Jerardo

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Sau một thời gian nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, nước ta ngày càng có thêm nhiều doanh nghiệp xuất hiện nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do vậy nhu cầu về vốn rất cao. Để chịu được sức ép và đứng vững trên thị trường canh tranh gay gắt ác liệt, các doanh nghiệp phải thường xuyên nâng cao chất lượng sản phẩm. Muốn đảm bảo sự tồn tại và phát triển lâu dài của các doanh nghiệp Việt Nam, các nhà kinh tế phải đưa ra hàng loạt các biện pháp nhưng giải pháp cần quan tâm trước hết là đầu tư đổi mới công nghệ.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường vốn kinh doanh không lớn,nên không thể đầu tư mua cả dây chuyền công nghệ mới. Vì vậy, từ lâu các doanh nghiệp trên thế giới đã sử dụng hình thức thuê tài sản như một nguồn vốn để có được các loại TSCĐ phục vụ sản xuất kinh doanh. Thực tế, hoạt động thuê tài chính mang lại nhiều lợi ích cho cả bên đi thuê và bên cho thuê nhưng lại còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Nó còn mới mẻ ngay cả đối với người bán chứ chưa kể đến người mua. Do vậy, hoạt động này vẫn còn nhiều bất cập trong cơ chế chính sách và điều hành thực tiễn, khiến cho nó chưa phát triển ngang tầm với những ưu điểm vốn có.
Nước ta đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế toàn cầu nên việc thay đổi và từng bước hoàn thiện cơ chế chính sách về kế toán TSCĐ thuê tài chính cho phù hợp với khu vực và quốc tế nhằm nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Xuất phát từ vai trò quan trọng của lý luận và yêu cầu cấp thiết của thực tiễn nên em chọ đề tài “ Bàn về kế toán TSCĐ thuê tài chính và các giải pháp hoàn thiện” cho đề án môn học của mình. Do phạm vi hiểu biết về chuyên môn, các môn học khác cũng như về thực tế chưa nhiều nên Đề án không thể không có những thiếu sót mong các thầy cô và các bạn xem xét, góp ý.
Em xin chân thành Thank sự hướng dẫn tận tình của PGS. TS Nguyền Minh Phương đã giúp em hoàn thành Đề án này.
Hà Nội, ngày 27 tháng 03 năm 2004
Sinh viên: Phạm Thị Thuỳ Linh
Nội dung
Phần I: Cơ sở lý luận về kế toán TSCĐ thuê tài chính.
I) Khái niệm, đặc điểm, phân loại và nhiệm vụ của kế toán TSCĐ thuê tài chính.
1.1) Khái niệm về TSCĐ thuê tài chính.
Theo nghị định 16/ 2001/NĐ- CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Công
ty cho thuê tài chính, cho thuê tài chính (CTTC) là hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê giữa bên cho thuê với bên thuê. Bên cho thuê cam kết mua máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu với các tài sản đối với các tài sản cho thuê.Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thoả thuận.
Do yêu cầu sản xuất kinh doanh, có thể doanh nghiệp không cần dùng đến một số TSCĐ hay có nhu cầu sử dụng thêm một số TSCĐ mà hiện tại doanh nghiệp không có. Những TSCĐ không cần sử dụng doanh nghiệp có thể dùng để góp vốn liên doanh, nhượng bán lại hay cho đơn vị khác thuê, còn những TSCĐ mà doanh nghiệp cần nhưng không có lại có thể mua hay thuê của đơn vị khác (nếu không đủ điều kiện mua sắm). Vì thế mà có hoạt động thuê tài sản.
Thuê tài sản là sự thoả thuận giữa bên cho thuê và bên thuê về việc bên cho thuê chuyền quyền sử dụng tài sản cho bên thuê trong một thời gian nhất định để được nhận tiền một lần hay nhiều lần. Thuê tài sản được chia làm hai loại:
- Thuê hoạt động là thuê tài sản mà đơn vị thuê chỉ được sử dụng TSCĐ trong một thời gian ngắn, đơn vị chỉ có quyền sử dụng, trong thời gian sử dụng đơn vị phải có trách nhiệm bảo quản, quản lý tài sản này.
- Thuê tài chính là thuê tài sản mà đơn vị thuê không có quyền sở hữu TSCĐ nhưng đơn vị thuê có nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý, quản lý, bảo dưỡng, giữ gìn và sử dụng như TSCĐ của đơn vị.
