nguyenvankieu_mlm
New Member
Luận văn tiếng Anh: Bảo vệ quyền nhân thân bằng pháp luật dân sự trong lĩnh vực báo chí : Luận văn ThS. Luật: 60 38 30
Nhà xuất bản: Khoa Luật
Ngày: 2014
Chủ đề: Luật dân sự
Báo chí
Pháp luật Việt Nam
Quyền nhân thân
Miêu tả: Luận văn ThS. Luật Dân sự -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN NHÂN THÂN VÀ
QUYỀN NHÂN THÂN TRONG LĨNH VỰC BÁO CHÍ............... 6
1.1. Khái quát chung và đặc điểm của quyền nhân thân............................. 6
1.1.1. Khái quát chung về quyền nhân thân ................................................... 6
1.1.2. Đặc điểm quyền nhân thân................................................................. 10
1.2. Phân loại quyền nhân thân ................................................................. 15
1.3. Khái quát về quyền nhân thân trong lĩnh vực báo chí ....................... 24
1.3.1. Quyền nhân thân đối với tác phẩm báo chí........................................ 24
1.3.2. Quyền nhân thân trong nghiệp vụ (tác nghiệp) báo chí ..................... 30
1.3.3. Ý nghĩa của việc bảo vệ quyền nhân thân với tác phẩm báo chí ....... 30
1.4. Lược sử phát triển của các quy định về quyền nhân thân trong
lĩnh vực báo chí .................................................................................. 32
Chương 2: QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUYỀN
NHÂN THÂN VÀ BẢO VỆ QUYỀN NHÂN THÂN TRONG
LĨNH VỰC BÁO CHÍ ....................................................................... 41
2.1. Các quy định của pháp luật dân sự về quyền nhân thân trong lĩnh
vực báo chí ......................................................................................... 42
2.2. Các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ về quyền nhân thân trong
lĩnh vực báo chí .................................................................................. 54
2.3. Các quy định của pháp luật Báo chí về quyền nhân thân của nhà
báo và cơ quan báo chí....................................................................... 66
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiChương 3: THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ BẢO VỆ QUYỀN NHÂN THÂN TRONG LĨNH
VỰC BÁO CHÍ................................................................................. 72
3.1. Thực trạng bảo vệ quyền nhân thân trong lĩnh vực báo chí tại các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền và dự báo tình hình ...................... 72
3.2. Một số khó khăn, vướng mắc khi bảo vệ quyền nhân thân trong
lĩnh vực báo chí .................................................................................. 82
3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ quyền nhân
thân trong lĩnh vực báo chí................................................................. 93
3.4. Một số quy định của pháp luật thực định cần hoàn thiện ........................ 99
KẾT LUẬN CHUNG .................................................................................. 105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................... 1081
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Kể từ khi khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, thông tin truyền
thông nói chung và báo chí nói riêng là một lĩnh vực rất quan trọng được
Đảng và Nhà nước ta đặc biệt chú trọng. Bước vào thời kỳ đổi mới, từ những
thập kỷ 80 của Thế kỷ trước, tôn trọng và bảo vệ quyền nhân thân của các tổ
chức, công dân nói chung và trong lĩnh vực báo chí nói riêng là một chủ
trương lớn được Đảng và Nhà nước quan tâm thực hiện. Đây là vấn đề mang
tính chiến lược, có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển xã hội và hội
nhập kinh tế quốc tế.
Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX tại Đại
hội toàn quốc lần thứ X của Đảng vẫn tiếp tục khẳng định rõ vai trò quan
trọng của báo chí trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Trong những năm qua, đặc biệt là trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, Đảng, Nhà nước ta luôn
quan tâm đến việc tôn trọng và bảo vệ quyền nhân thân của các tổ chức, công
dân nói chung và bảo vệ quyền nhân thân trong lĩnh vực báo chí nói riêng.
Nhằm đáp ứng được các yêu cầu của nhiệm vụ chính trị giai đoạn hiện
nay và tương lai, tác giả lựa chọn việc nghiên cứu đề tài: “Bảo vệ quyền
nhân thân bằng pháp luật dân sự trong lĩnh vực báo chí” với mong muốn
làm rõ hơn về lý luận và thực tiễn riêng về quyền nhân thân có tính chất đặc
thù này. Tác giả mong muốn đề tài mạnh dạn đề xuất các giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật, bảo vệ một cách hữu hiệu quyền
nhân thân trong lĩnh vực báo chí vốn còn không ít bất cập trên thực tế.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Bảo vệ quyền nhân thân nói chung và bảo vệ quyền nhân thân trong
lĩnh vực báo chí nói riêng có vị trí quan trọng trong Bộ luật Dân sự (1995 và
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi2
2005), Luật Sở hữu trí tuệ và Luật Báo chí. Đây là một loại quyền năng dân
sự khá đặc thù, thường hay bị sao chép trái phép, vi phạm nhưng việc phát
hiện, bảo vệ còn gặp không ít khó khăn và còn nhiều bất cập. Về phương diện
lý luận cũng như thực tiễn việc bảo vệ của Tòa án và những cơ quan nhà nước
có thẩm quyền cũng như trên báo chí hiện còn nhiều vấn đề gây tranh luận,
nhất là định hướng giải quyết các tranh chấp có tính chất đặc thù này.
Nghiên cứu về mảng đề tài có tính chất đặc trưng này cũng đã có một
số ít bài viết, báo cáo khoa học về thực trạng xâm phạm quyền nhân thân nói
chung và bảo vệ quyền nhân thân trong lĩnh vực báo chí nói riêng đăng trên
các tạp chí chuyên ngành, các bài viết dưới dạng tìm hiểu, nghiên cứu đăng
trên các tạp chí xã hội khác hay đăng tải trên các báo phát hành hàng ngày.
Nhìn chung, các báo cáo, bài viết phần nào thể hiện kết quả nghiên cứu
với những nhận định khá sâu sắc, dóng lên hồi chuông báo động trong việc
xâm phạm và thực trạng bảo vệ quyền nhân thân nói chung và bảo vệ quyền
nhân thân trong lĩnh vực báo chí nói riêng, nhưng chủ yếu dưới góc độ xã hội.
Về phương diện pháp luật vẫn cần có một công trình nghiên cứu một cách
tổng hợp, toàn diện, thấu đáo riêng về bảo vệ quyền nhân thân trong lĩnh vực
báo chí, nhất là việc bảo vệ bằng trình tự pháp luật đối với loại quyền năng
dân sự có tính chất khá đặc trưng này. Một công trình nghiên cứu chuyên sâu
bước đầu sẽ góp phần phát triển lý luận, nhằm lý giải và hoàn chỉnh các văn
bản pháp quy với mục tiêu nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền nhân thân trong
lĩnh vực báo chí của Tòa án và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Mục đích của nghiên cứu đề tài là nhận diện, làm rõ khái niệm, bản
chất quyền nhân thân trong lĩnh vực báo chí.
- Nghiên cứu những đặc điểm riêng về quyền nhân thân đối với các tác
phẩm báo chí, từ đó sẽ đề xuất các giải pháp thích hợp để hoạt động bảo vệ
của Tòa án và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu quả cao.3
- Từ khảo sát thực tiễn kết hợp nghiên cứu các quan điểm để lựa
chọn biện pháp bảo vệ của Tòa án và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
thích hợp, đấu tranh hiệu quả với các hiện tượng xâm phạm quyền nhân
thân trên báo chí.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn trước hết là các quy định của pháp
luật liên quan đến lĩnh vực quyền nhân thân nói chung và quyền nhân thân
trong lĩnh vực báo chí nói riêng.
- Phạm vi nghiên cứu: thực trạng thực thi và bảo vệ quyền nhân thân
của Tòa án cùng các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực báo chí
nhằm nâng cao hiệu quả trong việc bảo vệ một cách thiết thực và có hiệu quả
quyền nhân thân trong lĩnh vực báo chí.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận và phương pháp
luận khoa học của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử; tư tưởng Hồ
Chí Minh và quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về nhà
nước pháp quyền; cơ sở lý luận khoa học của các ngành luật có liên quan, như
khoa học luật dân sự, luật sở hữu trí tuệ, luật báo chí, luật tố tụng hình sự;
thực trạng bảo vệ quyền nhân thân trong lĩnh vực báo chí của các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền…
Ngoài ra, việc nghiên cứu luận án còn được thực hiện bằng những
phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như: phân tích, so sánh, tổng hợp,
thống kê, trao đổi, khảo sát xã hội học ở một số cơ quan báo chí trung ương,
địa phương và các loại báo viết, báo hình, báo nói, báo điện tử… nơi có các
tác phẩm báo chí vi phạm.
6. Những nội dung mới của luận văn
- Bằng phương pháp tiếp cận hệ thống, luận án nghiên cứu, phân tích,
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi4
đánh giá những vấn đề cả về lý luận và thực tiễn, quy định của pháp luật dân
sự, luật báo chí, luật sở hữu trí tuệ, luật tố tụng dân sự, thực trạng bảo vệ của
Tòa án và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi bảo vệ quyền nhân thân
trong lĩnh vực báo chí.
- Nghiên cứu lý luận kết hợp khảo sát thực tiễn để nhận diện chính xác
nguyên nhân, cách thức xâm phạm quyền nhân thân trong lĩnh vực báo chí,
thực trạng bảo vệ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đề xuất các giải
pháp bảo vệ thích hợp, có hiệu quả cao.
- Kết quả chung của việc nghiên cứu đề tài của luận văn là sẽ đề xuất
một số giải pháp có tính toàn diện từ việc nghiên cứu pháp luật thực định và
thực tiễn bảo vệ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong những năm
vừa qua, góp phần từng bước nâng cao hiệu quả bảo vệ các quyền nhân thân
trong lĩnh vực báo chí.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần bổ sung lý luận về quyền
nhân thân của các tổ chức, công dân nói chung và đối với các tác phẩm báo
chí nói riêng.
Các nội dung và giải pháp được đưa ra trong bản luận văn có thể dùng
làm tài liệu tham khảo trong biên soạn, chỉnh lý, hoàn thiện lý luận và các quy
định của pháp luật dân sự, luật báo chí và luật sở hữu trí tuệ.
Kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham
khảo, giảng dạy cho các cơ sở đào tạo luật, đào tạo chuyên ngành báo chí cũng
như tham khảo để hướng dẫn, chỉ đạo thực tiễn trong việc bảo vệ quyền nhân
thân trong lĩnh vực báo chí nói riêng tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn
dự kiến được cấu trúc thành ba chương:5
Phần nội dung của luận văn sẽ được trình bày cụ thể như sau:
Chương 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN NHÂN THÂN
VÀ QUYỀN NHÂN THÂN TRONG LĨNH VỰC BÁO CHÍ
1.1. Khái quát và đặc điểm của quyền nhân thân.
1.2. Đặc điểm quyền nhân thân trong lĩnh vực báo chí.
1.3. Về quy định của pháp luật hiện hành.
1.4. Về cách bảo vệ theo các trình tự tố tụng và hành chính.
Chương 2
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
VỀ BẢO VỆ QUYỀN NHÂN THÂN TRONG LĨNH VỰC BÁO CHÍ
2.1. Quy định của Bộ luật Dân sự.
2.2. Quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản chuyên ngành.
2.3. Quy định của Luật Báo chí
Chương 3
THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
BẢO VỆ QUYỀN NHÂN THÂN TRONG LĨNH VỰC BÁO CHÍ
3.1. Thực trạng bảo vệ quyền nhân thân trong lĩnh vực báo chí tại Tòa
án, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và dự báo tình hình.
3.2. Một số khó khăn, vướng mắc khi bảo vệ quyền nhân thân trong
lĩnh vực báo chí.
3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ quyền nhân thân
trong lĩnh vực báo chí.
