Emiliano

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Xã hội học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Tìm hiểu đặc điểm, cơ cấu, thành phần và động cơ dẫn đến bạo lực trong trường học. Nghiên cứu hình thức phản ánh của báo chí về bạo lực học đường cũng như thống kê những hình thức bạo lực được chủ thể sử dụng. Phân tích và lý giải những nguyên nhân gây ra tình trạng bạo lực học đường hiện nay. Thống kê, phân tích những hậu quả và hình thức xử lý sau các vụ bạo lực học đường và vai trò của báo chí trong ngăn chặn bạo lực học đường. Đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm hạn chế, ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường ở nước ta hiện nay
1.1 Lý do chọn đề tài.................................................................................. 5
1.2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài............................................ 8
1.2.1 Ý nghĩa khoa học. ..............................................................................8
1.2.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài...............................................................9
1.3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................... 9
1.3.1 Mục đích nghiên cứu .........................................................................9
1.3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:........................................................................9
1.4 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu........................................10
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu: .....................................................................10
1.4.2 Khách thể nghiên cứu:.....................................................................10
1.4.3 Phạm vi nghiên cứu. ........................................................................10
1.5 Câu hỏi nghiên cứu.............................................................................10
1.6 Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................11
1.7 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................11
1.7.1 Phương pháp luận............................................................................11
1.7.2 Phương pháp thu thập thông tin.....................................................12
1.7.3 Phương pháp xử lý thông tin...........................................................13
1.8 Khung lý thuyết ..................................................................................14
PHẦN 2. NỘI DUNG CHÍNH ........................................................................... 15
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN
CỨU 15
1.1 Cơ sở lý luận của đề tài. .....................................................................15
1.1.1 Cơ sở lý luận về phản ánh vấn đề xã hội qua báo chí. ...................15
1.1.2 Các lý thuyết áp dụng ......................................................................20
1.1.3 Khái niệm công cụ của đề tài...........................................................25
1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài ...................................................................32
1.2.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu và đóng góp của luận văn. ...................32
1.2.2 Tổng quan về 7 trang báo điện tử. ..................................................41
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG QUA PHẢN ÁNH
CỦA BÁO CHÍ................................................................................................... 50
2.1 Vấn đề bạo lực học đường qua sự phản ánh của báo chí..................50
2.2 Kết quả khảo sát trên 7 trang báo điện tử.........................................52
2.2.1 Số lượng và thời gian thống kê các bài báo về bạo lực học đường.52
2.2.2 Hình thức phản ánh và cách thức nhìn nhận của báo chí về bạo lực
học đường. ....................................................................................................55
2.2.3 Đặc điểm của chủ thể và nạn nhân bạo lực học đường. .................59
2.2.4 Nguyên nhân, hình thức bạo lực học đường...................................69
2.2.5 Hậu quả để lại và cách thức xử lý đối tượng gây ra bạo lực..........75
2.2.6 Những giải pháp nhằm ngăn chặn bạo lực học đường...................78
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................................... 81
3.1 Kết luận...............................................................................................81
3.2 Khuyến nghị........................................................................................83
3.2.1 Đối với gia đình ................................................................................83
3.2.2 Đối với nhà trường...........................................................................84
3.2.3 Đối với xã hội ...................................................................................85
3.2.4 Đối với người gây ra bạo lực. ..........................................................86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... 88
Tài liệu tiếng Việt ................................................................................................ 88
Tài liệu tiếng Anh................................................................................................ 90
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG TRÊN 7 TRANG BÁO
ĐƯỢC NGHIÊN CỨU. ...................................................................................... 92
MẪU THU THẬP THÔNG TIN VỚI CÁC BÀI BÁO VỀ BẠO LỰC HỌC
ĐƯỜNG….. .......................................................................................................... 4
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, bạo lực phát triển mạnh trong môi trường
học đường, đây không còn là hiện tượng cá biệt mà nó đã trở thành vấn nạn
của toàn xã hội. Tuy thể hiện ở những mức độ khác nhau, nhưng bạo lực học
đường đã len lỏi vào tất cả các cấp học, cả khu vực thành thị và nông thôn,
đồng bằng và miền núi. Hiện tượng học sinh gây gổ, đánh chửi, đâm chém
nhau hay tấn công giáo viên bằng bạo lực gây hậu quả thương tích cũng
đang có chiều hướng gia tăng không chỉ về số lượng mà cả mức độ nghiêm
trọng.
Trên thế giới, bạo lực học đường đang gia tăng mạnh tại nhiều quốc gia
và trở thành vấn đề chung của giáo dục quốc tế. Nền giáo dục Hoa Kỳ được
đánh giá là tiên tiến nhất toàn cầu nhưng hệ thống các trường học của nước
này đang phải đương đầu với nạn bạo lực học đường nhiều nhất thế giới, đặc
biệt là những vụ bạo lực có sử dụng hung khí. Năm 2007, một cuộc điều tra
toàn quốc được tiến hành hai năm một lần bởi Các Trung tâm Ngăn chặn và
Kiểm soát Dịch bệnh với các học sinh trung học Hoa Kỳ cho thấy, 5,9% học
sinh mang theo một loại vũ khí (súng, dao…) vào trường học. Tỷ lệ này ở
nam giới cao hơn gấp ba lần nữ giới. Trong cuộc điều tra một năm trước đó,
có 7,8% học sinh trung học được thông báo đã bị đe doạ hay bị thương tích
bởi một vũ khí trong trường học, 12,4% học sinh từng tham gia vào một vụ
đánh nhau tại trường ít nhất một lần [34, pg 131].
Tại Australia, Bộ Giáo dục Bang Queensland tuyên bố vào tháng
7/2009, mức độ gia tăng bạo lực tại các trường học là "hoàn toàn không thể
chấp nhận" và thừa nhận rằng đã không thực thi đầy đủ các biện pháp để
chống lại hành vi bạo lực. 55.000 học sinh đã bị đình chỉ tại các trường của
bang trong năm 2008, gần một phần ba trong số đó có "hành vi không đúng