1.2) Đặc điểm của TSCĐ thuê tài chính và yêu cầu quản lý.
a) Đặc điểm của TSCĐ thuê tài chính.
Theo nghị định 64 – CP ngày 09/10/95 của chính phủ ban hành quy chế tạm thời về tổ chức hoạt động của công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam, có quy định tại Điều 3, Chương I: Một giao dịch CTTC phải thoả mãn một trong những điều kiện sau đây:
- Khi kết thúc thời hạn thuê theo hợp đồng, bên thuê được chuyền quyền sở hữu tài sản thuê hay được tiếp tục thuê theo sự thoả thuận của hai bên.
- Nội dung hợp đồng thuê có quy định: Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền chon lựa mua tài sản thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản thuê tại thời điểm mua lại.
- Thời hạn cho thuê một loại tài sản ít nhất phải bằng 60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản thuê.
- Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tai hợp đồng thuê ít nhất phải tương đương với giá của tài sản đó trên thị trường vào thời điểm ký hợp đồng.
TSCĐ thuê tài chính là những tư liệu lao động có giá trị lớn nhưng không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quyền sử dụng và quản lý bảo dưỡng như tài sản của mình. Khi tham gia vào quá trình sản xuất nó được chuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh và giữ nguyên được hình thái vật chất ban đầu cho đến khi hết hợp đồng thuê. Tuỳ từng loại TSCĐ thuê tài chính mà có những yêu cầu quản lý khác nhau.
b) Yêu cầu quản lý.
Để đưa ra được các quyết định quản lý về TSCĐ thuê tài chính nói riêng cũng như về TSCĐ nói chung việc hạch toán, theo dõi phải đảm bảo cung cấp các thông tin sau:
- Quản lý TSCĐ thuê tài chính theo các đặc trưng kỹ thuật, đặc trưng kinh tế: số lượng TSCĐ thuê tài chính từng loại theo cách phân loại TSCĐ, sự phân bố TSCĐ theo mục đích kinh doanh, mục đích đầu tư, khai thác sử dụng TSCĐ.
- Các chỉ tiêu về TSCĐ thuê tài chính: Nguyên giá , giá trị hao mòn, giá trị còn lại theo số hiện có, tình hình biến động tăng giảm TSCĐ thuê tài chính.
- Việc sử dụng và khấu hao TSCĐ thuê tài chính: thời gian sử dụng TSCĐ thuê tài chính, phương pháp khấu hao, phương pháp thu hồi vốn, phương pháp phân bổ chi phí khấu hao cho các đối tuợng sử dụng.
- Việc quản lý sử dụng vốn khấu hao TSCĐ trong đơn vị theo chế độ quản lý tài chính hiện hành.
1.3)Phân loại TSCĐ thuê tài chính.
Phân loại TSCĐ thuê tài chính là sự sắp xếp TSCĐ thuê tài chính thành từng loại, từng nhóm theo những đặc trưng nhất định nhằm tạo thuận tiện cho công tác quản lý và hạch toán. Theo hình thái biểu hiện, TSCĐ thuê tài chính được phân thành động sản và bất động sản.
- Động sản là những tài sản cố định có hình thái vật chất cụ thể và có thể vận chuyển từ nơi này đến nơi khác. Thuộc loại này gồm có: máy móc thiết bị, thiết bị phương tiện vận tải truyền dẫn...
- Bất động sản là các TSCĐ không thể vận chuyển từ nơi này đến nơi khác. Thuộc loại này gồm: Quyền sử dụng đất,nhà cửa, vật kiến trúc,…
1.4) Nhiệm vụ của kế toán TSCĐ thuê tài chính.
Hạch toán TSCĐ thuê tài chính trong các doanh nghiệp phải đảm bảo các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Ghi chép, phản ánh tổng hợp chính xác, kịp thời số lượng, giá trị TSCĐ thuê tài chính hiện có, tình hình tăng giảm và hiện trạng TSCĐ thuê tài chính trong phạm vi toàn đơn vị, cũng như tại từng bộ phận sử dụng TSCĐ, tạo điều kiện cung cấp thông tin để kiểm tra giám sát thường xuyên việc giữ gìn, bảo quản, bảo dưỡng TSCĐ và kế hoạch đầu tư đổi mới TSCĐ trong từng đơn vị.
- Tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao TSCĐ thuê tài chính vào chi phí sản xuất kinh doanh theo mức độ hao mòn của tài sản và chế độ quy định.
- Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ, giám sát việc sửa chữa TSCĐ về chi phí và kết quả của công việc sửa chữa.
- Tính toán phản ánh kịp thời chính xác tình hình xây dựng trang bị thêm, đổi mới, nâng cấp, hay tháo dỡ bớt làm tăng giảm nguyên giá TSCĐ cũng như tình hình thanh lý, nhượng bán, mua lại TSCĐ.
- Hướng dẫn kiểm tra các đơn vị, các bộ phận trực thuộc trong các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu về TSCĐ, mở các sổ, thẻ kế toán cần thiết và hạch toán TSCĐ theo chế độ quy định.
- Tham gia kiểm tra đánh giá lại tài sản lại TSCĐ theo quy định của Nhà nước và yêu cầu bảo quản vốn, tiến hành phân tích tình hình trang bị, huy động bảo quản, sử dụng TSCĐ tại đơn vị.
II) Nội dung chuẩn mực kế toán TSCĐ thuê tài chính (VSA 06)
2.1) Nội dung chuẩn mực kế toán TSCĐ thuê tài chính của Việt Nam.
a) Phân loại thuê tài sản.
Việc phân loại thuê tài sản áp dụng trong chuẩn mực này được căn cứ vào mức độ chuyền giao các rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản thuê từ bên cho thuê và bên thuê. Thuê tài sản được phân loại là thuê tài chính nếu nội dung hợp đồng thuê tài sản thể hiện việc chuyền giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền quyền sở hữu tài sản. Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn cho thuê. Hai bên phải xác định thuê tài sản là thuê tài chính hay là thuê hoạt động ngay tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản.
II. Thực trạng hoạt động thuê tài chính TSCĐ hiện nay.
2.1. Những kết quả đạt được
ở nước ta CTTC là một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ, nhưng đây là một cách tài trợ vốn thích hợp, góp phần đa dạng hoá các hình thức tín dụng, đặc biệt là tín dụng trung và dài hạn, góp phần tháo gỡ những khó khăn về vốn đối với các doanh nghiệp, thúc đẩy nhanh quá trình đổi mới máy móc, thiết bị và công nghệ, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. Luật pháp đã công nhận CTTC là hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải và các động sản khác.
Trước đây, ở nước ta một số thiết bị với số vốn lớn mà trong nước không thể sản xuất được như máy bay, tàu thuỷ trọng tải lớn,…chúng ta đã áp dụng phưông thức này với các nhà sản xuất hay nhà cho thuê nước ngoài. Trước tình hình đó, tháng 5/1995 NHNN Việt Nam ban hành thể lệ tín dụng thuê mua ở Việt Nam. Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ này đã nảy sinh nhiều bất cập, đén tháng 10/1995 Chính phủ chính thức ban hành Nghị định 64/CP quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt đông của công ty CTTC Việt Nam. Trên cơ sở Nghị định 64/CP hoạt động CTTC ra đời và hiện nay cả nước có 8 công ty CTTC hoạt động ở 3 loại hình gồm:
ỉ 5 công ty CTTC trực thuộc các Ngân hàng thương mại (NHTM) , đều thành lập năm 1998 gồm: công ty CTTC của Ngân hàng công thương; công ty CTTC của Ngân hàng Ngoại thương; công ty CTTC của Ngân hàng đầu tư và phát triển; và hai công ty CTTC của Ngân hàng nông nghiệp.
ỉ 2 công ty CTTC 100% vốn nước ngoài là: công ty CTTC Kexim, 100% vốn của Hàn quốc, thành lập năm 1996; công ty CTTC ANZVTRAC 100% vốn của Ngân hàng ANZ (úc) và tập đoàn V-TRAC (Mỹ), thành lập năm 2000.
ỉ 1 công ty CTTC liên doanh giữa Ngân hàng công thương Việt Nam và một đối tác nước ngoài là công ty VILC, thành lập năm 1996.
Cho đến nay, các công ty CTTC đã từng bước ổn định, hoạt động có hiệu quả và đang mở rộng dần thị phần. Chỉ tính riêng trogn năm 2001 lợi nhuận ròng của các công ty CTTC đã là 40,4 tỷ đồng (trừ hai công ty nước ngoài bị thua lỗ).
