Download miễn phí Đề tài Bàn về chế độ kế toán các khoản dự phòng
LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 3
Phần I: Chế độ kế toán hiện hành liên quan đến hạch toán kế toán các khoản dự phòng 3
1. Chế độ kế toán về hạch toán kế toán các khoản dự phòng 3
1.1. Khái quát chung về hạch toán các khoản dự phòng 3
1.1.1. Khái niệm 3
1. 1.2. Phân loại và nguyên tắc trích lập 3
1.1.2.1. Dự phòng rủi ro 3
1.1.2.2. Dự phòng phải trả. 8
1.2. Phương pháp kế toán các khoản dự phòng. 8
1.2.1. Kế toán các khoản dự phòng rủi ro. 8
1.2.1.1. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn. 8
1.2.1.2. Kế toán dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn 8
1.2.1.3. Dự phòng phải thu khó đòi 8
1.2.1.4. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. 8
1.2.2. Kế toán khoản dự phòng phải trả. 8
1.3. Ảnh hưởng của các khoản dự phòng đến báo cáo tài chính 8
1.3.1. Ảnh hưởng tới bảng cân đối kế toán 8
1.3.2. Ảnh hưởng đến báo cáo kết quả kinh doanh. 8
2. Nhận xét về kế toán các khoản dự phòng. 8
2.1. Đối với việc hạch toán kế toán hoàn nhập dự phòng. 8
2.2. Đối với việc nhận diện các khoản dự phòng. 8
Phần II: Một số ý kiến đóng góp với chế độ về kế toán các khoản dự phòng 8
1.Kế toán hoàn nhập dự phòng. 8
2. Nhận diện đầy đủ các khoản dự phòng. 8
KẾT LUẬN 8
Danh môc tµi liÖu tham kh¶o 8
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/web-viewer.html?file=jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-demo-2016-02-05-de_tai_ban_ve_che_do_ke_toan_cac_khoan_du_phong_j9uKdZsHdH.png /tai-lieu/de-tai-ban-ve-che-do-ke-toan-cac-khoan-du-phong-90104/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Việc hạch toán kế toán khoản dự phòng này cần tôn trọng những quy định sau:
+ Việc trích lập và hoàn nhập khoản dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn được thực hiện ở thời điểm khoá sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm. Đối với các doanh nghiệp có lập báo cáo tài chính giữa niên độ nếu có biến động lớn về lập dự phòng thì được điều chỉnh trích thêm hay hoàn nhập.
+ Mức lập dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn được xác định bằng chênh lệch giữa giá trị thuần có thể thực hiện được (giá thị trường) và giá gốc ghi trên sổ kế toán. Nếu số dự phòng phải lập kỳ này cao hơn số dư dự phòng đã lập ở cuối kỳ kế toán trước thì số chênh lệch đó được ghi nhận vào chi phí tài chính trong kỳ. Nếu số dự phòng phải lập năm nay thấp hơn số dư dự phòng đã lập đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch đó được ghi giảm chi phí tài chính.
+ Điều kiện để trích lập các khoản dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn là:
- Chứng khoán của doanh nghiệp được doanh nghiệp đầu tư theo đúng quy định của pháp luật;
- Được tư do mua, bán trên thị trường mà tại thời điểm kiểm kê, lập báo cáo tài chính có giá thị trường giảm xuống so với giá gốc ghi trên sổ kế toán (Chứng khoán không được mua bán tự do thì không được lập dự phòng).
+ Doanh nghiệp phải lập dự phòng cho từng loại chứng khoán đầu tư ngắn hạn khi có biến động giảm giá tại thời điểm cuối kỳ kế toán năm theo công thức:
Mức dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn
=
Số lượng chứng khoán bị giảm giá tại thời điểm cuối kỳ kế toán năm
*
[
Giá gốc chứng khoán ghi trên sổ kế toán
-
Giá thị trường của chứng khoán đầu tư ngắn hạn
]
Doanh nghiệp phải xác định số dự phòng cần lập cho từng loại chứng khoán đầu tư ngắn hạn bị giảm giá và được tổng hợp vào bảng kê chi tiết dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư so sánh với số đã lập cuối kỳ kế toán trước để xác định số phải lập thêm hay hoàn nhập ghi giảm chi phí tài chính.
Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn
Khoản dự phòng này ghi nhận về rủi ro trong đầu tư tài chính dài hạn hay nhận vốn góp đầu tư bị lỗ phải gọi thêm vốn.
Kế toán khoản dự phòng này cần tôn trọng một số nguyên tắc sau:
+Việc trích lập và hoàn nhập khoản dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn được thực hiện ở thời điểm cuối kỳ kế toán năm. Trường hợp doanh nghiệp được Bộ Tài chính chấp thuận áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch (không phải năm tài chính bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm) thì thời điểm lập dự phòng là ngày cuối cùng của năm tài chính.
