mr_gio

New Member
Luận văn luật: Bảo vệ đất nông nghiệp theo pháp luật đất đai ở Việt Nam : Luận văn ThS. Luật học: 60 38 50
Nhà xuất bản: Khoa Luật
Ngày: 2011
Chủ đề: Pháp luật Việt Nam
Luật kinh tế
Luật đất đai
Đất nông nghiệp
Bảo vệ đất đai
Miêu tả: 136 tr. + CD-ROM + Tóm tắt
Luận văn ThS. Luật kinh tế -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn pháp luật về đất nông nghiệp ở Việt Nam. Phân tích làm rõ yêu cầu của sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay và những đòi hỏi mới đặt ra để bảo vệ quỹ đất nông nghiệp và nâng cao chất lượng đất nông nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Khái quát và phân tích thực trạng áp dụng pháp luật về đất nông nghiệp; đánh giá những khó khăn, tồn tại trong quá trình khai thác, sử dụng và bảo vệ quỹ đất nông nghiệp ở Việt Nam. Đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật bảo vệ nông nghiệp, rút ngắn khoảng cách giữa quy định của pháp luật và thực tế đòi hỏi của người sử dụng đất nông nghiệp hiện nay
MỤC LỤC Trang Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về đất nông nghiệp và bảo vệ đất nông nghiệp…………………………………………………………….... 5 1.1. Khái niệm, phân loại đất nông nghiệp………………………………………. 5 1.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam…………………………… 6 1.3. Khái quát quá trình phát triển các quy định pháp luật về đất nông nghiệp ở Việt Nam………………………………………………………………………… 8 1.4. Bảo vệ tài nguyên đất nông nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước……………………………………………………………………... 16 1.5. Pháp luật về bảo vệ đất nông nghiệp ở Việt Nam............................................ 19 Chƣơng 2: Thực trạng pháp luật bảo vệ đất nông nghiệp ở Việt Nam………............................................................................................................ 22 2.1. Các quy định về quyền sử dụng đất nông nghiệp…………………………… 22 2.2. Quy định về một số loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp………………….. 33 2.3. Các quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp..................... 45 2.4. Các quy định về giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp...................................................................................................... 57 2.5. Những vấn đề phát sinh trong hoạt động thu hồi đất nông nghiệp………….. 65 2.6. Tích tụ và tập trung đất đai.............................................................................. 78 2.7. Thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp………………………………… 86 2.8. Áp dụng pháp luật bảo vệ đất nông nghiệp ở Việt Nam……………………. 94 Chƣơng 3: Các giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm bảo vệ đất nông nghiệp……………………………………………………………………... 101 3.1. Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước……………………………………………………….. 101 3.2. Một số giải pháp góp phần hoàn thiện quy định pháp luật về đất nông nghiệp...................................................................................................................... 103 3.3. Củng cố, hoàn thiện hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai………... 118 3.4. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai……………..... 119 KẾT LUẬN................................................................................................. 121 Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục các bảng MỞ ĐẦU 1. Tính cấp tiết của đề tài Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá. Đất là tài nguyên sản xuất và việc sử dụng đất hiệu quả đem lại công ăn việc làm, tạo ra sản phẩm, thu nhập và là nguồn cung cấp cho chi tiêu của gia đình và kinh doanh. Đất đai đưa ra ý niệm về “nơi chốn” và nhận dạng, vì thế nó đóng góp vào vốn xã hội quốc gia, gồm hệ thống các mối quan hệ và mạng lưới nhằm hỗ trợ, duy trì các cộng đồng và các vùng trong cả nước. Đất còn được coi là tài sản hữu hình và có thể được định giá trên thị trường, được trao đổi, được thừa kế hay cho, nhận như một món quà, cũng như được sử dụng để thế chấp. Đối với nhiều cá nhân, đặc biệt là ở vùng nông thôn, đất vẫn là của cải chính và là nguồn sinh kế đảm bảo cuộc sống. Các chính sách và quy định của pháp luật về đất đai có tác động lớn tới hiệu quả sử dụng đất và ảnh hưởng tới phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước. Việt Nam có hơn 70% dân số làm sản xuất nông nghiệp. Dân số Việt Nam ngày càng tăng đã gây áp lực cho nhu cầu khai thác, sử dụng đất nói chung, trong đó có đất nông nghiệp. Năm 2008, dân số nước ta khoảng 86 triệu người; dự báo trong vài thập niên tới, dân số nước ta tiếp tục tăng với tốc độ 1 - 