Wacleah

New Member

Download miễn phí Báo cáo thực tập kế toán tại công ty TNHH kiểm toán tư vấn Đất Việt





 

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN - TƯ VẤN 1

ĐẤT VIỆT 1

Chương 1 : GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN - TƯ VẤN ĐẤT VIỆT (VIETLAND) 1

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Kiểm toán – Tư vấn Đất Việt 1

1.1.1 Lĩnh vực hoạt động 2

1.1.2 Giới thiệu về cơ cấu quản lý 2

1.1.3 Giới thiệu các phòng ban khác: 4

1.2 Chức năng và nhiệm vụ công ty 4

1.2.1 Chức năng 4

1.2.2 Mục tiêu 5

1.3 Tình hình hoạt động của công ty trong những năm gần đây 5

1.3.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh: 5

1.3.2 Tình hình hoạt động của công ty 7

1.3.3 Phương hướng phát triển của công ty 8

KHOẢN MỤC VỐN BẰNG TIỀN 10

2.1 Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính 10

2.1.1 Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán 10

2.1.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán 13

2.1.3 Giai đoạn hoàn thành kiểm toán 13

2.2 Mục tiêu kiểm toán 14

2.3 Nội dung và đặc điểm của Khoản mục tiền 14

2.3.1 Nội dung 15

2.3.2 Đặc điểm 15

2.4 Phân tích tính trọng yếu và rủi ro của khoản mục tiền 16

2.4.1 Tính trọng yếu 16

2.4.2 Rủi ro tiềm tàng 16

2.4.3 Gian lận và sai sót 16

2.5 Kiểm soát nội bộ Khoản mục Vốn bằng tiền 17

2.5.1 Nghiên cứu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ 17

2.5.1.1 Tìm hiểu về kiểm soát nội bộ 17

2.5.1.2 Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát 17

2.5.1.3 Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát 17

2.5.1.4 Đánh giá lại rủi ro kiểm soát và thiết kế các thử nghiệm cơ bản. 19

2.5.2 Thử nghiệm cơ bản 19

2.5.2.1 Thực hiện thủ tục phân tích 19

2.5.2.2 Thử nghiệm chi tiết 19

Chương 3: QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN TẠI CÔNG TY ABC 21

CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN TƯ VẤN ĐẤT VIỆT ( VIETLAND) 21

3.1 Quy trình kiểm toán chung tại công ty 21

1.1.1 Tiền kế hoạch 21

1.1.1.1 Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng 21

1.1.1.2 Gửi thư báo giá, nhận hồi báo và lập hợp đồng kiểm toán 21

1.1.1.3 Ký hợp đồng và phân công thực hiện kiểm toán 21

3.1.2 Lập kế hoạch kiểm toán 21

3.1.3 Giai đoạn thực hiện kiểm toán 22

3.1.4 Giai đoạn hoàn thành kiểm toán 22

3.1.4.1 Đánh giá tổng quát về kết quả kiểm tra 22

3.1.4.2 Lập và phát hành Báo cáo kiểm toán 22

3.2 Quy trình kiểm toán khoản mục tiền tại công ty TNHH Kiểm toán - Tư vấn Đất Việt 22

3.2.1 Xác định mục tiêu kiểm toán 22

3.2.2 Thủ tục kiểm toán 22

Trình tự kiểm toán 22

3.2.3 Kết luận và kiến nghị của kiểm toán viên 24

3.3 Kiểm toán khoản mục tiền tại công ty ABC 25

3.3.1 Giới thiệu khái quát về công ty ABC 25

3.3.2 Tìm hiểu về quy trình ghi nhận khoản mục tiền. 25

3.3.3 Hồ sơ làm việc của KTV 26

TẠM ỨNG 29

4. Mở rộng mẫu kiểm tra khi phát hiện sai sót 32

5. Các qui định khi tổng hợp số liệu: 32

6. Đối với những doanh nghiệp có rủi ro cao (thường là các doanh nghiệp Nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn) cỡ mẫu được chọn phải lớn hơn các doanh nghiệp khác (được qui định ở phần B). Độ lớn của cỡ mẫu sẽ do nhóm trưởng và Kiểm toán viên điều hành quyết định. 32