3.4. Một số quy định của pháp luật thực định cần hoàn thiện.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi6
Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN NHÂN THÂN
VÀ QUYỀN NHÂN THÂN TRONG LĨNH VỰC BÁO CHÍ
1.1. Khái quát chung và đặc điểm của quyền nhân thân
1.1.1. Khái quát chung về quyền nhân thân
Trong xã hội có giai cấp, các quyền công dân, quyền dân sự... của cá
nhân, tổ chức do pháp luật qui định và được nhà nước bảo hộ. Quyền của cá
nhân, tổ chức là khả năng pháp luật cho phép chủ thể xử sự trước các chủ thể
khác hay khả năng được hưởng các lợi ích hợp pháp do pháp luật qui định.
Quyền nhân thân là một trong các quyền dân sự quan trọng của các chủ
thể, cho phép cá nhân, tổ chức hưởng các lợi ích phát sinh từ các giá trị nhân
thân và khai thác các giá trị đó để đáp ứng các như cầu của mình.
Quyền nhân thân (tiếng Anh là Personaltily rights) là thuật ngữ pháp lý
để chỉ những quyền gắn liền với bản thân của mỗi con người, gắn liền với đời
sống riêng tư của mỗi cá nhân, có liên quan mật thiết đến danh dự, nhân
phẩm, uy tín… của người đó.
Trong quan hệ pháp luật dân sự, quyền nhân thân là một yếu tố cấu
thành nội dung của quan hệ nhân thân, cho phép chủ thể hưởng các lợi ích
tinh thần và thực hiện mọi cách mà pháp luật cho phép để bảo vệ các
lợi ích đó trước sự xâm phạm của chủ thể khác
Sổ tay thuật ngữ pháp lý thông dụng định nghĩa: “Quan hệ nhân thân là
quan hệ giữa người và người về những lợi ích phi vật chất, không có giá trị kinh
tế, không tính ra được thành tiền và không thể chuyển giao. Quan hệ nhân thân
gắn liền với cá nhân, với tổ chức nhất định. Nó ghi nhận đặc tính riêng biệt và
sự đánh giá của xã hội đối với cá nhân hay tổ chức đó. Quan hệ nhân thân thuộc
phạm vi điều chỉnh của luật dân sự, gồm có quan hệ nhân thân liên quan đến tài
sản và quan hệ nhân thân không liên quan đến tài sản” [25, tr.274].7
Do quyền nhân thân có ý nghĩa quan trọng trong đời sống xã hội và với
mỗi cá nhân, nên Điều 1 Bộ Luâṭ Dân sự(BLDS) đã ghi nhận: đối tươṇ g chính
điều chỉnh của pháp luật dân sự gồm hai nhóm quan hệ cơ bản là quan hê ̣tài
sản và quan hệ nhân thân. Trong đó, quan hệ tài sản là quan hệ giữa người với
người thông qua một tài sản nhất định thể hiện dưới dạng này hay dạng khác
(mang tính chất hàng hóa, tiền tê…̣ có thể đem ra trao đổi vì muc̣ đích cá nhân
và mang tính chất đền bù, thỏa thuận về giá trị). Khác với quan hệ tài sản, quan
hê ̣nhân thân là quan hê ̣giữa người với người về một giá trị nhân thân của cá
nhân hay tổ chức. Quan hê ̣nhân thân phát sinh vì lơị ích tinh thần và luôn gắn
liền vớ i chủ thể . Nó không mang tính hàng hóa hay tiền tệ và không thể tính
đươc̣ hay tri ̣giá được bằng tiền (theo nghĩa tương đối) [28, tr.12-13].
Điều 24, BLDS 2005 đã quy định: “Quyền nhân thân được quy định
trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển
giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Như vậy,
có thể xem quyền nhân thân chính là “…giá trị nhân thân của cá nhân và tổ
chức được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Chỉ những giá trị nhân thân được
pháp luật ghi nhận mới được coi là quyền nhân thân. Quyền nhân thân luôn
gắn với chủ thể và không thể chuyển giao cho người khác trừ trường hợp do
pháp luật quy định. Quyền nhân thân bao gồm: Quyền nhân thân gắn với tài
sản và quyền nhân thân không gắn với tài sản” [10, tr.105].
Pháp luật dân sự đã và đang là công cụ pháp lý quan trọng để thực hiện
quyền dân sự của công dân, tổ chức. Để tồn tại, phát triển, mỗi cá nhân ngoài
các nhu cầu đảm bảo về vật chất còn có các nhu cầu về tư tưởng, tinh thần -
liên quan đến lĩnh vực nhân thân của từng chủ thể. Thông thường, quan hệ
nhân thân luôn gắn liền với từng chủ thể, “không thể chuyển giao cho người
khác”. Quy luật phát triển của xã hội loài người đã chứng minh rằng, khi từng
chủ thể nói riêng và xã hội nói chung đã đạt đến ngưỡng thỏa mãn các nhu
cầu về vật chất thì tất yếu sẽ quan tâm nhiều hơn đến những giá trị tinh thần.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi8
Nhận thấy tầm quan trọng của quyền con người, quyền nhân thân của
mỗi cá nhân trong xã hội hiện tại nên Đảng ta đã xác định “Con người là
trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển. Tôn
trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích
của dân tộc, đất nước” [9, tr.76]. Trong bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2 tháng
9 năm 1945 khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn câu nói nổi
tiếng về nhân quyền, trong đó bao hàm cả quyền nhân thân được trích dẫn từ
Bản tuyên ngôn độc lập 1776 của nước Mỹ: “Mọi người sinh ra đều bình
đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể chối cãi. Trong các quyền
đó có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Tuyên
ngôn độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945 cũng đã trích dẫn Bản Tuyên ngôn
nhân quyền và dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791: “Người ta sinh ra
tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng
về quyền lợi”. Đây là những nội dung có ý nghĩa quan trọng làm nền tảng cho
việc xây dựng Hiến pháp năm 1946 của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa với
các quy định mang tính hiến định đầu tiên về quyền nhân thân.
Nhằm cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp - đạo luật cơ bản của Nhà
nước, Điều 24 Bộ luật Dân sự 2005 đã quy định quyền nhân thân là quyền
dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác. Qua quy định trên đây, có thể khái
quát một số đặc điểm về quyền nhân thân như sau: Là một quyền dân sự do
pháp luật quy định và được pháp luật bảo vệ; mọi cá nhân đều có sự bình
đẳng về quyền nhân thân; quyền nhân thân có tính chất phi tài sản và luôn gắn
liền với cá nhân, không thể chuyển giao trừ trường hợp pháp luật có quy định
khác. Việc tôn trọng quyền nhân thân là một nội dung quan trọng của quyền
dân sự. Việc tôn trọng quyền nhân thân của người khác là nghĩa vụ không chỉ
của mọi công dân mà còn là nghĩa vụ của chính chủ thể đó.9
Khi một chủ thể thực hiện quyền nhân thân của mình về nguyên tắc
không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Trong
một xã hội văn minh, mọi quyền dân sự trong đó có quyền nhân thân về dân
sự của cá nhân sẽ được mọi người tôn trọng, không bị xâm phạm. Tuy vậy,
trên thực tế của đời sống xã hội do nhận thức của mỗi người khác nhau về
quyền dân sự, nên việc xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân là điều
không tránh khỏi. Việc xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân không
những gây trở ngại cho việc thực hiện các quyền dân sự của cá nhân đó mà
còn ảnh hưởng tới trật tự pháp lý dân sự của xã hội.
Quyền nhân thân phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội trong mỗi giai
đoạn lịch sử - xã hội. Xã hội càng phát triển thì các quyền nhân thân ngày
càng được mở rộng nhằm đáp ứng nhu cầu về tinh thần ngày càng cao của
công dân. Hiện nay, Việt Nam đã vượt qua thời kỳ kém phát triển và đang ở
ngưỡng nước có thu nhập trung bình (tính theo thu nhập bình quân đầu
người). Sự phát triển kinh tế đã này kéo theo sự thay đổi trong nhận thức của
mỗi cá nhân và cộng đồng. Dần từng bước, xã hội đã coi các quyền con
người, lợi ích tinh thần là phần không thể thiếu trong cuộc sống và những giá
trị đó ngày càng không ngừng được mở rộng, tôn trọng hơn. Trong chiến lược
phát triển của nước ta, Báo cáo chính trị của Đảng tại Đại hội XI đã chỉ rõ:
“Phát triển mạnh sự nghiệp văn học, nghệ thuật, hệ thống thông tin đại
chúng; bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa truyền thống, cách
mạng; mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về văn hóa” [9, tr.41].
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển và mở rộng về quy mô, phạm vi, thì
tình trạng quyền nhân thân không được tôn trọng, hay bị xâm phạm và không
được bảo vệ thỏa đáng đang là khá phổ biến với những diễn biến phức tạp.
Thực trạng xã hội này dù sao cũng có những tác động nhất định đến nhận
thức, đến hành động của chủ thể trong các quan hệ pháp luật dân sự. Vấn đề
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi10
là làm cho mỗi cá nhân nhận biết được những giá trị nhân thân của mình và
tôn trọng giá trị nhân thân của người khác là một việc làm không đơn giản,
cần có thời gian và lộ trình thích hợp để thay đổi nhận thức.
Tôn trọng quyền con người, quyền nhân thân trong xã hội nói chung và
trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói riêng là mục tiêu hướng tới. Vì vậy, trong
chiến lược phát triển và trong điều kiện hội nhập quốc tế Đảng ta đã xác định:
“Hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về sở hữu trí
tuệ… Thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế về bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ,
quyền tác giả” [9, tr.227].
1.1.2. Đặc điểm quyền nhân thân
Trong đời sống xã hội và trong giao lưu dân sự ta thấy rằng việc dịch
chuyển tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác để thỏa mãn các nhu cầu sản
xuất kinh doanh hay sinh hoạt, tiêu dùng là khá phổ biến, là đặc trưng của
các quan hệ tài sản trong đời sống xã hội. Nếu như trong quan hê ̣tài sả n, chủ
thể có thể dịch chuyển tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác, thì trong quan
hê ̣nhân thân lại không thể dic̣ h chuyển các giá tri ̣tinh thần giữa các chủ thể,
trừ một số quyền tác giả mà pháp luật có quy định. Do vậy, quyền nhân thân -
với tư cách là những lợi ích tinh thần gắn liền với một chủ thể - lại không thể
chuyển giao giữa các chủ thể. Đây được xem là một thuộc tính rất đặc trưng
của quyền nhân thân trong đời sống dân sự.
Quyền nhân thân được hiểu là quyền dân sự - một bộ phận của quyền
công dân - luôn gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người
khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Như vậy, quyền nhân thân
có mối quan hệ hữu cơ với cá nhân kể từ thời điểm cá nhân được sinh ra và
chấm dứt khi cá nhân đó chết. Có nghĩa là quyền nhân thân của cá nhân luôn
gắn với cá nhân đó suốt cuộc đời. Quyền nhân thân trong pháp luật dân sự có
mối quan hệ mật thiết với năng lực pháp luật dân sự của cá nhân và phụ thuộc11
vào năng lực pháp luật, có sau năng lực pháp luật (trừ một số trường hợp
ngoại lệ trong quan hệ về thừa kế: đứa trẻ dù chưa ra đời nhưng nếu nó là chủ
thể được nhận quyền thừa kế thì nó vẫn có quyền đó). Đặc điểm quan trọng
của quyền nhân thân là quyền đó luôn gắn liền với một chủ thể nhất định và
mang tính phi vật chất. Vì vậy, khi cá nhân chết, thì quyền nhân thân của cá
nhân gắn với cá nhân cho tới thời điểm đó. Một số quyền nhân thân của cá
nhân vẫn được pháp luật bảo hộ khi cá nhân đó chết như: quyền nhân thân của
tác giả trong các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học về quyền công bố
tác phẩm, tiền thù lao, nhuận bút cho người khác sử dụng tác phẩm vẫn được
pháp luật bảo hộ trong một thời hạn (thường là 50 năm) sau khi tác giả mất...
nếu quyền này được chuyển cho những người thừa kế.