1,2%/năm; đến năm 2020, dân số nước ta đạt khoảng 100 triệu người và sẽ dần ổn định khoảng 120 triệu người sau năm 2030. Trong khi đất nông nghiệp hiện có rất manh mún, với khoảng 70 triệu thửa. Sự chia cắt đó còn trầm trọng hơn do sự hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất, sân golf trên các cánh đồng đã tác động tới hệ thống thủy lợi và gây ô nhiễm nặng tại các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tại vùng đồng bằng sông Hồng, nơi có tốc độ đô thị hóa diễn ra sôi động nhất cả nước thì trung bình mỗi năm quỹ đất nông nghiệp bị mất khoảng 0,43%; việc chuyển diện tích đất trồng lúa, đặc biệt là đất lúa có khả năng nông nghiệp cao sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp chưa được cân nhắc một cách đầy đủ; những khu công nghiệp, đô thị tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng... đa phần đều sử dụng quỹ đất "bờ xôi, ruộng mật"; nhiều diện tích đất chuyên trồng lúa nước đã bị thu hồi, san lấp mặt bằng nhưng vẫn bỏ hoang, không xây dựng công trình. Nếu tốc độ chuyển đổi đất lúa như giai đoạn vừa qua thì trong 10 năm tới sẽ mất đi 510 ngàn ha và năm 2020 quỹ đất lúa chỉ còn khoảng 3,4 triệu ha. Mặt khác, Việt Nam được dự báo là một trong năm quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nhất của tình trạng nước biển dâng cao do biến đổi khí hậu. Theo Báo cáo của Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Môi trường về "Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng của Việt Nam", nếu nhiệt độ tăng thêm 2°C, mực nước biển dâng cao thêm 1m thì trong 100 năm tới vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ có 1,5 - 2,0 triệu ha, vùng đồng bằng sông Hồng có 0,3 - 0,5 triệu ha đất nông nghiệp (chủ yếu là đất lúa) bị ngập hay nhiễm mặn không thể trồng lúa được. Đây là nguy cơ lớn đe dọa an ninh lương thực và sự phát triển ổn định của đất nước; đặt ra yêu cầu cần có biện pháp cứng rắn để bảo vệ quỹ đất trồng lúa nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Sản xuất nông nghiệp không chỉ bảo đảm nhu cầu lương thực, thực phẩm cho người dân mà còn tạo ra sản phẩm xuất khẩu, thu ngoại tệ cho quốc gia. Việc quy định các chế định về đất nông nghiệp phù hợp sẽ có tác động thúc đẩy sản xuất phát triển, các hộ nông dân yên tâm vào đầu tư sản xuất. Ngược lại, nếu Nhà nước quy định chưa phù hợp thì không những không thúc đẩy sản xuất phát triển mà việc sử dụng đất nông nghiệp cũng không mang lại hiệu quả. Dưới sức ép của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đất nước, nhiệm vụ sử dụng bền vững, hiệu quả để bảo vệ đất nông nghiệp cần được quan tâm hàng đầu không phải chỉ vì bản thân nền nông nghiệp mà còn vì sự ổn định, phát triển bền vững và đồng bộ của kinh tế - xã hội. Xuất phát từ ý tưởng trên, tác giả xin lựa chọn đề tài: "Bảo vệ đất nông nghiệp theo pháp luật của Việt Nam" làm đề tài của luận văn tốt nghiệp thạc sỹ luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Hiện nay, tài liệu tham khảo về chính sách đất nông nghiệp ở Việt Nam tương đối phong phú. Nghiên cứu Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ lĩnh vực đất đai 1983 - 2010 do Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường biên soạn năm 2010 [36]. Các báo cáo chuyên đề tại Hội thảo về Chính sách pháp luật đất đai liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân do Hội Khoa học đất Việt Nam tổ chức năm 2009 [27] hoạch, thu hồi, bồi thường, tái định cư và hoạt động của thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp. Về chính sách đất nông nghiệp, Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp quốc tế của Australia có dự án về "Phát triển nông nghiệp và chính sách đất đai ở Việt Nam", Shally P.Marsh, T.Gordon MacAulay và Phạm Văn Hùng biên tập, năm 2007 [38]. Những tóm tắt chính sách trong dự án là những kết quả nghiên cứu chính của dự án "Ảnh hưởng của một số phương án chính sách chủ yếu đến lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam". Dự án đã đánh giá ảnh hưởng của các chính sách của Chính phủ Việt Nam đến nông nghiệp và xây dựng các mô hình kinh tế thích hợp cho việc phân tích chính sách. Ngoài ra, còn có công trình nghiên cứu của Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp và nông thôn về "Phân tích chính sách nhằm xây dựng chính sách đất đai cho phát triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam" [17, 26, 48, 49] do UNDP tài trợ; báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong quá trình tổng kết, đánh giá tình hình thi hành Luật Đất đai năm 2003 và định hướng sửa đổi, bổ sung. Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn có liên quan, các công trình nghiên cứu trên đây đã giới thiệu, phân tích, đánh giá một số khía cạnh, một số lĩnh vực về pháp luật đất nông nghiệp. Đề tài "Bảo vệ đất nông nghiệp theo pháp luật của Việt Nam" sẽ tiếp thu, thừa kế những mặt tích cực của các công trình đã nghiên cứu, mặt khác tác giả sẽ cố gắng phân tích cụ thể hơn thực tế áp dụng các quy định pháp luật về đất nông nghiệp và đi sâu phân tích những vướng mắc, bất cập và các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc thực hiện các quy định về đất nông nghiệp hiện nay. Qua đó đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm góp phần đổi mới, hoàn thiện các quy định của pháp luật về đất nông nghiệp trong thời gian tới. 3. Mục đích nghiên cứu đề tài - Nghiên cứu lý luận và thực tiễn pháp luật về đất nông nghiệp ở Việt Nam. - Phân tích làm rõ yêu cầu của sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay và những đòi hỏi mới đặt ra để bảo vệ quỹ đất nông nghiệp và nâng cao chất lượng đất nông nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. - Khái quát và phân tích thực trạng áp dụng pháp luật về đất nông nghiệp; đánh giá những khó khăn, tồn tại trong quá trình khai thác, sử dụng và bảo vệ quỹ đất nông nghiệp ở Việt Nam. Đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật bảo vệ nông nghiệp, rút ngắn khoảng cách giữa quy định của pháp luật và thực tế đòi hỏi của người sử dụng đất nông nghiệp hiện nay. 4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về đất nông nghiệp cũng như quá trình phát triển các quy định của pháp luật về đất nông nghiệp ở Việt Nam; đánh giá thực trạng và phân tích những những tồn tại, bất cập của pháp luật về đất nông nghiệp; đưa ra một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm bảo vệ đất nông nghiệp ở Việt Nam trong thời gian tới. Trong quá trình thực hiện, các tài liệu được thu thập chủ yếu trong giai đoạn từ năm 2003 đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ đặt ra, luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật. Luận văn đã sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu và mục đích nghiên cứu. 6. Những điểm mới của đề tài Trong thời gian qua đã có nhiều đề tài nghiên cứu về chính sách, pháp luật đất nông nghiệp, tuy nhiên đây là một công trình khoa học nghiên cứu pháp luật một cách tương đối toàn diện và hệ thống hóa, bổ sung lý luận về pháp luật bảo vệ đất nông nghiệp Việt Nam. Luận văn không những chỉ rõ được những bất cập trong các quy định của pháp luật mà còn tìm ra được những hạn chế trong thực tiễn áp dụng pháp luật về đất nông nghiệp, từ đó đưa ra những giải pháp cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm bảo vệ đất nông nghiệp ở Việt Nam trong thời gian tới. 7. Bố cục của đề tài Pháp luật về bảo vệ đất nông nghiệp là một vấn đề rộng, là sự kết hợp của nhiều ngành luật. Do giới hạn nghiên cứu của luận văn nên tác giả chỉ nghiên cứu, phân tích dưới góc độ ngành luật đất đai. Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn được chia làm ba chương, gồm: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về đất nông nghiệp và bảo vệ đất nông nghiệp. Chương 2: Thực trạng pháp luật đất nông nghiệp ở Việt Nam. Chương 3: Các CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ BẢO VỆ ĐẤT NÔNG NGHIỆP 1.1. Khái niệm, phân loại đất nông nghiệp Theo quan niệm truyền thống của người Việt Nam thì đất nông nghiệp thường được hiểu là đất trồng lúa, trồng cây hoa màu như ngô, khoai, sắn và những loại cây được coi là thương lực. Tuy nhiên trên thực tế việc sử dụng đất nông nghiệp tương đối phong phú, không chỉ đơn thuần là để trồng lúa, hoa màu mà còn dùng vào mục đích chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thuỷ sản hay để trồng các cây lâu năm… [39]. Theo quy định tại Điều 42 Luật Đất đai năm 1993, đất nông nghiệp là đất được xác định là đất chủ yếu để sử dụng vào sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hay nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp. Điều 2 Nghị định số 64/CP ngày 27 tháng 9 năm 1993 quy định: "Đất nông nghiệp giao cho hộ gia đình, cá nhân vào mục đích sản xuất nông nghiệp bao gồm đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản…". Khái niệm này không bao quát hết các loại đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp. Việc phân loại đất có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng các quy phạm pháp luật quy định chế độ pháp lý đối với từng loại đất, tạo điều kiện cho việc quản lý, sử dụng từng loại đất hợp lý, tiết kiệm và đạt hiệu quả kinh tế. Trước