Download miễn phí Báo cáo Thực tập tại Phòng Bảo hiểm xã hội và Y tế, Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp, Bộ Tài chính





MỤC LỤC

TRANG

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ BỘ TÀI CHÍNH 2

1.1 Sơ lược về quá trình thành lập và phát triển của Bộ Tài chính 2

1.2 Vị trí và chức năng 3

1.3 Nhiệm vụ và quyền hạn 3

1.4 Cơ cấu tổ chức 8

CHƯƠNG 2. VỤ TÀI CHÍNH HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP 10

2.1 Vị trí và chức năng 10

2.2 Nhiệm vụ 10

2.3 Cơ cấu tổ chức 12

CHƯƠNG 3. PHÒNG BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ Y TẾ 13

3.1 Vị trí và chức năng 13

3.2 Nhiệm vụ 13

3.3 Quyền hạn 14

3.4 Cơ cấu tổ chức và biên chế 14

3.5 Sơ lược một số hoạt động nghiệp vụ 15

CHƯƠNG 4. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ CỦA PHÒNG BHXH-YT 16

4.1 Tổng kết công tác 16

4.1.1 Công tác xây dựng ban hành cơ chế, chính sách 16

4.1.2 Công tác quản lý ngân sách 16

4.1.3 Công tác giải quyết khiếu nại và thanh toán nợ dân: 18

4.2 Đánh giá công tác của phòng BHXH-YT 18

4.3 Mục tiêu, chương trình công tác năm 2009 19

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Bộ đã được phê duyệt và các dự án, đề án theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- Trình Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trung hạn, dài hạn, hàng năm về các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ; dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật.
- Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch sau khi được ban hành, phê duyệt và các văn bản pháp luật khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
- Về quản lý ngân sách nhà nước: Tổng hợp, lập, trình Chính phủ dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương hàng năm. Tổ chức thực hiện ngân sách nhà nước, điều hành ngân sách trung ương theo thẩm quyền. Kiểm tra việc phân bổ dự toán ngân sách được giao. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện hạch toán, quyết toán ngân sách nhà nước và định kỳ báo cáo. Thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách; tổng hợp, trình Chính phủ để trình Quốc hội phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách nhà nước;
- Về quản lý thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước: Thống nhất quản lý, chỉ đạo, kiểm tra việc tổ chức thực hiện công tác thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước theo đúng quy định của pháp luật. Quyết định theo thẩm quyền hay trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, truy thu thuế, xoá nợ thuế. Ban hành quy định về thủ tục, quy trình nghiệp vụ. Kiểm tra, kiểm soát các nguồn thu của ngân sách nhà nước.
- Về quản lý quỹ ngân sách, quỹ dự trữ nhà nước và các quỹ tài chính khác của Nhà nước: Thống nhất quản lý, chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm đối với quỹ ngân sách nhà nước được quản lý tại Kho bạc Nhà nước. Kiểm soát, thanh toán, chi trả, quyết toán các khoản chi từ ngân sách nhà nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước. Ban hành các quy định về chế độ quản lý tài chính của các quỹ tài chính của Nhà nước. Kiểm tra việc quản lý, sử dụng quỹ dự trữ phát hành, quỹ dự trữ ngoại tệ, quỹ dự trữ ngoại hối của Nhà nước.
- Về quản lý dự trữ nhà nước: Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, cơ quan liên quan xây dựng, trình Chính phủ danh mục hàng dự trữ, tổng mức dự trữ, tổng mức tăng dự trữ nhà nước, kế hoạch dự trữ nhà nước. Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện của các Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ nhà nước theo quy định. Trực tiếp tổ chức, quản lý tập trung dự trữ nhà nước bằng tiền và một số mặt hàng dự trữ nhà nước theo quy định của Chính phủ.
- Về quản lý tài sản nhà nước: Thống nhất quản lý tài sản nhà nước; chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng chính sách tài chính về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước. Quy định chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật và phân cấp của Chính phủ. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội.
- Về tài chính doanh nghiệp và quản lý vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp: Xây dựng, trình Chính phủ hay Thủ tướng Chính phủ ban hành theo thẩm quyền chế độ quản lý tài chính doanh nghiệp, cơ chế giám sát về tài chính. Tổng hợp, phân tích, đánh giá và xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định kế hoạch điều hoà nguồn vốn, quỹ của các Tổng công ty Nhà nước, Tập đoàn kinh tế của Nhà nước.
- Về quản lý vay nợ, trả nợ trong nước, ngoài nước của Chính phủ, nợ của khu vực công, nợ quốc gia và nguồn viện trợ quốc tế: Xây dựng, trình Chính phủ hay Thủ tướng Chính phủ ban hành theo thẩm quyền chính sách, chế độ về quản lý vay nợ và trả nợ trong nước và ngoài nước của Chính phủ, của khu vực công, nợ quốc gia. Tổ chức huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển thông qua phát hành công trái, trái phiếu Chính phủ trong và ngoài nước theo phân công của Chính phủ. Thống nhất quản lý các nguồn viện trợ quốc tế; tổ chức tiếp nhận, phân phối và thực hiện quản lý tài chính đối với các nguồn viện trợ quốc tế theo quy định của Chính phủ.
- Về kế toán, kiểm toán: Xây dựng, trình Chính phủ ban hành và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện theo thẩm quyền. Ban hành quy định về nguyên tắc, chuẩn mực, phương pháp chuyên môn, nghiệp vụ kế toán, kiểm toán. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán, kiểm toán, hoạt động hành nghề kế toán, kiểm toán; có ý kiến cuối cùng về các bất đồng và tranh chấp về kế toán và kiểm toán độc lập.
- Quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán: Xây dựng, trình Chính phủ ban hành chính sách phát triển thị trường chứng khoán, phương án thành lập, đình chỉ hoạt động, giải thể hay chuyển đổi hình thức sở hữu, cách hoạt động, mô hình tổ chức của Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán. Kiểm tra, giám sát hoạt động của của các tổ chức có liên quan đến việc phát hành, kinh doanh, dịch vụ chứng khoán. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm cho các hoạt động thị trường chứng khoán diễn ra an toàn, hiệu quả và đúng pháp luật.
- Quản lý nhà nước về bảo hiểm: Xây dựng, trình Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách phát triển thị trường bảo hiểm. Cấp, đình chỉ hay thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động đối với các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và các tổ chức, cá nhân có liên quan. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm cho các hoạt động thị trường bảo hiểm diễn ra có hiệu quả và đúng pháp luật.
- Về quản lý tài chính các tổ chức tài chính và dịch vụ tài chính: Xây dựng, trình Chính phủ quy định chính sách và mô hình tổ chức hoạt động kinh doanh xổ số, đặt cược, casino và trò chơi điện tử có thưởng. Quản lý về tài chính đối với hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các ngân hàng thương mại nhà nước. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát đối với các tổ chức hoạt động dịch vụ tài chính, kế toán, kiểm toán, tư vấn thuế, thẩm định giá, kê khai thuê hải quan và các dịch vụ khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
- Về hải quan: Xây dựng, trình Chính phủ ban hành các quy định cụ thể về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan. Ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện nghiệp. Tổ c...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top