Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận chung về bảo vệ quyền của người chưa thành niên trong Tư pháp hình sự, như: khái niệm người chưa thành niên, bảo vệ quyền cho người chưa thành niên trong Tư pháp hình sự Việt Nam. Phân tích lược sử hình thành và phát triển các quy phạm tư pháp hình sự Việt Nam về bảo vệ quyền của người chưa thành niên. Nghiên cứu những quy định của Tư pháp hình sự Việt Nam hiện hành về bảo vệ quyền của người chưa thành niên và thực tiễn áp dụng những quy định của Tư pháp hình sự Việt Nam về bảo vệ quyền của người chưa thành niên. Nêu các giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền của người chưa thành niên trong tư pháp hình sự Việt Nam: hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự bảo vệ quyền của người chưa thành niên; các giải pháp đảm bảo như thành lập Toà án dành cho người chưa thành niên; tăng cường hợp tác quốc tế
Luận văn ThS. Luật hình sự -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về bảo vệ
quyền của người chưa thành niên trong Tư pháp
hình sự việt nam
1.1.
1.1.1
1.1.2.
1.1.3.
Khái niệm bảo vệ quyền của người chưa thành niên
trong Tư pháp hình sự
Khái niệm người chưa thành niên trong Tư pháp
hình sự
Khái niệm bảo vệ quyền của người chưa thành niên
trong Tư pháp hình sự
Cơ sở để nhà làm luật quy định quyền của người
chưa thành niên trong Tư pháp hình sự
1.2.
1.2.1.
1.2.2.
1.2.3.
1.2.4.
Lược sử hình thành và phát triển những quy định pháp
luật về bảo vệ quyền của người chưa thành niên trong
Tư pháp hình sự Việt Nam
Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền của người chưa
thành niên trong Tư pháp hình sự thời kỳ phong kiến
(X-XIX)
Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền của người chưa
thành niên trong Tư pháp hình sự thời kỳ Pháp thuộc
Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền của người chưa
thành niên trong Tư pháp hình sự từ năm 1945 đến
1985
Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền của người chưa
thành niên trong Tư pháp hình sự từ năm 1985 đến nay
Chương 2: Những quy định của Tư pháp hình sự
Việt Nam về bảo vệ quyền của người chưa thành
niên và thực tiễn áp dụng
2.1.
2.1.1.
2.1.1.1
2.1.1.2.
2.1.1.3.
2.1.1.4.
2.1.1.5.
2.1.1.6.
2.1.1.7.
2.1.1.8.
2.1.2.
Những quy định của Tư pháp hình sự Việt Nam hiện
hành về bảo vệ quyền của người chưa thành niên.
Bảo vệ quyền của người chưa thành niên với tư cách
là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án
Nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội
Bảo vệ quyền của người chưa thành niên phạm tội
thông qua chế định hình phạt
Bảo vệ quyền của người chưa thành niên phạm tội
thông qua các biện pháp tư pháp
Đối tượng chứng minh trong vụ án có người bị tạm
giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên
Cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng
trong những vụ án có người chưa thành niên phạm
tội
Người tham gia tố tụng trong những vụ án có người
chưa thành niên phạm tội
áp dụng biện pháp ngăn chặn và giám sát đối với
người chưa thành niên phạm tội
Thủ tục tố tụng trong vụ án có người chưa thành
niên tham gia
Bảo vệ quyền của người chưa thành niên với tư cách
người bị hại, người làm chứng
2.2.
2.2.1.
2.2.2.
2.2.3.
2.2.4.
2.2.5.
2.2.6
2.2.6.1.
2.2.6.2.
2.2.6.3.
Thực tiễn áp dụng những quy định của Tư pháp hình
sự Việt Nam về bảo vệ quyền của người chưa thành
niên.
Tình hình người chưa thành niên phạm tội gia tăng
Về tính chất, mức độ hành vi phạm tội do người
chưa thành niên thực hiện
Thực tiễn điều tra về điều kiện sống, giáo dục và
việc xác định có hay không ngưòi thành niên xúi
giục
Thực tiễn áp dụng quy phạm về quyền bào chữa của
người chưa thành niên
áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên
phạm tội
Thực tiễn áp dụng các quy định về bảo vệ quyền cho
người chưa thành niên là người bị hại, người làm
chứng.
Hoạt động lấy lời khai
Hoạt động đối chất
Hoạt động nhận dạng
Chương 3: các giải pháp góp phần hoàn thiện
pháp luật về bảo vệ quyền của người chưa thành
niên trong Tư pháp hình sự Việt Nam
3.1. Hoàn thiện các quy định của Pháp luật hình sự bảo
vệ quyền của người chưa thành niên.
3.2. Hoàn thiện các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự
bảo vệ quyền của người chưa thành niên.
3.2.1
3.2.2
3.2.3.
3.2.4.
3.2.5.
3.2.6.
3.2.7.
3.2.8.
3.2.9.
Về phạm vi áp dụng của Bộ luật tố tụng hình sự
Về điều tra, truy tố, xét xử
Về bắt, tạm giữ, tạm giam
Về giám sát bị can, bị cáo là người chưa thành niên
Việc tham gia tố tụng của gia đình, nhà trường và
các tổ chức xã hội
Về xét xử
Về chấp hành hình phạt tù
Về xoá án tích
Hoàn thiện các quy định khác trong Bộ luật tố tụng
hình sự 2003 và các văn bản pháp luật khác
3.3.
3.3.1.
3.3.1.1.
3.3.1.2.
3.3.2.
3.3.3
Các giải pháp đảm bảo
Thành lập Toà án cho người chưa thành niên
Lý do thành lập Toà án dnàh cho người chưa thành
niên
Về cơ cấu tổ chức
Xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Tư pháp, đội
ngũ bổ trợ tư pháp
Nâng cao ý thức pháp luật cho người chưa thành
niên và cho nhân dân
3.4. Tăng cường hợp tác quốc tế
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Vấn đề tội phạm và những chính sách, pháp luật tương ứng với nó là
hết sức quan trọng đối với mỗi xã hội hướng tới mục tiêu xây dựng một cộng
đồng mà ở đó cơ hội và các quyền tự do là tối đa đối với mỗi cá nhân. Tầm
quan trọng được nhấn mạnh hơn đối với nhóm tội phạm là người chưa thành
niên - nhóm được xem như nền tảng tương lai của mỗi xã hội nhưng lại mang
trong mình những đặc trưng hết sức non nớt và cần sự quan tâm giáo dưỡng
nhiều hơn cả. Thực tiễn cho thấy điều đó khi Liên hợp quốc tổ chức hội nghị
toàn thế giới để bàn cách đấu tranh phòng chống tội phạm là người chưa
thành niên cùng với nhiều chương trình, nội dung quan tâm tới nhóm xã hội
đặc thù này.
