Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
1. Lý do chọn đề tài
Trong điều kiện toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới và quá trình cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt thì văn hóa doanh nghiệp càng được chú trọng xây dựng và phát triển. “ Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ những nhân tố văn hoá được doanh nghiệp chọn lọc, tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong hoạt động kinh doanh, tạo nên bản sắc kinh doanh của doanh nghiệp đó”. Nó trở thành một loại tài sản vô hình đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong kho tài sản doanh nghiệp và là một trong những công cụ cạnh tranh khá sắc bén. Những doanh nghiệp không có nền văn hóa mạnh khó có thể có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường. Đồng thời, doanh nghiệp có thể tạo ra và tăng uy tín của mình trên thị trường thông qua việc xây dựng và phát triển một nền văn hóa doanh nghiệp mạnh.
Các tập đoàn đa quốc gia có nhiều chi nhánh hoạt động ở nhiều nước trên thế giới, thường phải đối mặt với môi trường kinh doanh đa sắc tộc, đa quốc tịch và đa văn hóa. Để tăng cường sức mạnh và sự liên kết giữa các chi nhánh của các doanh nghiệp đa quốc gia ở các nước khác nhau, các tập đoàn phải có một nền văn hóa đủ mạnh. Hầu như tập đoàn đa quốc gia nào cũng có bản sắc văn hóa riêng của mình và đây được coi là một trong những điều kiện sống còn, một loại vũ khí cạnh tranh lợi hại. Các doanh nghiệp đa quốc gia có mục đích kinh doanh chiến lược, nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng và danh tiếng cao về chất lượng sản phẩm và dịch vụ trên thị trường thế giới. Những kết quả này có thể coi là sản phẩm của quá trình vận động của văn hóa tập đoàn. Tuy nhiên, để đạt được những đỉnh cao của sự thành công đó, các tập đoàn phải mất nhiều thời gian và tiền bạc.
Trên thế giới thì vấn đề xây dựng văn hóa của doanh nghiệp đã được các doanh nghiệp quan tâm đến từ rất lâu đặc biệt là sự thành công của những doanh nghiệp lớn như Coca Cola, Ford, Sony... đều có một phần đóng góp rất quan trọng đó là yếu tố văn hóa. Chính những doanh nghiệp này đã xây dựng được một nền văn hóa tốt đẹp, tạo nên sự sáng tạo của nhân viên và sự gắn bó, sự trung thành... của nhân viên đối với doanh nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa thật sự chú trọng tới nhân tố gắn kết, phát triển con người, chính là yếu tố văn hóa doanh nghiệp. Vì vậy sự phát triển của họ chỉ dừng lại ở một mức nào đó, và ít tạo được dấu ấn riêng cho mình..
Do đó, doanh nghiệp phải hiểu rõ ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp tới sự phát triển doanh nghiệp, cùng những nguyên tắc và quá trình xây dựng văn hóa nói chung, để từ đó tìm ra cách phát triển văn hóa cho riêng mình.
Cùng với sự cạnh tranh gay gắt của ngành kinh doanh thương mại trong nước, Trung tâm thương mại siêu thị BigC Huế cũng không thể tránh khỏi vòng xoáy cạnh tranh khốc liệt đó. Do đó, song song với việc tăng cường quảng bá, giới thiệu để thu hút khách hàng thì doanh nghiệp cũng cần quan tâm và xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp tốt, tạo dựng một môi trường làm việc lý tưởng và thu hút nguồn lao động chất lượng.
Vì vậy đây là lý do để tui chọn đề tài “Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến sự cam kết gắn bó của nhân viên với tổ chức tại siêu thị Big C Huế”
2. Câu hỏi nghiên cứu
- Những khía cạnh nào cấu thành nên văn hóa doanh nghiệp?
- Các khía cạnh văn hóa ảnh hưởng như thế nào đến mức độ cam kết gắn bó của nhân viên đối với siêu thị Big C Huế?
-Những giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp nào cần được áp dụng nhằm nâng cao sự cam kết gắn bó của nhân viên đối với siêu thị Big C Huế?
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung
Đề tài được nghiên cứu nhằm mục tiêu khảo sát mức độ cam kết gắn bó của nhân viên trong siêu thị Big C Huế dưới tác động của các khía cạnh văn hóa doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu cơ bàn trên, đề tài hướng vào vấn đề: kiểm định mối liên hệ giữa các khía cạnh của văn hóa doanh nghiệp và sự cam kết gắn bó với tổ chức của nhân viên. Đề xuất một số giải pháp và định hướng.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về văn hóa doanh nghiệp, sự cam kết gắn bó của nhân viên với tổ chức.
