minhla_codong

New Member
Luận văn: Báo chí trực tuyến ở Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn : Luận văn ThS Truyền thông đại chúng : 60.32.01
Nhà xuất bản: ĐHKHXH & NV
Ngày: 2006
Chủ đề: Báo chí
Báo chí trực tuyến
Internet
Truyền thông đại chúng
Miêu tả: 135 tr. + Tóm tắt+CD-ROM
Khái quát về Internet và truyền thông trực tuyến, báo chí trực tuyến và những đặc trưng cơ bản của báo chí trực tuyến. Khảo sát, nghiên cứu cách tổ chức và hoạt động của hệ thống báo chí phát hành trên mạng ở Việt Nam (như cập nhật thông tin hằng ngày, tổ chức các diễn đàn, tích hợp các loại hình, trình bày website...) nhằm góp phần nhận diện "tính trội" các đặc trưng của báo chí trực tuyến trong so sánh với các loại báo chí truyền thống. Từ đó tổng hợp phân tích, đánh giá các kết quả khảo sát và tổng kết những thành tựu cũng như những hạn chế của báo chí trực tuyến Việt Nam những năm qua, phân tích các xu thế dự báo xu hướng phát triển báo trực tuyến ở Việt Nam trong những năm tới đặc biệt là xu thế tích hợp các loại hình truyền thống trong hoạt động báo chí
Luận văn ThS Báo chí học 60.32.01 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính thời sự và lý do chọn đề tài:
- Ngày 23/10/2006, sau buổi làm việc giữa ông Trương Tấn Sang - Ủy
viên Bộ Chính trị, thường trực Ban Bí thư với báo điện tử Đảng Cộng sản Việt
Nam, ông Đào Duy Quát - Phó Trưởng ban Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương,
Tổng biên tập - công bố: Website Đảng Cộng sản Việt Nam đã được sự tán
thành về việc mở chuyên mục đối thoại với dân. Ông cũng cho biết thêm: Đối
tượng được mời đối thoại với dân sẽ là Chủ tịch Nước hay Phó Thủ tướng...,
những chủ đề đối thoại đầu tiên sẽ là chống tham nhũng, cải cách hành chính…
- Trước đó 2 ngày, vào chiều 20/10/2006, Giám đốc Công ty truyền hình
di động số VTC (VTC Mobile) Lê Đoàn Quân cũng thông tin cho báo giới rằng
dịch vụ truyền hình di động của VTC Mobile sẽ chính thức phát sóng vào
10/11/2006, trước khi diễn ra Hội nghị Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á – Thái
Bình Dương (APEC) lần thứ 14 tại Hà Nội. Theo ông Quân, trước mắt, VTC
Mobile sẽ phủ sóng tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh với 8 kênh truyền hình
và 4 chương trình phát thanh (1), sau đó sẽ mở rộng ra các tỉnh thành khác. Ông
Quân còn nói thêm: Việc VTC Mobile phát sóng truyền hình di động cũng nhằm
chứng minh Việt Nam là nước đầu tiên trong khu vực APEC đưa công nghệ
DVB – H (2) phục vụ người dân…
Hai thông tin trên thoạt nhìn, dƣờng nhƣ không có điểm chung, song từ
góc độ nghiệp vụ báo chí, chúng ta có thể thấy:
- Tổ chức đối thoại giữa nhà quản lý với ngƣời dân qua các kênh truyền
thông không phải là việc làm quá mới. Các hình thức diễn đàn, đối thoại đã có
(1) 8 kênh truyền hình VTC phát gồm 5 kênh của chính VTC, kênh âm nhạc MTV, kênh tin
tức BBC, và một kênh theo yêu cầu; còn 4 kênh phát thanh gồm 2 kênh của Đài Tiếng nói
Việt Nam, 1 kênh nhạc trẻ, và một kênh ca khúc cách mạng.
(2) DVB-H (Digital Video Broadcast – Handheld) là công nghệ phát sóng truyền hình kỹ thuật
số cho máy điện thoại di động. Hiện có nhiều công nghệ phát sóng truyền hình di động,
nhưng với công nghệ DVB – H, Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới sử dụng.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi4
khá lâu trên báo in, phát thanh, truyền hình. Nhƣng so với báo trực tuyến, các
dạng thức nội dung nhƣ thế còn nhiều hạn chế về dung lƣợng thông tin, không
gian công chúng; thời gian, chủ thể, chủ đề đối thoại; tính chất trực tiếp, tính
chất tƣơng tác… Website Đảng Cộng sản Việt Nam đƣa nội dung này vào hoạt
động thể hiện rõ nét định hƣớng lớn trong công tác tƣ tƣởng thời kỳ đổi mới: mở
rộng hơn nữa dân chủ xã hội chủ nghĩa. Qua đối thoại trực tuyến, lãnh đạo Đảng
và Nhà nƣớc sẽ nghe đƣợc nhiều tiếng nói, nguyện vọng và bức xúc của nhân
dân trong nƣớc, ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài để kịp thời tiếp thu bổ sung chính
sách và chỉ đạo giải quyết những vấn đề nổi cộm, gây bức xúc trong xã hội.
