Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Miêu tả:Luận văn ThS. Luật dân sự -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013
Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về bảo hộ quyền tác giả. Đánh giá toàn diện về thực trạng hoạt động bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số ở nước ta hiện nay. Tìm ra những hạn chế, bất cập trong các quy định về bảo hộ quyền tác giả hiện nay ở nước ta. Đưa ra các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện vào hệ thống pháp luật về bảo hộ quyền tác giả nói chung và bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số nói riêng. Đáp ứng yêu cầu bảo hộ quyền tác giả và nhu cầu phát triển kinh tế, nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta.
2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu..........................................................4
3. Kết cấu của luận văn .....................................................................................4
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HỘ
QUYỀN TÁC GIẢ TRONG MÔI TRƯỜNG KỸ THUẬT SỐ .....5
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ .......5
1.1.1. Khái niệm quyền tác giả........................................................................5
1.1.2. Nội dung quyền tác giả .........................................................................8
1.2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG KỸ THUẬT SỐ VÀ
BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TRONG MÔI TRƯỜNG KỸ
THUẬT SỐ .........................................................................................11
1.2.1 Khái quát chung về môi trường kỹ thuật số........................................11
1.2.2 Sự cần thiết của việc bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ
thuật số ................................................................................................14
1.3 CÁC CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ CÓ LIÊN QUAN VỀ BẢO HỘ
QUYỀN TÁC GIẢ TRONG MÔI TRƯỜNG KỸ THUẬT SỐ ........16
1.4 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO HỘ
QUYỀN TÁC GIẢ TRONG MÔI TRƯỜNG KỸ THUẬT SỐ ........19
1.4.1 Trước khi Bộ luật Dân sự 2005 ban hành ...........................................19
1.4.2 Từ khi Bộ luật Dân sự 2005 ban hành ................................................20
Chương 2: NHỮNG QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH VỀ BẢO HỘ QUYỀN
TÁC GIẢ TRONG MÔI TRƯỜNG KỸ THUẬT SỐ THEO
PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG.................... 26
2.1. NHỮNG BỘ PHẬN CẤU THÀNH CỦA QUYỀN TÁC GIẢ
TRONG MÔI TRƯỜNG KỸ THUẬT SỐ THEO PHÁP LUẬT
VIỆT NAM .........................................................................................26
2.1.1. Đối tượng bảo hộ quyền tác giả ..........................................................26
2.1.2. Chủ thể của quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số ....................30
2.1.3. Cơ chế bảo hộ quyền tác giả ...............................................................36
2.1.4. Nội dung quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số ........................36
2.1.5. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số.............43
2.2. CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI MÔI
TRƯỜNG KỸ THUẬT SỐ VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG TỪ SAU
KHI LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐƯỢC BAN HÀNH ĐẾN NAY............45
2.2.1. Các biện pháp bảo vệ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số.....45
2.2.2. Thực tiễn áp dụng các biện pháp bảo vệ quyền tác giả trong môi
trường kỹ thuật số ...............................................................................51
Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TRONG MÔI
TRƯỜNG KỸ THUẬT SỐ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
THỰC THI CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ .........................................75
3.1. NHU CẦU CẦN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ
QUYỀN TÁC GIẢ TRONG MÔI TRƯỜNG KỸ THUẬT SỐ ........76
3.1.1. Xuất phát từ nhu cầu hội nhập quốc tế................................................76
3.1.2. Xuất phát từ nhu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam .............76
3.1.3. Xuất phát từ nhu cầu bảo hộ quyền tác giả đối với tác giả, chủ sở
hữu quyền tác giả ................................................................................78
3.2. CÁC KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TRONG MÔI TRƯỜNG KỸ
THUẬT SỐ .........................................................................................79
3.2.1. Sự cần thiết ban hành một văn bản pháp luật về bảo hộ quyền tác
giả trong môi trường kỹ thuật số.........................................................79
3.2.2. Hoàn thiện các quy định pháp luật hiện hành về quyền tác giả
trong môi trường kỹ thuật số...............................................................79
3.3. CÁC KIẾN NGHỊ CHỦ YẾU ĐỐI VỚI NÂNG CAO HIỆU
QUẢ THỰC THI CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ QUYỀN TÁC
GIẢ TRONG MÔI TRƯỜNG KỸ THUẬT SỐ ................................80
3.3.1. Nâng cao năng lực kiểm tra, xử lý các hành vi xâm phạm quyền
tác giả trong môi trường kỹ thuật số ...................................................80
3.3.2. Nâng cao ý thức của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và
người sử dụng......................................................................................81
3.3.3. Nâng cao năng lực xét xử của Tòa án trong giải quyết tranh chấp và
xét xử các vụ án về xâm phạm quyền tác giả trong môi trường KTS......82
3.3.4. Tăng cường hợp tác quốc tế trong bảo hộ và bảo vệ quyền tác giả
trong môi trường kỹ thuật số...............................................................83
KẾT LUẬN ....................................................................................................86
DANH MỤC TÀ I LIÊU ̣ THAM KHẢ O.....................................................88