Sau đây là phần trình bày việc ghi chép trên giấy tờ làm việc của KTV. 33

Chương 4: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN - TƯ VẤN ĐẤT VIỆT 42

4.1 Nhận xét 42

4.1.1 Ưu điểm 42

1) Về công ty 42

2) Về quy trình kiểm toán khoản mục Vốn bằng tiền 42

4.1.2 Nhược điểm 43

1) Về công ty 43

2) Về quy trình kiểm toán 43

3) Về quy trình kiểm toán khoản mục tiền 43

4.2 Kiến nghị 44

4.2.1 Về công ty: 44

4.2.2 Về quy trình kiểm toán: 44

4.2.3 Về phần hành kiểm toán khoản mục Vốn bằng tiền 45

KẾT LUẬN 47

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ng: Bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ và vàng bạc, kim khí quý, đá quý được gửi tại ngân hàng. Số dư của tài khoản Tiền gửi ngân hàng trình bày trên Bảng cân đối kế toán phải được đối chiếu và điều chỉnh theo sổ phụ ngân hàng vào thời điểm khóa sổ.
2.3.1.3 Tiền đang chuyển: Bao gồm các khoản tiền Việt Nam và ngoại tệ mà doanh nghiệp đã nộp vào ngân hàng, kho bạc Nhà nước, hay đã gửi qua bưu điện để chuyển cho ngân hàng, hay tuy đã làm thủ tục chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng để trả cho các đơn vị khác, thế nhưng đến ngày khóa sổ thì doanh nghiệp vẫn chưa nhân được giấy báo hay bảng sao kê của ngân hàng hay giấy báo của kho bạc. (Giáo trình Kiểm toán, 2007, trang 306)
2.3.2 Đặc điểm
- Là khoản mục quan trọng trong tài sản lưu động và có tính luân chuyển cao, là phương tiện thanh toán có biên độ dao động lớn nên.
- Tiền là khoản mục được trình bày trước tiên trên Bảng cân đối kế toán và là một khoản mục quan trọng trong Tài sản ngắn hạn, có tính luân chuyển cao. Do thường được sử dụng để phân tích khả năng thanh toán của một doanh nghiệp, nên đây là khoản có thể dễ xảy ra sai sót, thậm chí là đối tượng của sự gian lận, biển thủ công quỹ và sẽ bị cố tình trình bày sai lệch trên Báo cáo tài chính. Thí dụ, doanh nghiệp có thể ghi nhận sớm các khoản tiền thu được để thể hiện một khả năng thanh toán cao hơn thực tế.
- Tiền còn là một khoản mục bị ảnh hưởng và có ảnh hưởng đến nhiều khoản mục quan trọng như daonh thu, chi phí, công nợ, và hầu hết các tài sản khác của doanh nghiệp. Do đó, những sai sót và gian lận trong các khoản mục khác thường có liên quan đến các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ của tiền.
- Số phát sinh của các tài khoản Tiền thường lớn hơn số phát sinh của hầu hết tài khoản khác. Vì thế, những sai phạm trong các nghiệp vụ liên quan đến tiền có nhiều khả năng xảy ra và khó bị phát hiện nếu không có một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu.
- Tiền lại là tài sản rất “ nhạy cảm” nên khả năng xảy ra gian lận, biển thủ thường cao hơn các tài sản khác. Các thủ thuật gian lận rất đa dạng và thường được che dấu tinh vi để hệ thống kiểm soát nội bộ và các thủ tục kiểm toán không ngăn chặn hay phát hiện được.
- Một đặc điểm khác của Tiền là bên cạnh số dư bị sai lệch do ảnh hưởng của các sai sót và gian lận, còn có những trường hợp tuy số dư Tiền trên Báo cáo tài chính vẫn đúng nhưng sai lệch đã diễn ra trong các nghiệp vụ phát sinh và làm ảnh hưởng đến các khoản mục khác. Thí dụ, một khoản chi trùng lắp cho nhà cung cấp tuy không làm sai lệch số dư Tiền ( vì Tiền vẫn thực sự có chi ra) nhưng sẽ làm sai lệch trong khoản mục chi phí hay nợ phải trả.