- Việc VTC Mobile phát sóng dịch vụ truyền hình di động đánh dấu một
mốc lớn trong việc phát triển truyền thông trực tuyến ở Việt Nam. Dù chƣa thể
phổ biến ngay, song hiện nay, điện thoại di dộng ở Việt Nam không chỉ là thiết
bị liên lạc, hay chụp ảnh, ghi hình mà còn giúp ngƣời dân được thông tin và
được quyền thông tin. Truyền thông trực tuyến giờ đây không chỉ có “máy tính
nối mạng”. Xu thế hội tụ công nghệ cũng nhƣ tích hợp các loại hình truyền
thông đại chúng đang dần đi vào đời sống và ngày càng đáp ứng nhu cầu thông
tin đa dạng, phong phú.
Tuy mới ra đời 9 năm nhƣng báo chí trực tuyến ở Việt Nam đã và đang có
những bƣớc phát triển quá nhanh mà chúng ta chƣa kịp tổng kết đầy đủ. Tốc độ
phát triển đó còn thử thách khả năng dự báo của những nhà quản lý, hoạch định
chính sách. Nhƣng có một điều không ai phủ nhận, đó là, những năm qua, cùng
với các loại hình truyền thông khác, báo chí trực tuyến Việt Nam đã góp phần
rất lớn trong việc tuyên truyền đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nƣớc, xây dựng đời sống dân chủ, xây dựng khối đại đoàn kết
toàn dân tộc, thỏa mãn nhu cầu thông tin, giáo dục, giải trí của các tầng lớp nhân
dân, và đặc biệt, góp phần rất lớn trong việc quảng bá hình ảnh Việt Nam đến
với thế giới.
Hạ tầng viễn thông ở Việt Nam đang ngày càng hoàn thiện theo hƣớng
hiện đại. Đảng và Nhà nƣớc ta chủ trƣơng “hình thành xa lộ thông tin quốc gia5
có dung lƣợng lớn, tốc độ cao, trên cơ sở hội tụ công nghệ và dịch vụ viễn
thông, tin học, truyền thông quảng bá. Ứng dụng các phƣơng thức truy nhập
băng rộng tới tận hộ tiêu dùng: cáp quang, vô tuyến băng rộng, thông tin vệ tinh
(Vinasat) v.v..., làm nền tảng cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin,
thƣơng mại điện tử, chính phủ điện tử, dịch vụ công và các lĩnh vực khác.” (1)
Sự tăng trƣởng nhanh chóng của Internet băng thông rộng đã thu hút công
chung trẻ dành nhiều thời gian hơn cho truyền thông trực tuyến so với các loại
hình báo chí truyền thống. Với internet, thế hệ trẻ ngày nay vừa nhƣ một khách
thể hưởng thụ truyền thông vừa nhƣ một đồng chủ thể sáng tạo trong truyền
thông. Báo chí trực tuyến ngày càng thu hút, ngƣời nghe/xem/đọc của báo trực
tuyến mỗi năm tăng lên 120% và từ năm 2003 đến nay, đã có hiện tƣợng bùng
nổ website báo chí tại Việt Nam. Báo mạng cũng đang hấp dẫn nhiều cơ quan
báo in, báo nói, báo hình ở Việt Nam trong việc khai thác thế mạnh của nó để
bổ sung cho các kênh truyền thống. Việc tích hợp nhiều kênh truyền thông (phát
triển báo trực tuyến song song báo in, phát thanh, truyền hình) trong cùng một
cơ quan báo chí đã là xu thế. Sự phát triển báo chí trực tuyến đã kéo theo nhiều
sự thay đổi trong tác nghiệp báo chí theo lối cũ. Và nhiều thống kê cho thấy,
hiện nay, doanh thu quảng cáo của báo chí trực tuyến ngày càng tăng.
Đó là những tiền đề quan trọng trong chặng đƣờng phát triển báo chí trực
tuyến những năm tới. Mặt khác, việc khai thác tốt thế mạnh và hiệu quả của báo
chí trực tuyến sẽ góp phần rất lớn trong việc đấu tranh trên mặt trận tƣ tƣởng –
văn hóa, đặc biệt, trong việc đấu tranh chống các luận điệu thù nghịch, chống
âm mƣu diễn biến hòa bình; góp phần mở rộng và phát triển nền dân chủ, nâng
cao dân trí và tạo cơ hội hƣởng thụ thông tin bình đẳng cho ngƣời dân.
Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, Internet nói chung và báo chí phát hành
trên mạng nói riêng vẫn còn những mặt trái, những hạn chế; vấn đề quản lý nhà
(1) Trích Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển Bưu chính -
Viễn thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” do Thủ tướng Phan Văn
Khải ký ngày 18/10/2001
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi6
nƣớc về báo chí trực tuyến cũng nhƣ Internet còn nhiều bất cập. Bên cạnh đó,
việc đào tạo đội ngũ làm báo trực tuyến chƣa đƣợc quy củ và hầu hết những
ngƣời làm báo trực tuyến hiện nay xuất thân từ những cơ quan báo chí truyền
thống, ít đƣợc trang bị nhiều kiến thức tác nghiệp phù hợp với đặc trƣng của loại
hình báo chí mới này… Quá trình phát triển báo trực tuyến ở Việt Nam - đôi
nơi, đôi chỗ - còn mang tính tự phát và những vấn đề lý luận về báo chí trực
tuyến chƣa đƣợc nghiên cứu nhiều.
Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến báo chí trực tuyến đang là địa hạt
quá rộng, quá mới nhƣng cũng hết sức lí thú và cần thiết. Đó là một hƣớng tiếp
cận có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, đồng thời, giúp cho việc sử dụng, khai thác
loại hình báo chí này đạt hiệu quả cao hơn… Từ những lý do trên, chúng tôi
quyết định chọn nội dung “tìm hiểu một số vấn đề về lý luận và thực tiễn của
báo chí trực tuyến ở Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
Các công trình khoa học nghiên cứu về lý luận báo chí trực tuyến ở Việt
Nam chƣa nhiều. Về phƣơng diện lịch sử báo chí, do chặng đƣờng phát triển
loại hình truyền thông này chƣa dài, nên hầu nhƣ chƣa có một công trình chính
thức về báo trực tuyến trừ một số bài báo có tính chất tổng kết một chặng
đƣờng, nêu những thành tựu và hạn chế, chƣa rút ra đƣợc những đặc điểm có
tính quy luật trong tiến trình phát triển cũng nhƣ chƣa đề xuất chuyện phân kỳ.
Đến nay, ở Việt Nam, chƣa có một giáo trình nào về báo trực tuyến đƣợc chính
thức in ấn. Các bài giảng về báo trực tuyến ở các trƣờng Đại học trong nƣớc
cũng thiên về việc giới thiệu về internet và kỹ năng thực hiện tác phẩm báo chí
trên internet, những kiến thức về kỹ thuật tin học nhƣ thiết kế web, xử lý hình
ảnh, âm thanh cho web. Rải rác cũng có một số bài báo về lĩnh vực này cũng
nhƣ một số luận văn cử nhân, thạc sĩ của Học viện Báo chí - tuyên truyền, Đại
học Khoa học xã hội – nhân văn Hà Nội (Đại học quốc gia Hà Nội) nhƣng phần
lớn là những nghiên cứu dự báo về internet, nghiên cứu về ứng dụng công nghệ,
nghiên cứu về công chúng internet, nghiên cứu thống kê về việc tổ chức tin bài7
của một số báo trực tuyến. Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tui có tham
khảo các kết quả nghiên cứu từ các báo cáo của ngành bƣu chính viễn thông, Bộ
Văn hóa – Thông tin, Ban Tƣ tƣởng – Văn hóa TW, Bộ Công an xung quanh
vấn đề phát triển internet nói chung và báo trực tuyến nói riêng, đặc biệt, trong
“Chiến lƣợc phát triển thông tin đến năm 2010” (Ban hành kèm theo Quyết định
số 219/2005/QĐ-TTg ngày 09/09/2005 của Thủ tƣớng Chính phủ); “Chiến lƣợc
phát triển Bƣu chính - Viễn thông Việt Nam đến năm 2010 và định hƣớng đến
năm 2020”. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu từ những văn bản trên là những
tổng kết khái quát và những dự báo chiến lƣợc. Cho đến nay, việc nghiên cứu,
nhận diện các đặc trƣng của báo chí trực tuyến trong so sánh với các loại hình
báo chí khác rải rác xuất hiện trong một số công trình đã nêu trên nhƣng chỉ có
tính chất minh họa cho nội dung khác, hầu nhƣ chƣa có một công trình nào thực
hiện chuyên sâu. Hy vọng, luận văn này sẽ là công trình đầu tiên đề cập một
cách toàn diện và hệ thống vấn đề này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Là loại hình báo chí ra đời muộn, nhƣng báo chí trực tuyến trên thế giới
cũng nhƣ ở Việt Nam đều có sự phát triển Phù Đổng. Nó mang trên vai sức
mạnh tổng hợp của những loại hình báo chí truyền thống. Nó tích hợp sức mạnh
công nghệ của truyền thông hiện đại. Bản chất truyền thông của nó thể hiện khá
rõ nét nhƣng nó đem đến những đặc điểm mới, rất mới về phƣơng diện truyền
thông. Tìm hiểu, khái quát đƣợc những đặc trƣng chủ yếu của báo chí trực tuyến
là việc làm khó, đặc biệt là những đặc trƣng về vai trò nhà truyền thông – tâm lý
đặc điểm tiếp nhận của công chúng truyền thông có liên quan đến công nghệ, kỹ
thuật nhƣ ngôn ngữ liên kết siêu văn bản (hypertext), công nghệ RSS hay hình
thức weblog phổ biến gần đây. Trong phạm vi luận văn này, chúng tui chỉ xin
dừng lại ở việc miêu tả và phân tích các đặc trưng cơ bản của báo chí trực tuyến
trong tƣơng quan so sánh với các loại hình báo chí truyền thống (báo in, phát
thanh, truyền hình) nhƣ tính toàn cầu, tính tƣơng tác, đặc trƣng cập nhật thông
tin phi định kỳ, đặc trƣng “trình bày” tác phẩm báo chí, đặc trƣng tích hợp các
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi8
phƣơng tiện truyền thông, khả năng lƣu trữ và tìm kiếm thông tin, đặc trƣng cá
nhân hóa thông tin v.v… Qua việc nhận diện các đặc trƣng chủ yếu của báo chí
trực tuyến, luận văn cố gắng làm rõ ý nghĩa: Internet đang từng bƣớc làm thay
đổi các cách thu thập, sản xuất và phân phối thông tin, đồng thời, làm rõ những
ƣu thế - hạn chế của báo trực tuyến trong thực tiễn đời sống báo chí ở Việt Nam.
