Ngoài việc làm ăn tìm kiếm lợi nhuận, các thành viên trong doanh nghiệp thường
xuyên phải giao tiếp, trao đổi và cùng nhau thực hiện các mục tiêu chung tại công
sở, thông thường là 8 tiếng một ngày và 5 ngày một tuần. Như vậy, đa số các
thành viên trong một doanh nghiệp đều ít nhiều có quan hệ gắn bó với nhau trong
công việc trong một thời gian dài. Chính vì vậy, giữa những thành viên này đã
xuất hiện những quy ước về cách ăn mặc, giao tiếp, học tập, rèn luyện, làm việc...
Các quy ước thành văn và không thành văn này dần dần đã trở thành các chuẩn
mực làm việc tại nơi công sở và được gọi là văn hóa doanh nghiệp.
Trình độ văn hóa doanh nghiệp là tổng hợp các nhóm yếu tố nền tảng, các hoạt
động văn hóa và các giá trị văn hóa do các thành viên trong doanh nghiệp xây
dựng và phát triển, đã được chính các thành viên trong doanh nghiệp và các khách
hàng chấp nhận là phù hợp với các chuẩn mực của văn hóa xã hội.
1. Các yếu tố hữu hình
Trong nhóm các yếu tố nền tảng của trình độ văn hóa DN, người ta có thể dễ dàng
nhận ra các yếu tố hữu hình của văn hóa như: kiến trúc trụ sở, văn phòng, biển
hiệu, tên gọi, khẩu hiệu, trang phục cán bộ nhân viên, ngôn ngữ sử dụng... Đây
chính là hình thức thể hiện bên ngoài của văn hóa. Tới thăm một DN có trụ sở to
đẹp, biển hiệu rõ ràng, bảo vệ đứng hai bên, thấy nhiều người ra vào ăn mặc lịch
sự... nhiều người có thể có thiện cảm và bước đầu đánh giá văn hóa DN này có
thể ở mức cao.
2. Chất lượng ban lãnh đạo và nhân viên
Hình thức cũng quan trọng, nhưng nội dung mới là cái quyết định văn hóa. Có
nhiều DN không có trụ sở to, chưa biết làm PR hay quảng cáo, nhưng đội ngũ lãnh
đạo và đa số nhân viên lại có nhiều phẩm chất tốt đẹp, đa số sống và làm việc theo
pháp luật, theo nội quy và các chuẩn mực của văn hóa Việt Nam. Văn hóa DN
được xây dựng bởi đa số các cá nhân trong DN. Cho nên, chất lượng ban lãnh đạo
DN và các nhân viên chủ chốt đóng vai trò quan trọng nhất trong việc định hướng
và quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và văn hóa DN nói riêng.
Nếu ai đó trong ban lãnh đạo tối cao như chủ tịch hay tổng giám đốc là người
thiếu các phẩm chất của nhà lãnh đạo như thiếu hiểu biết, thiếu đạo đức, thiếu kỹ
năng, có hành vi ứng xử thiếu văn hóa... thì rất khó có thể lãnh đạo DN xây dựng
được một nền văn hóa tiên tiến. Có lẽ đa số nhân viên đều có cảm nhận là không
muốn làm việc cho các DN kiểu này. Thậm chí, quan trọng hơn, là các khách hàng
có văn hóa cũng không muốn làm ăn với các ông chủ ở dạng này.
Người xưa thường dùng câu “chủ nào, tui ấy” để lấy tiêu chuẩn đạo đức hay văn
hóa của người làm thuê trung thành mà miêu tả về nhân cách của ông chủ. Ngày
nay, phần lớn các quan hệ lao động trên thế giới đều bình đẳng về quyền và nghĩa
vụ, mặc dù ở mức độ ít hay nhiều, vẫn còn có nơi có lao động cưỡng bức và lao
động bóc lột. Nhưng câu nói này vẫn có ý nghĩa triết lý vì nó phản ánh mức độ tác
động nhất định của văn hóa ông chủ tới văn hóa của các nhân viên trong cùng một
DN. Chính vì vậy mà gần đây các diễn đàn thường bàn nhiều về văn hóa doanh
nhân và danh hiệu doanh nhân văn hóa. Về cơ bản các khái niệm này cũng dựa
trên các cơ sở lý luận về văn hóa cá nhân trong văn hóa doanh nghiệp và văn hóa
cộng đồng xã hội.