Trong tiến trình hội nhập quốc tế nói chung và với vấn đề phạm tội ở
người chưa thành niên nói riêng - vấn đề đang ngày càng được xã hội quan
tâm, Việt Nam chúng ta cũng đã có những bước đi hết sức kịp thời và phù
hợp với các thông lệ cũng như chuẩn mực pháp lý quốc tế.
Có thể nhận thấy những năm gần đây ở nước ta, số lượng người chưa
thành niên phạm tội đang có chiều hướng gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ
nghiêm trọng, tính chất liều lĩnh của hành vi phạm tội. Do người chưa thành
niên có những đặc điểm khác so với người thành niên nên trong quy định của
Tư pháp hình sự Việt Nam có những quy định đặc thù áp dụng đối với họ. Bộ
luật hình sự năm 1999 dành chương thứ X và Bộ luật tố tụng hình sự trong
Phần thứ bảy chương XXXII cũng quy định thủ tục tố tụng đặc biệt dành cho
người chưa thành niên nhằm bảo đảm những quyền lợi của họ.
Tuy vậy, thực tiễn áp dụng các quy định của tư pháp hình sự Việt Nam
bảo vệ quyền của người chưa thành niên trong thời gian qua đã bộc lộ những
hạn chế cần có những điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp. Bên cạnh đó đội ngũ
cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp còn thiếu, trình độ nghiệp vụ và sự hiểu biết về
khoa học giáo dục đối với người chưa thành niên còn yếu cũng đã cộng thêm
những khó khăn nhất định trong quá trình thực thi tính ưu việt của các quy
phạm tư pháp hình sự bảo vệ quyền của người chưa thành niên.
Bởi vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống về mặt lý luận các quy
định của pháp luật tư pháp hình sự Việt Nam đối với người chưa thành niên,
tìm ra những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng, trên cơ sở đó đưa
ra được những căn cứ khoa học nhằm tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật
tư pháp hình sự là việc làm hết sức cần thiết. Đề tài “Bảo vệ quyền của người
chưa thành niên trong tư pháp hình sự Việt Nam” được xây dựng như một nỗ
lực nghiên cứu nghiêm túc, khách quan khoa học nhằm đáp ứng phần nào
yêu cầu của thực tiễn đó.
2. Tình hình nghiên cứu.
Các quy định về người chưa thành niên được quy định trong Chương X
Bộ luật hình sự 1999 và trong chương XXXII Bộ luật tố tụng hình sự. Trong
khoa học pháp lý hình sự, chế định về người chưa thành niên đã được một số
tác giả nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau, trong đó phải kể đến cuốn: Bảo vệ
quyền trẻ em trong pháp luật Việt Nam của Viện nghiên cứu khoa học pháp lý
Bộ Tư pháp năm 1999; hay cuốn Tăng cường năng lực hệ thống tư pháp người
chưa thành niên tại Việt Nam, Thông tin khoa học pháp lý của Viện nghiên cứu
khoa học pháp lý Bộ tư pháp năm 2000; "Thủ tục tố tụng về những vụ án mà bị
can, bị cáo là người chưa thành niên và thực tiễn áp dụng tại thành phố Hà
Nội", Luận văn cử nhân Luật của tác giả Nguyễn Trần Bích Phượng, Trường Đại
học Luật Hà Nội, 2001; Đỗ Thị Phượng: "Thủ tục tố tụng đối với bị can, bị cáo
là người chưa thành niên trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam", Luận văn
thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2003..., và một số bài viết được
đăng trên tạp chí Tòa án nhân dân của đồng tác giả Lê Cảm và Đỗ Thị Phượng
“Tư pháp hình sự đối với người chưa thành niên: Những khía cạnh pháp lý hình
sự, tố tụng hình sự, tội phạm học và so sánh luật học” các số 20,21,22 năm
2004. Các công trình nghiên cứu trên đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau về
các quy định của pháp luật áp dụng đối với người chưa thành niên, thủ tục tố
tụng đối với những vụ án có người chưa thành niên tham gia nhưng chưa có
công trình nào đi sâu, nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về bảo vệ
quyền của người chưa thành niên trong tư pháp hình sự Việt Nam. Điều này cho
thấy sự cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, toàn diện hơn nữa để từng
bước hoàn thiện quy định tư pháp hình sự Việt Nam để bảo vệ quyền cho người
chưa thành niên là việc làm cần thiết và có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn hiện
nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là trên cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng các
quy phạm tư pháp hình sự Việt Nam bảo vệ quyền của người chưa thành niên,
đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng những quy phạm đó
trong thực tiễn.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, tác giả luận văn đã đặt ra và giải quyết các
nhiệm vụ sau:
- Làm sáng tỏ một số vấn đề lý lụân chung về bảo vệ quyền của người
chưa thành niên trong Tư pháp hình sự, như: khái niệm người chưa
thành niên, bảo vệ quyền cho người chưa thành niên trong Tư pháp
hình sự Việt Nam.
- Phân tích lược sử hình thành và phát triển các quy phạm tư pháp hình
sự Việt Nam về bảo vệ quyền của người chưa thành niên.
- Nghiên cứu và làm rõ các quy định pháp luật tư pháp hình sự Việt Nam
bảo vệ quyền cho người chưa thành niên và thực tiễn áp dụng các quy
định đó.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của việc áp dụng các quy
phạm tư pháp hình sự Việt Nam bảo vệ quyền của người chưa thành
niên.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý lụân và thực tiễn
bảo vệ quyền của người chưa thành niên trong Tư pháp hình sự Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu
Trong Tư pháp hình sự Việt Nam, người chưa thành niên có thể là
người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, người làm chứng, nguyên đơn
dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ có liên quan đến vụ án...
Nhưng do phạm vi của luận văn thạc sĩ luật học, tác giả giới hạn nghiên cứu
việc bảo vệ quyền của người chưa thành niên là người bị tạm giữ, bị can, bị
cáo, người bị kết án, người bị hại, người làm chứng dưới góc độ luật hình sự
và luật tố tụng hình sự.
4. Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và phương pháp nghiên cứu.
Cơ sở lý luận của luận văn là hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng cộng sản Việt Nam về xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân và vì dân,
về chính sách hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm của
Đảng và Nhà nước ta.
