daigai

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 5
PHẦN 1: DẪN LUẬN 7
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 7
1.1. Khái niệm “khảo cổ học” 7
1.2. Mối quan hệ của khảo cổ học với các ngành khoa học khác 8
Câu hỏi ôn tập 10
CHƯƠNG 2: DI TÍCH KHẢO CỔ VÀ VĂN HÓA KHẢO CỔ 11
2.1. Các loại di tích khảo cổ 11
2.2. Tầng văn hóa 11
2.3. Văn hóa khảo cổ 14
Câu hỏi ôn tập 15
CHƯƠNG 3: ĐIỀU TRA VÀ KHAI QUẬT KHẢO CỔ 16
3.1. Điều tra khảo cổ 16
3.2. Khai quật khảo cổ 17
Câu hỏi ôn tập 19
CHƯƠNG 4: CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHẢO CỔ HỌC TRONG PHÒNG20
4.1. Chỉnh lý tài liệu 20
4.2. Hoàn thành báo cáo 22
4.3. Nghiên cứu tổng hợp 22
Câu hỏi ôn tập 22
CHƯƠNG 5: SƠ LƯỢC LỊCH SỬ KHẢO CỔ HỌC THẾ GIỚI VÀ KHẢO CỔ HỌC VIỆT NAM 23
5.1. Sơ lược lịch sử khảo cổ học thế giới 23
5.2. Sơ lược lịch sử khảo cổ học Việt Nam 25
Câu hỏi ôn tập 28
CHƯƠNG 6: VÀI NÉT VỀ NGUỒN GỐC LOÀI NGƯỜI 29
6.1. Những quan điểm khác nhau về nguồn gốc loài người 29
6.2. Những điểm giống và khác nhau giữa người và động vật 30
6.3. Các giống vượn người cổ trên thế giới 30
6.4. Các giống người cổ trên thế giới 31
6.5. Các đại chủng trên thế giới 33
3
6.6. Nguyên nhân và động lực của quá trình chuyển biến từ vượn thành người 33
Câu hỏi ôn tập 35
PHẦN II: CÁC THỜI ĐẠI KHẢO CỔ 36
CHƯƠNG 7: THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ 36
7.1. Khái niệm các thời đại khảo cổ và niên đại 36
7.2. Thời đại đồ đá cũ 36
7.3. Thời đại đồ đá giữa 42
7.4. Thời đại đồ đá mới 44
Câu hỏi ôn tập 55
CHƯƠNG 8: THỜI ĐẠI ĐỒ ĐỒNG 56
8.1. Đại cương về thời đại đồ đồng 56
8.2. Thời đại đồ đồng thau ở Việt Nam 61
Câu hỏi ôn tập 71
CHƯƠNG 9: SƠ KỲ THỜI ĐẠI ĐỒ SẮT 72
9.1. Đại cương về thời đại đồ sắt 72
9.2. Sơ kỳ thời đại đồ sắt ở Việt Nam 75
Câu hỏi ôn tập 85
CHƯƠNG 10: KHẢO CỔ HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM 86
10.1. Vai trò của khảo cổ học lịch sử trong nghiên cứu lịch sử Việt Nam 86
10.2. Các loại di tích, di vật khảo cổ học lịch sử 86
10.3. Khảo cổ học Chămpa 102
10.4. Khảo cổ học Óc Eo 106
Câu hỏi ôn tập 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO 110