Từ mục tiêu trên, chúng tui xác định nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu của
luận văn là:
+ Khảo sát, nghiên cứu cách tổ chức và hoạt động của hệ thống báo chí
phát hành trên mạng ở Việt Nam (nhƣ việc cập nhật thông tin hằng ngày, việc tổ
chức các diễn đàn, việc tích hợp các loại hình, việc trình bày website…) nhằm
góp phần nhận diện “tính trội” của các đặc trƣng của báo chí trực tuyến trong so
sánh với các loại hình báo chí truyền thống.
+ Tổng hợp, phân tích, đánh giá các kết quả khảo sát và tổng kết những
thành tựu cũng nhƣ hạn chế của báo chí trực tuyến Việt Nam những năm qua,
đồng thời, phân tích các xu thế và dự báo xu hƣớng phát triển báo trực tuyến ở
Việt Nam trong những năm tới, đặc biệt là xu thế tích hợp các loại hình truyền
thông trong hoạt động báo chí.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, chúng tui đã cố gắng khảo sát cách
thức và tần suất cập nhật thông tin, phƣơng thức xây dựng các diễn đàn, các
hình thức hội thoại trực tuyến, cách thức tổ chức tòa soạn của báo chí trực tuyến,
cách thức trình bày, các ứng dụng công nghệ trong việc truyền dữ liệu (chuyển
tin bài), xây dựng đa phƣơng tiện, phát thanh – truyền hình trực tuyến, khai thác
khả năng lƣu trữ thông tin, khả năng địa phƣơng hóa… của nhiều “báo điện tử”
để hoàn thành mục đích nghiên cứu: nhận diện các đặc trưng chủ yếu của báo
trực tuyến trong tƣơng quan so sánh với các loại hình báo chí truyền thống
Ở mỗi nội dung nghiên cứu, chúng tui chọn một số tờ báo trực tuyến tiêu
biểu (có số lƣợt ngƣời truy cập cao) ở Việt Nam nhƣ VnExpress; VietnamNet,9
Tuổi trẻ online, Thanh niên online; các “ấn bản điện tử” của báo Nhân dân, Sài
Gòn giải phóng, báo Đồng Nai, báo Ngƣời lao động, The Saigontimes Group;
Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Công ty truyền thông đa phƣơng
tiện VTC v.v…
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Luận văn dựa trên cơ sở khoa học lý luận là chủ nghĩa Mác – Lênin và tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh, đƣờng lối chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển
sự nghiệp thông tin - báo chí; các tài liệu, giáo trình, sách tham khảo, báo và tạp
chí trong và ngoài nƣớc… có liên quan đến nội dung lý luận về truyền thông,
báo trực tuyến và các vấn đề liên quan để tham khảo.
Luận văn cũng dựa trên phƣơng pháp thống kê, đối chiếu, so sánh, phỏng
vấn các nhân chứng. Và chúng tui cũng tổ chức điều tra khảo sát một số tờ báo
cụ thể (sử dụng các công cụ khảo sát trực tuyến qua website (1);
các phần mềm chuyên dụng để đo lƣờng) và khảo sát bằng phiếu điều tra đối với
“độc giả” báo trực tuyến nhiều lứa tuổi, nghề nghiệp và ở các vùng miền.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
6.
1. Ý nghĩa khoa học:
Luận văn mong muốn góp phần bƣớc đầu tìm hiểu về các đặc trƣng của
báo trực tuyến đứng ở góc độ lý luận báo chí. Đồng thời, thông qua việc khảo
sát hệ thống báo chí phát hành trên mạng internet ở Việt Nam, luận văn cố gắng
khái quát đƣợc những đặc điểm có tính quy luật của quá trình hình thành và phát
triển “báo mạng” ở Việt Nam nhìn từ góc độ lịch sử báo chí. Cũng thông qua
luận văn, chúng tui xin mạnh dạn đề xuất cách định danh một số khái niệm hiện
còn chƣa thống nhất: Phân biệt sự khác biệt giữa báo chí trực tuyến với tƣ cách
một loại hình báo chí và các dạng website của các cơ quan, tổ chức, doanh
nghiệp, cá nhân; phân biệt cách định danh của một số khái niệm hiện chƣa thống
(1) Website ra đời từ năm 1996, chuyên theo dõi, đo lường tần suất truy cập
và xếp thứ hạng của tất cả Website trên Internet theo Top 500/ 10.000/ 100.000. Alexa hiện
được xem là dịch vụ đánh giá website đáng tin cậy.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi10
nhất “trang thông tin điện tử trên mạng internet”, “cổng thông tin điện tử
(portal)”, các cách gọi báo mạng, báo điện tử, báo trực tuyến v.v…
6.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Thông qua việc miêu tả, phân tích các đặc trƣng của báo chí trực tuyến,
luận văn sẽ cố gắng đề ra một số giải pháp khai thác thế mạnh và hạn chế các
nhƣợc điểm của loại hình báo chí này trong việc thu thập thông tin, tổ chức sản
xuất chƣơng trình, phân phối thông tin, góp phần vào việc xây dựng phƣơng
pháp tác nghiệp đối với các tòa soạn và phóng viên báo trực tuyến. Và từ việc
phân tích những mặt tồn tại, hạn chế trong quá trình phát triển báo chí trực tuyến
ở Việt Nam 9 năm qua cũng nhƣ dự báo về xu hƣớng phát triển Internet và báo
trực tuyến, luận văn xin đƣợc đề xuất một số biện pháp cải tiến công tác quản lý
nhà nƣớc về báo chí đối với loại hình báo chí này.