Luận văn được thực hiện trên cơ sở quán triệt các chỉ thị, Nghị quyết
của Đảng, các văn bản pháp luật của Nhà nước về người chưa thành niên. Cơ
sở thực tiễn của luận văn là các báo cáo tổng kết, số liệu điều tra, truy tố, xét
xử các vụ án có người chưa thành niên tham gia.
Cơ sở phương pháp luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trong khi thực hiện đề tài, các phương pháp hệ
thống, phân tích, tổng hợp, lịch sử, lôgic, thống kê, so sánh pháp luật, xã hội
học, ... đã được sử dụng để hoàn thành các nhiệm vụ mà tác giả luận văn đã
đặt ra.
5. Những đóng góp mới của luận văn.
Đây là công trình chuyên khảo nghiên cứu tương đối toàn diện và có hệ
thống về bảo vệ quyền của người chưa thành niên trong tư pháp hình sự Việt
Nam. Có thể xem những nội dung sau là đóng góp mới của luận văn:
- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung về bảo vệ quyền của người
chưa thành niên.
- Phân tích làm rõ thực trạng áp dụng các quy định tư pháp hình sự Việt
Nam về bảo vệ quyền của người chưa thành niên.
- Đề xuất những phương hướng nâng cao hiệu quả áp dụng các quy
định tư pháp hình sự về bảo vệ quyền cho người chưa thành niên.
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn.
Kết quả nghiên cứu và những giải pháp được đề xuất trong luận văn có
ý nghĩa quan trọng đối với công cuộc bảo vệ quyền trẻ em nói chung, của
người chưa thành niên trong Tư pháp hình sự nói riêng. Thông qua hệ thống
các giải pháp, tác giả mong muốn đóng góp một phần ý kiến vào sự phát triển
của kho tàng lý luận tư pháp hình sự về bảo vệ quyền cho người chưa thành
niên trong tư pháp hình sự Việt Nam.
Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác
nghiên cứu, giảng dạy về khoa học pháp lý nói chung, khoa học tư pháp hình
sự nói riêng cũng như trong thực tiễn xét xử.
7. Kết cấu của luận văn.
Luận văn có kết cấu chặt chẽ, khoa học, đúng quy chuẩn: Ngoài phần
mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 03 chương,
08 mục.
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI
CHƯA THÀNH NIÊN TRONG TƯ PHÁP HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. KHÁI NIỆM BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH
NIÊN TRONG TƯ PHÁP HÌNH SỰ
1.1.1. Khái niệm người chưa thành niên trong Tư pháp hình sự
Để có thể làm sáng tỏ khái niệm người chưa thành niên trong Tư pháp
hình sự, trước hết, cần làm sáng tỏ khái niệm người chưa thành niên trong Tư
pháp hình sự quốc tế.
Trẻ em - Người chưa thành niên và bảo vệ quyền của trẻ em - người
chưa thành niên trong pháp luật nói chung và trong lĩnh vực Tư pháp hình sự
nói riêng là một vấn đề được cả thế giới quan tâm, bởi lẽ: Trong những năm
gần đây, tình trạng người chưa thành niên phạm tội đang ngày một gia tăng cả
về số lượng lẫn mức độ vi phạm nghiêm trọng nhưng tư pháp hình sự vẫn
chưa có những cơ chế đầy đủ bảo vệ quyền cho họ bởi họ là những người
“non nớt” về độ tuổi và khả năng nhận thức, xử sự chưa hoàn hảo, bồng bột
và thiếu đúng đắn. Bên cạnh đó, người chưa thành niên là người bị hại và
người làm chứng quyền của họ cũng chưa đảm bảo một cách thoả đáng.
Bảo vệ quyền của người chưa thành niên, đảm bảo cho họ phát triển
toàn diện, hài hoà cả về thể chất và tinh thần là mối quan tâm chung của các
bậc làm cha, làm mẹ, của nhà trường và của toàn xã hội. Vì thế hệ trẻ là tương
lai của đất nước, quyết định đến sự phát triển hay suy thoái của một quốc gia.
Trong những năm qua, đứng trước thực trạng này, các tổ chức quốc tế cũng
như các quốc gia có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu để đưa ra cơ chế
bảo vệ quyền của người chưa thành niên sao cho vừa tương thích với pháp
luật hình sự quốc tế, vừa phù hợp với phong tục, truyền thống của pháp luật
quốc gia.
Người chưa thành niên - Trẻ em là một khái niệm được sử dụng khá
phổ biến ở nhiều ngành khoa học, dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong pháp
luật cũng vậy, mặc dù đã được đề cập tới trong nhiều văn bản pháp luật quốc
tế song ở mỗi văn kiện, khái niệm người chưa thành niên lại tồn tại nhiều
điểm khác biệt.
Điều 1 Công ước quốc tế về quyền trẻ em ghi nhận: “Trong phạm vi
của công ước này, Trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật
pháp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn” [28 – tr1].
Theo cách hiểu thông thường, từ “Trẻ em” có nghĩa là người chưa
thành niên. Theo điều này Công ước đã ghi nhận, khái niệm người chưa thành
niên được hiểu là mọi trẻ em dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật quốc gia
có quy định khác.
Trong quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu phổ biến của Liên Hợp Quốc về Tư
pháp người chưa thành niên (Quy tắc Bắc Kinh) [30 - tr1] không nói rõ người
chưa thành niên là người dưới 18 tuổi mà chỉ đưa ra khái niệm chung chung là
“trẻ em” hay “người ít tuổi”. Theo quy tắc này “Người chưa thành niên
phạm tội là trẻ em hay người ít tuổi bị đánh giá là hay bị phát hiện là đã phạm
tội...”. Quy tắc Bắc Kinh (2.2) định nghĩa: “Người chưa thành niên” và “phạm
tội” là những thành tố của người chưa thành niên phạm tội. Cần lưu ý rằng
giới hạn độ tuổi phụ thuộc vào pháp luật của các quốc gia thành viên. Sự khác
nhau về giới hạn độ tuổi này là điều không tránh khỏi khi xem xét hệ thống
pháp luật của các quốc gia và không làm giảm hiệu lực của những Quy tắc
phổ biến này về mặt pháp luật cũng như trong thực tiễn áp dụng.
