dragon1995ZM_nguyenvuson
New Member
Link tải miễn phí luận văn
Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cơ bản về địa vị pháp lý của Ban kiểm soát trong cơ cấu quản trị nội bộ của công ty cổ phần. Phân tích và đánh giá thực trạng các quy định pháp luật về Ban kiểm soát trong pháp luật về công ty cổ phần ở Việt Nam hiện nay các quy định pháp luật hiện hành liên quan tới tổ chức và hoạt động của Ban kiểm soát tại Việt nam. Nghiên cứu so sánh các mô hình hoạt động của Ban kiểm soát trong công ty cổ phần, các thông lệ quản trị hiện đại có liên quan đến Ban kiểm soát trong công ty cổ phần. Đề xuất các phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về Ban kiểm soát trong quản trị nội bộ Công ty cổ phần.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những năm gần đây, Việt Nam chứng kiến sự bứt phá mạnh mẽ của nền
kinh tế chuyển đổi và sự ra đời không ngừng của các Công ty. Trong làn sóng cạnh
tranh dữ dội của nền kinh tế, Quản trị Công ty trở thành một yếu tố quan trọng giúp
cho Công ty có thể tồn tại vững bền và phát triển không ngừng. Nhiều nghiên cứu
đã chỉ rõ mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa quản trị Công ty với sự phát triển kinh tế.
Quản trị Công ty nói chung (Coperate Governance) quan niệm một cách đơn giản
nhất là những cơ chế quyết định và sự thực thi, thông qua đó Công ty được điều
hành và kiểm soát. Trên thế giới, Quản trị Công ty là đề tài thu hút sự quan tâm rất
nhiều. Cùng với sự phát triển nhanh chóng cả về số lượng và quy mô của các doanh
nghiệp thuốc các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt sự hình thành của các
Công ty lớn với sự tham gia của nhiều chủ sở hữu khác, thực tiễn ở nhiều nước
cũng như ở nước ta, doanh nghiệp được tổ chức dưới hình thức Công ty cổ phần
đang thể hiện được những ưu điểm, có độ hấp dẫn nhất định khi ngày càng được
nhà đầu tư lựa chọn làm hình thức kinh doanh của mình và thực tiễn cũng chỉ ra
rằng Quản trị Công ty tốt là một trong những điều kiện tạo nên ưu điểm, tạo nên sự
hấp dẫn đó của loại hình Công ty cổ phần. Đây vừa là điều kiện cần đối với Công ty
cổ phần do tính chất đại chúng của nó, vừa là điều kiện đủ nhằm đảm bảo sự phát
triển ổn định và hiệu quả Công ty. Bởi vậy, như một tất yếu quản trị Công ty ngày
càng thu hút được sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp cũng như các nhà xây
dựng pháp luật về doanh nghiệp.
Trong các Công ty cổ phần, đặc biệt là các Công ty đại chúng và Công ty
niêm yết, vai trò của Ban kiểm soát là hết sức quan trọng. Ngoài chức năng chính là
giám sát hoạt động của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc/Giám đốc, nhằm ngăn
chặn và phát hiện những trường hợp sai phạm, thiếu sót, bất minh, bất hợp lý, xung
đột lợi ích… trong việc quản lý, điều hành Công ty; Cùng với của Hội đồng quản
trị, Tổng giám đốc/Giám đốc, Ban kiểm soát còn là chủ thể chịu trách nhiệm không
những đối với các cổ đông mà còn đối với Bên thứ ba khi phát sinh các hậu quả
pháp lý từ những giao dịch tư lợi, giao dịch nội gián và các giao dịch bất hợp pháp
của công ty. Bởi vậy, trên thực tế, Ban kiểm soát có vai trò đặc biệt quan trọng
trong việc đề xuất các biện pháp, giải pháp khắc phục, cải tiến để hoạt động quản lý,
điều hành Công ty đạt được hiệu quả cao nhất.