Chúng tui cũng hy vọng luận văn sẽ đóng góp đƣợc một vài tƣ liệu, tài
liệu tham khảo cho các cơ quan báo chí, ngƣời làm báo trực tuyến và những ai
quan tâm đến lĩnh vực này.
7. Nội dung của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn
còn có 3 chƣơng nội dung chính sau đây:
CHƢƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BÁO CHÍ TRỰC TUYẾN
1. Khái lƣợc về Internet và truyền thông trực tuyến
1.1. Khái niệm về Internet
1.2. Internet nhìn từ lý luận báo chí – truyền thông
1.2.1. Truyền thông và truyền thông đại chúng
1.2.2. Internet - một thực thể truyền thông mới
1.2.3. Những hạn chế của Internet – nhìn từ góc độ truyền thông
2. Khái lƣợc về báo chí trực tuyến:
2.1. Sự ra đời một loại hình báo chí mới:
2.2 Về tên gọi loại hình báo chí phát hành trên mạng Interet ở Việt Nam:
3. Những đặc trƣng cơ bản của báo chí trực tuyến:
3.1. Đặc trƣng cập nhật phi định kỳ:
3.2. Đặc trƣng trình bày của báo trực tuyến
3.3. Đặc trƣng tích hợp các phƣơng tiện truyền thông đại chúng:
3.4. Đặc trƣng lƣu trữ và tìm kiếm thông tin:11
3.5. Đặc trƣng “phát hành”:
3.6. Đặc trƣng tƣơng tác
3.7. Đặc trƣng chi phí thấp:
3.8. Đặc trƣng cá nhân hóa thông tin:
3.9. Đặc trƣng về “cái chết” của tác giả - nhà báo
CHƢƠNG II: BÁO CHÍ TRỰC TUYẾN Ở VIỆT NAM
1. Quá trình hình thành và phát triển internet ở Việt Nam
2. Sự ra đời và phát triển của báo chí trực tuyến – bƣớc phát triển của hệ thống
báo chí Việt Nam đƣơng đại
2.1. Báo chí trực tuyến Việt Nam qua 9 năm hình thành và phát triển:
2.2. Một số đặc điểm trong tiến trình phát triển báo chí trực tuyến ở VN:
2.2.1. Phát triển gắn liền với thành tựu khoa học - công nghệ:
2.2.2. Phát triển từ những cơ quan báo chí truyền thống
2.2.3. Phát triển song hành cùng với sự thu hút ngày càng nhiều
công chúng trẻ và người Việt Nam ở nước ngoài:
2.2.4. Phát triển song hành với trình độ báo chí trực tuyến thế giới
2.3. Những báo trực tuyến tiêu biểu:
2.3.1. Báo Nhân Dân điện tử
2.3.2. Báo trực tuyến VnExpress
3. Những thành tựu và hạn chế của báo chí trực tuyến Việt Nam
3.1. Thành tựu
3.2. Hạn chế
CHƢƠNG III: XU THẾ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG VIỆC
PHÁT TRIỂN BÁO CHÍ TRỰC TUYẾN Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM TỚI
1. Xu thế phát triển của báo chí trực tuyến
1.1. Một sự phát triển vƣợt bậc về Internet
1.2. Một tƣơng lai hoàng kim của báo trực tuyến
1.3. Doanh thu quảng cáo của báo trực tuyến sẽ tăng
1.4. Xu thế hội tụ công nghệ và tích hợp các loại hình truyền thông
1.5. dáng công chúng truyền thông trực tuyến
2. Những vấn đề đặt ra trong việc phát triển báo trực tuyến hiện nay:
2.1. Xây dựng nội dung phù hợp với đặc trƣng của loại hình
2.2. Vấn đề bản quyền
2.3. Vấn đề hạ tầng viễn thông
2.4. Vấn đề nhân lực
2.5. Vấn đề cơ chế chính sách
3. Một số giải pháp chủ yếu trong việc phát triển báo chí trực tuyến ở Việt Nam
3.1. Giải pháp quản lý
3.2. Giải pháp nhân lực
3.3. Giải pháp công nghệ
KẾT LUẬN
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi12
CHƢƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BÁO CHÍ TRỰC TUYẾN
1. Khái lƣợc về internet và truyền thông trực tuyến:
1.1. Khái niệm về internet:
“Internet là mạng thông tin diện rộng bao trùm toàn cầu, hình thành trên
cơ sở kết nối các máy tính điện tử, cho phép liên kết con ngƣời lại bằng thông
tin và kết nối nguồn tri thức đã tích luỹ đƣợc của toàn nhân loại trong một mạng
lƣu thông thống nhất. Quy mô, phạm vi ảnh hƣởng của thông tin trên mạng
Internet rộng lớn hơn nhiều so với các phƣơng tiện thông tin thông thƣờng khác.