3. Các quy định về văn hóa
Không cần biết định nghĩa văn hóa doanh nghiệp là gì thì doanh nghiệp nào cũng
có các yếu tố văn hóa DN một cách tự nhiên ở các mức độ khác nhau. Chắc chắn
ban lãnh đạo DN nào cũng đều quan tâm tới văn phòng, nhà máy và không gian
làm việc cho mọi nhân viên. DN nào mà chẳng có điều lệ, các quy định, nội quy...
ban hành bằng văn bản, phổ biến cho các phòng ban thực thi. Đây là đòi hỏi bắt
buộc của xã hội cũng như của luật pháp đối với hoạt động của DN, để đảm bảo
rằng DN kiếm được lợi nhuận nhưng cũng phải thực hiện các nghĩa vụ như nộp
thuế, đóng góp bảo vệ môi trường, tôn trọng thuần phong mỹ tục quốc gia...
• Đạo đức kinh doanh
• Giá trị theo đuổi
• Niềm tin
• Thái độ ứng xử
• Hành vi giao tiếp
4. Các quy ước chưa thành văn
Theo quan sát của tác giả, đa số các DNVN đều có các quy ước không thành văn
và chưa thể cho thành văn quy định về các hoạt động văn hóa. Có lẽ do các quan
niệm đạo đức và tồn tại xã hội có mâu thuẫn mà có nhiều điều khó lý giải đúng
sai. Vì vậy, trong gia đình, xã hội hay DN vẫn có những quy ước không thành văn
về nhiều công việc như: Thăm hỏi thủ trưởng và anh em trong các dịp lễ tết; tặng
quà và tặng tiền; không đồng tình với tình yêu công sở; người trẻ tuổi hơn thì đi
pha trà cho cả phòng vào buổi sáng; uống trà và nói chuyện với nhau trong giờ
giải lao...
Các quy ước không thành văn có ưu điểm là tế nhị và linh hoạt trong giao tiếp,
nhưng cũng có nhược điểm là tạo ra các khoảng cách nhất định và đôi khi là thói
nịnh bợ cấp trên, dễ dẫn tới chạy chức, chạy quyền... Nếu chủ DN không có các
tiêu chí khoa học và chi tiết để đánh giá chất lượng nhân lực trước khi bổ nhiệm
thì dễ để lọt người tài và sử dụng nhầm người.
5. Sự tham gia của ban lãnh đạo và nhân viên
Lãnh đạo tối cao DN như các vị chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc, giám
đốc... mà không tham gia dẫn dắt các hoạt động văn hóa DN, không gương mẫu
trong cả cuộc sống lẫn công việc, thì thật khó có thể duy trì và phát triển được các
giá trị nền tảng của văn hóa DN. Lãnh đạo DN thấy nhân viên múa dạng khỏa thân
trong hội diễn hay ca hát nhại lời tác phẩm nổi tiếng... mà không ngăn chặn ngay,
thì văn hóa DN tốt đẹp lâu năm có thể bị hủy hoại trong vòng vài ngày. Điều này
chứng tỏ vai trò lãnh đạo của chủ DN là rất quan trọng trong mọi vấn đề của quản
trị DN kể cả việc quản lý văn hóa DN.
Các hoạt động âm nhạc, thể thao, nghệ thuật... thể hiện trình độ hiểu biết và
hưởng thụ văn hóa của các thành viên trong DN, nhưng không vì thế mà đánh giá
quá cao chỉ số này trong nhóm yếu tố nội hàm của trình độ văn hóa DN. Có DN
không có điều kiện để tổ chức các sự kiện như thi hát, hội diễn văn nghệ, thi đấu
thể thao thường xuyên, không có đội bóng lớn... nhưng lại có các giá trị văn hóa
rất cao ở các chỉ số khác. Có DN tốn nhiều tiền của và thời gian cho các hoạt động
nhằm quảng bá văn hóa và thương hiệu cho DN nhưng lại không nắm chắc các nội
dung thể hiện, các quy ước về thuần phong mỹ tục của dân tộc và nhân loại, lại
thiếu quản lý chặt chẽ, cho nên đã để xảy ra các sự cố đáng tiếc, làm tổn hại uy tín
của DN.
xuyên phải giao tiếp, trao đổi và cùng nhau thực hiện các mục tiêu chung tại công
sở, thông thường là 8 tiếng một ngày và 5 ngày một tuần. Như vậy, đa số các
thành viên trong một doanh nghiệp đều ít nhiều có quan hệ gắn bó với nhau trong
công việc trong một thời gian dài. Chính vì vậy, giữa những thành viên này đã
xuất hiện những quy ước về cách ăn mặc, giao tiếp, học tập, rèn luyện, làm việc...
