắt đầu lắng xuống. Các nhà đầu tư bắt đầu nhận ra thị
trường internet thực sự là một quả bong bong và họ cũng rút vốn một cách ồ ạt
như lúc họ đầu tư vì vậy năm 2001, nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái.
Tâm lý bầy đàn thường không phải là chiến lược đầu tư có ích. Nhà đầu tư
mang tâm lý bầy đàn thường xuyên mua và bán tài sản đầu tư của họ theo kiểu
theo đuổi theo xu hướng đầu tư nóng và mới nhất. Ví dụ, nếu họ nghe thông tin
đầu tư vào các cổ phiếu inernet là sự đầu tư tốt nhất hiện nay, họ sẽ bán các cổ
phiếu khác và dùng vốn đó đổ vào cổ phiếu internet. Nếu sáu tháng sau mọi
người đổ xô mua các cổ phiếu mà họ đã bán trước đây thì họ lại mua lại những
cổ phiếu này.
Lưu ý rằng tất cả việc bán mua thường xuyên này gánh chịu lượng đáng kể chi
phí giao dịch, có thể làm giảm lợi nhuận hiện tại. Hơn nữa, cực kỳ khó để xác
định chính xác thời gian giao dịch hợp lý để bảo đảm rằng bạn đang đi đúng
hướng. Vào lúc nhà đầu tư bầy đàn biết về xu hướng mới, hầu hết các nhà đầu
tư khác đã thu lợi từ thông tin này và khả năng tối đa hóa giá trị chắc chắn đã
đạt mức cao nhất của cải. Điều này có nghĩa các nhà đầu tư bầy đàn đã gia
29
nhập trò chơi quá muộn và có thể mất tiền như khi thực hiện các chiến lược đầu
tư khác.
Trong khi đi theo xu hướng đầu tư mới, thì nhà đầu tư nên tránh tâm lý bầy
đàn, chỉ vì mọi người đang nhảy bổ vào đầu tư theo phong trào chứ những
chiến lược này chưa chắc đúng. Đồng thời việc đầu tư theo phong trào như vậy
cũng gây ra hiện tượng cổ phiếu được định giá quá cao dựa trên sự lạc quan
quá mức của nhà đầu tư. Điều này dễ chứa đựng nguy cơ bong bóng gây thiệt
hại lớn khi thị trường đổ vỡ. Tóm lại, để có những quyết định đầu tư hợp lý và
đạt được nhiều lợi nhuận, nhà đầu tư nên hạn chế những ảnh hưởng tâm lý
trong các lý thuyết nêu trên, thay vào đó là sử dụng tổng hợp các công cụ phân
tích tài chính, tạo tiền đề vững chắc cho các quyết định.
30
CHƯƠNG 2:
PHÂN TÍCH THỰC TIỄN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
2.1 Tổng quan thị trường
Thị trường chứng khoán Việt Nam là thị trường mới nổi với 2 trung tâm giao
dịch là Trung tâm giao dịch chứng khoán Tp.HCM chính thức hoạt động vào
20/7/2000 và Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội đi vào hoạt động từ
5/2005. Kể từ đó đến nay, thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt được những
thành công đáng kể: quy mô hoạt động của thị trường không ngừng mở rộng;
nhiều loại cổ phiếu và trái phiếu mới được niêm yết trên thị trường; trình độ
của các chủ thể tham gia vào thị trường không ngừng được nâng cao…
Bảng 1: Một số thông tin cơ bản về thị trường
(Nguồn:
Hạng mục 2000 2006 2007 2008 2009 5/2010
Số lượng tài khoản 5.000 95.000 330.000 430.000 766.725 879.730
Cá nhân 300.000 763.578
Tổ chức 3.147
Nước ngoài 4.400 7.000 10.000 14.026
Số lượng
cổ phiếu niêm yết
2 189 250 338 457 576
Số lượng
công ty chứng khoán
3 55 50 68 105 105
Giá trị giao dịch
(tỉ VNĐ)
39.389 281.258 181.698 620.823
Mức vốn hoá thị trường
(tỉ VNĐ)
2.000 170.511 429.565 225.000 669.000 740.433
31
Có thể nhận thấy từ bảng số liệu ở trên, tuy được thành lập từ năm 2000 nhưng
thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ thật sự phát triển kể từ năm 2006 với
mức vốn hoá thị trường tăng gấp 84 lần so với năm 2000 và tăng thêm 1,52 lần
trong năm 2007 tương ứng giá trị giao dịch 281 ngàn tỉ đồng (tăng 6,14 lần so
với năm 2006) đánh dấu sự tăng trưởng nhanh của thị trường. Suy thoái năm
2008 làm cho mức vốn hoá giảm 48% nhưng đã nhanh chóng bật dậy 198%
vào năm 2009 và tiếp tục tăng 11% trong 5 tháng đầu năm 2010. Điều này
chứng tỏ thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đang trên đà phát triển lên một
tầm cao mới.