- Phân tích, đánh giá thực trạng văn hóa doanh nghiệp và ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến sự cam kết gắn bó của nhân viên tại siêu thị Big C Huế.
- Đề xuất giải pháp xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp theo hướng nâng cao sự cam kết gắn bó của nhân viên tại siêu thị Big C Huế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Văn hóa doanh nghiệp và sự cam kết gắn bó của nhân viên với siêu thị.
4.2. Đối tượng khảo sát: Nhân viên làm việc tại siêu thị Big C Huế.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: đề tài được thực hiện tại siêu thị Big C Huế, Phường Phú Hội, Tp Huế
- Phạm vi thời gian:
Đề tài sử dụng dữ liệu thứ cấp giai đoạn từ năm 2009-2012.
Đối với các số liệu sơ cấp được thu thập trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2013. Các giải pháp đề xuất cho giai đoạn từ nay đến năm 2015.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
5.1.1. Dữ liệu thứ cấp
Các dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn: sách báo, tạp chí, website, các nghiên cứu đã tiến hành trước đó (xem nguồn ở phần tài liệu tham khảo)
5.1.2. Dữ liệu sơ cấp.
Phỏng vấn trực tiếp nhân viên tại siêu thị Big C Huế bằng phiếu khảo sát.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
5.2.1. Nghiên cứu định tính:
Mục đích của nghiên cứu định tính là tìm hiểu về văn hóa doanh nghiệp của Siêu thị Big C Huế, xem xét khía cạnh văn hóa nào có tác động đến sự cam kết gắn bó của nhân viên với siêu thị.
Dữ liệu của phương pháp định tính được thu thập thông qua phương pháp phỏng vấn trực tiếp một số nhân viên trong siêu thị.
Nội dung phỏng vấn gồm các câu hỏi mở nhằm thu thập những đánh giá, nhận xét của nhân viên về những khía cạnh văn hóa doanh nghiệp, những hoạt động đặc trưng và thường niên của siêu thị.
5.2.2. Nghiên cứu định lượng:
- Kích thước mẫu:
Theo kinh nghiệm, các nhà nghiên cứu cho rằng khi phân tích nhân tố EFA thì kích thước mẫu nên theo tỷ lệ với số biến quan sát, tối thiểu là 1:5, tức là một biến quan sát tương ứng với 5 mẫu. Mô hình đo lường gồm 29 biến quan sát, theo tỷ lệ 1:5 ta có kích thước mẫu là: 29 x 5 = 145 mẫu. Để đảm bảo đủ số mẫu cho nghiên cứu tui đã phát 150 bảng hỏi.
- Phương pháp chọn mẫu:
Đây là giai đoạn nghiên cứu chính thức được thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn nhân viên tại siêu thị Big C thông qua bảng khảo sát chi tiết.Việc chọn mẫu được thực hiện theo phương pháp chọn mẫu xác xuất, cụ thể là phương pháp chọn mẫu hệ thống.
Theo phòng nhân sự của siêu thị Big C, tổng số nhân viên của siêu thị là 285 người. Với mẫu là 150, bước nhảy k được tính như sau:
k= tổng thể/mẫu= 285/150=1,9 xấp xĩ bằng 2
Phiếu khảo sát được phát cho nhân viên tại siêu thị, bằng cách chọn ngẫu nhiên một nhân viên để phát phiếu khảo sát đầu tiên. Sau đó cứ cách đều 02 nhân viên lại chọn 01 nhân viên để phỏng vấn, cứ như thế cho đến khi chọn đủ số đơn vị mẫu là 150.
- Thiết kế bảng hỏi:
Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp.
Phương pháp phỏng vấn trực tiếp được thực hiện thông qua phiếu khảo sát. Các đối tượng được phỏng vấn là nhân viên làm việc tại các phòng, ban, các nhân viên lao động trực tiếp tại siêu thị. Bảng hỏi sử dụng toàn bộ câu hỏi đóng.
Nội dung của bảng hỏi tập trung vào thu thập ý kiến của nhân viên về các khía cạnh của văn hóa tổ chức trong siêu thị và thu thập thông tin về sự cam kết gắn bó của nhân viên đối với tổ chức.
Bảng khảo sát sử dụng thang đo Likert 5 mức độ (1-rất không đồng ý, 2- không đồng ý, 3- trung lập, 4- đồng ý, 5- rất đồng ý).
