LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
Bài tập lớn xã hội học

Trang
LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………...2
NỘI DUNG
I. Định nghĩa dư luận xã hội………………………………………………………..2
II. Các bước hình thành dư luận xã hội……………………………………………..2
2.1. Giai đoạn hình thành thuộc ý thức cá nhân
2.2. Giai đoạn trao đổi thông tin giữa mọi người
2.3. Giai đoạn tranh luận có tính chất tập thể về các vấn đề quan trọng
2.4. Giai đoạn đi từ dư luận xã hội đến thành công thực tiễn
III. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành dư luận xã hội……………………....5
3.1. Tính chất của các sự kiện, sự việc, hiện tượng xã hội, quá trình xã hội đang
diễn ra trong xã hội
3.2. Hệ tư tưởng, trình độ học vấn, kiến thức, hiểu biết, kinh nghiệm thực tế xã hội
của con người.
3.3. Thông tin đại chúng
3.4. Những nhân tố thuộc về tâm lí xã hội
IV. Tác dụng của dư luận xã hội đối với lĩnh vực pháp luật…………………….....7
4.1. Sự tác động của dư luận xã hội đến hệ tư tưởng pháp luật.
4.2. Sự tác động của dư luận xã hội đến tâm lý pháp luật.
4.3. Sự tác động của dư luận xã hội đối với hoạt động xây dựng pháp luật

KẾT LUẬN……………………………………………………………..12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………….....13