- Do tất cả những lý do trên, rủi ro tiềm tàng của khoản mục này thường được đánh giá là cao. Vì vậy, kiểm toán viên thường dành nhiều thời gian để kiểm tra Tiền mặc dù khoản mục này thường một tỷ trọng không lớn trong tổng tài sản. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc tập trung khám phá gian lận thường chỉ được thực hiện khi kiểm toán viên đánh giá rằng hệ thống kiểm soát nội bộ yếu kém cũng như khả năng xảy ra gian lận là cao. (Giáo trình Kiểm toán, 2007, trang 307)
2.4 Phân tích tính trọng yếu và rủi ro của khoản mục tiền
2.4.1 Tính trọng yếu
- Trọng yếu là khái niệm về tầm cỡ, bản chất của sai phạm (Kể cả bỏ sót) thông tin tài chính, hay là riêng lẻ hay là từng nhóm, khi mà trong một bối cảnh cụ thể nếu dựa vào các thông tin này để xét đoán thì sẽ không chính xác hay đi đến kết luận sai lầm.
Để đánh giá trọng yếu, KTV cần xem xét trên cả 2 mặt: Định lượng và định tính. Về mặt định lượng, sai phạm được xem xét là trọng yếu nếu nó vượt quá giới hạn nhất định về mức trọng yếu (sai sót có thể chấp nhận được). Về mặt định tính, đó là tác động dây chuyền, gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Ví dụ, sự thể hiện không chính xác đúng đắn chế độ kế toán sẽ dẫn đến sự hiểu sai về bản chất thông tin.
Khi đã xác định được yếu tố ảnh hưởng đến tính trọng yếu của khoản mục Vốn bằng tiền, KTV tiến hành phân bổ trọng yếu của toàn Báo cáo tài chính cho khoản mục Vốn bằng tiền
Tiền luôn liên quan đến các khoản mục quan trọng như tài sản cố định, doanh thu, nợ phải thu, nợ phải trả Vì vậy, khả năng gian lận cũng như sai sót rất dễ xảy ra. (Giáo trình Kiểm toán, 2007, trang 128)
2.4.2 Rủi ro tiềm tàng
Theo đoạn 4 VSA 400: “ Rủi ro tiềm tàng là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính chứa đựng sai sót trọng yếu khi tính rêing rẽ hay tính gộp mặc dù có hay không có hệ thống kiểm soát nội bộ.”
Vì vậy, trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, rủi ro là điều tất yếu và khó tránh khỏi đối với các doanh nghiệp có hệ thống Kiểm soát nội bộ yếu kém. Đặc biệt đối với khoản mục tiền là một khoản mục khá nhạy cảm thì việc gian lận đối với khoản mục này rất thường xảy ra với những thủ thuật hết sức tinh vi. Khoản mục này luôn luôn tồn tại những rủi ro tiềm tàng.
Tiền là khoản mục có mức độ dễ bị mất mát và biển thủ nhất. Trong mỗi doanh nghiệp thì các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tiền là nhiều nhất như: chi tiền, thu tiền nên dễ dẫn đến các sai sót cũng như gian lận.
Sự trung thực và năng lực của người quản lý sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ Báo cáo tài chính chứ không riêng cho một khoản mục. Do đó, mỗi doanh nghiệp nên xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ thật hữu hiệu cũng như tìm được những nhân viên thật sự hết lòng với doanh nghiệp mình. Có như vậy mới hạn chế được những gian lận gây thiệt hại cho doanh nghiệp.
2.4.3 Gian lận và sai sót
Tiền là khoản mục nhạy cảm nhất trong Bảng cân đối kế toán. Cho nên, dù Hệ thống kiểm soát nội bộ có hữu hiệu như thế nào đi nữa thì những sai sót và gian lận đối với khoản mục này luôn luôn có khả năng xảy ra.
Có thể nói là hầu hết các nghiệp vụ xảy ra trong doanh nghiệp đều liên quan đến khoản mục tiền. Vì vậy, các nhân viên kế toán sẽ không tránh khỏi những sai sót trong quá trình ghi chép. Và với nhiều nghiệp vụ, liên quan đến nhiều khoản mục khác thì việc gian lận đối với khoản mục này cũng rất dễ dàng xảy ra.