Trong một Công ty cổ phần hoạt động minh bạch, hay có mong muốn hoạt
động minh bạch, Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc/Giám đốc công ty luôn nhìn
nhận Ban kiểm soát dưới góc độ vừa là người “thổi còi”, giúp Hội đồng quản trị
ngừng ngay các sai phạm, để không đi quá xa; vừa là người hỗ trợ tích cực cho các
hoạt động cải tiến, đặc biệt trong các lĩnh vực “nhạy cảm” như quản lý tài chính,
quản lý đầu tư, quản lý quan hệ cổ đông. Tuy nhiên, ở hầu hết các Công ty cổ phần
ở Việt Nam hiện nay, Ban kiểm soát chỉ đóng vai trò hình thức, được chính Hội
đồng quản trị và các cổ đông lớn dựng lên cho có và hoàn toàn bị vô hiệu hóa, thậm
chí còn được xem là lực lượng hậu thuẫn, đứng sau, tiếp tay cho Hội đồng quản trị,
Tổng giám đốc/Giám đốc dấn sâu vào những hoạt động sai phạm, xâm phạm lợi ích
các cổ đông thiểu số .
Quản trị Công ty với mô hình như của Việt Nam hiện nay, việc thành lập
Ban kiểm soát trong các Công ty sẽ là một cách tất yếu đảm bảo quyền lợi
cho các cổ đông, tạo nên một bộ máy quản trị điều hành trong Công ty giúp hoạt
động kinh doanh có hiệu quả, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước thuộc mọi
thành phần kinh tế, đa dạng hóa các lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy
nhiên, từ giác độ lý luận, địa vị pháp lý của Ban kiểm soát trong quản trị Công ty ở
Việt Nam hiện nay là hết sức mờ nhạt. Các quy định pháp luật về tổ chức và hoạt
động của Ban kiểm soát trong Công ty cổ phần còn nhiều bất cập và chưa tiếp cận
được với các thông lệ tốt trong quả trị Công ty trên thế giới.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cơ bản về địa vị pháp lý của Ban kiểm soát trong cơ cấu quản trị nội bộ của công ty cổ phần. Phân tích và đánh giá thực trạng các quy định pháp luật về Ban kiểm soát trong pháp luật về công ty cổ phần ở Việt Nam hiện nay các quy định pháp luật hiện hành liên quan tới tổ chức và hoạt động của Ban kiểm soát tại Việt nam. Nghiên cứu so sánh các mô hình hoạt động của Ban kiểm soát trong công ty cổ phần, các thông lệ quản trị hiện đại có liên quan đến Ban kiểm soát trong công ty cổ phần. Đề xuất các phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về Ban kiểm soát trong quản trị nội bộ Công ty cổ phần.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những năm gần đây, Việt Nam chứng kiến sự bứt phá mạnh mẽ của nền
kinh tế chuyển đổi và sự ra đời không ngừng của các Công ty. Trong làn sóng cạnh
tranh dữ dội của nền kinh tế, Quản trị Công ty trở thành một yếu tố quan trọng giúp
cho Công ty có thể tồn tại vững bền và phát triển không ngừng. Nhiều nghiên cứu
đã chỉ rõ mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa quản trị Công ty với sự phát triển kinh tế.
