daomytriduc

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Chương I- Khái quát chung BHXH và chế độ bảo hiểm tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp 2
I. Vai trò ý nghĩa bảo hiểm xã hội 2
1. Đối với các lĩnh vực kinh tế _ chính trị xã hội. 2
2. Đối với các đối tượng tham gia. 3
a. Đối với người lao động: 3
b. Đối với người sử dụng lao động: 3
c. Đối với nhà nước: 4
II. Những nội dung cơ bản của BHXH: 4
1. Đối tượng của BHXH: 4
2. Hình thức BHXH: 5
3. Hệ thống các chế độ BHXH: 6
4. Tính chất và một số nguyên tắc của BHXH 6
5. Quỹ BHXH 8
III. Sự ra đời và phát triển của BHXH Việt Nam 8
IV. Chế độ trợ cấp tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp trong hệ thống BHXH 10
1. Sự cần thiết khách quan của chế độ bảo hiểm tai nạ lao động-bệnh nghề nghiệp 10
Chương II 13
Những vấn đề cơ bản về chế độ trợ cấp bảo hiểm tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp. 13
I. Khái niệm về tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp. 13
1. Khái niệm, phân loại tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp. 13
2. Đặc điểm của tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp. 14
II. Cơ sở khoa học và thực tiễn khi xây dựng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp. 15
III. Nội dung cơ bản của chế độ bảo hiểm tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp. 16
1. Đối tượng bảo hiểm tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp. 16
2. Điều kiện xét trợ cấp tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp. 16
3. Thời gian và mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp. 18
Mức trợ cấp một lần 18
IV. Một số khó khăn và thuận lợi khi thực hiện chế độ bảo hiểm tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp ở nước ta. 19
1. Thuận lợi 19
2. Khó khăn. 20
Chương III- Tình hình tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp và công tác tổ chức thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp ở Việt Nam hiện nay. 22
I. Thực trạng về điều kiện, môi trường lao động và công tác an toàn lao động. 22
1. Điều kiện lao động và môi trường lao động : 22
2. Công tác an toàn và bảo hộ lao động. 24
II. Tình hình tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp ở nước ta. 25
1. Tình hình tai nạn lao động 25
2. Tình hình bệnh nghề nghiệp. 27
III. Thực trạng công tác quản lý chế độ bảo hiểm tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp. 29
1. cách quản lý để giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp hiện nay trong hệ thống bảo hiểm xã hội. 29
2. Những thuận lợi khó khăn trong quản lý chế độ chính sách BHXH về tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp . 31
a. Thuận lợi : 31
b. Những khó khăn : 32
3. Kết quả và tồn tại trong giải quyết chế độ tnlao động-bệnh nghề nghiệp . 34
a. Kết quả : 34
IV- Kết luận và một số ý kiến đề xuất. 36
1. Những ý kiến đề xuất về BHXH. 36
2. Một số ý kiến về chế độ bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp. 37
Lời mở đầu
Trong công cuộc đổi mới nền kinh tế đất nước ,cùng với việc xây dựng các chính sách kinh tế mới ,Đảng và nhà nước rất quan tâm đến việc xây dựng và hoàn thiện các chính sách xã hội , trong đó chính sách về bảo hiểm xã hội ,đặc biệt là chính sách bảo hiểm xã hội đối với – bệnh nghề nghiệp của Đảng và nhà nước ta nhằm xây dựng một xã hội phồn vinh thịnh vượng trước thềm thế kỷ 21.
Có thể nói rằng tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp luôn luôn là vấn đề nan giải chưa thể khẵc phục được khong chỉ riêng nước ta mà nhiều nước khác trên thế giới .Chính vì vậy đi đôi với chính sách bảo hộ lao động , cải thiện điều kiện lao động nhằm đề phòng và hạn chế tai nạn lao động và bệnh nghề nghệp ,cần thiết phải có chính sách bảo hiểm xã hội cho những người không may bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp .
Chế độ bảo hiểm bệnh nghề nghiệp ở nước ta được thực hiện từ năm 1962 cùng với chế độ bảo hiểm hưu trí mất sức lao động ,mất người nuôi dưỡng ,ốm đau thai sản theo quy định tại nghị định 218/cp của chính phủ ban hành ngày 27/12/61. Qua nhiều năm thực hiện, đặc biệt khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường cùng với hạn chế chung của bảo hiểm xã hội hiện hành, chế độ bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cũng bộc lộ những mặt yếu kém của mình mà không thể đáp ứng yêu cầu đặt ra của nền kinh tế xã hội hiện tại .
Vì vậy việc nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống bảo hiểm xã hội nói chung và chế độ trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp nói riêng là một vấn đề bức xúc của các cấp các ngành Đảng và nhà nước quan tâm .
Giải quyết tốt vấn đề bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp nhằm giúp người lao động khắc phục khó khăn khi gặp rủi ro .
Trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường đại học kinh tế quốc dân ,nhận thức được tầm quan trọng của bảo hiểm xã hội nói chung và chế độ trợ cấp tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp nói riêng vì vậy em đã chọn đề tài : “Bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp ở Việt nam hiện nay “.
Em xin chân thành Thank thầy giáo Nguyễn văn Định đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ em hoàn thành đề tài này . Do vốn kiến thức của em còn hạn chế , đề tài không thể không tránh khỏi những sai sót . Em mong sự chỉ bảo của các thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn.