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu và
hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng trở nên đặc biệt quan trọng và bao giờ
cũng là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia. Chưa bao giờ các vấn đề
liên quan đến việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) lại đặt ra gay gắt,
cấp bách như hiện nay.
Trí tuệ vốn là tài sản của công dân, vì vậy, bản thân các quan hệ của
quyền tác giả, quyền tác giả quyết định nội dung pháp luật bảo hộ nó. Thực tế
cho thấy, hiện nay, tình trạng vi phạm bản quyền diễn ra ở hầu hết các lĩnh
vực với các hình thức và mức độ khác nhau, nhất là trong lĩnh vực âm nhạc
số, sách điện tử (Ebook), báo điện tử,… Tình trạng này gây thiệt hại và ảnh
hưởng tiêu cực đến hoạt động sáng tạo, môi trường đầu tư, phát triển kinh tế -
văn hóa - xã hội của đất nước và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trong
môi trường kỹ thuật số hiện nay ngày càng phát triển và được sử dụng rộng
rãi trong đó có quyền tác giả. Tính chất “lan truyền” nhanh của môi trường
này đã tạo cơ hội cho người sử dụng tiếp cận quyền tác giả một cách nhanh
nhất, song các hành vi xâm phạm quyền tác giả trong lĩnh vực này cũng khá
phổ biến, dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong thời gian quan Nhà nước ta
đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để bảo hộ, nhưng thực tiễn áp dụng chưa
mang lại hiệu quả cao.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn: "Bảo hộ quyền tác giả
trong môi trường kỹ thuật số theo pháp luật Việt Nam" để làm đề tài cho
luận văn cao học luật của mình.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của vấn
đề bảo hộ quyền tác giả, quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số theo quy
định của pháp luật Việt Nam hiện nay. Qua đó làm sáng tỏ các luận cứ khoa
học về bảo hộ quyền tác giả nói chung và bảo hộ quyền tác giả trong môi
trường kỹ thuật số nói riêng. Trên cơ sở đó, xây dựng và kiến nghị một số
giải pháp để hoàn thiện quy định về bảo hộ quyền tác giả trong môi trường
kỹ thuật số của Việt Nam hiện nay.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt được những mục đích trên, đề tài tập trung giải quyết những
nhiệm vụ sau đây:
+ Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về bảo hộ quyền tác giả.
+ Đánh giá toàn diện về thực trạng hoạt động bảo hộ quyền tác giả
trong môi trường kỹ thuật số ở nước ta hiện nay.
+ Tìm ra những hạn chế, bất cập trong các quy định về bảo hộ quyền
tác giả hiện nay ở nước ta.
+ Đưa ra các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện vào hệ thống pháp
luật về bảo hộ quyền tác giả nói chung và bảo hộ quyền tác giả trong môi
trường kỹ thuật số nói riêng.
+ Đáp ứng yêu cầu bảo hộ quyền tác giả và nhu cầu phát triển kinh tế,
nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta.
1.3 Tính mới và những đóng góp của đề tài
Việc tiếp tục nghiên cứu một cách có hệ thống các chính sách, quy định
pháp luật về bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số ở nước ta
trong tình hình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, nhất là từ khi Việt Nam
gia nhập tổ chức Thương mại thế giới là điều cần thiết để góp phần hoàn thiện

hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ nói chung và bảo hộ quyền tác giả, mà cụ thể
là quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số nói riêng.
Thông qua việc nghiên cứu đề tài, mong muốn được đóng góp:
- Mang lại cách nhìn tổng quan và cụ thể các vấn đề khoa học pháp lý
liên quan đến hoạt động sử dụng bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ
thuật số hiện nay.
- Đưa ra và luận giải một số quan điểm cơ bản về tình trạng vi phạm
bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số hiện nay ở nước ta.
- Qua việc nghiên cứu, phân tích những khó khăn, thách thức, cách
nhìn nhận về vai trò và vị trí của việc sử dụng các quyền tác giả, quyền tác giả
trong môi trường kỹ thuật số ở nước ta từ đó nhằm nâng cao dần ý thức trách
nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức sử dụng các tác phẩm trong đời sống.
- Mong muốn mang lại một cái nhìn mới về việc bảo hộ quyền tác giả
trong môi trường kỹ thuật số. Góp phần vào công cuộc bảo vệ, chống vi phạm
quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số hiện nay ở nước ta. Sẽ góp phần
hoàn chỉnh hành lang pháp lý, đảm bảo an toàn, khuyến khích và bảo hộ có
hiệu quả các hoạt động sáng tạo cũng như thu hút sự đầu tư.
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm
2009), quyền tác giả là một quyền rộng bao gồm nhiều đối tượng trong các
lĩnh vực như: văn học, nghệ thuật, khoa học… Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu
của đề tài này chỉ tập trung việc phân tích, làm rõ các quy định của quyền tác
giả trong môi trường kỹ thuật số theo pháp luật Việt Nam {Bộ luật Dân sự
(BLDS) 2005, Luật SHTT 2005 và các văn bản pháp luật khác có liên quan},
song song với việc nghiên cứu thực trạng thi hành các quy định đó hiện nay
được thực hiện như thế nào.
2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.1 Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về bảo hộ quyền tác giả.
Đánh giá thực trạng hoạt động bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ
thuật số. Tìm ra những hạn chế, bất cập cần khắc phục và đưa ra các giải
pháp trong các quy định về bảo hộ quyền tác giả hiện nay ở nước ta.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Chủ nghĩa duy vật lịch sử, Chủ nghĩa duy vật biện
chứng, phép duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh về Nhà nước và pháp luật.
- Các phương pháp cụ thể: phân tích, so sánh, thống kê, tổng hợp.
3. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về bảo hộ quyền tác giả.
Chương 2: Những nội dung cơ bản của bảo hộ quyền tác giả đối với
môi trường kỹ thuật số theo pháp luật Việt Nam và thực tiễn thực thi.
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về quyền tác
giả trong môi trường kỹ thuật số và nâng cao hiệu quả thực thi các biện
pháp bảo vệ.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

khsv

Member
Re: Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số theo pháp luật Việt Nam. Luận văn ThS. Luật: 60 38 30

Chào admin, bạn cho mình xin bản toàn văn bài này với nhé, mình đang nghiên cứu chủ đề này. Thank bạn !
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top