Số lượng tài khoản được mở cũng tăng với tốc độ chóng mặt: năm 2007 tăng
247% so với năm 2006 và không ngừng tăng lên bất chấp sự sụt giảm của thị
trường. Một đặc trưng điển hình của thị trường chứng khoán Việt Nam là hầu
hết các tài khoản giao dịch thuộc sở hữu cá nhân (hơn 99% số lượng tài khoản
trong năm 2009). Sự thiếu vắng trầm trọng các nhà đầu tư tổ chức trong giai
đoạn này dễ dẫn đến những bất ổn của thị trường khi nhà đầu tư tổ chức không
thể tác động đến giá hay kinh doanh chênh lệch để đưa giá trở về mức hợp lý.
Các đợt tăng trưởng nóng và sụt giảm nhanh vừa qua là bằng chứng không thể
phủ nhận.
2.2 Kiểm định thị trường hiệu quả
2.2.1 Lựa chọn biến kiểm định
Thu thập số liệu VN-index theo ngày, sau đó xác định tỷ suất sinh lợi giữa hai
phiên liền kề bằng cách lấy logarithm tự nhiên để tạo chuỗi tỷ suất sinh lợi theo
thời gian với giả định rằng lãi suất được ghép liên tục
rt = log(pt) – log(pt-1) = log(pt/pt-1)
Trong đó: rt là tỷ suất sinh lợi của VN-index tại thời điểm t
pt, pt-1 là VN-index lần lượt ở thời điểm t,(t-1)
2.2.2 Phương pháp kiểm định: kiểm định tương quan
Nếu hai sự thay đổi giá cả liên tục trên thị trường của một chứng khoán là độc
lập và có cùng quy luật phân phối, tức là giá cả tuân theo bước ngẫu nhiên, các
32
khuynh hướng trong quá khứ của giá cả không thể được dùng để dự báo những
biến động trong tương lai. Có nhiều phương pháp để nhận diện liệu có tồn tại
tính biến động theo bước ngẫu nhiên của giá cả trên thị trường chứng khoán
Việt Nam hay không. Phương pháp được sử dụng trong phần này là phương
pháp kiểm định tính tương quan giữa tỷ suất sinh lợi hiện tai với tỷ suất sin...


Anh em tải miễn phí tại đây

Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy, thì đăng tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N thông tin tài chính nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
B Thương vụ M&A của CTCP Thủy sản Hùng Vương với CTCP XNK Thủy sản An Giang tiếp cận trên khía cạnh chiến lược và tài chính Luận văn Kinh tế 2
T Khả năng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ tài chính của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Luận văn Kinh tế 2
D Các nhân tố quyết định đến mức độ tiếp cận của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
A Thực trạng đa dạng sinh học và giải pháp bảo tồn dựa trên tiếp cận sử dụng khôn khéo tài nguyên đất ngập nước Khoa học Tự nhiên 2
T Đánh giá thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng và sự ảnh hưởng của khả năng tiếp cận nguồn tài nguyên rừng quốc gia pù mát đến sinh kế của người dân Nông Lâm Thủy sản 0
M Bài giảng Quản trị rủi ro thanh khoản - Phương pháp tiếp cận chỉ số tài chính Tài liệu chưa phân loại 2
H Hoàn thiện chính sách thương mại xuất khẩu dưới góc độ tiếp cận các chỉ tiêu tài chính trong lộ trình Việt Nam gia nhập AFTA Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Dự án Luật Trọng tài thương mại và sự tiếp cận các chuẩn mực quốc tế Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Đề tài Cách tiếp cận tác phẩm Người lái đò sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top