daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

HIỆU QUẢ ĐA NĂNG CỦA SƠ ĐỒ TƯ DUY


Phần A: MỞ ĐẦU

I. Đặt vấn đề:
1. Thực trạng của vấn đề:
Học ngoại ngữ thật không dễ chút nào. Như chúng ta đã thấy, tiếng mẹ đẻ đôi lúc các em còn chưa nắm vững ngữ pháp cũng như chưa biết chọn lọc, trau chuốt lời văn, câu chữ vì vậy nhiều học sinh rất chán nản, lơ là trong giờ Ngữ văn huống chi là học tiếng nước ngoài. Là giáo viên giảng dạy bộ môn tiếng Anh ở bậc THCS trong 5 năm qua, tui thấy lượng học sinh học yếu ở bộ môn tiếng Anh còn nhiều, chỉ một số ít các em hiểu biết và nói viết lưu loát. Và tui đã nhận ra một số vấn đề khó khăn chính như sau:
1.1. Thực trạng học của học sinh:
a. Không có cơ hội thực hành Tiếng Anh. Mục tiêu chính của một lớp học tiếng Anh theo đường hướng giao tiếp là giúp học sinh có thể giao tiếp bằng ngoại ngữ ngày một tự tin và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, đây cũng chính là điều khiến nhiều giáo viên ngoại ngữ đau đầu vì làm thế nào để đạt được mục tiêu ấy lại là một câu hỏi không dễ trả lời. Thực ra trong chương trình sách giáo khoa đã được soạn theo bốn kĩ năng riêng và cũng có băng đĩa để luyện nghe - nói, tuy nhiên có thể do thời lượng bố trí các tiết học, do điều kiện vật chất của các trường, hay cũng có thể do thói quen của giáo viên mà việc sử dụng băng đĩa gần như là không được áp dụng thường xuyên trong các trường học, kể cả ở thành thị, chứ không nói gì đến nông thôn. Học sinh chủ yếu chỉ được nghe cô hướng dẫn đọc, nhưng ngay cả cô giáo thì không phải lúc nào cũng đúng. Như vậy khó khăn lớn nhất của học sinh chúng ta khi học tiếng Anh có lẽ là do không có môi trường tiếng thực tế. Vì vậy điều then chốt là tạo ra một môi trường tiếng trong lớp học nơi khiến học sinh cảm giác tự tin khi sử dụng tiếng Anh. Tuy nhiên để làm được điều này thật là không dễ đặc biệt đối với tâm lí chung của học sinh chúng ta là rất ngại nói Tiếng Anh vì sợ sai. Điều này có lẽ do bản tính người Việt dễ xấu hổ, nên sợ nếu nói sai thì bị mọi người cười chê, và tốt nhất là giấu dốt.
b. Đa dạng về trình độ học sinh trong lớp. Thật là thách thức cho giáo viên tiếng Anh khi phải giảng dạy ở một lớp học mà trình độ học sinh quá chênh lệch nhau, vì giáo viên sẽ cảm giác rất khó để có thể tìm được một hoạt động chung cho cả lớp. Điều này đôi khi bất khả thi vì một trò chơi hay bài tập có thể là quá khó nhóm này nhưng lại là quá nhàm chán đối với nhóm khác. Do đó, làm cách nào để có thể giúp cho học sinh dễ dàng nắm bắt kiến thức, nhất là đối với học sinh yếu. Ở các em có sự khác biệt về: khả năng tiếp thu bài, phong cách nhận thức, sức khoẻ… so với những học sinh khác. Có lẽ đây là vấn đề không chỉ của riêng ngành giáo dục mà hiện nay cả xã hội cũng đang quan tâm và tìm giải pháp để khắc phục tình trạng này. Để đưa nền giáo dục nước nhà phát triển toàn diện thì người giáo viên không những chỉ biết dạy mà còn phải biết tìm tòi phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, giúp giảm dần khoảng cách về trình độ trong lớp học. Vấn đề nêu trên là khó khăn với không ít giáo viên nhưng ngược lại, giải quyết được điều này là góp phần xây dựng trong bản thân mỗi giáo viên một phong cách và phương pháp dạy học hiện đại, giúp cho học sinh có hướng tư duy mới trong việc lĩnh hội kiến thức.