Chương I
Khái quát chung về bảo hiểm xã hội và chế độ bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp
I. Vai trò ý nghĩa bảo hiểm xã hội
Trong mọi nền sản xuất xã hội con người luôn là động lực chính và là trung tâm cho sự phát triển kinh tế xã hội , họ là người trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất , dịch vụ cho xã hội đồng thời cũng là tiêu dùng những sản phẩm dịch vụ đó. Vì vậy muốn có nhiều của cải vật chất hơn cho xã hội , muốn sự văn minh nhân loại không ngừng phát triển thì việc đầu tiên chúng ta phải đặc biệt quan tâm đó là cuộc sống thực tế của những người đã và đang ngày đêm lao động để bảo tồn và tái tạo sự sống.
Người lao động là nhân tố chiếm số đông trong xã hội ở mọi nơi, mọi lúc sức mạnh quần chúng lao động luôn luôn cần thiết. Tuy nhiên điều kiện làm việc và học tập cũng như điều kiện sống của người lao động có đảm bảo đến đâu chăng nữa cũng không tránh khỏi những rủi ro bất lợi như ốm đau tai nạn, già yếu, chết, thiếu công ăn việc làm . .. do ảnh hưởng của quy luật tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội, điều kiện sống và lao động, tất cả những rủi ro đó đều đe doạ đời sống người lao động làm cho họ giảm hay mất khả năng lao động do đó sẽ bị giảm hay mất thu nhập. Bởi vậy muốn tồn tại và phát triển con người cần tìm ra những biện pháp để giải quyết thực tế trên và con người đã tìm ra được biện pháp giải quyết đó chính là BHXH.
BHXH là quá trình tổ chức và sử dụng một quỹ tiền tệ tập chung được tồn tích dần do sự đóng góp của người sử dụng lao động và người lao động với sự điều tiết của nhà nước và nó đảm bảo cho đời sống người lao động và gia đình họ khi họ bị giảm hay mất khả năng lao động họ mất việc làm trên cơ sở san sẻ trách nhiệm đóng góp vào quỹ BHXH. BHXH với mục tiêu vì con người, vì sự nghiệp công bằng văn minh tiến bộ xã hội, không những chỉ có tác dụng đối với người lao động mà nó còn có tác dụng đối với các đối tượng khác trong xã hội.
Để thấy được vai trò của BHXH một cách rõ ràng hơn chúng ta hãy xem xét ảnh hưởng của nó tới các lĩnh vực trong đời sống kinh tế xã hội.
1. Đối với các lĩnh vực kinh tế _ chính trị xã hội.
Đối với lĩnh vực kinh tế nói chung các chế độ BHXH điều hoà sự phân phối thu nhập giữa người khoẻ và người ốm đau bệnh tật, giữa những người đang làm việc và người nghỉ việc do sinh đẻ, người nghỉ hưu, người bị tai nạn lao động.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

QuangVuHuy

New Member
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
#909127
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top