Quyền nhân thân có đặc điểm đặc biệt như vậy, nên nó còn là cơ sở để
xác định tư cách chủ thể của cá nhân trong quan hệ tài sản khi cá nhân còn
sống; đồng thời có những quyền nhân thân mang tính chất phi vật chất gắn
với cá nhân vĩnh viễn kể cả sau khi cá nhân đó chết (quyền tác giả trong các
tác phẩm văn học, khoa học, nghệ thuật). Những yếu tố liên quan đến danh
dự, các quyền tác giả của cá nhân vẫn được pháp luật bảo hộ, vì những yếu tố
này là quyền nhân thân phi vật chất của cá nhân. Quyền nhân thân có những
điểm đặc trưng như vậy, nên khi xác định quyền nhân thân của cá nhân cần
thiết phải xác định rõ những đặc điểm có tính chất đặc trưng này để tránh sự
hiểu lầm là cá nhân đã chết thì các quyền nhân thân của cá nhân đó cũng
chấm dứt theo.
Các quan hê ̣nhân thân thuôc̣ đối tươṇ g điều chỉnh của nhiều ngành luâṭ
khác nhau của một hệ thống pháp luật. Ví dụ: quyền nhân thân được pháp luật
hình sự điều chỉnh là việc quy định các mức hình phạt cụ thể đối với một bị
cáo có hành vi xâm phạm các quyền nhân thân bị luật hình sự coi là tội phạm
như hành vi vu khống người khác, hành vi xâm phạm quyền tác giả... Môṭ
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi12
trong những yếu tố thể hiêṇ sự khác nhau trong quan hê ̣nhân thân do từ ng
ngành luật điều chỉnh chính là phương pháp điều chỉnh của ngành luật đó và
những chế tài pháp lý sẽ áp dụng. Quan hê ̣nhân thân do Luâṭ dân sự điều
chỉnh có những đặc điểm cơ bản sau:
+ Quyền nhân thân luôn liên quan đến môṭ lơị ích tinh thần.
Lơị ích tinh thần có thể hiểu là những giá tri ̣tinh thầ n đươc̣ pháp luâṭ
ghi nhâṇ và moị ngườ i tôn troṇ g như : danh dư,̣ nhân phẩm, uy tín… Lơị ích
tinh thần đó cũng có thể là kết quả từ hoaṭ đôṇ g lao đôṇ g sáng taọ của con
ngườ i như các tác phẩm văn hoc̣ , nghê ̣thuâṭ , khoa hoc̣ , các đối tượng của
quyền sở hữu công nghiêp̣ ... Lơị ích tinh thần là yếu tố quan trọng có tính
chất tiền đề, chi phối quan hê ̣nhân thâ n, thuộc đối tượng điều chỉnh của luật
dân sự với những phương pháp điều chỉnh đặc trưng riêng. Đây là yếu tố cần
thiết để phân biệt với quan hệ tài sản lấy lợi ích vật chất làm tiền đề.
+ Quyền nhân thân mang tính chất phi tài sản.
Giá trị nhân thân và tiền tệ không phải là những đại lượng tương đương.
Vì vậy, các giá trị tinh thần không thể trao đổi theo cách ngang giá giữa
các chủ thể trong các quan hệ dân sự. Trong quá trình tham gia vào các quan hệ
xã hội, lơị ích tinh thần của cá nhân do pháp luâṭ quy điṇ h, nhưng lơị ích tinh
thần có đươc̣ có thể do cá nhân đó thu nhận từ thành quả hoaṭ đôṇ g sáng taọ
tinh thần. Các lợi ích tinh thần nàynhư: quyền về sử dụng bút danh của tác giả,
quyền đặt tên tác phẩm, quyền công bố tác phẩm (quy định tại điểm c, khoản 2,
Điều 738 BLDS 2005)… không thể định giá thành tiề n hay nói theo góc độ
pháp lý: đó là quan hê ̣nhân thân mang tính chất phi tài sản.
+ Các lợi ích tinh thần luôn gắn liền với chủ thể.
Pháp luật dân sự thừa nhận quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền
vớ i mỗi cá nhân mà khô ng thể chuyển dic̣ h cho chủ thể khác . Các quyền dân
sự nói chung, quyền nhân thân nói riêng là do pháp luật quy điṇ h cho các chủ13
thể dưạ trên những điều kiê ṇ kinh tế - xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất
điṇ h. Theo nguyên tắc truyền thống của pháp luật dân sự, cá nhân không thể
dịch chuyển quyền nhân thân cho chủ thể khác hay nói cách khác quyền nhân
thân không thể là đối tươṇ g trong các giao dic̣ h dân sự giữa các cá nhân . Mặc
dù vậy, trong môṭ số trườ ng h ợp đặc biệt pháp luật quy định thì quyền nhân
thân có thể chuyển giao cho chủ thể khác.
Ví dụ: quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 738, BLDS 2005 thì quyền
công bố hoăc̣ cho phép ngườ i khác công bố tác phẩm đươc̣ coi là quyền n hân
thân thuôc̣ quyền tác giả . Do tính chất đặc trưng nên khoản 1, Điều 742,
BLDS 2005 đã quy định cụ thể về chuyển giao quyền tác giả trong việc thực
hiện quyền công bố hoăc̣ cho phép ngườ i khác công bố tác phẩm . Trong
trường hợp này, chủ thể chuyển giao và nhận chuyển giao phải tuân thủ các
điều kiêṇ do pháp luâṭ về sở hữu trí tuê ̣quy điṇ h . Điểm đặc trưng này của
quyền tác giả - một bộ phận của quyền nhân thân - có thể chuyển giao nhưng
phải tuân theo trình tự do pháp luật quy định.
+ Các lơị ích tinh thần không bi ̣haṇ chế hoăc̣ tướ c bỏ.
Theo nguyên tắc của pháp luật dân sự, các lợi ích tinh thần của chủ thể
trong quan hệ pháp luật dân sự là không thể bi ̣haṇ chế hoăc̣ tướ c bỏ , trừ
trườ ng hơp̣ pháp luâṭ quy điṇ h. Mỗi chủ thể quan hệ pháp luật dân sự có
những giá trị nhân thân khác nhau, nhưng được bảo vệ bình đẳng như nhau,
không có sự phân biệt khi các giá trị nhân thân của chủ thể đó bị xâm phạm.
Tùy từng trường hợp, quyền dân sự nói chung và quyền nhân thân nói riêng
mà pháp luật dân sự cho phép các chủ thể có thể lựa chọn cách bảo vệ
thích hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 9 BLDS.
Cụ thể là, pháp luật dân sự đã có những quy định bảo vệ quyền nhân
thân bằng cách cho phép các chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự khi bị xâm
phạm có quyền lựa chọn những biện pháp thích hợp bằng cách yêu cầu cơ
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi14
quan, tổ chức có thẩm quyền: công nhận quyền dân sự, quyền nhân thân của
mình; buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; buộc xin lỗi cải chính công khai và
buộc bồi thường thiệt hại. Tuy là những quyền nhân thân không có giá trị kinh
tế, nhưng đối với quyền nhân thân liên quan đến tài sản (như quyền tác giả mà
quyền nhân thân là tiền đề của quyền tài sản) thì pháp luật dân sự đã quy định
trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu chủ thể nào đó có hành vi trái pháp luật
gây thiệt hại đến các quyền này của cá nhân.
Tại các nước trên thế giới, quyền nhân thân thuộc đối tượng điều chỉnh
theo truyền thống của Luật dân sự đã được khẳng định và có sự phân định rõ
ràng. Tuy nhiên, ở Việt Nam việc xác định quyền công dân, quyền dân sự và
quyền chính trị… chưa được phân định rõ ràng từ chính những quy định của
pháp luật. Tác giả Phan Khắc Nghiêm trong một bài viết đã cho rằng: Hiện
nay còn có sự nhầm lẫn trong quy định về quyền dân sự và quyền công dân.
Cụ thể là “mục 2 Chương III, BLDS năm 2005 với 28 điều, nhưng đã có tới 13
điều quy định về các quyền cơ bản của công dân, không thuộc đối tượng điều
chỉnh của Luật Dân sự. Dường như các nhà làm luật đã đồng nhất các quyền
cơ bản của công dân trong Hiến pháp với các quyền nhân thân là đối tượng
điều chỉnh của Luật Dân sự”. Tác giả cho rằng, về bản chất thì quyền nhân
thân của cá nhân là quyền phi tài sản, không biểu hiện bằng vật chất, không
quy đổi được thành tiền và chỉ mang giá trị tinh thần. Chính vì vậy, quyền
nhân thân thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự và có những đặc điểm
pháp lý cơ bản như: (i) quyền nhân thân thuộc phạm trù pháp lý và là một bộ
phận của quyền con người, mang giá trị tinh thần, không biểu hiện bằng vật
chất; (ii) quyền nhân thân thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự và gắn
liền với một cá nhân, không thể chuyển dịch. Vấn đề đặt ra là trong xã hội còn
tồn tại nhiều quan hệ nhân thân liên quan đến cá nhân, thì dựa trên căn cứ nào
để xác định quyền nhân thân thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự và15
các quyền phi vật chất khác của cá nhân nhưng sẽ không thuộc đối tượng điều
chỉnh của Luật dân sự [32].
Có thể thấy rằng, quan điểm trên đây cũng có những điểm hợp lý nhất
định khi cho rằng: còn có sự không biệt rõ ràng giữa quyền công dân và
quyền nhân thân. Trong các quyền công dân có những quyền nhân thân,
nhưng không phải mọi quyền công dân đều là những quyền nhân thân theo
truyền thống của pháp luật dân sự.
1.2. Phân loại quyền nhân thân
Quyền nhân thân trong Bộ luật Dân sự 2005 bao gồm nhiều loại quyền
khác nhau đã được quy định cụ thể từ Điều 24 đến Điều 51. Quyền nhân thân
có thể xem là những quyền tuyêṭ đối gắn liền vớ i mỗi chủ thể của đời sống
dân sự, mà chủ yếu là cá nhân. Theo quy định của BLDS 2005, quyền nhân
thân bao gồm các nhóm quyền sau đây:
* Trước hết, theo truyền thống, quan hê ̣nhân thân trong pháp l uâṭ dân
sự đươc̣ chia làm hai nhóm cơ bản: Quyền nhân thân gắn vớ i tài sản và quyền
nhân thân không gắn vớ i tài sản.
+ Nhóm các quan hệ nhân thân gắn với tài sản là nhóm các quan hệ
xuất phát từ các giá tri ̣tinh thần ban đầu , các chủ thể được hưởng các lợi ích
vâṭ chất từ viêc̣ chuyển quyền đối vớ i kết quả của hoaṭ đôṇ g sáng tạo. Đây là
những quan hê ̣nhân thân do cá nhân taọ ra từ viêc̣ taọ ra môṭ giá tri ̣tinh thần
bằng nhân thân và gắn vớ i tài sản và nó có thể chuyển giao cho ngườ i khác.
+ Nhóm các quan hệ nhân thân không gắn với tài sản là nh óm các quan
hê ̣đươc̣ Nhà nướ c quy điṇ h trong Bô ̣luâṭ dân sự cho các cá nhân , tổ chức.
Các quan hệ nhân thân không gắn với tài sản đó là các quan hệ nhân thân xuất
phát từ giá trị tinh thần thuần túy. Các giá trị tinh thần này không có nôị dung
kinh tế, không có giá trị bằng tiền và không thể chuyển giao cho người khác.
BLDS 2005 liệt kê tương đối đầy đủ các quyền nhân thân (từ Điều 26
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi16
đến Điều 51), bao gồm: quyền đối với họ tên; quyền thay đổi họ tên; quyền
xác định dân tộc; quyền được khai sinh, khai tử; quyền đối với hình ảnh;
quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể; quyền hiến bộ
phận cơ thể; quyền nhận bộ phận cơ thể người; quyền xác định lại giới tính;
quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín; quyền bí mật đời tư; quyền
kết hôn, quyền bình đẳng vợ chồng; quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các
thành viên trong gia đình; quyền ly hôn; quyền nhận, không nhận cha, mẹ,
con; quyền được nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi; quyền đối
với quốc tịch; quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo; quyền tự do đi lại, tự do cư trú; quyền lao động, quyền tự do kinh
doanh; quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo.