Nhằm mục đích củng cố hoạt động của các công ty CTTC, ngày 2/5/2001 Chính phủ đã ban hành Nghị định 16/2001/NĐ-CP thay thế Nghị định 64/CP và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có Thông tư 08/2001/TT-NHNN ngày 6/9/2001 hướng dẫn thực hiện Nghị định trên.
Các công ty CTTC, ngoài vốn tự có theo pháp định (là 50 tỷ đồng đối với các công ty trong nước và 5 triệu USD đối với công ty 100% vốn nước ngoài), hạch toán kinh tế độc lập, còn được huy động vốn dưới các hình thức sau: một là, huy động vốn dài hạn từ 1 năm trở lên; hai là, phát hành trái phiếu hay chứng chỉ tiền gửi dài hạn; ba là, vay vốn các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; bốn là, được nhận các nguồn vốn khác do NHNN Việt Nam quy định (theo Nghị định 16, các công ty CTTC chỉ được nhậ tiền gửi ó kỳ hạn trên 1 năm và phát hành các loại giấy tờ có giá trị nếu được sự đồng ý của NHNN, ngoài ra còn có thể huy động vốn từ tiền ký quỹ của khách hàng thuê và đi vay của các NHTM). Tính đến 30/6/2002 tổng số vốn điều lệ của 8 công ty CTTC là 670,4 tỷ đồng chiếm 29,88% tổng nguồn vốn;tổng vốn huy động của 8 công ty là 1550,6 tỷ đồng chiếm 70,12% tổng nguồn vốn; dư nợ cho thuê trong toàn hệ thống là 2021,7 tỷ đồng chiếm 90,11% trên tổng tài sản có, trong đó dư nợ quá hạn chỉ chiếm 3,45% tổng dư nợ. Khách hàng chủ yếu của các công ty CTTC là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp và công ty tư nhân mới thành lập. Chứng tỏ cách tài trợ này đã khắc phục được những hạn chế của cách cho vay bằng tiền và là kênh dẫn vốn hữu hiệu cho các doanh nghiệp chưa đủ điều kiện vay vốn Ngân hàng.
2.2. Những vướng mắc còn tồn tại
Mặc dù hoạt động CTTC đã đạt được những kết quẩ nhất định nhưng do mới đi vào hoạt động và một số cơ chế chính sách chưa hoàn thiện cùng với việc nhiều người chưa biết đến nên vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục.
ỉ Về tổ chức
Mặc dù là ngành kinh doanh có nhiều triển vọng và mang lại lợi ích hiết thực đối với nền kinh tế nhưng mạng lưới hoạt động của các công ty CTTC còn hạn hẹp, toàn hệ thống chỉ có 8 công ty và trụ sở chỉ tập trung ở các thành phố lớn (5 công ty có trụ sở chính ở Hà Nội, 3 công ty ở Thành phố Hồ Chí Minh). Một số công ty đã mở các chi nhánh nhưng vãn còn hạn chế:công ty CTTC thuộc Ngân hàng Nông nghiệp I đã mở một chi nhánh ở Hải Phòng; công ty CTTC thuộc Ngân hàng Nông nghiệp II mở 2 chi nhánh tại Đà Nẵng và Cần Thơ. Mạng lưới này còn quá mỏng so với mạng lưới rộng khắp của các NHTM. Nhu cầu về vốn trung và dài hạn hiện nay rất lớn. Có nhiều đối tượng muốn mở rộng, chuyển đổi mô hình sản xuất mà không có đủ điều kiện vay vốn Ngân hàng, muốn được nhận cách tài trợ này nhưng lại ở những nơi mà ngành này chưa vươn tới. Như vậy nhu cầu vốn và người cung ứng vốn chưa gặp nhau.
Về tổ chức bộ máy các công ty CTTC còn cồng kềnh và kém hiệu quả. Theo Luật các tổ chức tín dụng, Nghị định 10/Cp và thông tư 08 của NHNN quy định các công ty CTTC phải có hội đồng quản trị và ban kiểm soát. Quy định này chỉ phù hợp với các công ty CTTC độc lập còn các công ty CTTC trực thuộc NHTM thì không cần thiết vì đó là các công ty con thuộc công ty mẹ (NHTM).
