demen_xy_0504

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae

Luận văn ThS. Báo chí học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với đường bờ biền dài 3.260km, gồm nhiều đảo và quần đảo, có trữ lượng lớn
về hải sản, khoáng sản, dầu mỏ, có vị trí chiến lược về giao thông, quốc phòng...
biển đảo nước ta có tiềm năng rất lớn để phát triển kinh tế. Đặc biệt, thế kỷ XXI -
Thế kỷ của biển và đại dương - Thế kỷ tiến ra biển của loài người thì Đảng và Nhà
nước càng coi trọng việc phát huy thế mạnh của biển đảo để xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần 4, khóa X đã đề ra
Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 với quan điểm: “ Nước ta phải trở thành
quốc gia giàu mạnh về biển, làm giàu từ biển”, “Tạo ra tốc độ phát triển nhanh,
bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn”, hướng tới đạt mục tiêu kinh tế trên
biển và ven biển đóng góp 53 – 55% GDP cả nước.
Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 cũng khẳng định vùng duyên hải ven
biển đóng vai trò là động lực, ngòi nổ phát triển kinh tế biển. Với chiều dài gần
1.800km kéo dài từ Thanh Hóa đến Bình Thuận (chiếm 50% số tỉnh trong cả nước
có bờ biển), diện tích vùng lãnh hải khoảng 300.000km2, có nhiều đảo lớn, có trữ
lượng lớn về hải sản, khoáng sản, dầu mỏ, có vị trí chiến lược về giao thông, quốc
phòng...biển đảo miền Trung có vai trò hết sức to lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bên cạnh đó, biển đảo miền Trung có vai trò như là “cửa ngõ”, có vị thế rất
quan trọng về an ninh - quốc phòng; nhất là hai quần đảo lớn Hoàng Sa (Đà Nẵng),
Trường Sa (Khánh Hòa) đang nằm trong tình trạng tranh chấp giữa các nước có
quyền lợi trên Biển Đông rất gay gắt. Vì vậy, vấn đề chủ quyền biển đảo tại khu
vực này được Đảng, Nhà nước cực kỳ quan tâm. Và để bảo vệ chủ quyền vùng biển,
ngoài sự kết hợp sức mạnh quốc phòng, sức mạnh đoàn kết toàn dân,... còn có sự
đóng góp rất lớn của kinh tế biển đảo. Việc phát triển kinh tế biển đảo nói chung và
ở miền Trung nói riêng là phù hợp với xu thế hiện nay. Điều này sẽ giúp cho miền
Trung khai thác hiệu quả tiềm năng của khu vực; ngày càng giàu mạnh về kinh tế;
tăng cường sức mạnh an ninh - quốc phòng.
Với tư cách là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội;
là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, tổ chức xã hội; là diễn đàn của nhân dân,
báo chí có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội cả nước nói chung và
miền Trung nói riêng. Vì vậy, thực hiện Chiến lược biển đến năm 2020, thực thi
Luật Biển Việt Nam có hiệu quả, thúc đẩy kinh tế biển đảo miền Trung phát triển
không thể thiếu công cụ đắc lực - báo chí. Báo chí là công cụ hữu hiệu nhất giúp
người dân nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của biển đảo, phát triển kinh tế biển
đảo ở miền Trung hiện nay.
Đặc biệt, trong tình hình tranh chấp căng thẳng ở Biển Đông hiện nay, nhất là
các hành động khiêu khích, vi phạm chủ quyền vùng biển nước ta của Trung Quốc
thì vai trò báo chí càng thiết thực hơn bao giờ hết. Báo chí là vũ khí đấu tranh hữu
hiệu về mặt chính trị, định hướng dư luận, khơi dậy và khuyến khích tinh thần sản
xuất của các ngành kinh tế biển: đánh bắt, đóng và sữa chữa tàu biển..., là công cụ
đoàn kết toàn Đảng, toàn dân đấu tranh bảo vệ chủ quyền vùng biển đảo.
Nhận thức điều đó, tác giả cho rằng, việc nghiên cứu vai trò, thực trạng thông
tin của báo chí cũng như tìm ra giải pháp khắc phục những tồn tại, phát huy vai trò
của báo chí trong phát triển kinh tế biển đảo miền Trung là hết sức cần thiết và cấp
thiết. Đó là nguyên nhân tác giả đã chọn nghiên cứu vấn đề: “Báo chí với phát triển
kinh tế biển đảo miền Trung”.
2. Tình hình nghiên cứu
Hiện nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu về kinh tế biển đảo nói chung và
kinh tế biển đảo miền Trung nói riêng. Riêng mảng đề tài báo chí thông tin, truyền
thông về phát triển kinh tế biển đảo miền Trung vẫn còn rất mới.
Liên quan đến đề tài, có thể kể đến: Luận văn Truyền hình với vấn đề tuyên
truyền về Biển Đảo của tác giả Hồ Thị Giang; luận văn Tuyên truyền về biển đảo
trên báo điện tử Việt Nam hiên nay (khảo sát Dangcongsan.vn, Tuoitre.vn và
VNexpress.net từ tháng 1-12/2013) của tác giả Vương Thị Hà. Tuy nhiên, hai luận
văn trên chỉ đề cập đến khía cạnh tuyên truyền của truyền hình, báo điện tử và nội