Quản trị Công ty nói chung (Coperate Governance) quan niệm một cách đơn giản
nhất là những cơ chế quyết định và sự thực thi, thông qua đó Công ty được điều
hành và kiểm soát. Trên thế giới, Quản trị Công ty là đề tài thu hút sự quan tâm rất
nhiều. Cùng với sự phát triển nhanh chóng cả về số lượng và quy mô của các doanh
nghiệp thuốc các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt sự hình thành của các
Công ty lớn với sự tham gia của nhiều chủ sở hữu khác, thực tiễn ở nhiều nước
cũng như ở nước ta, doanh nghiệp được tổ chức dưới hình thức Công ty cổ phần
đang thể hiện được những ưu điểm, có độ hấp dẫn nhất định khi ngày càng được
nhà đầu tư lựa chọn làm hình thức kinh doanh của mình và thực tiễn cũng chỉ ra
rằng Quản trị Công ty tốt là một trong những điều kiện tạo nên ưu điểm, tạo nên sự
hấp dẫn đó của loại hình Công ty cổ phần. Đây vừa là điều kiện cần đối với Công ty
cổ phần do tính chất đại chúng của nó, vừa là điều kiện đủ nhằm đảm bảo sự phát
triển ổn định và hiệu quả Công ty. Bởi vậy, như một tất yếu quản trị Công ty ngày
càng thu hút được sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp cũng như các nhà xây
dựng pháp luật về doanh nghiệp.
Trong các Công ty cổ phần, đặc biệt là các Công ty đại chúng và Công ty
niêm yết, vai trò của Ban kiểm soát là hết sức quan trọng. Ngoài chức năng chính là
giám sát hoạt động của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc/Giám đốc, nhằm ngăn
chặn và phát hiện những trường hợp sai phạm, thiếu sót, bất minh, bất hợp lý, xung
đột lợi ích… trong việc quản lý, điều hành Công ty; Cùng với của Hội đồng quản
trị, Tổng giám đốc/Giám đốc, Ban kiểm soát còn là chủ thể chịu trách nhiệm không
những đối với các cổ đông mà còn đối với Bên thứ ba khi phát sinh các hậu quả
pháp lý từ những giao dịch tư lợi, giao dịch nội gián và các giao dịch bất hợp pháp
của công ty. Bởi vậy, trên thực tế, Ban kiểm soát có vai trò đặc biệt quan trọng
trong việc đề xuất các biện pháp, giải pháp khắc phục, cải tiến để hoạt động quản lý,
điều hành Công ty đạt được hiệu quả cao nhất.
Trong một Công ty cổ phần hoạt động minh bạch, hay có mong muốn hoạt
động minh bạch, Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc/Giám đốc công ty luôn nhìn
nhận Ban kiểm soát dưới góc độ vừa là người “thổi còi”, giúp Hội đồng quản trị
ngừng ngay các sai phạm, để không đi quá xa; vừa là người hỗ trợ tích cực cho các
hoạt động cải tiến, đặc biệt trong các lĩnh vực “nhạy cảm” như quản lý tài chính,
quản lý đầu tư, quản lý quan hệ cổ đông. Tuy nhiên, ở hầu hết các Công ty cổ phần
ở Việt Nam hiện nay, Ban kiểm soát chỉ đóng vai trò hình thức, được chính Hội
đồng quản trị và các cổ đông lớn dựng lên cho có và hoàn toàn bị vô hiệu hóa, thậm
chí còn được xem là lực lượng hậu thuẫn, đứng sau, tiếp tay cho Hội đồng quản trị,
Tổng giám đốc/Giám đốc dấn sâu vào những hoạt động sai phạm, xâm phạm lợi ích
các cổ đông thiểu số .
Quản trị Công ty với mô hình như của Việt Nam hiện nay, việc thành lập
Ban kiểm soát trong các Công ty sẽ là một cách tất yếu đảm bảo quyền lợi
cho các cổ đông, tạo nên một bộ máy quản trị điều hành trong Công ty giúp hoạt
động kinh doanh có hiệu quả, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước thuộc mọi
thành phần kinh tế, đa dạng hóa các lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy
nhiên, từ giác độ lý luận, địa vị pháp lý của Ban kiểm soát trong quản trị Công ty ở
Việt Nam hiện nay là hết sức mờ nhạt. Các quy định pháp luật về tổ chức và hoạt
động của Ban kiểm soát trong Công ty cổ phần còn nhiều bất cập và chưa tiếp cận
được với các thông lệ tốt trong quả trị Công ty trên thế giới.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links