Link tải luận văn miễn phí cho ae
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu
Bảo đảm quyền con người là một trong những nội dung và cũng là mục đích
của xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Chăm lo đến con
người, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho con người phát triển toàn diện trong thực
hiện các chính sách kinh tế xã hội, trong các hoạt động Nhà nước là những quan
điểm cơ bản được thể hiện trong các văn bản của Đảng và Nhà nước ta, nhất là
trong những năm gần đây. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ chính
trị “Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” khẳng định: “Đòi hỏi của công
dân và xã hội đối với cơ quan tư pháp ngày càng cao; các cơ quan tư pháp phải thật
sự là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, đồng thời
phải là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa, đấu tranh
có hiệu quả với các loại tội phạm và vi phạm”. Văn kiện Đại hội X của Đảng cũng
đặt ra nhiệm vụ “Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm
minh, bảo vệ công lý, quyền con người”. Trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ XI của Đảng mới đây cũng tiếp tục đặt ra nhiệm vụ: “Đẩy mạnh xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, trong đó đẩy mạnh việc thực hiện chiến
lược cải cách tư pháp đến năm 2020, xây dựng hệ thống tư pháp trong sạch vững
mạnh, bảo vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con người”.
Hoạt động tố tụng hình sự là một mặt hoạt động của Nhà nước liên quan rất
chặt chẽ với quyền con người. Hoạt động tố tụng hình sự là nơi các biện pháp
cưỡng chế Nhà nước được áp dụng phổ biến nhất; và vì vậy là nơi quyền con người
của các chủ thể tố tụng, đặc biệt là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, có nguy cơ dễ bị
xâm hại nhất. Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử trong những năm qua cho thấy rằng
cũng còn nhiều trường hợp vi phạm quyền con người trong quá trình tiến hành tố
tụng. Những vi phạm đó xảy ra là do nhiều nguyên nhân, trong đó có bất cập, hạn
chế của pháp luật, cơ chế, nhận thức, thái độ của người tiến hành tố tụng, các quy
định về chế độ trách nhiệm của Nhà nước, cơ quan, người tiến hành tố tụng đối với
công dân... Vì vậy, có thể nói nghiên cứu việc bảo đảm quyền con người của các
chủ thể tố tụng nói chung, đặc biệt của các chủ thể người bị tạm giữ, bị can, bị cáo
nói riêng trong tố tụng hình sự từ góc độ lập pháp cũng như áp dụng pháp luật có
vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa nói chung, trong công cuộc cải cách tư pháp nói riêng ở nước ta.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong khoa học pháp lý nước ta cũng như quốc tế, vấn đề bảo đảm quyền
con người nói chung, quyền con người trong hoạt động tư pháp cũng như quyền con
người trong tố tụng hình sự đã được nhiều tác giả nghiên cứu từ các góc độ và với
các mức độ khác nhau. Các công trình nghiên cứu đã công bố có thể được phân
thành các nhóm sau đây:
- Từ góc độ nghiên cứu về bảo đảm quyền con người nói chung trong Nhà
nước pháp quyền có các công trình "Quyền con người trong thế giới hiện đại" của
nguyên Giám đốc trung tâm quyền con người của Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh GS.TS. Hoàng Văn Hảo và Phạm Ích Khiêm; công trình "Một số suy nghĩ
về xây dựng nền dân chủ ở Việt Nam hiện nay" của Đỗ Trung Hiếu; công trình
"Triết học chính trị về quyền con người" của Nguyễn Văn Vĩnh; công trình "Quyền
con người, quyền công dân trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”
của GS.TS. Trần Ngọc Đường; bài báo "Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam với việc bảo đảm quyền con người" của TS. Tường Duy Kiên; chuyên
khảo "Quyền lực Nhà nước và quyền con người" của PGS. TS. Đinh Văn Mậu; các
công trình của GS. TSKH Lê Văn Cảm về Nhà nước pháp quyền, về bảo đảm quyền
con người trong Nhà nước pháp quyền…
Trong các công trình này, các tác giả đã nghiên cứu khái niệm và các đặc
điểm Nhà nước pháp quyền nói chung, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nói
riêng; nghiên cứu về mối quan hệ giữa quyền con người và quyền công dân; nghiên
cứu vấn đề bảo đảm quyền con người trong Nhà nước pháp quyền… Tuy nhiên, các
công trình nêu trên thực hiện việc nghiên cứu bảo đảm quyền con người từ góc độ
triết học, xã hội học hay lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật. Các tác giả cố
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

kths32

New Member
Re: [Free] Bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam

Ad gửi cho mình xin tài liệu này vào mail nhé! Thanks ad [email protected]
 

tctuvan

New Member
Re: [Free] Bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam

link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Thực thi pháp luật về định giá tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất trong hoạt động cho vay Luận văn Luật 0
D Bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hộ tịch từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh Văn hóa, Xã hội 0
D Nội dung bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự và việc bảo đảm thực hiện hiện nay Luận văn Luật 0
D Bảo đảm quyền con người trong hiến pháp Văn hóa, Xã hội 0
C Vai trò của Nhà nước trong việc đảm bảo các quyền tự nhiên của con người từ cách tiếp cận của Môngté Kinh tế chính trị 0
B Đổi mới chính sách tài chính về khoa học và công nghệ trong ngành y tế theo hướng đảm bảo quyền tự c Kinh tế quốc tế 0
C Đảm bảo quyền của công dân được bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự ở Việt Nam Luận văn Luật 1
T Đảm bảo pháp lý về quyền con người ở Việt Nam hiện nay : Luận văn ThS. Luật: 60 38 01 Luận văn Luật 0
P Pháp luật về bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử hình sự ở Việt Nam Luận văn Luật 0
F Phát triển thủy điện với việc bảo đảm quyền con người. Phân tích từ thực tiễn công trình thủy điện Tuyên Quang Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top