c. Học sinh không ghi nhớ lâu những điều đã học. Có rất nhiều ý kiến xung quanh việc học thuộc lòng trong quá trình học ngoại ngữ là xấu hay tốt. Nhưng theo kinh nghiệm và quan sát của rất nhiều giáo viên tiếng Anh, ghi nhớ là một trong những phương pháp học tập rất có hiệu quả, giúp cho học sinh có thể học và sử dụng tiếng Anh một cách nhuần nhuyễn và chính xác. Sự ghi nhớ được vận dụng một cách hợp lý có thể giúp học sinh hệ thống hóa những gì mà họ đã được học để áp dụng vào việc giao tiếp thực sự. Bản chất của quá trình học tiếng Anh là học thuộc lòng các luật ngữ pháp, các cấu trúc câu, các từ vựng và nghĩa của chúng. Như thế đủ thấy việc ghi nhớ,
khắc sâu kiến thức trong quá trình học ngoại ngữ là quan trọng đến như thế nào. Mỗi học sinh sử dụng sự ghi nhớ theo rất nhiều cách, từ việc học thuộc ý cho đến việc chép lại bài nhiều lần. Ví dụ một học sinh đã sử dụng sự ghi nhớ như một chiến lược học từ mới. Em tra trong từ điển các từ mới, viết chúng và nghĩa của chúng bằng tiếng Việt vào một quyển vở sau đó ghi nhớ nội dụng của quyển vở đó. Kết quả là học sinh đó đã học được rất nhiều từ. Mặc dù vậy, điều này không có nghĩa là chúng ta tán đồng cách học thuộc lòng như vẹt mà không hiểu gì. Ghi nhớ có hai cách: cách thứ nhất như tui đã nói - học như vẹt. Học sinh có lẽ sẽ rất thuộc bài, sẽ nói làu làu như cháo chảy nhưng khi được hỏi đến những vấn đề liên quan thì không trả lời được. hay chỉ cần quên một ý hay một câu trong bài là họ sẽ quên hết cả bài đó. Cách ghi nhớ này hoàn toàn thụ động và quá lệ thuộc vào từng câu từng chữ của bài. Tuy nhiên, cách nhớ thứ hai mà tui muốn đề cập ở đây chính là một phương pháp học hiệu quả, phương pháp này cũng gần giống như cách học thuộc lòng nhưng phải có sự hiểu sâu về vấn đề được học đồng thời biết vận dụng nó một cách linh hoạt vào trong giao tiếp. Học phải biết ghi nhớ các điểm chính, các từ chủ điểm rồi từ đó suy ra những vấn đề nhỏ hơn và hiểu rằng mình đang học cái gì. Cách ghi nhớ này giúp cho những thông tin cần thiết được lưu lại trong não một cách hệ thống và được sử dụng có hiệu quả trong những ngữ cảnh phù hợp.