Người chưa thành niên phạm tội là khái niệm không những mang tính
pháp lý mà còn có ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc. Trong Hướng dẫn của
Liên Hợp Quốc về phòng ngừa phạm pháp ở người chưa thành niên (Hướng
dẫn Riat) mặc dù không đưa ra một cách cụ thể về khái niệm người chưa
thành niên, song thông qua các quy định cũng giúp chúng ta hình thành tư
duy: Người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi. Sở dĩ có thể khẳng định
như thế bởi: “Hướng dẫn này cần được giải thích và thực hiện trong phạm vi
khuôn khổ của Tuyên ngôn thế giới về quyền con người, Công ước quốc tế về
các quyền dân sự và chính trị, tuyên ngôn về quyền trẻ em, Công ước về
quyền trẻ em và trong phạm vi của Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên Hợp
Quốc về tư pháp người chưa thành niên (Quy tắc Bắc Kinh) cũng như những
văn kiện và tiêu chuẩn khác có liên quan tới các quyền, lợi ích và phúc lợi
của tất cả những người trẻ tuổi” [30 - tr2]. Công ước Quyền trẻ em lại quy
định trẻ em là tất cả những người dưới 18 tuổi. Do đó, ta lại bắt gặp quan
điểm chung về độ tuổi của người chưa thành niên trong các Công ước quốc tế.
Quy tắc của Liên Hợp Quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước
quyền tự do một lần nữa đề cập đến khái niệm người chưa thành niên. Bên
cạnh mục đích xác định các quyền của người chưa thành niên bị tước quyền
tự do thì Quy tắc còn quy định cách đối xử với trẻ em khi chúng phạm pháp.
Xuất phát từ mục đích đó, khái niệm người chưa thành niên cũng được ghi
nhận một cách tương đối rõ ràng và cụ thể, như một sự kế thừa của Công ước
quốc tế về Quyền trẻ em. Theo đó, “Người chưa thành niên là người dưới 18
tuổi. Giới hạn độ tuổi này cần được pháp luật xác định và không được
tước quyền tự do của người chưa thành niên” [28 – tr5].
Như vậy, mặc dù phạm vi nghiên cứu có thể khác nhau song hầu hết
các văn kiện quốc tế đều đưa ra quan điểm thống nhất là: Người chưa thành
niên là người dưới 18 tuổi. Công ước Quyền trẻ em còn những điều khoản để
ngỏ cho các nước quy định về độ tuổi cho người chưa thành niên để các quốc
gia căn cứ vào sự phát triển về thể chất và tinh thần của công dân nước mình
mà có những quy định khác nhau về độ tuổi của người chưa thành niên nhằm
đảm bảo sự phù hợp giữa pháp luật và thực tiễn.
Trong các Công ước quốc tế không đưa ra khái niệm thế nào là quyền
của người chưa thành niên hay bảo vệ quyền của người chưa thành niên mà
chỉ liệt kê quyền của người chưa thành niên như sau:
Công ước về quyền trẻ em của Liên Hợp Quốc năm 1989 ghi nhận
“Ghi nhớ rằng do còn non nớt về thể chất và trí tuệ, trẻ em cần được bảo vệ và
chăm sóc đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước cũng như
sau khi ra đời như đã chỉ ra trong Tuyên ngôn về quyền trẻ em”.
“Không trẻ em nào bị tra tấn hay bị đối xử hay trừng phạt tàn tệ, vô
nhân đạo hay làm mất phẩm giá. Không được xử tử hình hay tù chung thân
mà không có khả năng phóng thích vì những tội do những người dưới 18 tuổi
gây ra.
Không một trẻ em nào bị tước quyền tự do một cách hợp pháp hay tuỳ
tiện. Việc bắt, giam, giữ hay bỏ tù trẻ em phải được tiến hành theo luật pháp
và chỉ được dùng đến như một biện pháp cuối cùng trong thời hạn thích hợp
ngắn nhất ...” (Điều 37 Công ước).
Như vậy, chỉ thông qua một số văn kiện pháp lý quốc tế: Công ước về
quyền trẻ em, Hướng dẫn Riát, Quy tắc tối thiểu... giúp chúng ta có được một
tư duy khái quát về người chưa thành niên. Qua đó, có những khuyến nghị về
việc thiết lập hệ thống tư pháp người chưa thành niên theo khuôn khổ pháp
luật quốc gia nhằm mục đích vừa tôn trọng pháp luật quốc tế vừa duy trì trật
tự xã hội và bảo vệ quyền cho người chưa thành niên.
Vấn đề tiếp theo cần làm sáng tỏ là khái niệm người chưa thành niên
trong Tư pháp hình sự Việt Nam.
Theo Từ điển Tiếng Việt - Trung tâm ngôn ngữ học Việt Nam định
nghĩa: “Người chưa thành niên là người chưa phát triển đầy đủ, toàn diện về
thể lực, trí tuệ, tinh thần cũng như chưa có đầy đủ quyền và nghĩa vụ công
dân”Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, xuất phát từ khách thể cần bảo vệ
các quan hệ xã hội của từng ngành luật khác nhau nên mỗi ngành luật quy
định thế nào là người chưa thành niên khác nhau:
Điều 18 Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 ghi nhận: “…Người chưa
đủ mười tám tuổi là người chưa thành niên.”
Điều 1 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em khẳng định: “Trẻ em
là công dân Việt Nam dưới mười sáu tuổi”.
Điều 12 Bộ luật hình sự 1999 quy định:
“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội
phạm.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách
nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hay tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng.”
Điều 68 Bộ luật hình sự cũng quy định:
“Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội phải
chịu trách nhiệm hình sự...”
Với quy định trong các điều khoản trên có thể hiểu độ tuổi người chưa
thành niên phải chịu trách nhiệm hình sự là người từ đủ 14 tuổi nhưng chưa
đủ 18 tuổi. Và như thế, có thể hiểu: “Người chưa thành niên phạm tội là
người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi, có năng lực trách nhiệm hình sự chưa
đầy đủ do sự hạn chế bởi các đặc điểm về tâm, sinh lý và đã có lỗi (cố ý hoặc
vô ý) trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự
cấm”.[34 - 20]
Từ những phân tích trên, ta có thể đưa ra khái niệm: Người chưa thành
niên trong tư pháp hình sự Việt Nam là người dưới mười tám tuổi.