Các quy ước thành văn và không thành văn này dần dần đã trở thành các chuẩn
mực làm việc tại nơi công sở và được gọi là văn hóa doanh nghiệp.
Trình độ văn hóa doanh nghiệp là tổng hợp các nhóm yếu tố nền tảng, các hoạt
động văn hóa và các giá trị văn hóa do các thành viên trong doanh nghiệp xây
dựng và phát triển, đã được chính các thành viên trong doanh nghiệp và các khách
hàng chấp nhận là phù hợp với các chuẩn mực của văn hóa xã hội.
1. Các yếu tố hữu hình
Trong nhóm các yếu tố nền tảng của trình độ văn hóa DN, người ta có thể dễ dàng
nhận ra các yếu tố hữu hình của văn hóa như: kiến trúc trụ sở, văn phòng, biển
hiệu, tên gọi, khẩu hiệu, trang phục cán bộ nhân viên, ngôn ngữ sử dụng... Đây
chính là hình thức thể hiện bên ngoài của văn hóa. Tới thăm một DN có trụ sở to
đẹp, biển hiệu rõ ràng, bảo vệ đứng hai bên, thấy nhiều người ra vào ăn mặc lịch
sự... nhiều người có thể có thiện cảm và bước đầu đánh giá văn hóa DN này có
thể ở mức cao.
2. Chất lượng ban lãnh đạo và nhân viên
Hình thức cũng quan trọng, nhưng nội dung mới là cái quyết định văn hóa. Có
nhiều DN không có trụ sở to, chưa biết làm PR hay quảng cáo, nhưng đội ngũ lãnh
đạo và đa số nhân viên lại có nhiều phẩm chất tốt đẹp, đa số sống và làm việc theo
pháp luật, theo nội quy và các chuẩn mực của văn hóa Việt Nam. Văn hóa DN
được xây dựng bởi đa số các cá nhân trong DN. Cho nên, chất lượng ban lãnh đạo
DN và các nhân viên chủ chốt đóng vai trò quan trọng nhất trong việc định hướng
và quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và văn hóa DN nói riêng.
Nếu ai đó trong ban lãnh đạo tối cao như chủ tịch hay tổng giám đốc là người
thiếu các phẩm chất của nhà lãnh đạo như thiếu hiểu biết, thiếu đạo đức, thiếu kỹ
năng, có hành vi ứng xử thiếu văn hóa... thì rất khó có thể lãnh đạo DN xây dựng
được một nền văn hóa tiên tiến. Có lẽ đa số nhân viên đều có cảm nhận là không
muốn làm việc cho các DN kiểu này. Thậm chí, quan trọng hơn, là các khách hàng
có văn hóa cũng không muốn làm ăn với các ông chủ ở dạng này.
Người xưa thường dùng câu “chủ nào, tui ấy” để lấy tiêu chuẩn đạo đức hay văn
hóa của người làm thuê trung thành mà miêu tả về nhân cách của ông chủ. Ngày
nay, phần lớn các quan hệ lao động trên thế giới đều bình đẳng về quyền và nghĩa
vụ, mặc dù ở mức độ ít hay nhiều, vẫn còn có nơi có lao động cưỡng bức và lao
động bóc lột. Nhưng câu nói này vẫn có ý nghĩa triết lý vì nó phản ánh mức độ tác
động nhất định của văn hóa ông chủ tới văn hóa của các nhân viên trong cùng một
DN. Chính vì vậy mà gần đây các diễn đàn thường bàn nhiều về văn hóa doanh
nhân và danh hiệu doanh nhân văn hóa. Về cơ bản các khái niệm này cũng dựa
trên các cơ sở lý luận về văn hóa cá nhân trong văn hóa doanh nghiệp và văn hóa
cộng đồng xã hội.