Điều 738 và Điều 751 BLDS 2005 còn quy định thêm một số quyền
nhân thân liên quan đến quyền tác giả trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ như: quyền
đặt tên cho tác phẩm; quyền đứng tên thật hay bút danh trên tác phẩm, được
nêu tên thật hay bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; quyền công
bố hay cho phép người khác công bố tác phẩm; quyền bảo vệ sự toàn vẹn
của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc tác phẩm;
quyền đứng tên tác giả trong văn bằng bảo hộ sáng chế, kiểu dáng, thiết kế bố
trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng.
* Nếu theo các tiêu chí khác các quyền nhân thân này có thể được
phân loại theo một khía cạnh pháp lý đặc thù. Từ các quy định về các quyền
nhân thân trong BLDS 2005, có tác giả đã đề xuất cách phân loại các quyền
nhân thân cụ thể như sau và cho rằng từng cách phân loại đều có ý nghĩa
riêng. Cụ thể là:
- Thứ nhất, nếu dựa vào căn cứ phát sinh mà các quyền nhân thân có
thể phân thành nhóm các quyền nhân thân không gắn với tài sản và nhóm các
quyền nhân thân gắn với tài sản. Cách phân loại này được thể hiện tại khoản 117
Điều 15 BLDS 2005. Các quyền nhân thân không gắn với tài sản được quy
định từ Điều 26 đến Điều 51 BLDS 2005. Các quyền nhân thân không gắn
với tài sản này được công nhận đối với mọi cá nhân một cách bình đẳng và
suốt đời, không phụ thuộc vào bất cứ hoàn cảnh kinh tế, địa vị hay mức độ tài
sản của người đó. Các quyền nhân thân này thể hiện giá trị tinh thần của chủ
thể đối với chính bản thân mình, luôn gắn với chính bản thân người đó và
không dịch chuyển được sang chủ thể khác.
Ngược lại, các quyền nhân thân gắn với tài sản chỉ được xác lập cùng
với sự hình thành của một tài sản vô hình (như tác phẩm văn học, nghệ thuật,
khoa học, sáng chế, kiểu dáng, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống
cây trồng, …). Đây là quyền nhân thân của chủ thể đối với tài sản vô hình mà
người đó sáng tạo ra. Các quyền nhân thân này được quy định tại khoản 2
Điều 738 và mục a khoản 1 Điều 751 BLDS 2005. Trong số các quyền này có
một quyền có thể chuyển giao được sang cho chủ thể khác - đó là quyền công
bố hay cho phép người khác công bố tác phẩm (theo quy định tại khoản 1
Điều 742 BLDS 2005).
Việc phân loại này giúp chúng ta định hình rõ căn cứ và thời điểm xác
lập các quyền nhân thân. Mỗi một chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự đều
được công nhận một cách vô điều kiện các quyền nhân thân khi quyền đó
không gắn với tài sản. Tuy nhiên, để được thừa nhận các quyền nhân thân gắn
với tài sản thì chủ thể đó phải chứng minh đươc sự tồn tại của loại tài sản
(gồm tài sản hữu hình và vô hình) do chính mình sáng tạo ra. Nếu không có
quyền tài sản đó làm tiền đề thì không phát sinh các quyền nhân thân của chủ
thể có liên quan.
- Thứ hai, nếu dựa vào tiêu chí chủ thể mang quyền mà các quyền nhân
thân có thể được phân thành hai nhóm là: Nhóm các quyền nhân thân của cá
nhân và nhóm các quyền nhân thân của các chủ thể khác (không phải là cá
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi18
nhân). Các quyền nhân thân của cá nhân bao gồm các quyền nhân thân được
quy định từ Điều 26 đến Điều 51 BLDS 2005 và các quyền nhân thân gắn với
tài sản được quy định tại Điều 738 BLDS 2005. Các quyền nhân thân của
pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác có thể bao gồm: quyền được bảo vệ danh
dự, uy tín (được đề cập đến tại Điều 604 và Điều 611 BLDS 2005). Ngoài ra,
có thể thừa nhận thêm một số quyền nhân thân của pháp nhân như quyền đối
với tên gọi của pháp nhân, quyền tự do kinh doanh đối với các chủ thể có
đăng ký kinh doanh.
Việc phân loại này giúp chúng ta nhận diện được chính xác nội dung
năng lực pháp luật của từng chủ thể khi tham gia vào các quan hệ dân sự. Mặc
dù chỉ là chủ thể hạn chế, chỉ có ý nghĩa về mặt pháp lý, nhưng hộ gia đình và
tổ hợp tác cũng có “đời sống tinh thần” của riêng mình, có những giá trị phi
vật chất, không định giá được và không thể chuyển giao được cho chủ thể
khác. Các giá trị tinh thần của những chủ thể hạn chế này cũng cần được
bảo hộ khỏi sự xâm phạm bất hợp pháp.
- Thứ ba, nếu dựa vào đối tượng của quyền, thì các quyền nhân thân có
thể được phân thành 5 nhóm sau đây:
> 1. Nhóm các quyền cá biệt hoá chủ thể, bao gồm: quyền đối với
họ tên; quyền thay đổi họ tên; quyền xác định dân tộc; quyền được khai
sinh, khai tử; quyền đối với hình ảnh; quyền xác định lại giới tính; quyền
đối với quốc tịch.
> 2. Nhóm các quyền liên quan đến thân thể của cá nhân, bao gồm:
quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể; quyền hiến bộ
phận cơ thể; quyền nhận bộ phận cơ thể người.
> 3. Nhóm các quyền liên quan đến giá trị tinh thần của chủ thể:
quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín; quyền bí mật đời tư; quyền
bất khả xâm phạm về chỗ ở; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền tự do19
đi lại, tự do cư trú; quyền lao động; quyền tự do kinh doanh; quyền tự do
nghiên cứu, sáng tạo.
> 4. Nhóm các quyền liên quan đến quan hệ hôn nhân và gia đình
của cá nhân: quyền kết hôn, quyền bình đẳng vợ chồng; quyền được hưởng
sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình; quyền ly hôn; quyền nhận,
không nhận cha, mẹ, con; quyền được nuôi con nuôi và quyền được nhận
làm con nuôi;
> 5. Nhóm các quyền đối với các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ:
quyền đặt tên cho tác phẩm; quyền đứng tên thật hay bút danh trên tác phẩm
hay trên văn bằng bảo hộ (đối với sáng chế, kiểu dáng, thiết kế bố trí mạch
tích hợp bán dẫn, giống cây trồng), quyền được nêu tên thật hay bút danh khi
tác phẩm được công bố, sử dụng; quyền công bố hay cho phép người khác
công bố tác phẩm; quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người
khác sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc tác phẩm.
Trong cách phân loại này, mỗi nhóm nêu trên có những đặc điểm pháp
lý riêng biệt. Nhóm các quyền cá biệt hoá chủ thể được thể hiện dưới hình
thức các công cụ cá biệt hoá khác nhau ở mỗi chủ thể (mỗi người có tên gọi
và hình ảnh và các yếu tố lý lịch khác nhau). Tập hợp các công cụ cá biệt hoá
đó ở mỗi chủ thể sẽ cho ta được sự hình dung bên ngoài về chủ thể đó khác
biệt với các chủ thể khác. Quyền “thể hiện mình” được bảo vệ một cách tuyệt
đối trước sự xâm phạm của bất kỳ chủ thể khác và được pháp luật bảo hộ theo
yêu cầu của chủ thể quyền.
Ngoài ra, thân thể của mỗi cá nhân không phải là tài sản, mà thuộc về
nhân thân của cá nhân đó. Các quyền liên quan đến thân thể của cá nhân được
bảo vệ một cách giống nhau ở mọi cá nhân (tính mạng, sức khoẻ, thân thể của
mỗi cá nhân đều được bảo vệ như nhau và đều là vô giá mà không phụ thuộc
vào giới tính hay địa vị xã hội) và được pháp luật bảo hộ một cách tuyệt đối
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi20
khỏi sự xâm phạm của bất kỳ chủ thể khác. Theo đó, bất kể chủ thể quyền có
yêu cầu hay không yêu cầu đều được pháp luật bảo vệ.
Nhóm quyền nhân thân liên quan đến quan hệ hôn nhân và gia đình
được chia thành hai phân nhóm là: nhóm các quyền tạo lập gia đình (quyền
kết hôn, quyền ly hôn, quyền nhận con nuôi và được nhận làm con nuôi) và
nhóm quyền giữa các thành viên trong gia đình (quyền bình đẳng vợ chồng;
quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình). Các
quyền thuộc phân nhóm thứ nhất được bảo vệ một cách tuyệt đối khỏi sự xâm
phạm của bất kỳ của chủ thể khác. Còn các quyền thuộc phân nhóm thứ hai
chỉ được bảo vệ một cách tương đối khỏi sự xâm phạm của các thành viên
khác trong chính gia đình đó mà thôi. Các quyền này được xác lập một cách
khác nhau ở từng chủ thể, phụ thuộc vào hoàn cảnh gia đình của người đó (đã
lập gia đình chưa, có con cái hay không) và phụ thuộc vào địa vị của người đó
trong gia đình (là con hay là cha, là chồng hay là vợ). Các quyền này có thể
chấm dứt khi các chủ thể trong gia đình không còn nữa.
Nhóm các quyền nhân thân liên quan đến các đối tượng của quyền sở
hữu trí tuệ mang đặc điểm của quyền nhân thân gắn với tài sản (xem ở
phần trên) và được bảo hộ phụ thuộc vào đặc điểm riêng của từng đối
tượng sở hữu trí tuệ.
Việc phân loại này có ý nghĩa trong việc xác định cơ chế bảo vệ hiệu
quả các quyền nhân thân. Đối với các quyền nhân thân thuộc nhóm thứ nhất
thì chủ thể quyền chính là người đánh giá xem các quyền nhân thân của mình
có bị xâm phạm hay không, tự quyết định có yêu cầu chấm dứt hành vi xâm
phạm hay không. Theo nguyên tắc chung, Nhà nước chỉ can thiệp và bảo vệ
khi chủ thể quyền xâm hại có yêu cầu.
Ví dụ: các nhạc sĩ thường khởi kiện khi chứng kiến ca khúc của mình
bị xuyên tạc lời. Nhưng cũng có một số nhạc sĩ khác thì lại cho rằng không
phẩm báo chí. Với câu hỏi: báo chí có được bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
không? Ông Lê Cao, Công ty Luật hợp danh FDVN đã trả lời: “Theo quy định
hiện hành tại Điều 14 của Luật sở hữu trí tuệ thì tác phẩm báo chí cũng là
một trong những loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả. Tuy nhiên,
không phải bất kỳ bài viết, tin tức báo chí nào cũng được pháp luật bảo hộ
quyền tác giả, mà có những thông tin, bài viết pháp luật khuyến khích công
bố rộng rải trên nhiều phương tiện cho công chúng được biết”.
Như vậy, theo nội dung hướng dẫn tại Nghị định 100/2006/NĐ-CP thì
có thể hiểu các tác phẩm báo chí mà thuộc các thể loại như: phóng sự, ghi
nhanh, tường thuật, phỏng vấn, phản ánh, điều tra, bình luận, xã luận, chuyên
luận, ký báo chí và các thể loại báo chí khác nhằm đăng, phát trên báo in, báo
nói, báo hình, báo điện tử hay các phương tiện khác đều thuộc đối tượng
được bảo hộ quyền tác giả… Nhưng thông tin chỉ thể hiện trên các loại hình
báo chí thì không được bảo hộ quyền tác giả. Đó là những tin tức thời sự
thuần túy đưa tin (các thông tin báo chí ngắn hàng ngày, chỉ mang tính chất
đưa tin không có tính sáng tạo). Các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà
nước, văn bản hành chính (bao gồm văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp…)
không phải là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả.