2.5 Kiểm soát nội bộ Khoản mục Vốn bằng tiền
2.5.1 Nghiên cứu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
2.5.1.1 Tìm hiểu về kiểm soát nội bộ
Đối với doanh nghiệp nhỏ, kiểm toán viên thường soạn Bảng tường thuật. còn đối với doanh nghiệp lớn, họ thường sử dụng lưu đồ để mô tả cơ cấu kiểm soát nội bộ hiện hành. Để thiết lập, kiểm toán viên thường dựa vào việc phỏng vấn, quan sát và sử dụng Bảng câu hỏi về kiểm soát nội bộ. (Giáo trình Kiểm toán, 2007, trang 315)
2.5.1.2 Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát
Kiểm toán viên chỉ có thể đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát đối với một cơ sở dẫn liệu nào đó là thấp hơn mức tối đa khi cho rằng các thủ tục kiểm soát có liên quan được thiết kế và thực hiện hữu hiệu. Đây là cơ sở giúp Kiểm toán viên giới hạn phạm vi của các thử nghiệm cơ bản phải tiến hành đối với các khoản mục có liên quan. Ngược lại, nếu mức rủi ro kiểm soát được đánh giá là tối đa và xét thấy không có khả năng giảm được trong thực tế, kiểm toán viên không thực hiện trong các thử nghiệm kiểm soát , mà chỉ thực hiện các thử nghiệm cơ bản ở mức độ phù hợp. (Giáo trình Kiểm toán, 2007, trang 315)
2.5.1.3 Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát
Thông thường để thu thập các bằng chứng về tính hiệu quả và hiệu lực của hệ thống Kiểm soát nội bộ đối với Vốn bằng tiền, KTV tiến hành các thử nghiệm kiểm soát.
Thử nghiệm kiểm soát là việc KTV xem xét hệ thống Kiểm soát nội bộ có hiện diện không, các qui chế về Kiểm soát nội bộ có vận hành không và sự vận hành đó có hiệu quả không bằng cách đánh giá hệ thống kế toán, xem xét mức độ tuân thủ các quy định, quy chế đã đề ra, đánh giá tính tin cậy của các con số, đối chiếu và phân tích qua các bằng chứng đã thu thập được về hệ thống Kiểm soát nội bộ.
Đối với bước công việc này, đầu tiên kiểm toán viên tiến hành kiểm tra các nghiệp vụ thu chi đã thực hiện một cách có hệ thống từ khi bắt đầu nghiệp vụ cho đến khi kết thúc. Mục đích của việc kiểm tra đó là xem xét các bước tiến hành kiểm soát áp dụng trong hệ thống đó như thế nào, có được thực hiện đầy đủ hay không...
Sau khi tiến hành các bước kiểm tra ban đầu về hệ thống, để thu thập các bằng chứng một cách đầy đủ hơn về hiệu lực và hiệu quả của các quy chế kiểm soát đã đề ra các bước tiến hành đã thực hiện, KTV tiến hành các thử nghiệm chi tiết đối với Kiểm soát nội bộ.
+ Tổng cộng nhật ký quỹ và lần theo số tổng cộng đến sổ cái. Mục đích là đánh giá khả năng tự kiểm tra về độ chính xác đối với các phép tính cộng trên nhật ký và sổ cái, cũng như việc chuyển sổ từ nhật ký vào sổ cái.
+ So sánh chi tiết danh sách nhận tiền từ sổ quỹ với nhật ký thu tiền, với các bảng kê tiền gửi vào ngân hàng và với tài khoản nợ phải thu. Kiểm soát nội bộ tốt đòi hỏi các nhân viên có liên quan phải gửi ngay số tiền thu được trong ngày vào ngân hàng hay chậm nhất là ngày hôm sau. Thủ tục này nhằm giảm thiểu cơ hội nhân viên chiếm dụng tiền quỹ để chi tiêu. Để đảm bảo rằng các khoản tiền thu được gửi ngay vào ngân hàng, kiểm toán viên nên so sánh chi tiết danh sách thu tiền với Bảng kê gửi tiền hàng ngày vào ngân hàng.
+ ...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top