4
LỜI NÓI ĐẦU


Ngay từ những ngày đầu thành lập bộ môn Lịch sử tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, “Khảo cổ học” đã được đưa vào giảng dạy. Đây là một môn học cơ sở trong chương trình đào tạo và giữ một vị trí quan trọng trong việc giáo dục, bồi dưỡng tư tưởng, cung cấp kiến thức cơ bản về khoa học khảo cổ, rèn luyện phương pháp học tập, phương pháp nghiên cứu cho toàn sinh viên.
Những thành tựu khảo cổ trong khoảng 60 năm qua là rất to lớn, nó được đúc kết trong rất nhiều giáo trình và sách chuyên khảo, đáng kể là Giáo trình “Cơ sở khảo cổ học” do Bộ môn Khảo cổ học của trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn biên soạn, “Sơ yếu khảo cổ học nguyên thủy Việt Nam” do Hà Văn Tấn và Trần Quốc Vượng biên soạn vào năm 1961, Giáo trình “Cơ sở Khảo cổ học” do Hà Văn Tân, Trần Quốc Vượng, Diệp Đình Hoa biên soạn vào năm 1975, gần đây nhất có lẽ phải kể tới Giáo trình “Cơ sở Khảo cổ học” do PGS.TS Hán Văn Khẩn chủ biên năm 2008. Trong suốt những thời gian qua, đây là những tài liệu cơ bản cho quá trình giảng dạy và học tập và nghiên cứu khảo cổ.
Nhưng những lượng tri thức trong sách là rất lớn, và khá phức tạp. Với mong muốn cô đọng những tri thức một cách vừa tổng hợp vừa có chiều sâu, đồng thời tạo dựng khung kiến thức cơ bản cho sinh viên, phục vụ hiệu quả cho việc học tập bộ môn Khảo cổ học, với lượng 2-3 tín chỉ của sinh viên khoa Lịch sử trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, chúng tui biên soạn cuốn giáo trình này.




























5


















































6
PHẦN 1: DẪN LUẬN CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1.1. Khái niệm “khảo cổ học”
Khảo cổ học là một khoa học trẻ tuổi, nhưng có sức phát triển rất nhanh chóng.
*) Chiết tự từ:
Thuật ngữ “Khảo cổ học” (archéologie, archaeology…) theo tiếng Hy Lạp gồm có “arkhaios” (cổ xưa) và “logos” (khoa học, ngôn luận), nếu hiểu theo lối “duy danh định nghĩa” thì Khảo cổ học là Khoa học, môn học về thời cổ. Cách hiểu này không phản ánh được đầy đủ bản chất cũng như mục đích của Khảo cổ học. Nhà triết học Platon là người đầu tiên dùng thuật ngữ này để chỉ lịch sử thời cổ nói chung.
Có nhiều quan niệm khác nhau trong việc giải thích thuật ngữ Khảo cổ học: Khảo cổ học thuộc về khoa học tự nhiên; khảo cổ học là một ngành của lịch sử nghệ thuật; khảo cổ học là một khoa học nghiên cứu về thời tiền sử và thời cổ đại…; có người cho Khảo cổ học chỉ là một môn học phụ phù trợ cho Sử học; một số khác lại có cách gọi hài hước Khảo cổ học là “khoa học về những chiếc bình vỡ”.
Những quan điểm trên đây không phản ánh đúng bản chất của Khảo cổ học: nó không phải là một môn học phụ của Sử học, cũng không phải là môn khoa học độc lập với Sử học. Khảo cổ học và Sử học là hai nhánh độc lập nhưng thống nhất của Khoa học Lịch sử. Hay: Khảo cổ học là một ngành của Khoa học Lịch sử.
*) Khoa học Lịch sử có hai loại sử liệu chính:
Sử liệu bằng chữ viết (bia ký, sách vở…): chỉ bao gồm phần lịch sử từ 5-6 nghìn năm trở lại đây, đó là khi con người bước vào thời kỳ “lịch sử thành văn”. Loại tài liệu này có nhiều ưu điểm: trực tiếp nói lên tiếng nói của quá khứ, rất phong phú và dễ hiểu. Tuy nhiên, loại tài liệu này bị hạn chế bởi lập trường, quan điểm của người viết; nội dung thường thiên về đời sống vua chúa và chiến tranh; còn đời sống nhân dân, tình hình văn hoá và kinh tế thì rất ít được đề cập.
Sử liệu bằng vật thật (dụng cụ, di tích…): phải do những nhà chuyên môn nghiên cứu: đó là những nhà Khảo cổ học.
Khảo cổ học có những ưu điểm sau:
Một là, khảo cổ học có khả năng nghiên cứu thời kỳ lịch sử dài dặc của loài người từ khi con người xuất hiện đến khi con người bước vào thời kỳ “lịch sử thành văn”.
Hai là, tài liệu khảo cổ học mang tính khách quan và toàn diện. Tài liệu bằng chữ viết đã không nhiều, mà trải qua quá trình lịch sử thì còn lại tới ngày nay càng ít hơn.
Ba là, tồn tại vô tận trong lòng đất. Nhiều hiện tượng lịch sử không để lại một dấu vết gì trong các cuốn sử cũ nhưng luôn hiện hữu trong lòng đất.
Bên cạnh rất nhiều ưu điểm, khảo cổ học vẫn còn một số hạn chế:


7
Tài liệu khảo cổ học là những tài liệu câm, khó hiểu và có nhiều hiện vật còn nhiều điều bí ẩn, chưa lý giải được (VD: chữ hình nòng nọc…)
Các tư liệu khảo cổ học (di tích, di chỉ, các hiện vật…) phân bố rải rác và khó xác định (do ảnh hưởng của quá trình vận động của trái đất, khí hậu, xã hội…)
*) Khái niệm:. Khảo cổ học là một ngành của Khoa học Lịch sử, nó nghiên cứu quá khứ của loài người căn cứ vào những sử liệu bằng vật thật.
*) Nhiệm vụ: thu lượm, miêu tả, phân tích và nghiên cứu những di tích, di vật quá khứ của loài người còn để lại đến ngày nay.
Trên cơ sở nghiên cứu các di tích đó, Khảo cổ học khôi phục lại mọi mặt của đời sống loài người trong lịch sử. Phần lớn các di tích khảo cổ đều bị chôn vùi dưới mặt đất, hiện nay mới chỉ có một số ít di tích được các nhà khảo cổ phát hiện ra. Vì vậy các nhà khảo cổ dùng nhiều thời gian vào việc khai quật khảo cổ. Người ta thường gọi nhà khảo cổ là nhà sử học được trang bị bằng cuốc xẻng; nhưng chỉ có cuốc và xẻng thôi thì không đủ, mà cần có sự nhận thức về những quy luật chung của lịch sử.
1.2. Mối quan hệ của khảo cổ học với các ngành khoa học khác
Nghề làm đồ trang sức: Nhất là trang sức bằng vàng. Đã tìm thấy nhiều di chỉ xưởng ở các khu dân cư lớn như Óc Eo-Ba Thê (An Giang), Nền Chùa, Cạnh Đền (Kiên Giang)… Đồ trang sức bằng vàng có rất nhiều loại, được chế tác bằng nhiều kỹ thuật khác nhau. Đồ sộ nhất là bộ sưu tập tại di tích Đá Nổi (317 hiện vật).
Ngoài đồ trang sức bằng vàng còn có nhiều loại bằng đá quý, thuỷ tinh gồm các loại hạt chuỗi, cườm tấm, hạt chuỗi lưu li, thạch anh.
107
Các kỹ thuật chế tác đồ trang sức bản địa hay ngoại nhập cùng đồng hành tạo nên một bức tranh sinh động về sử dụng và sản xuất đồ trang sức giai đoạn này.
Nghề gia công kim loại màu: Nhất là hợp kim thiếc cũng rất độc đáo. Dấu tích xưởng sản xuất cho thấy ở Óc Eo-Ba Thê, Đá Nổi, Cạnh Đền. Đồ thiếc phong phú đa dạng đến mức, có người coi văn hoá này là văn hoá đồ thiếc.
Nghề chế tác đá: Bao gồm chế tác đồ gia dụng và điêu khắc đá cũng rất phát triển. Đồ gia dụng có các loại hình cối, chày, bàn nghiền (pesani)… Các bức tượng và linh vật liên quan đến Phật giáo, Hindu giáo và những chủ đề tín ngưỡng khác được tìm thấy ở hầu hết các di tích.
10.4.4. Nhà ở, đi lại và sản xuất nông nghiệp, buôn bán
Nhà ở có hai loại chính là nhà sàn và nhà trên nền đất đắp cao, đi lại bằng thuyền, ngựa, voi…. Từ đây, chúng ta có thể phác thảo mô hình ở và đi lại của người dân như sau:
Ở vùng cao: nhà lá - bầu nước - đường lộ - xe cộ.
Ở vùng trũng: nhà sàn, nhà nền đất đắp - kênh đào - ghe thuyền.