đắn về thể chất" [32]. Tại Nam Australia, 175 vụ tấn công bạo lực vào các học
sinh hay giáo viên đã được ghi nhận trong năm 2008 [31].
Tại Anh, năm 2007, công đoàn NASUWT (Hiệp hội giáo viên quốc gia
và Ủy ban giáo viên nữ) đã tiến hành cuộc điều tra với 6.000 giáo viên và kết
quả cho thấy, hơn 16% giáo viên đã từng bị tấn công thể chất bởi các học sinh
trong hai năm trước đó [39].
Tại Pháp, trong năm 2000, Bộ Giáo dục Pháp tuyên bố có 39 trong
75.000 vụ bạo lực học đường là bạo lực nghiêm trọng và 300 vụ là bạo lực ở
mức độ báo động số một. [37].
Tại Nhật Bản, năm 2007 Bộ Giáo dục nước này đã tiến hành một cuộc
điều tra cho thấy, có 52.756 vụ bạo lực (tăng khoảng 8.000 vụ so với cùng kỳ
năm trước), trong đó có 7.000 vụ mà đối tượng bị tấn công là các giáo viên
[40].
Tại Việt Nam, bạo lực học đường đã bùng phát mạnh trong những năm
gần đây. Tình trạng này trong các nhà trường đang xảy ra theo chiều hướng
phức tạp và gây nên những hậu quả xấu, làm ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín
và kỷ cương của môi trường giáo dục và an ninh, trật tự xã hội. Ngoài ra,
hành vi bạo lực trong trường học còn làm gián đoạn quá trình học tập và có
ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh học đường, học sinh và cộng đồng xã hội.
Bạo lực trong trường học là một phần của bạo lực trong lứa tuổi thanh thiếu
niên, những người có hành vi bạo lực, đặc biệt là bạo lực thể chất ở tuổi thiếu
niên có thể sẽ hình thành sớm những hành vi sai trái và gây hậu quả xấu cho
xã hội sau này.
Trên thực tế, các bậc cha mẹ, thày cô giáo, các nhà quản lý giáo dục,
tâm lý học, các phụ huynh, thậm chí là các Đại biểu Quốc hội đang rất lo lắng
trước sự sa sút về đạo đức ngày càng gia tăng của một bộ phận học sinh như:

Thiếu ý thức kỷ luật, lười hay trốn học, thiếu lễ phép với thầy cô, người lớn
và cha mẹ, gây mất trật tự ngoài xã hội, trộm cắp, trấn lột, tham gia băng
nhóm và dùng hung khí gây bạo lực.
Vấn đề bạo lực học đường tăng cao sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển
của gia đình, nhà trường và xã hội. Vì vậy việc tìm hiểu thực trạng bạo lực
học đường, những nguyên nhân gây nên tình trạng trên và những biện pháp
đẩy lùi, tiến tới ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường là việc làm cần thiết
và mang tính cấp bách.
Bên cạnh đó, giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu trong chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Xây dựng môi trường học đường an
toàn, lành mạnh luôn là vấn đề được những nhà quản lý xã hội quan tâm.
Nhận thức rõ vai trò của giáo dục với sự phát triển xã hội, Đảng và Nhà
nước ta đã có những chủ trương phát triển giáo dục đúng đắn. Văn kiện Đại
hội Đảng lần thứ XI nhấn mạnh “Phải Đổi mới và phát triển toàn diện, mạnh
mẽ giáo dục, đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong
tiến trình xây dựng, phát triển đất nước” [8, tr 130].
Để hoàn thành được những mục tiêu nêu trên, việc đánh giá thực trạng
bạo lực học đường, tìm hiểu những nguyên nhân của tình trạng trên để làm cơ
sở cho việc đưa ra những chính sách, thiết chế môi trường học đường được
coi là công việc cần thiết hiện nay.
Ở Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu của các nhà Quản lý giáo dục,
Tâm lý học, Giáo dục học, Tội phạm học… về tình trạng bạo lực học đường.
Nhưng ở lĩnh vực xã hội học, số lượng đề tài nghiên cứu về chủ đề này vẫn ở
mức khiêm tốn và đề tài nghiên cứu của tui tập trung làm rõ thực trạng bạo
lực học đường được phản ánh qua báo chí. Bởi lẽ, báo chí có vai trò quan
trọng trong việc đăng tải, phản ánh thực trạng xã hội, việc đưa thông tin kịp

thời về tình trạng bạo lực học đường đã giúp cho xã hội có cái nhìn toàn diện
và sâu sắc hơn về vấn đề này.
Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, tui đã chọn nghiên cứu:
“Bạo lực học đường qua báo chí” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. Đề
tài sẽ tập trung phân tích, đánh giá những nội dung liên quan đến chủ đề bạo
lực học đường, đặc điểm, nguyên nhân, hình thức, hậu quả cũng như những
giải pháp ngăn chặn tình trạng trên. Để phục vụ cho nghiên cứu của mình, tác
giả đã lựa chọn 7 trang báo điện tử gồm: An ninh thủ đô; Dân trí; Pháp luật
thành phố Hồ Chí Minh; Tuổi trẻ; Tiền Phong; VietNamNet và Vnexpress để
làm khách thể nghiên cứu của đề tài.
1.2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.2.1 Ý nghĩa khoa học.
Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên cơ sở vận dụng các lý thuyết: Lý
thuyết hành động xã hội của Max Weber; Lý thuyết cấu trúc chức năng; Lý
thuyết xung đột; và Lý thuyết văn hóa, sai lệch chuẩn mực của R. Merton và
E. Durkheim để lý giải những nội dung về thực trạng bạo lực học đường được
phản ánh qua 7 trang báo điện tử. Việc lý giải này góp phần làm phong phú
các hướng nghiên cứu về bạo lực học đường ở Việt Nam. Đồng thời, với mục
đích nêu trên, đề tài cũng sử dụng bộ công cụ nghiên cứu đặc thù của xã hội
học gồm: hệ thống các phạm trù, khái niệm liên quan tới báo chí, bạo lực, bạo
lực học đường. Những vấn đề này được nhìn nhận dưới nhiều chiều cạnh khác
nhau cùng hệ thống các phương pháp nghiên cứu cụ thể nhằm thu thập những
thông tin sát thực về bạo lực học đường qua sự phản ánh của báo chí. Những
phát hiện của đề tài có thể góp phần bổ sung cho cơ sở lý luận về quá trình
phản ánh của báo chí với các vấn đề xã hội, cụ thể là vấn đề bạo lực học
đường ở nước ta hiện nay.