Bô luật hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
1999 đề cập đến khái niệm người chưa thành niên dưới hai phương diện: một
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận chung về bảo vệ quyền của người chưa thành niên trong Tư pháp hình sự, như: khái niệm người chưa thành niên, bảo vệ quyền cho người chưa thành niên trong Tư pháp hình sự Việt Nam. Phân tích lược sử hình thành và phát triển các quy phạm tư pháp hình sự Việt Nam về bảo vệ quyền của người chưa thành niên. Nghiên cứu những quy định của Tư pháp hình sự Việt Nam hiện hành về bảo vệ quyền của người chưa thành niên và thực tiễn áp dụng những quy định của Tư pháp hình sự Việt Nam về bảo vệ quyền của người chưa thành niên. Nêu các giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền của người chưa thành niên trong tư pháp hình sự Việt Nam: hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự bảo vệ quyền của người chưa thành niên; các giải pháp đảm bảo như thành lập Toà án dành cho người chưa thành niên; tăng cường hợp tác quốc tế
Luận văn ThS. Luật hình sự -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về bảo vệ
quyền của người chưa thành niên trong Tư pháp
hình sự việt nam
1.1.
1.1.1
1.1.2.
1.1.3.
Khái niệm bảo vệ quyền của người chưa thành niên
trong Tư pháp hình sự
Khái niệm người chưa thành niên trong Tư pháp
hình sự
Khái niệm bảo vệ quyền của người chưa thành niên
trong Tư pháp hình sự
Cơ sở để nhà làm luật quy định quyền của người
chưa thành niên trong Tư pháp hình sự
1.2.
1.2.1.
1.2.2.
1.2.3.
1.2.4.
Lược sử hình thành và phát triển những quy định pháp
luật về bảo vệ quyền của người chưa thành niên trong
Tư pháp hình sự Việt Nam
Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền của người chưa
thành niên trong Tư pháp hình sự thời kỳ phong kiến
(X-XIX)
Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền của người chưa
thành niên trong Tư pháp hình sự thời kỳ Pháp thuộc
Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền của người chưa
thành niên trong Tư pháp hình sự từ năm 1945 đến
1985
Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền của người chưa
thành niên trong Tư pháp hình sự từ năm 1985 đến nay
Chương 2: Những quy định của Tư pháp hình sự
Việt Nam về bảo vệ quyền của người chưa thành
niên và thực tiễn áp dụng
2.1.
2.1.1.
2.1.1.1
2.1.1.2.
2.1.1.3.
2.1.1.4.
2.1.1.5.
2.1.1.6.
2.1.1.7.
2.1.1.8.
2.1.2.
Những quy định của Tư pháp hình sự Việt Nam hiện
hành về bảo vệ quyền của người chưa thành niên.
Bảo vệ quyền của người chưa thành niên với tư cách
là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án
Nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội
Bảo vệ quyền của người chưa thành niên phạm tội
thông qua chế định hình phạt
Bảo vệ quyền của người chưa thành niên phạm tội
thông qua các biện pháp tư pháp
Đối tượng chứng minh trong vụ án có người bị tạm
giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên
Cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng
trong những vụ án có người chưa thành niên phạm
tội
Người tham gia tố tụng trong những vụ án có người
chưa thành niên phạm tội
áp dụng biện pháp ngăn chặn và giám sát đối với
người chưa thành niên phạm tội
Thủ tục tố tụng trong vụ án có người chưa thành
niên tham gia
Bảo vệ quyền của người chưa thành niên với tư cách
người bị hại, người làm chứng
2.2.
2.2.1.
2.2.2.
2.2.3.
2.2.4.
2.2.5.
2.2.6
2.2.6.1.
2.2.6.2.
2.2.6.3.
Thực tiễn áp dụng những quy định của Tư pháp hình
sự Việt Nam về bảo vệ quyền của người chưa thành
niên.
Tình hình người chưa thành niên phạm tội gia tăng
Về tính chất, mức độ hành vi phạm tội do người
chưa thành niên thực hiện
Thực tiễn điều tra về điều kiện sống, giáo dục và
việc xác định có hay không ngưòi thành niên xúi
giục
Thực tiễn áp dụng quy phạm về quyền bào chữa của
người chưa thành niên
áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên
phạm tội
Thực tiễn áp dụng các quy định về bảo vệ quyền cho
người chưa thành niên là người bị hại, người làm
chứng.
Hoạt động lấy lời khai
Hoạt động đối chất
Hoạt động nhận dạng
Chương 3: các giải pháp góp phần hoàn thiện
pháp luật về bảo vệ quyền của người chưa thành
niên trong Tư pháp hình sự Việt Nam
3.1. Hoàn thiện các quy định của Pháp luật hình sự bảo
vệ quyền của người chưa thành niên.
3.2. Hoàn thiện các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự
bảo vệ quyền của người chưa thành niên.
3.2.1
3.2.2
3.2.3.
3.2.4.
3.2.5.
3.2.6.
3.2.7.
3.2.8.
3.2.9.
Về phạm vi áp dụng của Bộ luật tố tụng hình sự
Về điều tra, truy tố, xét xử
Về bắt, tạm giữ, tạm giam
Về giám sát bị can, bị cáo là người chưa thành niên
Việc tham gia tố tụng của gia đình, nhà trường và
các tổ chức xã hội
Về xét xử
Về chấp hành hình phạt tù
Về xoá án tích
Hoàn thiện các quy định khác trong Bộ luật tố tụng
hình sự 2003 và các văn bản pháp luật khác
3.3.
3.3.1.
3.3.1.1.
3.3.1.2.
3.3.2.
3.3.3
Các giải pháp đảm bảo
Thành lập Toà án cho người chưa thành niên
Lý do thành lập Toà án dnàh cho người chưa thành
niên
Về cơ cấu tổ chức
Xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Tư pháp, đội
ngũ bổ trợ tư pháp
Nâng cao ý thức pháp luật cho người chưa thành
niên và cho nhân dân
3.4. Tăng cường hợp tác quốc tế
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Vấn đề tội phạm và những chính sách, pháp luật tương ứng với nó là
hết sức quan trọng đối với mỗi xã hội hướng tới mục tiêu xây dựng một cộng
đồng mà ở đó cơ hội và các quyền tự do là tối đa đối với mỗi cá nhân. Tầm
quan trọng được nhấn mạnh hơn đối với nhóm tội phạm là người chưa thành
niên - nhóm được xem như nền tảng tương lai của mỗi xã hội nhưng lại mang
trong mình những đặc trưng hết sức non nớt và cần sự quan tâm giáo dưỡng
nhiều hơn cả. Thực tiễn cho thấy điều đó khi Liên hợp quốc tổ chức hội nghị
toàn thế giới để bàn cách đấu tranh phòng chống tội phạm là người chưa
thành niên cùng với nhiều chương trình, nội dung quan tâm tới nhóm xã hội
đặc thù này.