Với Internet, mọi ngƣời có khả năng và điều kiện rất thuận lợi trong việc tiếp
cận trực tiếp với các nguồn thông tin trên thế giới.” (1)
Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về Internet tùy thuộc vào góc độ
nghiên cứu. Nhƣng dù ở hƣớng tiếp cận nào, các định nghĩa về Internet đều dựa
trên 3 nội dung là bản chất mạng (network), bản chất số (digital) và bản chất
truyền thông (communication) của nó.
Internet là một hệ thống thông tin liên kết bằng một không gian địa chỉ
dựa trên công cụ kỹ thuật gọi là giao thức mạng: các máy tính giao tiếp với nhau
thông qua giao thức TCP/IP (2). Đây là một hệ thống thông tin đặc biệt vì với
hàng triệu mạng máy tính khác liên tục “vào – ra”, không thể có đƣợc sơ đồ cụ
thể. Internet vừa là hạ tầng kỹ thuật để giao dịch đƣợc xem là siêu xa lộ thông
tin (information super highway), vừa là một thực thể truyền thông đặc biệt giúp
cho mọi ngƣời trên thế giới cùng khai thác tài nguyên thông tin, tri thức. Internet
nhà nƣớc về các loại hình truyền thông này. Cụ thể hơn: cần sớm xây dựng và
ban hành các quy chế trong hoạt động thông tin nhƣ: Quy chế về chức danh báo
chí (đặc biệt là chức danh Tổng biên tập: Tiêu chuẩn hoá các chức danh lãnh
đạo chủ chốt của các cơ quan báo chí, tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ tại các cơ
quan chỉ đạo, quản lý báo chí của Đảng và Nhà nƣớc); Quy chế về cung cấp và
quản lý thông tin cho báo chí; Quy chế về tổ chức và điều kiện thành lập các cơ
quan báo chí…, sửa đổi và ban hành Nghị định về "Quy chế hoạt động thông tin,
báo chí của phóng viên nƣớc ngoài, các cơ quan tổ chức nƣớc ngoài tại Việt
Nam" cho phù hợp với thực tế phát triển của xu thế mới trong hoạt động truyền
thông. Và những vấn đề mới nảy sinh nhƣ sự hình thành các tập đoàn báo chí,
cần nghiên cứu để có các quy định cho mô hình hoạt động của cơ quan báo chí
có nhiều loại hình báo chí.
3.2. Giải pháp nhân lực
Xét cho cùng, giải pháp nhân lực cho việc phát triển báo chí trực tuyến
cũng là giải pháp quản lý. Để làm tốt công tác quy hoạch báo chí nói chung và
báo chí trực tuyến nói riêng, cần làm tốt bài toán nhân lực. Bên cạnh việc
quy hoạch lại hệ thống báo chí, cần có quy hoạch lại hệ thống đào tạo, bồi
dƣỡng về thông tin báo chí trong cả nƣớc theo hƣớng hoàn chỉnh mạng lƣới các
cơ sở đào tạo bồi dƣỡng nguồn nhân lực về thông tin (trong đó có báo chí trực
tuyến). Yêu cầu đặt ra là cần tập trung xây dựng chƣơng trình, giáo trình, kế
hoạch đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực thông tin phù hợp với xu
thế phát triển của truyền thông hiện đại, đồng thời, chú trọng đào tạo, bồi dƣỡng
đội ngũ những ngƣời làm báo về phẩm chất đạo đức, kỹ năng nghề nghiệp.
Cũng liên quan đến góc độ quản lý, một trong những giải pháp về nguồn lực cho
phát triển báo chí trực tuyến là cần đổi mới và tăng cƣờng công tác cán bộ, quy
hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng, luân chuyển đội ngũ cán bộ làm công tác báo chí,
tuyên truyền; xây dựng cơ chế quản lý phù hợp đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt
các cơ quan báo chí.
Bên cạnh đó, cần nhanh chóng đầu tƣ để kiện toàn tổ chức, nâng cao chất129
lƣợng hoạt động của các cơ sở đào tạo báo chí, thông tin, tuyên truyền hiện có;
Xây dựng các khoa, bộ môn báo chí trực tuyến với hệ thống giáo trình và cán bộ
giảng dạy có chất lƣợng ở các cơ sở đào tạo báo chí; từng bƣớc nghiên cứu, xây
dựng mô hình đào tạo ngƣời làm báo trực tuyến phù hợp với điều kiện thực tế
của Việt Nam, xu hƣớng phát triển của báo chí hiện đại.
3.3. Giải pháp công nghệ
Phát triển báo chí trực tuyến không tách rời quá trình phát triển công nghệ
- kỹ thuật. Khoa học và công nghệ có vai trò to lớn trong việc quyết định việc
nâng cao chất lƣợng, hiệu quả của hoạt động thông tin. Vì thế, để “đi tắt đón
đầu” cần có kế hoạch đầu tƣ hợp lý để các báo trực tuyến đƣợc trang bị kỹ thuật
công nghệ hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và sáng tạo trong hội nhập. Tích
cực phát triển các dịch vụ đa phƣơng tiện phù hợp với điều kiện của nƣớc ta để
phổ cập và mở rộng diện hoạt động của báo trực tuyến tới các tầng lớp nhân
dân, nhất là nhân dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc
thiểu số, biên giới, hải đảo.