d. Học sinh không hứng thú với việc học tiếng Anh. Không chỉ riêng học sinh mà tất cả những người học tiếng Anh đều muốn nói được tiếng Anh một cách trôi chảy. Họ sẽ cảm giác rất sung sướng khi nghĩ rằng mình có thể làm được điều đó. Thế nhưng họ thường không quan tâm đến chính bản thân quá trình học tiếng Anh. Đối với phần lớn học sinh thì việc học tiếng Anh là một điều gì đó các em bị bắt buộc phải làm chứ các em không hề muốn. Học tiếng Anh lúc này đối với học sinh là một nghĩa vụ, và chính điều đó khiến cho các em cảm giác không thoải mái khi học tiếng Anh. Nói ngắn gọn, phần lớn học sinh đều muốn nói được tiếng Anh trôi chảy nhưng lại không thích học. Đây chính là thử thách đầu tiên và cũng là lớn nhất mà một người dạy lẫn người học tiếng Anh phải đối mặt, bởi vì khi một người không thích học tiếng Anh thì chắc chắn sẽ không thể học nó tốt được. “If you don’t love English, English won’t love you back”. Chính vì vậy trách nhiệm của người giáo viên dạy tiếng Anh là phải tìm ra những phương pháp dạy học thích hợp nhằm khơi gợi niềm đam mê học tiếng Anh của học sinh, để các em nhận ra rằng: Nếu muốn trở thành một người học tiếng Anh thành công, thì cần quan tâm đến bản thân chính quá trình học tiếng Anh của mình
e. Học sinh lười tư duy, tìm tòi mở rộng kiến thức. Mọi người đều có kỹ năng tư duy, nhưng không phải ai cũng dùng nó một cách có hiệu quả. Kỹ năng tư duy có hiệu quả khó đạt được ngay nhưng có thể phát triển dần dần. Người có tư duy tốt sẽ thấy được lối ra trong khi người tư duy kém chỉ thấy toàn ngõ cụt. Hiện nay tình trạng học sinh chúng ta thụ động trong việc lĩnh hội kiến thức ở các nhà trường vẫn còn phổ biến. Các em lười tìm tòi, tư duy, mở rộng kiến thức mặc dù các em đang sống trong xã hội hiện đại biến đổi rất nhanh, với sự bùng nổ thông tin, khoa học, kĩ thuật, công nghệ phát triển như vũ bão. Chính vì vậy đã có rất nhiều phương pháp dạy học tích cực ra đời, trong đó người học - đối tượng của hoạt động "dạy", đồng thời là chủ thể của hoạt động "học" - được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp đặt. Được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, người học trực tiếp quan sát, thảo luận, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó nắm được kiến thức kĩ năng mới, vừa nắm được phương pháp "làm ra" kiến thức, kĩ năng đó, không rập theo những khuôn mâu sẵn có, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo. Dạy theo cách này thì giáo viên không chỉ giản đơn truyền đạt tri thức mà còn hướng dẫn cho học sinh phương pháp tư duy, tìm tòi tự học.
f. Học sinh không thích phát biểu trong giờ học. Theo quan điểm của một nhà giáo cho rằng: Không có trò dốt mà chỉ có trò chưa giỏi và nhiệm vụ là của người thầy. Đối với những người thầy giỏi luôn biết cách tạo ra sự sôi nổi cho lớp học, còn những thầy mà yếu kém và kiến thức chưa sâu thì dạy sẽ nhàm chán ngay. Giảng dạy giống như hoạt động nghệ thuật của một nghệ sĩ đòi hỏi người thầy phải tìm tòi và sáng tạo. Đặc biệt với thời đại Internet, nghĩa là kiến thức toàn cầu cho nên giáo viên đừng có nghĩ chỉ cần một số quyển sách là đáp ứng được giảng dạy. Người thầy cần luôn tìm hiểu cập nhật những kiến thức mới để tạo ra sự hứng thú đối với học sinh. Chính vì vậy để một tiết học sôi nổi thì phương pháp và khả năng xây dựng bài giảng của giáo viên đóng vai trò rất quan trọng, một môn học không làm các em hứng thú thì đương nhiên là các em sẽ không muốn phát biểu.