Trong tiến trình hội nhập quốc tế nói chung và với vấn đề phạm tội ở
người chưa thành niên nói riêng - vấn đề đang ngày càng được xã hội quan
tâm, Việt Nam chúng ta cũng đã có những bước đi hết sức kịp thời và phù
hợp với các thông lệ cũng như chuẩn mực pháp lý quốc tế.
Có thể nhận thấy những năm gần đây ở nước ta, số lượng người chưa
thành niên phạm tội đang có chiều hướng gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ
nghiêm trọng, tính chất liều lĩnh của hành vi phạm tội. Do người chưa thành
niên có những đặc điểm khác so với người thành niên nên trong quy định của
Tư pháp hình sự Việt Nam có những quy định đặc thù áp dụng đối với họ. Bộ
luật hình sự năm 1999 dành chương thứ X và Bộ luật tố tụng hình sự trong
Phần thứ bảy chương XXXII cũng quy định thủ tục tố tụng đặc biệt dành cho
người chưa thành niên nhằm bảo đảm những quyền lợi của họ.
Tuy vậy, thực tiễn áp dụng các quy định của tư pháp hình sự Việt Nam
bảo vệ quyền của người chưa thành niên trong thời gian qua đã bộc lộ những
hạn chế cần có những điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp. Bên cạnh đó đội ngũ
cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp còn thiếu, trình độ nghiệp vụ và sự hiểu biết về
khoa học giáo dục đối với người chưa thành niên còn yếu cũng đã cộng thêm
những khó khăn nhất định trong quá trình thực thi tính ưu việt của các quy
phạm tư pháp hình sự bảo vệ quyền của người chưa thành niên.
Bởi vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống về mặt lý luận các quy
định của pháp luật tư pháp hình sự Việt Nam đối với người chưa thành niên,
tìm ra những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng, trên cơ sở đó đưa
ra được những căn cứ khoa học nhằm tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật
tư pháp hình sự là việc làm hết sức cần thiết. Đề tài “Bảo vệ quyền của người
chưa thành niên trong tư pháp hình sự Việt Nam” được xây dựng như một nỗ
lực nghiên cứu nghiêm túc, khách quan khoa học nhằm đáp ứng phần nào
yêu cầu của thực tiễn đó.
2. Tình hình nghiên cứu.
Các quy định về người chưa thành niên được quy định trong Chương X
Bộ luật hình sự 1999 và trong chương XXXII Bộ luật tố tụng hình sự. Trong
khoa học pháp lý hình sự, chế định về người chưa thành niên đã được một số
tác giả nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau, trong đó phải kể đến cuốn: Bảo vệ
quyền trẻ em trong pháp luật Việt Nam của Viện nghiên cứu khoa học pháp lý
Bộ Tư pháp năm 1999; hay cuốn Tăng cường năng lực hệ thống tư pháp người
chưa thành niên tại Việt Nam, Thông tin khoa học pháp lý của Viện nghiên cứu
khoa học pháp lý Bộ tư pháp năm 2000; "Thủ tục tố tụng về những vụ án mà bị
can, bị cáo là người chưa thành niên và thực tiễn áp dụng tại thành phố Hà
Nội", Luận văn cử nhân Luật của tác giả Nguyễn Trần Bích Phượng, Trường Đại
học Luật Hà Nội, 2001; Đỗ Thị Phượng: "Thủ tục tố tụng đối với bị can, bị cáo
là người chưa thành niên trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam", Luận văn
thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2003..., và một số bài viết được
đăng trên tạp chí Tòa án nhân dân của đồng tác giả Lê Cảm và Đỗ Thị Phượng
“Tư pháp hình sự đối với người chưa thành niên: Những khía cạnh pháp lý hình
sự, tố tụng hình sự, tội phạm học và so sánh luật học” các số 20,21,22 năm
2004. Các công trình nghiên cứu trên đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau về
các quy định của pháp luật áp dụng đối với người chưa thành niên, thủ tục tố
tụng đối với những vụ án có người chưa thành niên tham gia nhưng chưa có
công trình nào đi sâu, nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về bảo vệ
quyền của người chưa thành niên trong tư pháp hình sự Việt Nam. Điều này cho
thấy sự cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, toàn diện hơn nữa để từng
bước hoàn thiện quy định tư pháp hình sự Việt Nam để bảo vệ quyền cho người
chưa thành niên là việc làm cần thiết và có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn hiện
nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là trên cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng các
quy phạm tư pháp hình sự Việt Nam bảo vệ quyền của người chưa thành niên,
đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng những quy phạm đó
trong thực tiễn.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, tác giả luận văn đã đặt ra và giải quyết các
nhiệm vụ sau:
- Làm sáng tỏ một số vấn đề lý lụân chung về bảo vệ quyền của người
chưa thành niên trong Tư pháp hình sự, như: khái niệm người chưa
thành niên, bảo vệ quyền cho người chưa thành niên trong Tư pháp
hình sự Việt Nam.
- Phân tích lược sử hình thành và phát triển các quy phạm tư pháp hình
sự Việt Nam về bảo vệ quyền của người chưa thành niên.
- Nghiên cứu và làm rõ các quy định pháp luật tư pháp hình sự Việt Nam
bảo vệ quyền cho người chưa thành niên và thực tiễn áp dụng các quy
định đó.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của việc áp dụng các quy
phạm tư pháp hình sự Việt Nam bảo vệ quyền của người chưa thành
niên.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý lụân và thực tiễn
bảo vệ quyền của người chưa thành niên trong Tư pháp hình sự Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu
Trong Tư pháp hình sự Việt Nam, người chưa thành niên có thể là
người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, người làm chứng, nguyên đơn
dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ có liên quan đến vụ án...
Nhưng do phạm vi của luận văn thạc sĩ luật học, tác giả giới hạn nghiên cứu
việc bảo vệ quyền của người chưa thành niên là người bị tạm giữ, bị can, bị
cáo, người bị kết án, người bị hại, người làm chứng dưới góc độ luật hình sự
và luật tố tụng hình sự.
4. Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và phương pháp nghiên cứu.
Cơ sở lý luận của luận văn là hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng cộng sản Việt Nam về xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân và vì dân,
về chính sách hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm của
Đảng và Nhà nước ta.
Luận văn được thực hiện trên cơ sở quán triệt các chỉ thị, Nghị quyết
của Đảng, các văn bản pháp luật của Nhà nước về người chưa thành niên. Cơ
sở thực tiễn của luận văn là các báo cáo tổng kết, số liệu điều tra, truy tố, xét
xử các vụ án có người chưa thành niên tham gia.