Phát triển báo chí trực tuyến phải song hành với việc phát triển công
chúng báo chí trực tuyến. Vì thế, yêu cầu đẩy nhanh việc xây dựng cơ sở hạ tầng
viễn thông và hạ tầng Internet hiện đại, đáp ứng nhu cầu giải thông tốc độ đƣờng
truyền phục vụ phát triển Internet là yêu cầu quan trọng. Mở rộng mạng lƣới
truy nhập Internet trong cả nƣớc; nghiên cứu triển khai các công nghệ mới nhằm
mở rộng khả năng truy nhập mạng Internet ngoài mạng viễn thông nhƣ: truyền
hình CATV, DTH, mạng điện lực... Tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ khoa học
công nghệ trong lĩnh vực báo chí tham gia các hội nghị quốc tế, học tập nghiên
cứu ở các nƣớc có trình độ tiên tiến; hình thành cơ chế tƣ vấn khoa học công
nghệ trong nƣớc và quốc tế và chính sách đầu tƣ cho công tác nghiên cứu khoa
học về thông tin, đồng thời, mở rộng hợp tác quốc tế, trao đổi kinh nghiệm với
nƣớc ngoài về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật và quản lý báo trực tuyến.
Một trong những giải pháp quan trọng (thuộc nhóm giải pháp về công
nghệ) là vấn đề bảo đảm an ninh thông tin trên mạng Internet. Việc bảo đảm an
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi130
ninh trên mạng không chỉ phục vụ cho phát triển báo chí trực tuyến mà còn phục
vụ cho việc các lĩnh vực kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại, lĩnh vực khoa
học - công nghệ, trong lĩnh vực đời sống tinh thần, trong lĩnh vực quốc phòng,
an ninh và bảo vệ an ninh thông tin trong điều kiện có hoàn cảnh đặc biệt.
Bên cạnh các nhóm giải pháp nên trên, cần có những giải pháp
thƣờng xuyên về công tác giáo dục nhận thức cho các tầng lớp nhân dân, cán bộ,
đảng viên hiểu rõ hơn chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nƣớc về báo trực tuyến để nhân dân và nhất là thế hệ trẻ sử dụng báo trực
tuyến và Internet đúng mục đích, có hiệu quả. Các cơ quan chủ quản báo trực
tuyến và toà soạn từng báo trực tuyến phải có kế hoạch dài hạn trong việc nâng
cao chất lƣợng nội dung, hình thức, ứng dụng kỹ thuật, đáp ứng ngày càng tốt
hơn nhu cầu thông tin của xã hội, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc. Việc tuyên truyền, giáo dục về báo trực tuyến trong các cấp ủy,
chính quyền, đoàn thể, cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là trong thanh niên,
thiếu niên không chỉ giúp cho cộng đồng sử dụng có hiệu quả mặt tích cực, đồng
thời phòng ngừa, hạn chế mặt tiêu cực của loại hình truyền thông mới này mà
giúp tạo ra một lớp công chúng trực tuyến mới, tích cực hơn, năng động hơn.131
KẾT LUẬN
Giờ đây, trong một bộ phận không nhỏ của cộng đồng Việt Nam, thói
quen đọc báo trực tuyến mỗi ngày để “nạp năng lƣợng” thông tin thay cho việc
đọc báo, nghe đài, xem truyền hình đã bắt đầu hình thành. Thói quen ấy đã tác
động đến sức phát triển của loại hình báo chí phát hành trên mạng. Tuy nhiên, ở
một đất nƣớc mà máy tính và Internet trong chừng mực nào đó vẫn còn “sang
trọng” so với thu nhập chung, liệu có quá sớm khi nói đến sự phát triển bình
đẳng của làng báo trực tuyến Việt Nam cùng với bạn bè năm châu?
Câu trả lời là không. Không quá sớm. Bởi với Internet, một trật tự thông
tin thế giới mới có thể hình thành và Việt Nam đủ điều kiện để “đi tắt đón đầu”
trong tiến trình ấy… Ngƣời Việt Nam năng động, sáng tạo, thông minh trong
hội nhập, trong việc tiếp thu thành quả văn hóa của nhân loại. Internet là một sản
phẩm của văn minh, Internet là một phƣơng tiện chuyên chở văn hóa Việt,
Internet đang và sẽ tạo ra một thế hệ trẻ sáng tạo hơn. Và Internet cũng đang
đƣợc nhìn nhận là công cụ mũi nhọn hỗ trợ, thúc đẩy tích cực cho các nền kinh
tế. Sự phát triển của các quốc gia trong nền kinh tế tri thức phụ thuộc nhiều vào
trình độ khai thác, ứng dụng internet của cộng đồng, vào hạ tầng công nghệ
thông tin và mức độ xã hội hoá các lĩnh vực trên mạng. Các số liệu thống kê cho
thấy Internet ở Việt Nam những năm qua không chỉ tăng trƣởng về lƣợng mà
còn tăng trƣởng cả về chất. Chỉ số phổ cập quốc gia, chỉ số phổ cập khu vực
thành thị, chỉ số kết nối internet trong giáo dục đào tạo… cho phép dự cảm về
một tƣơng lai phát triển Internet cũng nhƣ báo chí trực tuyến ở Việt Nam hết sức
khả quan.