Như vậy là rất cụ thể và rõ ràng. Không phải bất kỳ bài viết, tin tức báo
chí nào cũng được pháp luật bảo hộ quyền tác giả. Các thông tin thể hiện trên
các loại hình báo chí nhưng không được bảo hộ quyền tác giả là: những tin
tức thời sự thuần túy đưa tin, không có tính sáng tạo. Chỉ những bài phóng sự,
ghi nhanh, tường thuật, phỏng vấn, phản ánh, điều tra, bình luận, xã luận,
chuyên luận, ký báo chí và các thể loại báo chí khác nhằm đăng, phát trên báo
in, báo nói, báo hình, báo điện tử hay các phương tiện khác… thì mới thuộc
đối tượng được pháp luật bảo hộ quyền tác giả.101
Để quyền tác giả đối với tác phẩm báo chí được thực hiện nghiêm
chỉnh, được tôn trọng và bảo vệ một cách khả thi và có hiệu quả cao trong quá
trình điều chỉnh cần có sự sửa đổi, bổ sung một số các quy định sau đây cho
phù hợp với giai đoạn hiện nay.
- Trước hết là cần sửa đổi khoản 2, Điều 736 về tác giả. Điều 736
BLDS 2005 đã quy định: “Người sáng tạo ra tác phẩm phái sinh từ tác phẩm
của người khác, bao gồm tác phẩm được dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ
khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển
chọn là tác giả của tác phẩm phái sinh đó”.
Trong thực tế khó có thể phân biệt được sự khác biệt giữa tác phẩm
biên soạn (là tác phẩm phái sinh theo khoản 8 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ) với
tác phẩm gốc, bởi vì tác phẩm biên soạn có thể là tác phẩm gốc. Đại từ điển
tiếng Việt giải thích biên soạn: viết thành công trình, thành sách dựa trên các
tài liệu đã thu thập được, đã có. Như vậy, biên soạn là việc sáng tạo nên tác
phẩm, tác phẩm đó là hoàn toàn mới, không phải là việc sáng tạo một tác
phẩm dựa trên tác phẩm đã có vì các tài liệu đã được thu thập được không
phải là các tác phẩm được quy định tại Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ.
Giải pháp đối với vấn đề này là: sau cụm từ tuyển chọn đề nghị sửa
khoản 2, Điều 736 về tác giả là “tuyển chọn có xin phép hợp lệ”. Khi đã có
những thủ tục hợp lệ và có những bằng chứng về việc sáng tạo (như chuyển
thể, cải biên…) thì không quy định tác phẩm biên soạn là tác phẩm phái sinh,
mà tác phẩm biên soạn phải được coi là tác phẩm (gốc).
- Các quy định về quyền nhân thân của cá nhân trong BLDS 2005 khi
được sửa đổi, bổ sung cũng cần cân nhắc. Bộ luật Dân sự chỉ nên quy định
những quyền nhân thân sau đây: quyền đối với họ, tên; quyền thay đổi họ,
tên; quyền của cá nhân đối với hình ảnh; quyền được bảo đảm an toàn về tính
mạng, sức khoẻ, thân thể; quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín;
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi102
quyền bí mật đời tư; quyền hiến bộ phận cơ thể; quyền hiến xác, bộ phận cơ
thể sau khi chết; quyền xác định lại giới tính là nhóm khách thể được pháp
luật bảo hộ.
Các quyền nhân thân này gắn liền với mỗi cá nhân và mang tính độc
lập. Các quyền nhân thân này là những lợi ích nhân thân của cá nhân được
bảo hộ trong lĩnh vực dân sự. Mọi hành vi trái pháp luật xâm phạm đến một
trong các quyền nhân thân kể trên, thì người gây thiệt hại phải chịu trách
nhiệm bồi thường thiệt hại. Còn nhóm những quyền khác không phải là đối
tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự nên không cần quy định trong Bộ
luật dân sự.
- Hơn nữa, khi quy định về quyền nhân thân trong BLDS cũng cần
quan tâm hơn đến cơ chế bảo vệ trong trường hợp danh dự, uy tín của cá nhân
bị xâm phạm. Thực tế nhiều năm trở lại đây, trên thế giới cũng như ở Việt
Nam, việc sử dụng thư điện tử (Email) là một hình thức thông tin hiện đại qua
mạng Internet, ngày càng phổ biến. Bên cạnh những lợi ích của việc sử dụng
thư điện tử, là mặt trái của nó về mặt xã hội, do những người có hành vi trái
pháp luật đã sử dụng thư điện tử làm phương tiện để truyền bá những thông
tin thất thiệt hay nhằm để vu khống hay bôi nhọ danh dự của người khác có
chủ đích. Người sử dụng thư điện tử nhằm mục đích không lành mạnh đã gây
ra những tổn thất không dễ khôi phục được, những hậu quả nặng nề nhất là
khi nó lan truyền ở phạm vi rộng. Hành vi vu khống, bôi nhọ danh dự, uy tín,
nhân phẩm của người khác là hành vi vi phạm pháp luật. Ngoài trách nhiệm
hình sự, người vi phạm còn phải chịu trách nhiệm theo những chế tài khác,
trong đó có chế tài dân sự về bồi thường, xin lỗi, cải chính công khai. Tuy
nhiên, thực trạng quản lý quy trình đăng ký sử dụng thư điện tử hiện nay ở
Việt Nam còn nhiều bất cập, cho nên việc xác định hành vi trái pháp luật của
một người cụ thể để quy trách nhiệm dân sự là một việc rất phức tạp, khó
khăn và hiệu quả không được như mong muốn.103
- Ngoài ra, khi sửa đổi, bổ sung BLDS năm 2005 cần loại bỏ một số
quyền nhân thân đã mở quá rộng bao gồm cả những quyền công dân. Những
quyền nhân thân là quyền công dân, không thuộc đối tượng điều chỉnh của
pháp luật dân sự, do vậy nếu các quyền này bị xâm phạm thì được áp dụng
các quy phạm pháp luật thuộc chuyên ngành luật khác như luật hình sự, luật
hành chính để giải quyết.
- Cần bổ sung quyền nhân thân Điều 738 BLDS 2005 chỉ quy định:
“Cho phép tạo tác phẩm phái sinh”. Quy định này là cần thiết nhằm làm cho
tác phẩm phái sinh được công bố, phổ biến rộng rãi tới công chúng với hình
thức thể hiện thích hợp. Tuy nhiên, quy định về cho phép tạo tác phẩm phái
sinh chưa chặt chẽ và đang bị lợi dụng. Vì vậy, trong tương lai cần bổ sung
điểm b, khoản 3, Điều 738 về nội dung quyền tác giả thành: Cho phép tạo tác
phẩm phái sinh “nhưng phải có sự đồng ý hay cho phép của tác giả”.
Tương tự là các quy định về chuyển giao quyền tác giả quy định tại
Điều 742 BLDS 2005. Với quy định các quyền nhân thân tại khoản 2 Điều
738 thì không được chuyển giao, nhưng quyền nhân thân quy định tại điểm c
khoản 2 Điều 738 BLDS 2005 có thể được chuyển giao với các điều kiện do
pháp luật về sở hữu trí tuệ quy định thì chưa cụ thể. Đây là đạo luật gốc cần
có sự ghi nhận nguyên tắc cơ bản là: việc chuyển giao phải có sự đồng ý của
tác giả bằng văn bản.
- Đối với Luật Sở hữu trí tuệ. Trước hết cần bổ sung các quy định về
hành vi xâm phạm quyền tác giả tại Điều 28, Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Như
đã đề cập tại tiểu mục phần thực trạng, hiện tượng các báo điện tử “quét bài”
không có bất kỳ sự xin phép nào, cũng không đề tên tác giả, xuất xứ bài
báo… nên cần bổ sung thêm tại khoản 1, Điều 28 “Chiếm đoạt quyền tác giả
đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, tác phẩm báo chí”. Hành vi
xâm phạm khá phổ biến này cần có quy định cấm mới có thể bảo vệ vẹn toàn
các tác phẩm báo chí như ghi nhận tại Điều 14.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi104
- Đối với Luật báo chí: Theo quy định của Luật Báo chí hiện hành, các
quy định về quyền tác giả, quyền tài sản và quyền nhân thân chưa được ghi
nhận cụ thể và cũng không có những dẫn chiếu cần thiết các nội dung có liên
quan. Trong Luật Báo chí hiện hành không có những quy định trực tiếp nhằm
bảo vệ quyền tác giả của nhà báo đối với tác phẩm báo chí. Vì vậy, khi bổ
sung, sửa đổi Luật Báo chí cần có những quy định cụ thể để làm căn cứ pháp
lý trực tiếp khi cần thiết. hay nếu để tránh sự trùng lắp trong kỹ thuật lập
pháp phải có quy định dẫn chiếu cụ thể. Cụ thể là: Điều 17đ về thanh tra báo
chí hay Điều 14 quy định về nhà báo cần ghi nhận quyền của nhà báo đối với
tác phẩm báo chí và nếu bị xâm xâm phạm thì bị xử lý theo quy định của pháp
luật về sở hữu trí tuệ.
- Sửa đổi, bổ sung các quy định về “trang thông tin điện tử” tại Nghị
định 97/2008/NĐ-CP theo hướng khi hoạt động phải tuân thủ các quy định về
bản quyền đối với tác phẩm báo chí với dẫn chiếu theo luật sở hữu trí tuệ,
cấm tùy tiện sao chép bài để đưa lên trang mạng, làm lành mạnh các trang
thông tin điện tử. Khi cấp phép hoạt động phải quy định rõ ràng, minh định và
các điều kiện bắt buộc đối với trang thông tin điện tử tổng hợp. Quy định cụ
thể công tác hậu kiểm và giải quyết khiếu nại, tố cáo
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Nhà xuất bản: Khoa Luật
Ngày: 2014
Chủ đề: Luật dân sự
Báo chí
Pháp luật Việt Nam
Quyền nhân thân
Miêu tả: Luận văn ThS. Luật Dân sự -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN NHÂN THÂN VÀ
QUYỀN NHÂN THÂN TRONG LĨNH VỰC BÁO CHÍ............... 6
1.1. Khái quát chung và đặc điểm của quyền nhân thân............................. 6
1.1.1. Khái quát chung về quyền nhân thân ................................................... 6
1.1.2. Đặc điểm quyền nhân thân................................................................. 10
1.2. Phân loại quyền nhân thân ................................................................. 15
1.3. Khái quát về quyền nhân thân trong lĩnh vực báo chí ....................... 24
1.3.1. Quyền nhân thân đối với tác phẩm báo chí........................................ 24
1.3.2. Quyền nhân thân trong nghiệp vụ (tác nghiệp) báo chí ..................... 30
1.3.3. Ý nghĩa của việc bảo vệ quyền nhân thân với tác phẩm báo chí ....... 30
1.4. Lược sử phát triển của các quy định về quyền nhân thân trong
lĩnh vực báo chí .................................................................................. 32
Chương 2: QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUYỀN
NHÂN THÂN VÀ BẢO VỆ QUYỀN NHÂN THÂN TRONG
LĨNH VỰC BÁO CHÍ ....................................................................... 41
2.1. Các quy định của pháp luật dân sự về quyền nhân thân trong lĩnh
vực báo chí ......................................................................................... 42
2.2. Các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ về quyền nhân thân trong
lĩnh vực báo chí .................................................................................. 54
2.3. Các quy định của pháp luật Báo chí về quyền nhân thân của nhà
báo và cơ quan báo chí....................................................................... 66
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiChương 3: THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ BẢO VỆ QUYỀN NHÂN THÂN TRONG LĨNH
VỰC BÁO CHÍ................................................................................. 72
3.1. Thực trạng bảo vệ quyền nhân thân trong lĩnh vực báo chí tại các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền và dự báo tình hình ...................... 72
3.2. Một số khó khăn, vướng mắc khi bảo vệ quyền nhân thân trong
lĩnh vực báo chí .................................................................................. 82
3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ quyền nhân
thân trong lĩnh vực báo chí................................................................. 93
3.4. Một số quy định của pháp luật thực định cần hoàn thiện ........................ 99
KẾT LUẬN CHUNG .................................................................................. 105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................... 1081
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Kể từ khi khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, thông tin truyền
thông nói chung và báo chí nói riêng là một lĩnh vực rất quan trọng được
Đảng và Nhà nước ta đặc biệt chú trọng. Bước vào thời kỳ đổi mới, từ những
thập kỷ 80 của Thế kỷ trước, tôn trọng và bảo vệ quyền nhân thân của các tổ
chức, công dân nói chung và trong lĩnh vực báo chí nói riêng là một chủ
trương lớn được Đảng và Nhà nước quan tâm thực hiện. Đây là vấn đề mang
tính chiến lược, có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển xã hội và hội
nhập kinh tế quốc tế.
Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX tại Đại
hội toàn quốc lần thứ X của Đảng vẫn tiếp tục khẳng định rõ vai trò quan
trọng của báo chí trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Trong những năm qua, đặc biệt là trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, Đảng, Nhà nước ta luôn
quan tâm đến việc tôn trọng và bảo vệ quyền nhân thân của các tổ chức, công
dân nói chung và bảo vệ quyền nhân thân trong lĩnh vực báo chí nói riêng.
Nhằm đáp ứng được các yêu cầu của nhiệm vụ chính trị giai đoạn hiện
nay và tương lai, tác giả lựa chọn việc nghiên cứu đề tài: “Bảo vệ quyền
nhân thân bằng pháp luật dân sự trong lĩnh vực báo chí” với mong muốn
làm rõ hơn về lý luận và thực tiễn riêng về quyền nhân thân có tính chất đặc
thù này. Tác giả mong muốn đề tài mạnh dạn đề xuất các giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật, bảo vệ một cách hữu hiệu quyền
nhân thân trong lĩnh vực báo chí vốn còn không ít bất cập trên thực tế.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Bảo vệ quyền nhân thân nói chung và bảo vệ quyền nhân thân trong
lĩnh vực báo chí nói riêng có vị trí quan trọng trong Bộ luật Dân sự (1995 và
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi2
2005), Luật Sở hữu trí tuệ và Luật Báo chí. Đây là một loại quyền năng dân
sự khá đặc thù, thường hay bị sao chép trái phép, vi phạm nhưng việc phát
hiện, bảo vệ còn gặp không ít khó khăn và còn nhiều bất cập. Về phương diện
lý luận cũng như thực tiễn việc bảo vệ của Tòa án và những cơ quan nhà nước
có thẩm quyền cũng như trên báo chí hiện còn nhiều vấn đề gây tranh luận,
nhất là định hướng giải quyết các tranh chấp có tính chất đặc thù này.
Nghiên cứu về mảng đề tài có tính chất đặc trưng này cũng đã có một
số ít bài viết, báo cáo khoa học về thực trạng xâm phạm quyền nhân thân nói
chung và bảo vệ quyền nhân thân trong lĩnh vực báo chí nói riêng đăng trên
các tạp chí chuyên ngành, các bài viết dưới dạng tìm hiểu, nghiên cứu đăng
trên các tạp chí xã hội khác hay đăng tải trên các báo phát hành hàng ngày.
Nhìn chung, các báo cáo, bài viết phần nào thể hiện kết quả nghiên cứu
với những nhận định khá sâu sắc, dóng lên hồi chuông báo động trong việc
xâm phạm và thực trạng bảo vệ quyền nhân thân nói chung và bảo vệ quyền
nhân thân trong lĩnh vực báo chí nói riêng, nhưng chủ yếu dưới góc độ xã hội.
Về phương diện pháp luật vẫn cần có một công trình nghiên cứu một cách
tổng hợp, toàn diện, thấu đáo riêng về bảo vệ quyền nhân thân trong lĩnh vực
báo chí, nhất là việc bảo vệ bằng trình tự pháp luật đối với loại quyền năng
dân sự có tính chất khá đặc trưng này. Một công trình nghiên cứu chuyên sâu
bước đầu sẽ góp phần phát triển lý luận, nhằm lý giải và hoàn chỉnh các văn
bản pháp quy với mục tiêu nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền nhân thân trong
lĩnh vực báo chí của Tòa án và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Mục đích của nghiên cứu đề tài là nhận diện, làm rõ khái niệm, bản
chất quyền nhân thân trong lĩnh vực báo chí.
- Nghiên cứu những đặc điểm riêng về quyền nhân thân đối với các tác
phẩm báo chí, từ đó sẽ đề xuất các giải pháp thích hợp để hoạt động bảo vệ
của Tòa án và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu quả cao.3
- Từ khảo sát thực tiễn kết hợp nghiên cứu các quan điểm để lựa
chọn biện pháp bảo vệ của Tòa án và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
thích hợp, đấu tranh hiệu quả với các hiện tượng xâm phạm quyền nhân
thân trên báo chí.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn trước hết là các quy định của pháp
luật liên quan đến lĩnh vực quyền nhân thân nói chung và quyền nhân thân
trong lĩnh vực báo chí nói riêng.
- Phạm vi nghiên cứu: thực trạng thực thi và bảo vệ quyền nhân thân
của Tòa án cùng các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực báo chí
nhằm nâng cao hiệu quả trong việc bảo vệ một cách thiết thực và có hiệu quả
quyền nhân thân trong lĩnh vực báo chí.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận và phương pháp
luận khoa học của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử; tư tưởng Hồ
Chí Minh và quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về nhà
nước pháp quyền; cơ sở lý luận khoa học của các ngành luật có liên quan, như
khoa học luật dân sự, luật sở hữu trí tuệ, luật báo chí, luật tố tụng hình sự;
thực trạng bảo vệ quyền nhân thân trong lĩnh vực báo chí của các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền…
Ngoài ra, việc nghiên cứu luận án còn được thực hiện bằng những
phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như: phân tích, so sánh, tổng hợp,
thống kê, trao đổi, khảo sát xã hội học ở một số cơ quan báo chí trung ương,
địa phương và các loại báo viết, báo hình, báo nói, báo điện tử… nơi có các
tác phẩm báo chí vi phạm.
6. Những nội dung mới của luận văn
- Bằng phương pháp tiếp cận hệ thống, luận án nghiên cứu, phân tích,
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi4
đánh giá những vấn đề cả về lý luận và thực tiễn, quy định của pháp luật dân
sự, luật báo chí, luật sở hữu trí tuệ, luật tố tụng dân sự, thực trạng bảo vệ của
Tòa án và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi bảo vệ quyền nhân thân
trong lĩnh vực báo chí.
- Nghiên cứu lý luận kết hợp khảo sát thực tiễn để nhận diện chính xác
nguyên nhân, cách thức xâm phạm quyền nhân thân trong lĩnh vực báo chí,
thực trạng bảo vệ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đề xuất các giải
pháp bảo vệ thích hợp, có hiệu quả cao.
- Kết quả chung của việc nghiên cứu đề tài của luận văn là sẽ đề xuất
một số giải pháp có tính toàn diện từ việc nghiên cứu pháp luật thực định và
thực tiễn bảo vệ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong những năm
vừa qua, góp phần từng bước nâng cao hiệu quả bảo vệ các quyền nhân thân
trong lĩnh vực báo chí.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần bổ sung lý luận về quyền
nhân thân của các tổ chức, công dân nói chung và đối với các tác phẩm báo
chí nói riêng.
Các nội dung và giải pháp được đưa ra trong bản luận văn có thể dùng
làm tài liệu tham khảo trong biên soạn, chỉnh lý, hoàn thiện lý luận và các quy
định của pháp luật dân sự, luật báo chí và luật sở hữu trí tuệ.
Kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham
khảo, giảng dạy cho các cơ sở đào tạo luật, đào tạo chuyên ngành báo chí cũng
như tham khảo để hướng dẫn, chỉ đạo thực tiễn trong việc bảo vệ quyền nhân
thân trong lĩnh vực báo chí nói riêng tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn
dự kiến được cấu trúc thành ba chương:5
Phần nội dung của luận văn sẽ được trình bày cụ thể như sau:
Chương 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN NHÂN THÂN
VÀ QUYỀN NHÂN THÂN TRONG LĨNH VỰC BÁO CHÍ
1.1. Khái quát và đặc điểm của quyền nhân thân.
1.2. Đặc điểm quyền nhân thân trong lĩnh vực báo chí.
1.3. Về quy định của pháp luật hiện hành.
1.4. Về cách bảo vệ theo các trình tự tố tụng và hành chính.
Chương 2
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
VỀ BẢO VỆ QUYỀN NHÂN THÂN TRONG LĨNH VỰC BÁO CHÍ
2.1. Quy định của Bộ luật Dân sự.
2.2. Quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản chuyên ngành.
2.3. Quy định của Luật Báo chí
Chương 3
THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
BẢO VỆ QUYỀN NHÂN THÂN TRONG LĨNH VỰC BÁO CHÍ
3.1. Thực trạng bảo vệ quyền nhân thân trong lĩnh vực báo chí tại Tòa
án, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và dự báo tình hình.
3.2. Một số khó khăn, vướng mắc khi bảo vệ quyền nhân thân trong
lĩnh vực báo chí.
3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ quyền nhân thân
trong lĩnh vực báo chí.
3.4. Một số quy định của pháp luật thực định cần hoàn thiện.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi6
Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN NHÂN THÂN
VÀ QUYỀN NHÂN THÂN TRONG LĨNH VỰC BÁO CHÍ
1.1. Khái quát chung và đặc điểm của quyền nhân thân
1.1.1. Khái quát chung về quyền nhân thân
Trong xã hội có giai cấp, các quyền công dân, quyền dân sự... của cá
nhân, tổ chức do pháp luật qui định và được nhà nước bảo hộ. Quyền của cá
nhân, tổ chức là khả năng pháp luật cho phép chủ thể xử sự trước các chủ thể
khác hay khả năng được hưởng các lợi ích hợp pháp do pháp luật qui định.
Quyền nhân thân là một trong các quyền dân sự quan trọng của các chủ
thể, cho phép cá nhân, tổ chức hưởng các lợi ích phát sinh từ các giá trị nhân
thân và khai thác các giá trị đó để đáp ứng các như cầu của mình.
Quyền nhân thân (tiếng Anh là Personaltily rights) là thuật ngữ pháp lý
để chỉ những quyền gắn liền với bản thân của mỗi con người, gắn liền với đời
sống riêng tư của mỗi cá nhân, có liên quan mật thiết đến danh dự, nhân
phẩm, uy tín… của người đó.
Trong quan hệ pháp luật dân sự, quyền nhân thân là một yếu tố cấu
thành nội dung của quan hệ nhân thân, cho phép chủ thể hưởng các lợi ích
tinh thần và thực hiện mọi cách mà pháp luật cho phép để bảo vệ các
lợi ích đó trước sự xâm phạm của chủ thể khác
Sổ tay thuật ngữ pháp lý thông dụng định nghĩa: “Quan hệ nhân thân là
quan hệ giữa người và người về những lợi ích phi vật chất, không có giá trị kinh
tế, không tính ra được thành tiền và không thể chuyển giao. Quan hệ nhân thân
gắn liền với cá nhân, với tổ chức nhất định. Nó ghi nhận đặc tính riêng biệt và
sự đánh giá của xã hội đối với cá nhân hay tổ chức đó. Quan hệ nhân thân thuộc
phạm vi điều chỉnh của luật dân sự, gồm có quan hệ nhân thân liên quan đến tài
sản và quan hệ nhân thân không liên quan đến tài sản” [25, tr.274].7
Do quyền nhân thân có ý nghĩa quan trọng trong đời sống xã hội và với
mỗi cá nhân, nên Điều 1 Bộ Luâṭ Dân sự(BLDS) đã ghi nhận: đối tươṇ g chính
điều chỉnh của pháp luật dân sự gồm hai nhóm quan hệ cơ bản là quan hê ̣tài
sản và quan hệ nhân thân. Trong đó, quan hệ tài sản là quan hệ giữa người với
người thông qua một tài sản nhất định thể hiện dưới dạng này hay dạng khác
(mang tính chất hàng hóa, tiền tê…̣ có thể đem ra trao đổi vì muc̣ đích cá nhân
và mang tính chất đền bù, thỏa thuận về giá trị). Khác với quan hệ tài sản, quan
hê ̣nhân thân là quan hê ̣giữa người với người về một giá trị nhân thân của cá
nhân hay tổ chức. Quan hê ̣nhân thân phát sinh vì lơị ích tinh thần và luôn gắn
liền vớ i chủ thể . Nó không mang tính hàng hóa hay tiền tệ và không thể tính
đươc̣ hay tri ̣giá được bằng tiền (theo nghĩa tương đối) [28, tr.12-13].
