yuumi_yuumiko

New Member
Nguyên nhân của chứng suy nhược cơ thể



Có thể nhận biết triệu chứng này dựa vào một số biểu hiện như: thiếu máu do thiếu sắt, hạ đường huyết, dị ứng với nhiều yếu tố môi trường, suy giảm miễn dịch, thay đổi nồng độ hormon của vùng dưới đồi, tuyến yên, hay tuyến thượng thận, huyết áp thấp mạn tính.



SNCT là kết quả của hiện tượng tự miễn đáp ứng với quá trình viêm mạn tính của các đường dẫn truyền thần kinh, có thể do nhiễm virut gây biến chứng suy giảm miễn dịch. SNCT có thể xảy ra sau những bệnh lý nhiễm khuẩn như cúm, viêm phế quản, viêm gan hay nhiễm khuẩn đường ruột; có thể xảy ra trong khi hay ngay sau một stress nặng; hay SNCT không hề có nguyên nhân cụ thể rõ ràng nào.



SNCT bòn rút sức lực và năng lượng của bệnh nhân, có thể phục hồi sau nhiều năm. SNCT phổ biến ở nữ hơn nam, thường gặp ở độ tuổi 25 – 45, tuy nhiên có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Nhưng đa số trường hợp, SNCT không có nguyên nhân hay những bệnh cụ thể nào nặng nề đã mắc trước đó.



Biểu hiện của suy nhược cơ thể



Suy nhược cơ thể có thể kéo dài nhiều tháng đến vài năm và xuất hiện thường xuyên không có dấu hiệu báo trước, thường có các triệu chứng là: mất khả năng tập trung công việc, suy giảm trí nhớ rõ rệt; đau cổ họng; các hạch bạch huyết ở cổ, nách hơi to và đau; đau nhức khớp di chuyển từ khớp này đến khớp khác mà không có dấu hiệu viêm khớp như sưng, nóng, đỏ, đau; đau cơ không rõ nguyên nhân; rối loạn giấc ngủ; có thể nhức đầu nặng hay vừa; cơ thể suy kiệt mau chóng chỉ sau những công việc bình thường hay trong sinh hoạt hằng ngày.



Đồng thời ở bệnh nhân SNCT xuất hiện nhiều triệu chứng khác như: đau bụng, đau ngực, phù, ho kéo dài, tiêu chảy hay táo bón, chóng mặt, nhịp tim không đều, đau tai, đau hàm, mỏi hàm, buồn nôn, đổ mồ hôi trộm ban đêm, thở nông, mệt, sụt cân, thay đổi tâm lý như trầm cảm, dễ cáu kỉnh, lo âu...



Các triệu chứng thường nặng trong vòng 1-2 tháng đầu, sau đó tiến triển theo 3 trường hợp: một số bệnh nhân khỏi bệnh hoàn toàn; một số bệnh nhân khác không thể phục hồi; đa số bệnh nhân có cải thiện dần dần, các triệu chứng giảm dần, song không trở về thể trạng như lúc ban đầu chưa mắc bệnh.



Đề phòng suy nhược cơ thể



Bệnh nhân được hướng dẫn cách kiểm soát các triệu chứng suy nhược nhằm cải thiện chức năng các cơ quan cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống. Tăng cường về dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ, dùng các thuốc phục hồi sức khỏe nhằm giúp bệnh nhân thấy cuộc sống thoải mái hơn, lạc quan, yêu đời hơn. Cố gắng giữ gìn sức khỏe bình thường, có thể theo các cách sau: chú ý giảm stress, tránh hay giảm tress gắng sức và tâm lý. Nên có thời gian thư giãn mỗi ngày. Đừng nên thay đổi thói quen hay nhịp độ làm việc hàng ngày. Ngủ đủ giấc là hết sức cần thiết. Hãy tập thói quen vào giường ngủ cùng giờ mỗi ngày, nên ngủ sớm, tạo không gian yên tĩnh cho giấc ngủ.



Duy trì tự rèn luyện thân thể thường xuyên, khởi đầu tập thể dục có thể làm bạn mệt mỏi, đau cơ khớp nhiều hơn, nhưng đừng nên ngưng tập, vì rèn luyện điều độ giúp cải thiện các triệu chứng rất nhiều. Sắp xếp công việc và cuộc sống, tránh làm việc quá nhiều vào một ngày mà nên làm việc nhẹ nhàng, vừa sức hằng ngày bạn sẽ thấy khỏe khoắn và thoải mái. Xây dựng một lối sống lành mạnh, chế độ ăn cân bằng, hạn chế rượu, cà phê, bỏ thuốc lá, thư giãn và tập thể dục hằng ngày, tìm những công việc phù hợp với sở thích và sức lực của bản thân.



Theo Sức khỏe & Đời sống
 

bigsun2007

New Member
Hầu như ai cũng đã từng mắc chứng này do làm việc hay thậm chí là suy nghĩ quá nhiều. Những lúc thế này bạn nên nghỉe ngơi, thư giãn bằng động tác thể dục nhẹ kếthowpj với uống sinh tốt hay bổ sung vitamin tổng hợp.Mình hay uống ênvon C nhưng không uống liều cao và quá dài

Yêu lắm cơ, nhìn là muốn...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top