1.2. Thực trạng dạy của giáo viên:
a. Trình độ, năng lực chuyên môn và nghiệp vụ còn yếu: Theo Xukhomlinxki thì người giáo viên cần có kiến thức, có hiểu biết sư phạm, có khả năng dùng lời nói để tác động đến tâm hồn học sinh, có kỹ năng đặc sắc nhìn nhận con người và cảm giác những rung động tinh tế nhất của trái tim con người. Rõ ràng những tiêu chí trên dành cho giáo viên là luôn luôn cần trong mọi thời đại. Tuy nhiên hiện nay năng lực giáo viên ngoại ngữ còn nhiều hạn chế. Theo kết quả đánh giá của các tổ chức quốc tế như Hội đồng Anh, Trung tâm giáo dục Apollo về trình độ tiếng Anh theo tiêu chuẩn quốc tế của 20 nước được khảo sát thì học sinh Việt Nam xếp thứ 8/20 về khả năng viết và đọc, nhưng lại xếp thứ 18-19/20 về khả năng nghe, nói. Trong khi đó giáo viên ngoại ngữ còn nói tiếng Anh theo giọng Việt nên người nước ngoài nghe câu hiểu câu không. Chính vì vậy thì làm sao học sinh chúng ta có thể học tốt được. Có lẽ xuất phát từ thực tế đó mà Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển đã từng chia sẻ rằng: khó khăn lớn nhất của đề án ngoại ngữ quốc gia là thiếu giáo viên có chất lượng và mỗi giáo viên phải nhận thức được rằng yếu về năng lực là còn nợ với học sinh.

b. Chưa có phương pháp dạy học phù hợp: Xét trên một phương diện nào đó có thể thấy rằng mọi phương pháp dạy học đều có chung mục đích là làm sao cho người thầy và người học thấy được ngôi trường mình đang học và giảng dạy chính là ngôi nhà thứ hai của mình, thấy được sự ấm áp trong quan hệ thầy trò, không có sự áp đặt và là nơi để học sinh phát huy được khả năng sáng tạo, tư duy của mình. Ở đó học sinh thấy được sự hứng khởi để tìm tòi cái mới, nhận được sự đồng thuận và khuyến khích nơi giáo viên cũng như tập thể nhà trường. Trong giai đoạn hiện nay, mỗi trường đều có những phương pháp dạy học riêng để đạt được hiệu quả trong công tác giảng dạy. Tuy nhiên, chung quy lại thì vấn đề lớn nhất ở đây chính là phương pháp tiếp cận của giáo viên đối với học sinh còn rất hạn chế, còn quá cứng nhắc dẫn đến sự buồn chán trong việc dạy và học tại các nhà trường.

c. Lương cho giáo viên chưa đáp ứng được với mức sống hiện tại: Mấy năm gần đây ngành giáo dục đã có nhiều cố gắng để từng bước triển khai nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Từ “Nói không với tiêu cực trong thi cử” và “Nói không với việc chạy theo thành tích” mà ngành giáo dục thường gọi “hai không” tiếp sau đó là “nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo; nói không với ngồi nhầm lớp; nói không với đào tạo không theo nhu cầu xã hội... Và đến bây giờ là cải tiến phương pháp giảng dạy của giáo viên... Tuy nhiên một vấn đề quan trọng nữa gắn liền với chất lượng giáo dục cũng đã được nhắc nhiều lần nhưng chưa giải quyết được bao nhiêu, đó là: lương cho giáo viên. Thật vậy, lương cho giáo viên quá thấp, chưa đáp ứng được với mức sống hiện tại. Giáo viên ngoài giờ dạy ở trường phải làm những công việc khác nhau để tăng thu nhập và phổ biến nhất là mở các lớp dạy thêm ở nhà. Do vậy việc đầu tư vào giảng dạy, nâng cao kiến thức sẽ giảm dần hiệu quả và cứ thế những kiến thức của thầy giáo truyền từ năm này qua năm khác vẫn thế, không có gì thay đổi hay thay đổi rất ít.
Đây là những vấn đề trọng tâm mà tui muốn đề cập trong phần nội dung của giải pháp mới. Qua đó nhằm trình bày giải pháp mới phần nào giúp khắc phục tình trạng dạy và học tiếng Anh ở các nhà trường hiện nay.