Điều 24, BLDS 2005 đã quy định: “Quyền nhân thân được quy định
trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển
giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Như vậy,
có thể xem quyền nhân thân chính là “…giá trị nhân thân của cá nhân và tổ
chức được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Chỉ những giá trị nhân thân được
pháp luật ghi nhận mới được coi là quyền nhân thân. Quyền nhân thân luôn
gắn với chủ thể và không thể chuyển giao cho người khác trừ trường hợp do
pháp luật quy định. Quyền nhân thân bao gồm: Quyền nhân thân gắn với tài
sản và quyền nhân thân không gắn với tài sản” [10, tr.105].
Pháp luật dân sự đã và đang là công cụ pháp lý quan trọng để thực hiện
quyền dân sự của công dân, tổ chức. Để tồn tại, phát triển, mỗi cá nhân ngoài
các nhu cầu đảm bảo về vật chất còn có các nhu cầu về tư tưởng, tinh thần -
liên quan đến lĩnh vực nhân thân của từng chủ thể. Thông thường, quan hệ
nhân thân luôn gắn liền với từng chủ thể, “không thể chuyển giao cho người
khác”. Quy luật phát triển của xã hội loài người đã chứng minh rằng, khi từng
chủ thể nói riêng và xã hội nói chung đã đạt đến ngưỡng thỏa mãn các nhu
cầu về vật chất thì tất yếu sẽ quan tâm nhiều hơn đến những giá trị tinh thần.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi8
Nhận thấy tầm quan trọng của quyền con người, quyền nhân thân của
mỗi cá nhân trong xã hội hiện tại nên Đảng ta đã xác định “Con người là
trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển. Tôn
trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích
của dân tộc, đất nước” [9, tr.76]. Trong bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2 tháng
9 năm 1945 khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn câu nói nổi
tiếng về nhân quyền, trong đó bao hàm cả quyền nhân thân được trích dẫn từ
Bản tuyên ngôn độc lập 1776 của nước Mỹ: “Mọi người sinh ra đều bình
đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể chối cãi. Trong các quyền
đó có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Tuyên
ngôn độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945 cũng đã trích dẫn Bản Tuyên ngôn
nhân quyền và dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791: “Người ta sinh ra
tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng
về quyền lợi”. Đây là những nội dung có ý nghĩa quan trọng làm nền tảng cho
việc xây dựng Hiến pháp năm 1946 của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa với
các quy định mang tính hiến định đầu tiên về quyền nhân thân.
Nhằm cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp - đạo luật cơ bản của Nhà
nước, Điều 24 Bộ luật Dân sự 2005 đã quy định quyền nhân thân là quyền
dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác. Qua quy định trên đây, có thể khái
quát một số đặc điểm về quyền nhân thân như sau: Là một quyền dân sự do
pháp luật quy định và được pháp luật bảo vệ; mọi cá nhân đều có sự bình
đẳng về quyền nhân thân; quyền nhân thân có tính chất phi tài sản và luôn gắn
liền với cá nhân, không thể chuyển giao trừ trường hợp pháp luật có quy định
khác. Việc tôn trọng quyền nhân thân là một nội dung quan trọng của quyền
dân sự. Việc tôn trọng quyền nhân thân của người khác là nghĩa vụ không chỉ
của mọi công dân mà còn là nghĩa vụ của chính chủ thể đó.9
Khi một chủ thể thực hiện quyền nhân thân của mình về nguyên tắc
không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Trong
một xã hội văn minh, mọi quyền dân sự trong đó có quyền nhân thân về dân
sự của cá nhân sẽ được mọi người tôn trọng, không bị xâm phạm. Tuy vậy,
trên thực tế của đời sống xã hội do nhận thức của mỗi người khác nhau về
quyền dân sự, nên việc xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân là điều
không tránh khỏi. Việc xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân không
những gây trở ngại cho việc thực hiện các quyền dân sự của cá nhân đó mà
còn ảnh hưởng tới trật tự pháp lý dân sự của xã hội.
Quyền nhân thân phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội trong mỗi giai
đoạn lịch sử - xã hội. Xã hội càng phát triển thì các quyền nhân thân ngày
càng được mở rộng nhằm đáp ứng nhu cầu về tinh thần ngày càng cao của
công dân. Hiện nay, Việt Nam đã vượt qua thời kỳ kém phát triển và đang ở
ngưỡng nước có thu nhập trung bình (tính theo thu nhập bình quân đầu
người). Sự phát triển kinh tế đã này kéo theo sự thay đổi trong nhận thức của
mỗi cá nhân và cộng đồng. Dần từng bước, xã hội đã coi các quyền con
người, lợi ích tinh thần là phần không thể thiếu trong cuộc sống và những giá
trị đó ngày càng không ngừng được mở rộng, tôn trọng hơn. Trong chiến lược
phát triển của nước ta, Báo cáo chính trị của Đảng tại Đại hội XI đã chỉ rõ:
“Phát triển mạnh sự nghiệp văn học, nghệ thuật, hệ thống thông tin đại
chúng; bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa truyền thống, cách
mạng; mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về văn hóa” [9, tr.41].
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển và mở rộng về quy mô, phạm vi, thì
tình trạng quyền nhân thân không được tôn trọng, hay bị xâm phạm và không
được bảo vệ thỏa đáng đang là khá phổ biến với những diễn biến phức tạp.
Thực trạng xã hội này dù sao cũng có những tác động nhất định đến nhận
thức, đến hành động của chủ thể trong các quan hệ pháp luật dân sự. Vấn đề
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi10
là làm cho mỗi cá nhân nhận biết được những giá trị nhân thân của mình và
tôn trọng giá trị nhân thân của người khác là một việc làm không đơn giản,
cần có thời gian và lộ trình thích hợp để thay đổi nhận thức.
Tôn trọng quyền con người, quyền nhân thân trong xã hội nói chung và
trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói riêng là mục tiêu hướng tới. Vì vậy, trong
chiến lược phát triển và trong điều kiện hội nhập quốc tế Đảng ta đã xác định:
“Hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về sở hữu trí
tuệ… Thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế về bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ,
quyền tác giả” [9, tr.227].
1.1.2. Đặc điểm quyền nhân thân
Trong đời sống xã hội và trong giao lưu dân sự ta thấy rằng việc dịch
chuyển tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác để thỏa mãn các nhu cầu sản
xuất kinh doanh hay sinh hoạt, tiêu dùng là khá phổ biến, là đặc trưng của
các quan hệ tài sản trong đời sống xã hội. Nếu như trong quan hê ̣tài sả n, chủ
thể có thể dịch chuyển tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác, thì trong quan
hê ̣nhân thân lại không thể dic̣ h chuyển các giá tri ̣tinh thần giữa các chủ thể,
trừ một số quyền tác giả mà pháp luật có quy định. Do vậy, quyền nhân thân -
với tư cách là những lợi ích tinh thần gắn liền với một chủ thể - lại không thể
chuyển giao giữa các chủ thể. Đây được xem là một thuộc tính rất đặc trưng
của quyền nhân thân trong đời sống dân sự.
Quyền nhân thân được hiểu là quyền dân sự - một bộ phận của quyền
công dân - luôn gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người
khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Như vậy, quyền nhân thân
có mối quan hệ hữu cơ với cá nhân kể từ thời điểm cá nhân được sinh ra và
chấm dứt khi cá nhân đó chết. Có nghĩa là quyền nhân thân của cá nhân luôn
gắn với cá nhân đó suốt cuộc đời. Quyền nhân thân trong pháp luật dân sự có
mối quan hệ mật thiết với năng lực pháp luật dân sự của cá nhân và phụ thuộc11
vào năng lực pháp luật, có sau năng lực pháp luật (trừ một số trường hợp
ngoại lệ trong quan hệ về thừa kế: đứa trẻ dù chưa ra đời nhưng nếu nó là chủ
thể được nhận quyền thừa kế thì nó vẫn có quyền đó). Đặc điểm quan trọng
của quyền nhân thân là quyền đó luôn gắn liền với một chủ thể nhất định và
mang tính phi vật chất. Vì vậy, khi cá nhân chết, thì quyền nhân thân của cá
nhân gắn với cá nhân cho tới thời điểm đó. Một số quyền nhân thân của cá
nhân vẫn được pháp luật bảo hộ khi cá nhân đó chết như: quyền nhân thân của
tác giả trong các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học về quyền công bố
tác phẩm, tiền thù lao, nhuận bút cho người khác sử dụng tác phẩm vẫn được
pháp luật bảo hộ trong một thời hạn (thường là 50 năm) sau khi tác giả mất...
nếu quyền này được chuyển cho những người thừa kế.
Quyền nhân thân có đặc điểm đặc biệt như vậy, nên nó còn là cơ sở để
xác định tư cách chủ thể của cá nhân trong quan hệ tài sản khi cá nhân còn
sống; đồng thời có những quyền nhân thân mang tính chất phi vật chất gắn
với cá nhân vĩnh viễn kể cả sau khi cá nhân đó chết (quyền tác giả trong các
tác phẩm văn học, khoa học, nghệ thuật). Những yếu tố liên quan đến danh
dự, các quyền tác giả của cá nhân vẫn được pháp luật bảo hộ, vì những yếu tố
này là quyền nhân thân phi vật chất của cá nhân. Quyền nhân thân có những
điểm đặc trưng như vậy, nên khi xác định quyền nhân thân của cá nhân cần
thiết phải xác định rõ những đặc điểm có tính chất đặc trưng này để tránh sự
hiểu lầm là cá nhân đã chết thì các quyền nhân thân của cá nhân đó cũng
chấm dứt theo.
Các quan hê ̣nhân thân thuôc̣ đối tươṇ g điều chỉnh của nhiều ngành luâṭ
khác nhau của một hệ thống pháp luật. Ví dụ: quyền nhân thân được pháp luật
hình sự điều chỉnh là việc quy định các mức hình phạt cụ thể đối với một bị
cáo có hành vi xâm phạm các quyền nhân thân bị luật hình sự coi là tội phạm
như hành vi vu khống người khác, hành vi xâm phạm quyền tác giả... Môṭ
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi12
trong những yếu tố thể hiêṇ sự khác nhau trong quan hê ̣nhân thân do từ ng
ngành luật điều chỉnh chính là phương pháp điều chỉnh của ngành luật đó và
những chế tài pháp lý sẽ áp dụng. Quan hê ̣nhân thân do Luâṭ dân sự điều
chỉnh có những đặc điểm cơ bản sau:
+ Quyền nhân thân luôn liên quan đến môṭ lơị ích tinh thần.
Lơị ích tinh thần có thể hiểu là những giá tri ̣tinh thầ n đươc̣ pháp luâṭ
ghi nhâṇ và moị ngườ i tôn troṇ g như : danh dư,̣ nhân phẩm, uy tín… Lơị ích
tinh thần đó cũng có thể là kết quả từ hoaṭ đôṇ g lao đôṇ g sáng taọ của con
ngườ i như các tác phẩm văn hoc̣ , nghê ̣thuâṭ , khoa hoc̣ , các đối tượng của
quyền sở hữu công nghiêp̣ ... Lơị ích tinh thần là yếu tố quan trọng có tính
chất tiền đề, chi phối quan hê ̣nhân thâ n, thuộc đối tượng điều chỉnh của luật
dân sự với những phương pháp điều chỉnh đặc trưng riêng. Đây là yếu tố cần
thiết để phân biệt với quan hệ tài sản lấy lợi ích vật chất làm tiền đề.