LỜI MỞ ĐẦU
Trong cuộc sống hàng ngày, trên các sách báo, tạp chí, trên các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta vẫn thường bắt gặp những từ ngữ như “dư luận”, “dư luận xã hội’, “dư luận trong nước”….Vậy dư luận xã hội là gi? Dư luận xã hội là hiện tượng thuộc lĩnh vực tinh thần của xã hội. Dư luận xã hội đã xuất hiện và tồn tại từ lâu trong lịch sử, nó hình thành, tồn tại và phát triển của bản thân xã hội loài người
NỘI DUNG
I.Định nghĩa dư luận xã hội
Dư luận xã hội là hiện tượng tinh thần của xã hội, là hiện tượng phức tạp nên khó có thể lột tả hết được nội hàm của nó trong một số dòng định nghĩa ngắn gọn. Kết hợp vai trò, ý nghĩa thực tiễn của dư luận xã hội, có thể định nghĩa dư luận xã hội như sau: “ Dư luận xã hội là tập hợp các ý kiến, thái độ có tính chất phán xét, đánh giá của các nhóm xã hội hay của xã hội nói chung trước những vấn đề mang tính thời sự, có liên quan tới lợi ích chung, thu hút được sự quan tâm của nhiều người và được thể hiện trong các nhận định hay hành động thực tiễn của họ”.
Như vậy, dư luận xã hội không phải là ý kiến của cá nhân một con người cụ thể mà là ý kiến đánh giá phán xét chung của nhiều người trong xã hội thông qua trao đổi, bàn bạc, tác động qua lại giữa các ý kiến.
II.Các bước hình thành dư luận xã hội
2.1.Giai đoạn hình thành thuộc ý thức cá nhân
Trong xã hội hàng ngày hàng giờ có rất nhiều các sự việc, sự kiện, hiện tượng xảy ra xung quanh chúng ta. Các các nhân trong cộng đồng xã hội được tiếp xúc với những thông tin đó bằng nhiều cách khác nhau: trực tiếp chứng kiến, nghe kể lại….Từ đó họ tìm kiếm, sưu tập thêm thông tin, trao đổi những thông tin đó cho những người khác, mỗi người sẽ có những suy nghĩ, quan điểm, tình cảm, nhận định, những ý kiến ban đầu về những khía cạnh khác nhau của sự việc, sự kiện đó. Đây là những ý kiến, suy nghĩ riêng của từng người nên thuộc lĩnh vực ý thức cá nhân.
2.2. Giai đoạn trao đổi thông tin giữa mọi người
Trong giai đoạn này, các ý kiến của cá nhân sẽ được đưa ra chia sẻ, trao đổi và bàn luận trong một nhóm xã hội cụ thể cùng quan tâm tới vấn đề đó. Qúa trình thảo luận trong nhóm xã hội nảy dựa trên cơ sở lợi ích chung của cả nhóm và hệ thống các giá trị, chuẩn mực xã hội đang chi phối các khuôn mẫu tư duy và khuôn mẫu hành vi cuả các thành viên trong nhóm. Thông qua quá trình trao đổi, bàn luận các suy nghĩ, các ý kiến của các cá nhân với nhau xung quanh đối tượng của dư luận, mọi người được tiếp nhận thêm các thông tin mà mình chưa biết về đối tượng, trình bày suy nghĩ của mình cũng như lắng nghe các quan điểm của những người khác về vấn đề đang trao đổi. Từ những trao đổi đó, cá nhân tự hoàn thiện các thông tin mà mình có được về đối tượng, có cái nhìn tổng quát nhất cũng như đưa ra những nhận định đúng đắn nhất về vấn đề tranh luận; nhóm xã hội cùng tranh luận vấn đề này sẽ tập hợp những nhận xét của các cá nhân để đưa ra nhận xét chung nhất, quan điểm thể hiện ý kiến của cả nhóm. Như vâỵ, ở giai đoạn này ý kiến đã được trao đổi chuyển dần từ lĩnh vực ý thức cá nhân sang lĩnh vực ý thức xã hội.
2.3. Giai đoạn tranh luận có tính chất tập thể về các vấn đề quan trọng.
Các thông tin, vấn đề không quan trọng, không phù hợp hay những thông tin nhiễu về đối tượng sẽ bị loại bỏ trong giai đoạn này. Bởi các thông tin này gây lãng phí thời gian, khiến các thông tin quan trọng, phức tạp bị mờ nhạt, không được quan tâm thỏa đáng dẫn đến không giải quyết, không đưa ra được nhận xét cuối cùng có tính chất quan trọng nhất hay đưa ra nhưng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố phụ đối với vấn đề đem ra tranh luận. Các nhóm cần trao đổi, tranh luận với nhau về những nội dung quan trọng, mang tính chất cốt lõi, đưa ra các ý kiến khác nhau và thống nhất lại xung quanh các quan điểm cơ bản, những quan điểm nào hợp lý cần được công nhận, những ý kiến nào chưa có cơ sở, thiếu xác thực thì phải loại bỏ, cùng tìm đến những điểm chung trong quan điểm và ý kiến. Từ đó hình thành cách phán xét, đánh giá chung thỏa mãn được ý chí của đại đa số các thành viên trong cộng đồng người. Cơ sở cho quá trình tranh luận này vẫn là lợi ích chung va hệ thống các giá trị, chuẩn mực xã hội chung cùng được các nhóm xã hội chia sẻ và thừa nhận.
2.4. Giai đoạn đi từ dư luận xã hội đến thành công thực tiễn
Những đánh giá, phán xét chung từ các giai đoạn trước không phải chỉ hình thành rồi để đấy mà trên thực tế các nhóm xã hội và cộng đồng xã hội đi tới hành động thực tiễn, thống nhất, đề xuất những kiến nghị, những biện pháp hoạt động thiết thực nhất trước thực tế cuộc sống nhất định.
III. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành dư luận xã hội
Sự hình thành dư luận xã hội phụ thuộc vào nhiều điều kiện, yếu tố khác nhau, cả chủ quan và khác quan về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, trình độ nhận thức, tâm lí xã hội….Dưới đây là những yếu tố chính tác động đến sự hình thành dư luận xã hội:
3.1. Tính chất của các sự kiện, sự việc, hiện tượng xã hội, quá trình xã hội đang diễn ra trong xã hội

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top