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
1. Lý do chọn đề tài
Trong điều kiện toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới và quá trình cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt thì văn hóa doanh nghiệp càng được chú trọng xây dựng và phát triển. “ Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ những nhân tố văn hoá được doanh nghiệp chọn lọc, tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong hoạt động kinh doanh, tạo nên bản sắc kinh doanh của doanh nghiệp đó”. Nó trở thành một loại tài sản vô hình đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong kho tài sản doanh nghiệp và là một trong những công cụ cạnh tranh khá sắc bén. Những doanh nghiệp không có nền văn hóa mạnh khó có thể có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường. Đồng thời, doanh nghiệp có thể tạo ra và tăng uy tín của mình trên thị trường thông qua việc xây dựng và phát triển một nền văn hóa doanh nghiệp mạnh.
Các tập đoàn đa quốc gia có nhiều chi nhánh hoạt động ở nhiều nước trên thế giới, thường phải đối mặt với môi trường kinh doanh đa sắc tộc, đa quốc tịch và đa văn hóa. Để tăng cường sức mạnh và sự liên kết giữa các chi nhánh của các doanh nghiệp đa quốc gia ở các nước khác nhau, các tập đoàn phải có một nền văn hóa đủ mạnh. Hầu như tập đoàn đa quốc gia nào cũng có bản sắc văn hóa riêng của mình và đây được coi là một trong những điều kiện sống còn, một loại vũ khí cạnh tranh lợi hại. Các doanh nghiệp đa quốc gia có mục đích kinh doanh chiến lược, nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng và danh tiếng cao về chất lượng sản phẩm và dịch vụ trên thị trường thế giới. Những kết quả này có thể coi là sản phẩm của quá trình vận động của văn hóa tập đoàn. Tuy nhiên, để đạt được những đỉnh cao của sự thành công đó, các tập đoàn phải mất nhiều thời gian và tiền bạc.
Trên thế giới thì vấn đề xây dựng văn hóa của doanh nghiệp đã được các doanh nghiệp quan tâm đến từ rất lâu đặc biệt là sự thành công của những doanh nghiệp lớn như Coca Cola, Ford, Sony... đều có một phần đóng góp rất quan trọng đó là yếu tố văn hóa. Chính những doanh nghiệp này đã xây dựng được một nền văn hóa tốt đẹp, tạo nên sự sáng tạo của nhân viên và sự gắn bó, sự trung thành... của nhân viên đối với doanh nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa thật sự chú trọng tới nhân tố gắn kết, phát triển con người, chính là yếu tố văn hóa doanh nghiệp. Vì vậy sự phát triển của họ chỉ dừng lại ở một mức nào đó, và ít tạo được dấu ấn riêng cho mình..
Do đó, doanh nghiệp phải hiểu rõ ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp tới sự phát triển doanh nghiệp, cùng những nguyên tắc và quá trình xây dựng văn hóa nói chung, để từ đó tìm ra cách phát triển văn hóa cho riêng mình.
Cùng với sự cạnh tranh gay gắt của ngành kinh doanh thương mại trong nước, Trung tâm thương mại siêu thị BigC Huế cũng không thể tránh khỏi vòng xoáy cạnh tranh khốc liệt đó. Do đó, song song với việc tăng cường quảng bá, giới thiệu để thu hút khách hàng thì doanh nghiệp cũng cần quan tâm và xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp tốt, tạo dựng một môi trường làm việc lý tưởng và thu hút nguồn lao động chất lượng.
Vì vậy đây là lý do để tui chọn đề tài “Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến sự cam kết gắn bó của nhân viên với tổ chức tại siêu thị Big C Huế”
2. Câu hỏi nghiên cứu
- Những khía cạnh nào cấu thành nên văn hóa doanh nghiệp?
- Các khía cạnh văn hóa ảnh hưởng như thế nào đến mức độ cam kết gắn bó của nhân viên đối với siêu thị Big C Huế?
-Những giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp nào cần được áp dụng nhằm nâng cao sự cam kết gắn bó của nhân viên đối với siêu thị Big C Huế?
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung
Đề tài được nghiên cứu nhằm mục tiêu khảo sát mức độ cam kết gắn bó của nhân viên trong siêu thị Big C Huế dưới tác động của các khía cạnh văn hóa doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu cơ bàn trên, đề tài hướng vào vấn đề: kiểm định mối liên hệ giữa các khía cạnh của văn hóa doanh nghiệp và sự cam kết gắn bó với tổ chức của nhân viên. Đề xuất một số giải pháp và định hướng.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về văn hóa doanh nghiệp, sự cam kết gắn bó của nhân viên với tổ chức.