1.2.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
Nghiên cứu mong muốn cung cấp những thông tin thực nghiệm, qua đó
góp phần làm sáng tỏ thực trạng bạo lực học đường và quá trình phản ánh
thực trạng xã hội của báo chí ở nước ta hiện nay.
Thông qua kết quả nghiên cứu, đề tài cũng đưa ra hướng tiếp cận phù
hợp đối với chủ đề nghiên cứu bạo lực học đường. Đây cũng là cơ sở cho
những nhà hoạch định chính sách xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, an
ninh trật tự xã hội, luật pháp và các cơ quan báo chí.
1.3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
1.3.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu thực trạng bạo lực học
đường qua phản ánh của báo chí hiện nay. Đề tài tập trung vào phân tích hình
thức, số lượng, đặc điểm, nguyên nhân, hậu quả và những giải pháp về bạo
lực học đường đã được báo chí phản ánh. Thông qua kết quả nghiên cứu, tác
giả luận văn lấy đó làm cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất một số khuyến
nghị cụ thể góp phần làm hạn chế, tiến đến ngăn chặn tình trạng bạo lực học
đường hiện nay.
1.3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Đề tài tiến hành phân tích một số yếu tố nhằm khái quát thực trạng bạo
lực học đường ở nước ta hiện nay thông qua quá trình đăng tải, phản ánh của
báo chí. Cụ thể :
 Tìm hiểu đặc điểm, cơ cấu, thành phần và động cơ dẫn đến bạo lực
trong trường học.
 Tìm hiểu hình thức phản ánh của báo chí về bạo lực học đường.
 Thống kê những hình thức bạo lực được chủ thể sử dụng.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Tags: lý giải về hành vi bạo lực học đường của học sinh, bạo lực học đường trong trường nghề đề tài nghiên cứu khoa học., ý nghĩa lý luận về thực tiễn đề tài của bạo lực học đường, các vụ bạo lực học đường ở đại học hiện nay, những khuyến nghị để hạn chế bạo lực học đường, nghiên cứu khoa học về bạo lực học đường ở việt nam hiện nay, mục đích nghiên cứu đề tài bạo lực học đường, nghiên cứu về bạo lực học đường của khoa học xã hội, báo chí về bạo lực học đường hiện nay, Bài nghiên cứu “Nhận thức của học sinh trường THPT Nguyễn Trường Tộ (TP. Vinh - Nghệ An) và vấn đề bạo lực học đường” được viết bởi tác giả Nguyễn Thị Thùy Dung, Bài nghiên cứu “Nhận thức của học sinh trường THPT Nguyễn Trường Tộ (TP. Vinh - Nghệ An) và vấn đề bạo lực học đường”, luận văn về bạo lự chọc đường, bài báo nghiên cứu khoa học thực trạng bạo lực học đường, khái niệm có trích báo về bạo lực học đường, các bài báo liên quan đến bạo lực học đường, đề tài nghiên cứu khoa học bạo lực học đường, các nghiên cứu về bạo lực học đường những năm gần đây, nghiên cứu khoa học về bạo lực học đường, bai bao cao phuong phap nghien cuu luan khoa hoc ve bao luc hoc duong, bạo lực học đường dưới cách tiếp cận của xã hội học, các bài báo về bạo lưc học đường

liemt112

Member
Re: [Free] Bạo lực học đường qua báo chí

linke die rồi ad ơi :3 cho em xin với ạ. em Thank a
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Bạo lực của cha mẹ đối vói con cái tuổi tiểu học Văn hóa, Xã hội 0
D Vấn đề bạo lực học đường – thực trạng và giải pháp Luận văn Sư phạm 0
D Thực trạng bạo lực học đường và yếu tố liên quan đến hành vi bạo lực ở học sinh trường THPT Trần Phú, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Khoa học kỹ thuật 0
S Nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh THPT về bạo lực học đường Văn hóa, Xã hội 0
L Tác động của các nhóm không chính thức đến hành vi bạo lực thể chất trong học sinh THPT ( Nghiên cứu trường hợp trường THPT Lê Viết Thuật, Thành phố Vinh, Nghệ An ) Văn hóa, Xã hội 0
D Bạo lực học đường của học sinh trung học phổ thông huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương Tâm lý học đại cương 0
K Bạo lực của cha mẹ đối với con cái tuổi tiểu học Tâm lý học đại cương 0
A Một số yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến hành vi bạo lực học đường của học sinh THPT Tâm lý học đại cương 1
L Nhận thức của học sinh trường THPT Nguyễn Trường Tộ (TP.Vinh - Nghệ An) và vấn đề bạo lực học đường Tâm lý học đại cương 0
Y Hành vi bạo lực học đường của học sinh Trường phổ thông trung học và giải pháp công tác xã hội trong việc phòng ngừa hành vi bạo lực của học sinh ( Nghiên cứu trường hợp tại hai trường phổ thông trung Văn hóa, Xã hội 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top