Đối tƣợng tham gia khai thác sử dụng Internet đa phần là lớp trẻ, những
ngƣời đang trong độ tuổi học tập, làm việc. Điều này tạo ra nền tảng tích cực
cho khả năng phổ cập, mở rộng số lƣợng ngƣời sử dụng và nâng cao trình độ
ứng dụng Internet, trình độ dân trí… Internet đã và đang tác động mạnh mẽ tới
sự tồn tại và phát triển của báo chí. Nó không chỉ mang lại những cơ hội mới
cho sự phát triển mà còn đặt ra nhiều thách thức cho giới truyền thông… Với sự
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi132
xuất hiện của báo chí trực tuyến, nhiều khái niệm báo chí truyền thống giờ đây
dƣờng nhƣ phải thay đổi. Vai trò của nhà báo cũng nhƣ công chúng truyền thông
đang thay đổi. Sự thay đổi đó có vẻ nhƣ chƣa dừng lại. Sẽ còn nhiều những đột
phá mới trên không gian mạng vƣợt khỏi tầm suy nghĩ hay khả năng tƣởng
tƣợng của chúng ta.
Trong những năm cuối thế kỷ XX, hai sự kiện tạo nên sự biến đổi lớn
trong lĩnh vực báo chí, đó là việc ứng dụng máy tính (computer) vào công tác
chế bản và việc sử dụng Internet phá vỡ rào cản về không gian và thời gian trong
truyền thông. Internet đã tạo ra một loại hình báo chí mới với những đặc trƣng
ƣu việt. Báo chí trực tuyến đã nhanh chóng hội nhập vào đời sống báo chí Việt
Nam. Từ “cái thuở ban đầu” tự phát, thô sơ, qua chặng đƣờng chƣa đầy một thập
kỷ, đến nay, báo chí trực tuyến Việt Nam đã dần hoàn thiện về quy mô, phƣơng
thức, cung cách quản lý và cả cung cách tiếp nhận thông tin, đã nhanh chóng
tiếp thu thành quả của các loại hình báo chí truyền thống trên nhiều phƣơng diện
để những đóng góp tích cực trên mặt trận văn hóa tƣ tƣởng.
Thành tựu và tốc độ phát triển trong 9 năm qua của báo chí trực tuyến Việt
Nam cho phép chúng ta hy vọng về một tƣơng lai thành công của một nền báo
chí Việt Nam hiện đại sánh vai với các nền báo chí lớn trên thế giới. Chúng ta
cũng có quyền tin tƣởng rằng sẽ có nhiều thay đổi sâu sắc trong đời sống báo chí
Việt Nam hiện đại mà báo chí trực tuyến sẽ là ngƣời lính xung kích trƣớc xu thế
tích hợp các loại hình báo chí đã bắt đầu khởi động.
Khi bắt tay gõ những ký tự đầu tiên cho đề cƣơng luận văn này, chúng tôi
không thể tƣởng tƣợng rằng, hai năm sau, khi luận văn đƣợc hoàn thành, báo chí
trực tuyến ở Việt Nam đã có những bƣớc phát triển quá nhanh, có sự thay đổi
mạnh mẽ đến vậy. Và ngay trong lúc này, sự phát triển đó vẫn đang tiếp tục bởi
báo chí trực tuyến là một thực thể truyền thông sinh động, nó đã và sẽ còn đem
đến cho chúng ta nhiều điều bất ngờ.
Với khả năng có hạn, với dung lƣợng khảo sát chƣa nhiều, những vấn đ
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Báo cáo thực tập tại Công ty TNHH kiểm toán và dịch vụ tin học TP. Hồ Chí Minh Luận văn Kinh tế 0
D báo cáo thực tập tại viện cơ khí trường đh giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh Khoa học kỹ thuật 0
D quản lý một số vấn đề về công tác quản lý báo chí hiện nay Quản trị học 0
D Nhận thức và thái độ của sinh viên hiện nay về đồng tính (qua khảo sát sinh viên học viện báo chí và tuyên truyền) Y dược 1
D Phân tích vai trò của lời nói, tiếng động, âm nhạc trong báo chí phát thanh Văn học 0
T Một số ý kiến nhằm nâng cao giá trị và hiệu quả sử dụng các thủ pháp nhằm tạo giá trị biểu cảm cho ngôn ngữ báo chí Kiến trúc, xây dựng 2
C Vai trò, ý nghĩa của báo chí nói chung và báo Tết nói riêng trong đời sống văn hoá tinh thần Công nghệ thông tin 2
T Báo cáo tổng hợp công ty dịch vụ công ích thanh niên xung phong thành phố Hồ Chí Minh Luận văn Kinh tế 0
R Báo chí với vấn đề nâng cao dân trí và văn hóa - giải trí cho nhân dân thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa Luận văn Sư phạm 4
T Báo chí với vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho tuổi trẻ (Qua báo Tiền phong năm 1993 - 1994) Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top