3. Các quy định về văn hóa
Không cần biết định nghĩa văn hóa doanh nghiệp là gì thì doanh nghiệp nào cũng
có các yếu tố văn hóa DN một cách tự nhiên ở các mức độ khác nhau. Chắc chắn
ban lãnh đạo DN nào cũng đều quan tâm tới văn phòng, nhà máy và không gian
làm việc cho mọi nhân viên. DN nào mà chẳng có điều lệ, các quy định, nội quy...
ban hành bằng văn bản, phổ biến cho các phòng ban thực thi. Đây là đòi hỏi bắt
buộc của xã hội cũng như của luật pháp đối với hoạt động của DN, để đảm bảo
rằng DN kiếm được lợi nhuận nhưng cũng phải thực hiện các nghĩa vụ như nộp
thuế, đóng góp bảo vệ môi trường, tôn trọng thuần phong mỹ tục quốc gia...
• Đạo đức kinh doanh
• Giá trị theo đuổi
• Niềm tin
• Thái độ ứng xử
• Hành vi giao tiếp
4. Các quy ước chưa thành văn
Theo quan sát của tác giả, đa số các DNVN đều có các quy ước không thành văn
và chưa thể cho thành văn quy định về các hoạt động văn hóa. Có lẽ do các quan
niệm đạo đức và tồn tại xã hội có mâu thuẫn mà có nhiều điều khó lý giải đúng
sai. Vì vậy, trong gia đình, xã hội hay DN vẫn có những quy ước không thành văn
về nhiều công việc như: Thăm hỏi thủ trưởng và anh em trong các dịp lễ tết; tặng
quà và tặng tiền; không đồng tình với tình yêu công sở; người trẻ tuổi hơn thì đi
pha trà cho cả phòng vào buổi sáng; uống trà và nói chuyện với nhau trong giờ
giải lao...
Các quy ước không thành văn có ưu điểm là tế nhị và linh hoạt trong giao tiếp,
nhưng cũng có nhược điểm là tạo ra các khoảng cách nhất định và đôi khi là thói
nịnh bợ cấp trên, dễ dẫn tới chạy chức, chạy quyền... Nếu chủ DN không có các
tiêu chí khoa học và chi tiết để đánh giá chất lượng nhân lực trước khi bổ nhiệm
thì dễ để lọt người tài và sử dụng nhầm người.
5. Sự tham gia của ban lãnh đạo và nhân viên
Lãnh đạo tối cao DN như các vị chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc, giám
đốc... mà không tham gia dẫn dắt các hoạt động văn hóa DN, không gương mẫu
trong cả cuộc sống lẫn công việc, thì thật khó có thể duy trì và phát triển được các
giá trị nền tảng của văn hóa DN. Lãnh đạo DN thấy nhân viên múa dạng khỏa thân
trong hội diễn hay ca hát nhại lời tác phẩm nổi tiếng... mà không ngăn chặn ngay,
thì văn hóa DN tốt đẹp lâu năm có thể bị hủy hoại trong vòng vài ngày. Điều này
chứng tỏ vai trò lãnh đạo của chủ DN là rất quan trọng trong mọi vấn đề của quản
trị DN kể cả việc quản lý văn hóa DN.
Các hoạt động âm nhạc, thể thao, nghệ thuật... thể hiện trình độ hiểu biết và
hưởng thụ văn hóa của các thành viên trong DN, nhưng không vì thế mà đánh giá
quá cao chỉ số này trong nhóm yếu tố nội hàm của trình độ văn hóa DN. Có DN
không có điều kiện để tổ chức các sự kiện như thi hát, hội diễn văn nghệ, thi đấu
thể thao thường xuyên, không có đội bóng lớn... nhưng lại có các giá trị văn hóa
rất cao ở các chỉ số khác. Có DN tốn nhiều tiền của và thời gian cho các hoạt động
nhằm quảng bá văn hóa và thương hiệu cho DN nhưng lại không nắm chắc các nội
dung thể hiện, các quy ước về thuần phong mỹ tục của dân tộc và nhân loại, lại
thiếu quản lý chặt chẽ, cho nên đã để xảy ra các sự cố đáng tiếc, làm tổn hại uy tín
của DN.