2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới:

A. MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề
1. Thực trạng của vấn đề………………………………………………………………..1
2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới……………………………………………....5
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài………………………………………………………..6
II. Phương pháp tiến hành
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn ……………………………………………………………6
2. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp………………………………….8
B. NỘI DUNG
I. Mục tiêu……………………………………………………………………………9
II. Mô tả giải pháp của đề tài
1. Thuyết minh tính mới
1.1. Sơ đồ tư duy là gì?.....................................................................................................9
1.2. Cách tiến hành vẽ sơ đồ tư duy................................................................................10
1.3. Vận dụng ‘sơ đồ tư duy ‘ trong các tiết học cụ thể
a/ Áp dụng ‘ sơ đồ tư duy’ vào phần kiểm tra bài cũ học sinh.....................................10
Unit 13 : FESTIVALS ( Listen and Read)………………………………..……11
Unit 10: RECYCLING ( Listen and Read)……………………………………13
b/ Áp dụng ‘ sơ đồ tư duy trong phần ‘ Lead –in”…………………………………….15
Unit 8: COUNTRY LIFE AND CITY LIFE ( Listen and Read)…………….15
Unit 2: MAKING ARRANGEMENTS ( Read)……………………………..18
c/ Áp dụng ‘sơ đồ tư duy” trong phần “Pre…….”………………………………...…..20
Unit 4: OUR PAST ( Speak)…………………………………………………..20
d/ Áp dụng “sơ đồ tư duy” trong phần “While……..”…………………...……………23
Unit 13: FESTIVALS ( Read)………………………………………………….23
Unit 6: THE YOUNG PIONEERS CLUB ( Listen and Read)……………….25
e/ Áp dụng “sơ đồ tư duy “ trong phần “Post…….” hay “ Pre – practice”……………27
Unit 11: TRAVELING AROUND VIET NAM (Read)……………………….27
Unit 13: FESTIVALS (Listen)…………………………………………………30
f/ Áp dụng “sơ đồ tư duy” trong phần “ Consolidation”………..…………………….32
Unit 5: STUDY HABITS (Language fucus )………………………………….32
Unit 3: AT HOME (Read)…………………………………………………….34
2. Khả năng áp dụng:...................................................................................................36
3. Lợi ích kinh tế- xã hội …………………………………………………………….36
C. KẾT LUẬN…………………………………………………………………37
* Đề xuất, kiến nghị……………………………………………………………………38
* Tài liệu tham khảo…………………………………………………………………...40

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Áp dụng thuật toán best first search vào tìm đường đi từ một điểm đến một điểm khác trong bản đồ của một xã Công nghệ thông tin 0
D Áp Dụng Phương Pháp Thảo Luận Nhóm Trong Dạy Học Đọc - Hiểu Văn Bản Truyện Dân Gian Luận văn Sư phạm 0
T Áp dụng kỹ thuật phân tích ngữ nghĩa tiềm ẩn trong đối sánh văn bản Công nghệ thông tin 0
D So sánh giữa 2 loại văn bản: văn bản áp dụng pháp luật và văn bản quy phạm pháp luật Luận văn Luật 0
U Một số thuật toán Bayes phân lớp đa nhãn và áp dụng vào phân lớp văn bản đa nhãn lĩnh vực điện tử Hệ Thống thông tin quản trị 0
V Nghiên cứu công nghệ khai phá dữ liệu văn bản áp dụng cho các trang tin tức trên các thiết bị cầm tay (PDAS & SMARTPHONES) Công nghệ thông tin 0
N Nghiên cứu cải tiến phương pháp phân loại văn bản tự động và áp dụng trong xử lý văn bản tiếng Việt Công nghệ thông tin 0
X Một số vấn đề cơ bản của luật bảo hiểm hàng hải Anh năm 1906 và việc áp dụng trong thực tiễn Luận văn Luật 2
Y Áp dụng lý thuyết về liên kết văn bản trong việc dạy đọc hiểu tiếng Anh cho học viên học Tiếng Anh như một ngoại ngữ Ngoại ngữ 0
B Một số giải pháp cơ bản trong việc áp dụng chính sách kinh tế mới với công cuộc đổi mới ở Việt Nam Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top