dung tuyên truyền của đề tài rộng hơn so với để tài chúng tui đang nghiên cứu.
Liên quan đến đề tài còn có luận văn Thạc sĩ Vai trò của báo chí ngành giao
thông vận tải thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Vũ Hồng
Nhung - tác giả luận văn đánh giá: Những vấn đề như cảng biển, vận tải biển, dịch
vụ hàng hải, pháp luật, an toàn hàng hải là những vấn đề được báo Giao thông Vận
tải quan tâm thường xuyên đăng tải. Bên cạnh đó, tác giả cũng kiến nghị: Tạp chí
Hàng hải Việt Nam phải tập trung vào một số dự án lớn mang tính chất quyết định
bước ngoặt của sự phát triển ngành hàng hải như: phát triển đội tàu, quy hoạch phát
triển hệ thống cảng biển Việt Nam…. Tuy nhiên, luân ̣ văn chỉ dừ ng laị đánh giá vai
trò báo chí v ới ngành hàng hải chứ không đi vào nghiên cứ u vai trò báo chí vớ i
phát triển kinh tế biển đảo nói chung.
Trong khi đó, luận văn thạc sĩ Đổi mới và nâng cao chất lượng các chương
trình phát thanh kinh tế của Đài Tiếng nói Việt Nam đề cập đến tác động của các
chương trình phát thanh kinh tế trên VOV với vấn đề kinh tế biển đảo: phản ánh
nhanh nhạy, toàn diện từ dự báo thời tiết biển, con nước, ngư trường đến nuôi trồng,
khai thác, tiêu dùng, xuất khẩu thủy sản; phát hiện, xây dựng các mô hình, loại hình,
các điển hình tiên tiến về nuôi trồng, đánh bắt thủy sản; phản ánh quá trình thực
hiện chiến lược phát triển kinh tế biển đảo; tổng kết rút kinh nghiệm để từng bước
phát triển kinh tế biển cũng như ngành hải sản. Tuy nhiên, dung lượng luận văn
dành cho vấn đề phát triển kinh tế biển đảo rất khiêm tốn. Trong tổng số 125 trang,
luân ̣ văn, tác giả Phạm Nguyên Long dành chưa tớ i nử a trang để đánh giá vai trò
chương trì nh Ngư dân và thủy sản trên VOV vớ i phát triển kinh tế biển đảo nói
chung và ngành hải sản nói riêng.
Đặc biệt, luân ̣ văn Thac ̣ sĩ Nâng cao chất lượng chương trình về biển đảo trên
sóng phát thanh của Đài tiếng nói Việt Nam đã đề cập một cách khái quát vai trò
các chương trình về biển đảo trên VOV1: ngoài việc tuyên truyền vị trị , vai trò của
biển, đảo; thông tin về vấn đề chủ quyền lan ̃ h hải còn tuyên truyền , giớ i thiêu ̣
những thành tưu ̣ phát triển kinh tế biển , đảo của Tổ quốc, từ ng điạ phương vớ i các
ngành và cả nước, các thành phần kinh tế tham gia phát triển kinh tế biển . Bên cạnh

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

phuongyds

New Member
Trích dẫn từ demen_xy_0504:
Luận văn: Báo chí với phát triển kinh tế biển đảo miền trung : Luận văn ThS. Truyền thông đại chúng: 60 32 01 01
Nhà xuất bản:ĐHKHXH & NV
Ngày:2015
Miêu tả:106 tr. + Đĩa mềm + Tóm tắt
Luận văn ThS. Báo chí học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015
Link tải Free download cho anh em Ketnooi:
02050003598_noi_dung.pdf


Bài này tải không được ad ơi. Bạn xem lại giúp mình với! Thanks bạn.
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Báo chí với vấn đề nâng cao dân trí và văn hóa - giải trí cho nhân dân thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa Luận văn Sư phạm 4
T Báo chí với vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho tuổi trẻ (Qua báo Tiền phong năm 1993 - 1994) Luận văn Sư phạm 0
S Sự nghiệp báo chí Hồ Chí Minh với vấn đề giải phóng dân tộc Việt Nam trước năm 1945 Văn hóa, Xã hội 0
T Văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh với việc giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền Văn hóa, Xã hội 3
N Hồ Chí Minh với việc phát huy sức mạnh của báo chí trong đời sống chính trị Văn hóa, Xã hội 0
H Báo chí với cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (Khảo sát báo Tuổi trẻ TP HCM và báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, 2007 - 2009) Văn học 0
C Báo chí với công tác phản ánh, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá của lễ hội truyền thống Văn học 0
M Báo chí Thừa Thiên Huế với công tác bảo tồn và phát triển di sản văn hoá Huế Văn học 0
R Báo chí nội chính với công cuộc cải cách tư pháp Văn học 0
C Báo chí ngành Tài chính với vấn đề tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước Văn học 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top