Cơ sở phương pháp luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trong khi thực hiện đề tài, các phương pháp hệ
thống, phân tích, tổng hợp, lịch sử, lôgic, thống kê, so sánh pháp luật, xã hội
học, ... đã được sử dụng để hoàn thành các nhiệm vụ mà tác giả luận văn đã
đặt ra.
5. Những đóng góp mới của luận văn.
Đây là công trình chuyên khảo nghiên cứu tương đối toàn diện và có hệ
thống về bảo vệ quyền của người chưa thành niên trong tư pháp hình sự Việt
Nam. Có thể xem những nội dung sau là đóng góp mới của luận văn:
- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung về bảo vệ quyền của người
chưa thành niên.
- Phân tích làm rõ thực trạng áp dụng các quy định tư pháp hình sự Việt
Nam về bảo vệ quyền của người chưa thành niên.
- Đề xuất những phương hướng nâng cao hiệu quả áp dụng các quy
định tư pháp hình sự về bảo vệ quyền cho người chưa thành niên.
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn.
Kết quả nghiên cứu và những giải pháp được đề xuất trong luận văn có
ý nghĩa quan trọng đối với công cuộc bảo vệ quyền trẻ em nói chung, của
người chưa thành niên trong Tư pháp hình sự nói riêng. Thông qua hệ thống
các giải pháp, tác giả mong muốn đóng góp một phần ý kiến vào sự phát triển
của kho tàng lý luận tư pháp hình sự về bảo vệ quyền cho người chưa thành
niên trong tư pháp hình sự Việt Nam.
Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác
nghiên cứu, giảng dạy về khoa học pháp lý nói chung, khoa học tư pháp hình
sự nói riêng cũng như trong thực tiễn xét xử.
7. Kết cấu của luận văn.
Luận văn có kết cấu chặt chẽ, khoa học, đúng quy chuẩn: Ngoài phần
mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 03 chương,
08 mục.
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI
CHƯA THÀNH NIÊN TRONG TƯ PHÁP HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. KHÁI NIỆM BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH
NIÊN TRONG TƯ PHÁP HÌNH SỰ
1.1.1. Khái niệm người chưa thành niên trong Tư pháp hình sự
Để có thể làm sáng tỏ khái niệm người chưa thành niên trong Tư pháp
hình sự, trước hết, cần làm sáng tỏ khái niệm người chưa thành niên trong Tư
pháp hình sự quốc tế.
Trẻ em - Người chưa thành niên và bảo vệ quyền của trẻ em - người
chưa thành niên trong pháp luật nói chung và trong lĩnh vực Tư pháp hình sự
nói riêng là một vấn đề được cả thế giới quan tâm, bởi lẽ: Trong những năm
gần đây, tình trạng người chưa thành niên phạm tội đang ngày một gia tăng cả
về số lượng lẫn mức độ vi phạm nghiêm trọng nhưng tư pháp hình sự vẫn
chưa có những cơ chế đầy đủ bảo vệ quyền cho họ bởi họ là những người
“non nớt” về độ tuổi và khả năng nhận thức, xử sự chưa hoàn hảo, bồng bột
và thiếu đúng đắn. Bên cạnh đó, người chưa thành niên là người bị hại và
người làm chứng quyền của họ cũng chưa đảm bảo một cách thoả đáng.
Bảo vệ quyền của người chưa thành niên, đảm bảo cho họ phát triển
toàn diện, hài hoà cả về thể chất và tinh thần là mối quan tâm chung của các
bậc làm cha, làm mẹ, của nhà trường và của toàn xã hội. Vì thế hệ trẻ là tương
lai của đất nước, quyết định đến sự phát triển hay suy thoái của một quốc gia.
Trong những năm qua, đứng trước thực trạng này, các tổ chức quốc tế cũng
như các quốc gia có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu để đưa ra cơ chế
bảo vệ quyền của người chưa thành niên sao cho vừa tương thích với pháp
luật hình sự quốc tế, vừa phù hợp với phong tục, truyền thống của pháp luật
quốc gia.
Người chưa thành niên - Trẻ em là một khái niệm được sử dụng khá
phổ biến ở nhiều ngành khoa học, dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong pháp
luật cũng vậy, mặc dù đã được đề cập tới trong nhiều văn bản pháp luật quốc
tế song ở mỗi văn kiện, khái niệm người chưa thành niên lại tồn tại nhiều
điểm khác biệt.
Điều 1 Công ước quốc tế về quyền trẻ em ghi nhận: “Trong phạm vi
của công ước này, Trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật
pháp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn” [28 – tr1].
Theo cách hiểu thông thường, từ “Trẻ em” có nghĩa là người chưa
thành niên. Theo điều này Công ước đã ghi nhận, khái niệm người chưa thành
niên được hiểu là mọi trẻ em dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật quốc gia
có quy định khác.
Trong quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu phổ biến của Liên Hợp Quốc về Tư
pháp người chưa thành niên (Quy tắc Bắc Kinh) [30 - tr1] không nói rõ người
chưa thành niên là người dưới 18 tuổi mà chỉ đưa ra khái niệm chung chung là
“trẻ em” hay “người ít tuổi”. Theo quy tắc này “Người chưa thành niên
phạm tội là trẻ em hay người ít tuổi bị đánh giá là hay bị phát hiện là đã phạm
tội...”. Quy tắc Bắc Kinh (2.2) định nghĩa: “Người chưa thành niên” và “phạm
tội” là những thành tố của người chưa thành niên phạm tội. Cần lưu ý rằng
giới hạn độ tuổi phụ thuộc vào pháp luật của các quốc gia thành viên. Sự khác
nhau về giới hạn độ tuổi này là điều không tránh khỏi khi xem xét hệ thống
pháp luật của các quốc gia và không làm giảm hiệu lực của những Quy tắc
phổ biến này về mặt pháp luật cũng như trong thực tiễn áp dụng.
