Chào bạn!

Tình trạng lỗ chân lông bị viêm do waxing hay cạo lông quá nhiều khiến không ít các bạn trẻ e sợ khi mùa hè đã bắt đầu. Thật khó mà diện một chiếc váy ngắn khi đôi chân dài lấm tấm nốt đỏ hay mẩn những lỗ chân lông nâu sì vì bị viêm lỗ chân lông dạng thứ phát.

Tại sao chân lông lại bị viêm và thâm?

Viêm chân lông theo y học được gọi là dầy sừng ở nang lông, khi lớp sừng trên da quá dầy lông không thể đâm xuyên qua được để mọc lên trên bề mặt da, chúng sẽ mọc ngược vào trong và cuộn lại trong nang lông gây ngứa và khó chịu ở bên trong.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng viêm chân lông, trong đó theo các nhà khoa học về da có 3 thủ phạm chính gây ra tới 90% tình trạng viêm nang lông.

1. Lớp sừng quá dày là khi trên da có nhiều tế bào chết tích tụ lại gây sừng hoá . Tình trạng này xảy ra nhiều nhất vào mùa đông, mùa đông đến da thường bị khô và thiếu độ ẩm khiến tốc độ sừng hoá cao hơn trong khi vì thời tiết lạnh việc tắm hay chăm sóc da cũng không còn được quan tâm thường xuyên như trước, da bị mốc chính là cách gọi dân dã của tình trạng da bề mặt bị sừng hoá quá nhiều.

2. Lông chân quá yếu và mảnh: sẽ không thể xuyên qua lớp da cứng và dầy để mọc lên trên bề mặt da. Cạo, nhổ và waxing không chỉ làm cho sợi lông yếu và mảnh hơn, chúng còn làm cho vùng da tại đó bị tổn thương và gây ra sẹo cũng như vết thâm sau khi đã lành lại.

3. Do bẩm sinh và di truyền: đối với một số bạn, viêm chân lông là tình trạng di truyền từ cha mẹ, từ khi sinh ra, các bạn đã phải chung sống với căn bệnh khó chịu này và việc điều trị trong trường hợp này khó khăn hơn nhiều

Điều trị viêm chân lông bằng phương thuốc dân gian như sau 
Nguyễn Văn Dần, Trạm Bảo vệ thực vật Trảng bm - Huyện Trảng Bom, Đồng Nai: Thư của bạn có nhiều thông tin có giá trị về kinh nghiệm chữa bệnh viêm nang lông bằng kinh nghiệm dân gian. tui xin gửi đến bạn đọc để tham khảo bức thư của bạn.

“Vào khoảng năm 1988, cháu bị nổi mẩn ngứa trên da đầu, phần da trước ngực và cả sau lưng, không thể chịu nổi vì ngứa ngáy, khó chịu, đôi khi gãi chảy máu da đầu, lưng, ngực rất khó chịu. Khám tại bệnh viện da liễu thành phố Hồ Chí Minh, bác sĩ chẩn đoán viêm nang lông và cho toa uống thuốc tây nhưng cứ hết thuốc, dừng thuốc lại bị trở lại. Bệnh gây mất ăn, mất ngủ, ảnh hưởng đến kết quả học tập... Mãi đến năm 1994 mà vẫn không hết. Cháu phải uống Lancosin 500 mg/viên, ngày 2 viên để... nuôi bệnh! Mãi sau này (1994), khi tham gia lớp đào tạo giảng viên IPM, cháu khám bệnh ở quân y viện Tiền Giang (Long Định - Châu Thành), được nữ bác sĩ Thu khuyên nên sử dụng bài thuốc nam như sau:
1)- Vỏ rễ tươi cây Keo ù (tên địa phương) ở Đông Nam bộ còn gọi là Me keo, lá nhỏ, thân cành có gai dài, trái cong xoắn, hạt đen có lớp thịt mỏng màu trắng (cháu không rõ tên khoa học): một nắm tay (khoảng 300 g).
2)- Trà khô: một nhúm nhỏ.
3)- Gừng già tươi: 9 lát mỏng. Tất cả cho vào nồi (siêu) đất và cho 3 bát (chén) nước đầy, sắc vừa lửa còn 1 bát để uống thuốc khi còn nóng. Cháu thường uống sau bữa ăn chiều. Ngày chỉ cần uống 1 lần, uống liên tục từ 7 - 10 ngày (theo hướng dẫn của bác sĩ Thu), nhưng cháu uống đến 15 ngày. Nếu thuốc quá đắng và khó uống, có thể uống kèm nước dừa tươi sau khi đã uống xong thuốc sắc.
Thật kỳ diệu là sau đó các triệu trứng bệnh trên người cháu giảm dần và hết từ khi nào cháu cũng không nhớ! Nhưng chỉ không quá 2 tháng sau khi đã dùng thuốc sắc. Cháu cũng đã hướng dẫn cho 2 người có triệu trứng như cháu và họ cũng hết bệnh. Trong khi uống thuốc, tuyệt đối không dùng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá... Cháu mong rằng nếu có ai uống thuốc mà hết thì cháu cũng rất vui. Thuốc nam rẻ, hiệu quả còn có thể tùy cơ địa và đáp ứng của mỗi người. Cứ uống thử, vì "có bệnh phải vái tứ phương" đúng không bác?”.
Xin Thank bạn và mong bạn nào áp dụng có hiệu quả xin cho chuyên mục này biết để thông báo thêm cho các bạn đọc khác.
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top