Người Óc Eo trồng trọt trên nhiều loại thổ nhưỡng khác nhau, chủ yếu họ trồng lúa. Hình thành những trang trại lớn, có vườn tược, kênh đào. Ngoài cây lúa, họ còn trồng dừa, mía, cau và nhiều loại cây quả khác. Hoạt động chăn nuôi thuần dưỡng khá phát triển. Ở các di tích đã tìm thấy nhiều di cốt động vật như trâu, bò, lợn, chó…
Ngoài các hoạt động sản xuất nói trên, hoạt động trao đổi buôn bán đặc biệt phát triển trong văn hoá Óc Eo, nhiều cảng thị lớn, khu đô thị, nhiều chợ… đã được phát hiện. Cư dân văn hoá Óc Eo đã tham gia tích cực vào mạng lưới trao đổi buôn bán bằng đường biển nối từ Đông sang Tây.
Trang phục của cư dân Óc Eo khá phong phú về kiểu, nam mặc khố, nữ mặc váy. Từ tượng thần đến tượng người đều có kiểu ăn vận như thế. Người giàu có dùng trang sức vàng bạc, kim cương, đá quý; người cùng kiệt đeo trang sức bằng đồng, thiếc, các loại hợp kim chì, thuỷ tinh, đất nung…
Đời sống tôn giáo rất phát triển. Đạo Hindu, du nhập từ Ấn Độ vào đây đã nhanh chóng chiếm vị thế quan trọng. Các thần Shiva, Vishnu được thờ ở nhiều nơi, trong đó Linga một hoá thân hay biểu tượng của thần Shiva được thờ phổ biến. Cùng với đạo Hindu, cư dân Óc Eo còn theo Phật giáo.
Cả hai tôn giáo này đều in đậm dấu vết trong nghệ thuật tạo hình. Nghệ thuật tạo hình Óc Eo chủ yếu là tượng tròn, lúc đầu là tượng tròn bằng gỗ, về sau là tượng tròn bằng đá.
Chữ viết đã được cư dân Óc Eo sáng tạo, mà người ta gọi là chữ viết của thần Brahmī, theo ngôn ngữ Sanskrit, giống với chữ Pallava Ấn Độ. Loại chữ này được dùng từ thế kỷ II đến thế kỷ V AD.
Văn hoá Óc Eo hình thành, phát triển và lụi tàn trong quãng thời gian từ thế kỷ I đến thế kỷ VIII AD. Những nghiên cứu và những khám phá khảo cổ học gần đây chủ nhân văn hoá Óc Eolà cư dân nói tiếng Nam Đảo.



108
10.4.5. Nguồn gốc của văn hoá Óc Eo
Những yếu tố văn hoá Sa Huỳnh ở cực Nam Trung bộ có đóng góp không nhỏ vào sự hình thành văn hoá Óc Eo. Những nguồn bản địa nữa tham góp vào quá trình này là những di tích thời đại kim khí ở lưu vực sông Vàm Cỏ, sông Cửu Long. Tham gia vào sự hình thành nền văn hoá này còn có nhiều yếu tố ngoại sinh khác, mà điển hình là tiếp xúc, trao đổi và tiếp biến với văn hoá Ấn Độ.
Do sự tàn phá của một số lực lượng thù địch từ bên ngoài, cả vùng đồng bằng Nam bộ trở nên hoang phế, thành vùng đầm lầy rộng lớn vào nửa sau thế kỷ VIII. Những nguyên nhân khác như cơ cấu xã hội không thay đổi kịp với nhu cầu phát triển của thời đại, sự thay đổi tuyến hàng hải trong khu vực và biến đổi môi trường tự nhiên làm cho văn hoá Óc Eo dần suy giảm và vùng đồng bằng này mất đi vị thế và vai trò của mình.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Top