Đối với các doanh nghiệp có lập báo cáo tài chính giữa niên độ nếu có biến động lớn về dự phòng thì có thể điều chỉnh trích thêm hay hoàn nhập vào cuối kỳ kế toán giữa niên độ (kỳ kế toán quý).
+Việc lập dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn phải được thực hiện theo quy định của từng loại đầu tư dài hạn. Mức lập dự phòng được xác định bằng chênh lệch giữa giá trị thuần có thể thực hiện được (giá thị trường) hay khoản đầu tư có thể thu hồi được và giá gốc ghi trên sổ kế toán. Nếu số dự phòng phải lập năm nay cao hơn số dư dự phòng ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch đó được ghi nhận vào chi phí SXKD trong kỳ. Nếu số dự phòng phải lập năm nay thấp hơn số dư dự phòng đã lập năm trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch đó được ghi giảm chi phí SXKD.
+Việc lập và xử lý dự phòng giảm giá các khoản chứng khoán đầu tư dài hạn được thực hiện vào cuối năm tài chính nếu giá thị trường của các chứng khoán đầu tư dài hạn của doanh nghiệp hiện có thường xuyên bị giảm so với giá gốc ghi trên sổ kế toán. Điều kiện để trích lập các khoản dự phòng giảm giá chứng khoán dài hạn là:
- Chứng khoán của doanh nghiệp được doanh nghiệp đầu tư đúng quy định của pháp luật;
- Được tự do mua, bán trên thị trường mà tại thời điểm kiểm kê, lập báo cáo tài chính có giá thị trường giảm so với giá gốc ghi trên sổ kế toán.
+ Doanh nghiệp phải lập dự phòng cho từng loại chứng khoán dài hạn khi có biến động giảm giá tại thời điểm cuối năm tài chính theo công thức:
Mức dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán dài hạn cho năm sau
=
Số lượng chứng khoán bị giảm giá tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm
*
[
Giá gốc Chứng khoán ghi trên sổ kế toán
-
Giá thị trường của chứng khoán đầu tư dài hạn
]
Doanh nghiệp phải xác định số dự phòng cần lập cho từng loại chứng khoán đầu tư dài hạn bị giảm giá và được tổng hợp vào bảng kê chi tiết dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư so sách với số đã lập cuối năm trước chưa sử dụng hết để xác định số phải lập thêm hay hoàn nhập giảm chi phí tài chính.
+ Đối với các khoản vốn của Tổng công ty đầu tư vào công ty thành viên hay của Tổng công ty, công ty đầu tư vào công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, hợp danh, liên doanh, liên kết và các khoản đầu tư dài hạn khác phải trích lập dự phòng, nếu doanh nghiệp nhận vốn góp đầu tư bị lỗ phải gọi thêm vốn (Trừ trường hợp lỗ theo kế hoạch được xác định trong phương án kinh doanh trước khi đầu tư), mức trích lập dự phòng cho mỗi khoản đầu tư tài chính tính theo công thức sau:
Mức dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính dài hạn
=
{
Tổng vốn góp thực tế của các bên tại doanh nghiệp
-
Vốn chủ sở hữu thực có
}
X
Vốn đầu tư của doanh nghiệp
Tổng vốn góp thực tế của các bên tại doanh nghiệp
Mức trích tối đa cho mỗi khoản đầu tư dài hạn bằng số vốn đã đầu tư. Đến thời điểm khoá sổ kế toán của năm sau, nếu công ty đầu tư vốn có lãi hay giảm lỗ thì công ty hoàn nhập một phần hay toàn bộ số đã trích dự phòng và ghi giảm chi phí tài chính.
+ Khoản dự phòng giảm giá đầu tư tài chính được dùng để bù đắp số tổn thất của các khoản đầu tư dài hạn thực tế xảy ra do các nguyên nhân như bên nhận đầu tư bị phá sản, thiên tai,. . . dẫn đến khoản đầu tư không có khả năng thu hồi hay thu hồi thấp hơn giá gốc của khoản đầu tư. Khoản dự phòng này không dùng để bù đắp các khoản lỗ do bán thanh lý các khoản đầu tư.
Dự phòng phải thu khó đòi
Khoản dự phòng này ghi nhận các khoản phải thu khó đòi hay có khả năng không đòi được vào cuối niên độ kế toán.
Việc kế toán khoản dự phòng này cần tôn trọng những quy định sau:
+ Cuối kỳ kế toán hay cuối kỳ kế toán giữa niên độ (Đối với đơn vị có lập báo cáo tài chính giữa niên độ) doanh nghiệp xác định các khoản nợ phải thu khó đòi hay có khả năng không đòi được để trích lập hay hoàn nhập khoản dự phòng phải thu khó đòi tính vào hay ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp của kỳ báo cáo.
+ Về nguyên tắc, căn cứ lập dự phòng là phải có những bằng chứng đáng tin cậy về các khoản nợ phải thu khó đòi (Khách hàng bị phá sản hay bị tổn th