- Phân tích, đánh giá thực trạng văn hóa doanh nghiệp và ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến sự cam kết gắn bó của nhân viên tại siêu thị Big C Huế.
- Đề xuất giải pháp xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp theo hướng nâng cao sự cam kết gắn bó của nhân viên tại siêu thị Big C Huế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Văn hóa doanh nghiệp và sự cam kết gắn bó của nhân viên với siêu thị.
4.2. Đối tượng khảo sát: Nhân viên làm việc tại siêu thị Big C Huế.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: đề tài được thực hiện tại siêu thị Big C Huế, Phường Phú Hội, Tp Huế
- Phạm vi thời gian:
Đề tài sử dụng dữ liệu thứ cấp giai đoạn từ năm 2009-2012.
Đối với các số liệu sơ cấp được thu thập trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2013. Các giải pháp đề xuất cho giai đoạn từ nay đến năm 2015.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
5.1.1. Dữ liệu thứ cấp
Các dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn: sách báo, tạp chí, website, các nghiên cứu đã tiến hành trước đó (xem nguồn ở phần tài liệu tham khảo)
5.1.2. Dữ liệu sơ cấp.
Phỏng vấn trực tiếp nhân viên tại siêu thị Big C Huế bằng phiếu khảo sát.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
5.2.1. Nghiên cứu định tính:
Mục đích của nghiên cứu định tính là tìm hiểu về văn hóa doanh nghiệp của Siêu thị Big C Huế, xem xét khía cạnh văn hóa nào có tác động đến sự cam kết gắn bó của nhân viên với siêu thị.
Dữ liệu của phương pháp định tính được thu thập thông qua phương pháp phỏng vấn trực tiếp một số nhân viên trong siêu thị.
Nội dung phỏng vấn gồm các câu hỏi mở nhằm thu thập những đánh giá, nhận xét của nhân viên về những khía cạnh văn hóa doanh nghiệp, những hoạt động đặc trưng và thường niên của siêu thị.
5.2.2. Nghiên cứu định lượng:
- Kích thước mẫu:
Theo kinh nghiệm, các nhà nghiên cứu cho rằng khi phân tích nhân tố EFA thì kích thước mẫu nên theo tỷ lệ với số biến quan sát, tối thiểu là 1:5, tức là một biến quan sát tương ứng với 5 mẫu. Mô hình đo lường gồm 29 biến quan sát, theo tỷ lệ 1:5 ta có kích thước mẫu là: 29 x 5 = 145 mẫu. Để đảm bảo đủ số mẫu cho nghiên cứu tui đã phát 150 bảng hỏi.
- Phương pháp chọn mẫu:
Đây là giai đoạn nghiên cứu chính thức được thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn nhân viên tại siêu thị Big C thông qua bảng khảo sát chi tiết.Việc chọn mẫu được thực hiện theo phương pháp chọn mẫu xác xuất, cụ thể là phương pháp chọn mẫu hệ thống.
Theo phòng nhân sự của siêu thị Big C, tổng số nhân viên của siêu thị là 285 người. Với mẫu là 150, bước nhảy k được tính như sau:
k= tổng thể/mẫu= 285/150=1,9 xấp xĩ bằng 2
Phiếu khảo sát được phát cho nhân viên tại siêu thị, bằng cách chọn ngẫu nhiên một nhân viên để phát phiếu khảo sát đầu tiên. Sau đó cứ cách đều 02 nhân viên lại chọn 01 nhân viên để phỏng vấn, cứ như thế cho đến khi chọn đủ số đơn vị mẫu là 150.
- Thiết kế bảng hỏi:
Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp.
Phương pháp phỏng vấn trực tiếp được thực hiện thông qua phiếu khảo sát. Các đối tượng được phỏng vấn là nhân viên làm việc tại các phòng, ban, các nhân viên lao động trực tiếp tại siêu thị. Bảng hỏi sử dụng toàn bộ câu hỏi đóng.
Nội dung của bảng hỏi tập trung vào thu thập ý kiến của nhân viên về các khía cạnh của văn hóa tổ chức trong siêu thị và thu thập thông tin về sự cam kết gắn bó của nhân viên đối với tổ chức.
Bảng khảo sát sử dụng thang đo Likert 5 mức độ (1-rất không đồng ý, 2- không đồng ý, 3- trung lập, 4- đồng ý, 5- rất đồng ý).
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links