Luật Đất đai năm 1987, các văn bản pháp luật quy định về chế độ pháp lý về đất đai ở nước ta chia đất đai thành 4 loại: đất nông nghiệp; đất lâm nghiệp; đất chuyên dùng và đất khác. Căn cứ vào mục đích sử dụng của các loại đất, Luật Đất đai năm 1987 được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 12 năm 1987 quy định đất đai được phân thành 5 loại: đất nông nghiệp; đất lâm nghiệp; đất khu dân cư; đất chuyên dùng và đất chưa sử dụng. Luật Đất đai năm 1993 được Quốc hội thông qua ngày 14 tháng 7 năm 1993, tại Điều 11 quy định đất đai được chia thành 6 loại: đất nông nghiệp; đất lâm nghiệp; đất khu dân cư nông thôn; đất đô thị; đất chuyên dùng và đất chưa sử dụng. Cách phân loại này dựa vào tiêu chí mục đích sử dụng chủ yếu, vừa căn cứ vào địa bàn sử dụng đất, không có sự tách bạch về mặt pháp lý gây cho khó khăn cho công tác quản lý đất đai. Để khắc phục hạn chế đó, Luật Đất đai năm 2003 đã chia đất đai làm ba nhóm bao gồm: nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng; cách phân loại dựa trên tiêu chí duy nhất là mục đích sử dụng chủ yếu của đất đã giúp tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng đất thực hiện các quyền của mình trong quá trình sử dụng đất cũng như cho các cơ quan nhà nước trong quá trình quản lý đất đai. Khái niệm đất nông nghiệp đã được mở rộng với tên gọi "nhóm đất nông nghiệp". Luật Đất đai năm 2003 và Nghị định hướng dẫn thi hành không đưa ra khái niệm cụ thể mà liệt kê các loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp bao gồm: a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác; b) Đất trồng cây lâu năm (gọi chung là đất sản xuất nông nghiệp); c) Đất rừng sản xuất; d) Đất rừng phòng hộ; đ) Đất rừng đặc dụng (gọi chung là đất lâm nghiệp); e) Đất nuôi trồng thủy sản; g) Đất làm muối; h) Đất nông nghiệp khác, bao gồm: đất tại nông thôn sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép, xây dựng trạm, trại nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, thủy sản, xây dựng cơ sở ươm tạo cây giống, con giống; xây dựng kho, nhà của hộ gia đình, cá nhân để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản xuất nông nghiệp (khoản 1 Điều 13 Luật Đất đai năm 2003; khoản 4 Điều 6 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004). Như vậy, có thể hiểu đất nông nghiệp là tổng thể các loại đất có đặc tính sử dụng giống nhau, với tư cách là tư liệu sản xuất chủ yếu phục vụ cho mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, khoanh nuôi tu bổ bảo vệ rừng, nghiên cứu thí nghiệm về nông, lâm nghiệp. 1.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam Theo Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai năm 2010 [7], tổng diện tích các loại đất kiểm kê năm 2010 của cả nước là 33.095.351 ha (Bảng 1.1.Diện tích cơ cấu đất đai năm 2010), bao gồm: nhóm đất nông nghiệp: 26.197.449 ha, chiếm 79,16%; nhóm đất phi nông nghiệp: 3.671.388 ha, chiếm 11,09%; nhóm đất chưa sử dụng: 3.226.514 ha, chiếm 9,75%.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật & phân bón hóa học trong canh tác cây lúa lên môi trường đất, nước và sức khỏe người nông dân Trà Vinh Nông Lâm Thủy sản 0
N Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định, phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững và bảo vệ môi trường Luận văn Sư phạm 0
D Điều tra tập đoàn cây có khả năng phủ xanh đất trống trên núi đá vôi nhằm bảo vệ môi trường và phát triển bền vững vùng núi đá vôi ở Việt Nam Luận văn Sư phạm 0
R Báo chí tham gia cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền kinh tế đất nước Văn học 0
N Đánh giá tác dụng của các phương thức canh tác đối với khả năng cải tạo, bảo vệ và nâng cao độ phì nhiêu đất đồi vùng trung du, huyện Thanh Hoà Vĩnh Phú Khoa học Tự nhiên 0
N Nghiên cứu các phương pháp tách, làm giàu và xác định lượng vết hoá chất bảo vệ thực vật tồn dư trong môi trường nước và đất Khoa học Tự nhiên 0
B Đánh giá cảnh quan nhân sinh lãnh thổ Kon Tum phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên đất, rừng :TS. Bảo vệ,sử dụng hợp lý và tái tạo tài nguyên thiên nhiên Khoa học Tự nhiên 0
M Cơ sở khoa học cho định hướng quy hoạch sử dụng đất trong mối quan hệ với phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường khu kinh tế - thương mại Lao Bảo Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu địa mạo thổ nhưỡng phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đất khu vực núi Ba Vì Khoa học Tự nhiên 3
N Ảnh hưởng của hóa chất bảo vệ thực vật đến vi sinh vật đất trồng chè Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top