Người chưa thành niên phạm tội là khái niệm không những mang tính
pháp lý mà còn có ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc. Trong Hướng dẫn của
Liên Hợp Quốc về phòng ngừa phạm pháp ở người chưa thành niên (Hướng
dẫn Riat) mặc dù không đưa ra một cách cụ thể về khái niệm người chưa
thành niên, song thông qua các quy định cũng giúp chúng ta hình thành tư
duy: Người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi. Sở dĩ có thể khẳng định
như thế bởi: “Hướng dẫn này cần được giải thích và thực hiện trong phạm vi
khuôn khổ của Tuyên ngôn thế giới về quyền con người, Công ước quốc tế về
các quyền dân sự và chính trị, tuyên ngôn về quyền trẻ em, Công ước về
quyền trẻ em và trong phạm vi của Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên Hợp
Quốc về tư pháp người chưa thành niên (Quy tắc Bắc Kinh) cũng như những
văn kiện và tiêu chuẩn khác có liên quan tới các quyền, lợi ích và phúc lợi
của tất cả những người trẻ tuổi” [30 - tr2]. Công ước Quyền trẻ em lại quy
định trẻ em là tất cả những người dưới 18 tuổi. Do đó, ta lại bắt gặp quan
điểm chung về độ tuổi của người chưa thành niên trong các Công ước quốc tế.
Quy tắc của Liên Hợp Quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước
quyền tự do một lần nữa đề cập đến khái niệm người chưa thành niên. Bên
cạnh mục đích xác định các quyền của người chưa thành niên bị tước quyền
tự do thì Quy tắc còn quy định cách đối xử với trẻ em khi chúng phạm pháp.
Xuất phát từ mục đích đó, khái niệm người chưa thành niên cũng được ghi
nhận một cách tương đối rõ ràng và cụ thể, như một sự kế thừa của Công ước
quốc tế về Quyền trẻ em. Theo đó, “Người chưa thành niên là người dưới 18
tuổi. Giới hạn độ tuổi này cần được pháp luật xác định và không được
tước quyền tự do của người chưa thành niên” [28 – tr5].
Như vậy, mặc dù phạm vi nghiên cứu có thể khác nhau song hầu hết
các văn kiện quốc tế đều đưa ra quan điểm thống nhất là: Người chưa thành
niên là người dưới 18 tuổi. Công ước Quyền trẻ em còn những điều khoản để
ngỏ cho các nước quy định về độ tuổi cho người chưa thành niên để các quốc
gia căn cứ vào sự phát triển về thể chất và tinh thần của công dân nước mình
mà có những quy định khác nhau về độ tuổi của người chưa thành niên nhằm
đảm bảo sự phù hợp giữa pháp luật và thực tiễn.
Trong các Công ước quốc tế không đưa ra khái niệm thế nào là quyền
của người chưa thành niên hay bảo vệ quyền của người chưa thành niên mà
chỉ liệt kê quyền của người chưa thành niên như sau:
Công ước về quyền trẻ em của Liên Hợp Quốc năm 1989 ghi nhận
“Ghi nhớ rằng do còn non nớt về thể chất và trí tuệ, trẻ em cần được bảo vệ và
chăm sóc đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước cũng như
sau khi ra đời như đã chỉ ra trong Tuyên ngôn về quyền trẻ em”.
“Không trẻ em nào bị tra tấn hay bị đối xử hay trừng phạt tàn tệ, vô
nhân đạo hay làm mất phẩm giá. Không được xử tử hình hay tù chung thân
mà không có khả năng phóng thích vì những tội do những người dưới 18 tuổi
gây ra.
Không một trẻ em nào bị tước quyền tự do một cách hợp pháp hay tuỳ
tiện. Việc bắt, giam, giữ hay bỏ tù trẻ em phải được tiến hành theo luật pháp
và chỉ được dùng đến như một biện pháp cuối cùng trong thời hạn thích hợp
ngắn nhất ...” (Điều 37 Công ước).
Như vậy, chỉ thông qua một số văn kiện pháp lý quốc tế: Công ước về
quyền trẻ em, Hướng dẫn Riát, Quy tắc tối thiểu... giúp chúng ta có được một
tư duy khái quát về người chưa thành niên. Qua đó, có những khuyến nghị về
việc thiết lập hệ thống tư pháp người chưa thành niên theo khuôn khổ pháp
luật quốc gia nhằm mục đích vừa tôn trọng pháp luật quốc tế vừa duy trì trật
tự xã hội và bảo vệ quyền cho người chưa thành niên.
Vấn đề tiếp theo cần làm sáng tỏ là khái niệm người chưa thành niên
trong Tư pháp hình sự Việt Nam.
Theo Từ điển Tiếng Việt - Trung tâm ngôn ngữ học Việt Nam định
nghĩa: “Người chưa thành niên là người chưa phát triển đầy đủ, toàn diện về
thể lực, trí tuệ, tinh thần cũng như chưa có đầy đủ quyền và nghĩa vụ công
dân”Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, xuất phát từ khách thể cần bảo vệ
các quan hệ xã hội của từng ngành luật khác nhau nên mỗi ngành luật quy
định thế nào là người chưa thành niên khác nhau:
Điều 18 Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 ghi nhận: “…Người chưa
đủ mười tám tuổi là người chưa thành niên.”
Điều 1 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em khẳng định: “Trẻ em
là công dân Việt Nam dưới mười sáu tuổi”.
Điều 12 Bộ luật hình sự 1999 quy định:
“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội
phạm.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách
nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hay tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng.”
Điều 68 Bộ luật hình sự cũng quy định:
“Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội phải
chịu trách nhiệm hình sự...”
Với quy định trong các điều khoản trên có thể hiểu độ tuổi người chưa
thành niên phải chịu trách nhiệm hình sự là người từ đủ 14 tuổi nhưng chưa
đủ 18 tuổi. Và như thế, có thể hiểu: “Người chưa thành niên phạm tội là
người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi, có năng lực trách nhiệm hình sự chưa
đầy đủ do sự hạn chế bởi các đặc điểm về tâm, sinh lý và đã có lỗi (cố ý hoặc
vô ý) trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự
cấm”.[34 - 20]
Từ những phân tích trên, ta có thể đưa ra khái niệm: Người chưa thành
niên trong tư pháp hình sự Việt Nam là người dưới mười tám tuổi.
Bô luật hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
1999 đề cập đến khái niệm người chưa thành niên dưới hai phương diện: một
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: Một số đề xuất hoàn thiện quy định pháp luật hình sự về các nguyên tắc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội, Quyền con người, quyền công dân dưới góc độ pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam Đỗ Thị Phượng, khái niẹm vè người chưa thành niên, bảo vệ người chưa thành niên, tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong quy tắc bắc kinh, nhà nước quan tâm, bảo vệ đối tượng chưa thành niên, phân tích đánh giá người chưa thành niên là bị hại, các quy định pháp luật về tư pháp trẻ em, trẻ em tham gia tố tụng; bảo vệ, hỗ trợ trẻ em tham gia tố tụng và đề xuất các giải pháp bảo đảm quyền của trẻ em trong hoạt động tố tụng.