ỉ Về nội dung hoạt động

Mở đầu 0
Nội dung 1
Phần I: Cơ sở lý luận về kế toán TSCĐ thuê tài chính. 1
I) Khái niệm, đặc điểm, phân loại và nhiệm vụ của kế toán TSCĐ thuê tài chính. 1
1.1) Khái niệm về TSCĐ thuê tài chính. 1
1.2) Đặc điểm của TSCĐ thuê tài chính và yêu cầu quản lý. 1
a) Đặc điểm của TSCĐ thuê tài chính. 1
b) Yêu cầu quản lý. 2
1.3)Phân loại TSCĐ thuê tài chính. 2
1.4) Nhiệm vụ của kế toán TSCĐ thuê tài chính. 2
II) Nội dung chuẩn mực kế toán TSCĐ thuê tài chính (VSA 06) 3
2.1) Nội dung chuẩn mực kế toán TSCĐ thuê tài chính của Việt Nam. 3
a) Phân loại thuê tài sản. 3
c) Giao dịch bán và thuê lại tài sản. 5
d) Trình bày báo cáo tài chính. 5
2.2) Nội dung Chuẩn mực kế toán quốc tế về TSCĐ thuê tài chính 6
( IAS 17 ). 6
a) Phân loại thuê tài sản. 6
b)Việc kế toán TSCĐ thuê tài chính. 6
c) Giao dịch bán và cho thuê lại. 7
d) Công bố. 7
2.3) So sánh Chuẩn mực kế toán TSCĐ thuê tài chính của Việt Nam (VAS 06 ) với Chuẩn mực kế toán quốc tế về TSCĐ thuê tài chính (IAS 17 ). 7
a) Những điểm giống nhau. 7
b) Những điểm khác biệt 8
III) Nội dung hạch toán TSCĐ thuê tài chính. 9
3.1) Thủ tục chứng từ. 9
3.2) Tài khoản sử dụng. 9
3.3) Phương pháp hạch toán 11
Sơ đồ kế toán TSCĐ thuê tài chính 15
Phần II: Đánh giá thực trạng hoạt động thuê tài chính và hạch toán TSCĐ thuê tài chính ở Việt Nam hiện nay 18
I. Một số quy định đối với đơn vị đi thuê 18
1.1 Một số quy định chung 18
1.2 Các quy định về thuế GTGT 19
II. Thực trạng hoạt động thuê tài chính TSCĐ hiện nay. 19
2.1. Những kết quả đạt được 19
2.2. Những vướng mắc còn tồn tại 20
III. Thực trạng hạch toán TSCĐ thuê tài chính 23
Phần III: Phương hướng hoàn thiện hạch toán TSCĐ thuê tài chính 24
I. Sự cần thiết phải hoàn thiện hạch toán TSCĐ thuê tài chính 24
1.1 Đối với nền kinh tế 24
1.2 Đối với doanh nghiệp đi thuê 25
II. Phương hướng hoàn thiện 26
2.1Về phía Nhà nước 26
2.2 Về phía doanh nghiệp 26
2.3 Về Chế độ kế toán 26
Kết luận 26
Tài liệu tham khảo 26


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
C Bàn về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong kế toán tài chính doanh nghiệp và kế toán quản trị doanh nghiệp Công nghệ thông tin 0
I Bàn về vấn đề tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong kế toán tài chính doanh nghiệp Luận văn Kinh tế 0
B Bàn về chế độ kế toán các khoản đầu tư vào công ty con trên Báo cáo tài chính của công ty mẹ Luận văn Kinh tế 0
H Bàn về tổ chức quản lý và kế toán tào sản cố định hữu hình trong doanh nghiệp Luận văn Kinh tế 0
N Bàn về kế toỏn doanh thu, thu nhập từ cung cấp dịch vụ Quảng cỏo trực tuyến theo Chuẩn mực và Chế độ kế toán Việt Nam hiện hành Luận văn Kinh tế 0
D Bàn về cách tính khấu hao tài sản cố định và phương pháp kế toán khấu hao tài sản cố định theo chế độ hiện hành trong các doanh nghiệp Luận văn Kinh tế 2
S Bàn về chế độ hạch toán kế toán bất động sản đầu tư Luận văn Kinh tế 0
V Bàn về chế độ kế toán các khoản vay - Nợ trong doanh nghiệp hiện nay Luận văn Kinh tế 0
B Bàn về kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất Luận văn Kinh tế 2
M Bàn về chế độ kế toán các khoản dự phòng Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top