+ Quyền nhân thân mang tính chất phi tài sản.
Giá trị nhân thân và tiền tệ không phải là những đại lượng tương đương.
Vì vậy, các giá trị tinh thần không thể trao đổi theo cách ngang giá giữa
các chủ thể trong các quan hệ dân sự. Trong quá trình tham gia vào các quan hệ
xã hội, lơị ích tinh thần của cá nhân do pháp luâṭ quy điṇ h, nhưng lơị ích tinh
thần có đươc̣ có thể do cá nhân đó thu nhận từ thành quả hoaṭ đôṇ g sáng taọ
tinh thần. Các lợi ích tinh thần nàynhư: quyền về sử dụng bút danh của tác giả,
quyền đặt tên tác phẩm, quyền công bố tác phẩm (quy định tại điểm c, khoản 2,
Điều 738 BLDS 2005)… không thể định giá thành tiề n hay nói theo góc độ
pháp lý: đó là quan hê ̣nhân thân mang tính chất phi tài sản.
+ Các lợi ích tinh thần luôn gắn liền với chủ thể.
Pháp luật dân sự thừa nhận quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền
vớ i mỗi cá nhân mà khô ng thể chuyển dic̣ h cho chủ thể khác . Các quyền dân
sự nói chung, quyền nhân thân nói riêng là do pháp luật quy điṇ h cho các chủ13
thể dưạ trên những điều kiê ṇ kinh tế - xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất
điṇ h. Theo nguyên tắc truyền thống của pháp luật dân sự, cá nhân không thể
dịch chuyển quyền nhân thân cho chủ thể khác hay nói cách khác quyền nhân
thân không thể là đối tươṇ g trong các giao dic̣ h dân sự giữa các cá nhân . Mặc
dù vậy, trong môṭ số trườ ng h ợp đặc biệt pháp luật quy định thì quyền nhân
thân có thể chuyển giao cho chủ thể khác.
Ví dụ: quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 738, BLDS 2005 thì quyền
công bố hoăc̣ cho phép ngườ i khác công bố tác phẩm đươc̣ coi là quyền n hân
thân thuôc̣ quyền tác giả . Do tính chất đặc trưng nên khoản 1, Điều 742,
BLDS 2005 đã quy định cụ thể về chuyển giao quyền tác giả trong việc thực
hiện quyền công bố hoăc̣ cho phép ngườ i khác công bố tác phẩm . Trong
trường hợp này, chủ thể chuyển giao và nhận chuyển giao phải tuân thủ các
điều kiêṇ do pháp luâṭ về sở hữu trí tuê ̣quy điṇ h . Điểm đặc trưng này của
quyền tác giả - một bộ phận của quyền nhân thân - có thể chuyển giao nhưng
phải tuân theo trình tự do pháp luật quy định.
+ Các lơị ích tinh thần không bi ̣haṇ chế hoăc̣ tướ c bỏ.
Theo nguyên tắc của pháp luật dân sự, các lợi ích tinh thần của chủ thể
trong quan hệ pháp luật dân sự là không thể bi ̣haṇ chế hoăc̣ tướ c bỏ , trừ
trườ ng hơp̣ pháp luâṭ quy điṇ h. Mỗi chủ thể quan hệ pháp luật dân sự có
những giá trị nhân thân khác nhau, nhưng được bảo vệ bình đẳng như nhau,
không có sự phân biệt khi các giá trị nhân thân của chủ thể đó bị xâm phạm.
Tùy từng trường hợp, quyền dân sự nói chung và quyền nhân thân nói riêng
mà pháp luật dân sự cho phép các chủ thể có thể lựa chọn cách bảo vệ
thích hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 9 BLDS.
Cụ thể là, pháp luật dân sự đã có những quy định bảo vệ quyền nhân
thân bằng cách cho phép các chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự khi bị xâm
phạm có quyền lựa chọn những biện pháp thích hợp bằng cách yêu cầu cơ
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi14
quan, tổ chức có thẩm quyền: công nhận quyền dân sự, quyền nhân thân của
mình; buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; buộc xin lỗi cải chính công khai và
buộc bồi thường thiệt hại. Tuy là những quyền nhân thân không có giá trị kinh
tế, nhưng đối với quyền nhân thân liên quan đến tài sản (như quyền tác giả mà
quyền nhân thân là tiền đề của quyền tài sản) thì pháp luật dân sự đã quy định
trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu chủ thể nào đó có hành vi trái pháp luật
gây thiệt hại đến các quyền này của cá nhân.
Tại các nước trên thế giới, quyền nhân thân thuộc đối tượng điều chỉnh
theo truyền thống của Luật dân sự đã được khẳng định và có sự phân định rõ
ràng. Tuy nhiên, ở Việt Nam việc xác định quyền công dân, quyền dân sự và
quyền chính trị… chưa được phân định rõ ràng từ chính những quy định của
pháp luật. Tác giả Phan Khắc Nghiêm trong một bài viết đã cho rằng: Hiện
nay còn có sự nhầm lẫn trong quy định về quyền dân sự và quyền công dân.
Cụ thể là “mục 2 Chương III, BLDS năm 2005 với 28 điều, nhưng đã có tới 13
điều quy định về các quyền cơ bản của công dân, không thuộc đối tượng điều
chỉnh của Luật Dân sự. Dường như các nhà làm luật đã đồng nhất các quyền
cơ bản của công dân trong Hiến pháp với các quyền nhân thân là đối tượng
điều chỉnh của Luật Dân sự”. Tác giả cho rằng, về bản chất thì quyền nhân
thân của cá nhân là quyền phi tài sản, không biểu hiện bằng vật chất, không
quy đổi được thành tiền và chỉ mang giá trị tinh thần. Chính vì vậy, quyền
nhân thân thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự và có những đặc điểm
pháp lý cơ bản như: (i) quyền nhân thân thuộc phạm trù pháp lý và là một bộ
phận của quyền con người, mang giá trị tinh thần, không biểu hiện bằng vật
chất; (ii) quyền nhân thân thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự và gắn
liền với một cá nhân, không thể chuyển dịch. Vấn đề đặt ra là trong xã hội còn
tồn tại nhiều quan hệ nhân thân liên quan đến cá nhân, thì dựa trên căn cứ nào
để xác định quyền nhân thân thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự và15
các quyền phi vật chất khác của cá nhân nhưng sẽ không thuộc đối tượng điều
chỉnh của Luật dân sự [32].
Có thể thấy rằng, quan điểm trên đây cũng có những điểm hợp lý nhất
định khi cho rằng: còn có sự không biệt rõ ràng giữa quyền công dân và
quyền nhân thân. Trong các quyền công dân có những quyền nhân thân,
nhưng không phải mọi quyền công dân đều là những quyền nhân thân theo
truyền thống của pháp luật dân sự.
1.2. Phân loại quyền nhân thân
Quyền nhân thân trong Bộ luật Dân sự 2005 bao gồm nhiều loại quyền
khác nhau đã được quy định cụ thể từ Điều 24 đến Điều 51. Quyền nhân thân
có thể xem là những quyền tuyêṭ đối gắn liền vớ i mỗi chủ thể của đời sống
dân sự, mà chủ yếu là cá nhân. Theo quy định của BLDS 2005, quyền nhân
thân bao gồm các nhóm quyền sau đây:
* Trước hết, theo truyền thống, quan hê ̣nhân thân trong pháp l uâṭ dân
sự đươc̣ chia làm hai nhóm cơ bản: Quyền nhân thân gắn vớ i tài sản và quyền
nhân thân không gắn vớ i tài sản.
+ Nhóm các quan hệ nhân thân gắn với tài sản là nhóm các quan hệ
xuất phát từ các giá tri ̣tinh thần ban đầu , các chủ thể được hưởng các lợi ích
vâṭ chất từ viêc̣ chuyển quyền đối vớ i kết quả của hoaṭ đôṇ g sáng tạo. Đây là
những quan hê ̣nhân thân do cá nhân taọ ra từ viêc̣ taọ ra môṭ giá tri ̣tinh thần
bằng nhân thân và gắn vớ i tài sản và nó có thể chuyển giao cho ngườ i khác.
+ Nhóm các quan hệ nhân thân không gắn với tài sản là nh óm các quan
hê ̣đươc̣ Nhà nướ c quy điṇ h trong Bô ̣luâṭ dân sự cho các cá nhân , tổ chức.
Các quan hệ nhân thân không gắn với tài sản đó là các quan hệ nhân thân xuất
phát từ giá trị tinh thần thuần túy. Các giá trị tinh thần này không có nôị dung
kinh tế, không có giá trị bằng tiền và không thể chuyển giao cho người khác.
BLDS 2005 liệt kê tương đối đầy đủ các quyền nhân thân (từ Điều 26
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi16
đến Điều 51), bao gồm: quyền đối với họ tên; quyền thay đổi họ tên; quyền
xác định dân tộc; quyền được khai sinh, khai tử; quyền đối với hình ảnh;
quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể; quyền hiến bộ
phận cơ thể; quyền nhận bộ phận cơ thể người; quyền xác định lại giới tính;
quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín; quyền bí mật đời tư; quyền
kết hôn, quyền bình đẳng vợ chồng; quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các
thành viên trong gia đình; quyền ly hôn; quyền nhận, không nhận cha, mẹ,
con; quyền được nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi; quyền đối
với quốc tịch; quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo; quyền tự do đi lại, tự do cư trú; quyền lao động, quyền tự do kinh
doanh; quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo.
Điều 738 và Điều 751 BLDS 2005 còn quy định thêm một số quyền
nhân thân liên quan đến quyền tác giả trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ như: quyền
đặt tên cho tác phẩm; quyền đứng tên thật hay bút danh trên tác phẩm, được
nêu tên thật hay bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; quyền công
bố hay cho phép người khác công bố tác phẩm; quyền bảo vệ sự toàn vẹn
của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc tác phẩm;
quyền đứng tên tác giả trong văn bằng bảo hộ sáng chế, kiểu dáng, thiết kế bố
trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng.
* Nếu theo các tiêu chí khác các quyền nhân thân này có thể được
phân loại theo một khía cạnh pháp lý đặc thù. Từ các quy định về các quyền
nhân thân trong BLDS 2005, có tác giả đã đề xuất cách phân loại các quyền
nhân thân cụ thể như sau và cho rằng từng cách phân loại đều có ý nghĩa
riêng. Cụ thể là:
- Thứ nhất, nếu dựa vào căn cứ phát sinh mà các quyền nhân thân có
thể phân thành nhóm các quyền nhân thân không gắn với tài sản và nhóm các
quyền nhân thân gắn với tài sản. Cách phân loại này được thể hiện tại khoản 117
Điều 15 BLDS 2005. Các quyền nhân thân không gắn với tài sản được quy
định từ Điều 26 đến Điều 51 BLDS 2005. Các quyền nhân thân không gắn
với tài sản này được công nhận đối với mọi cá nhân một cách bình đẳng và
suốt đời, không phụ thuộc vào bất cứ hoàn cảnh kinh tế, địa vị hay mức độ tài
sản của người đó. Các quyền nhân thân này thể hiện giá trị tinh thần của chủ
thể đối với chính bản thân mình, luôn gắn với chính bản thân người đó và
không dịch chuyển được sang chủ thể khác.
Ngược lại, các quyền nhân thân gắn với tài sản chỉ được xác lập cùng
với sự hình thành của một tài sản vô hình (như tác phẩm văn học, nghệ thuật,
khoa học, sáng chế, kiểu dáng, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống
cây trồng, …). Đây là quyền nhân thân của chủ thể đối với tài sản vô hình mà
người đó sáng tạo ra. Các quyền nhân thân này được quy định tại khoản 2
Điều 738 và mục a khoản 1 Điều 751 BLDS 2005. Trong số các quyền này có
một quyền có thể chuyển giao được sang cho chủ thể khác - đó là quyền công
bố hay cho phép người khác công bố tác phẩm (theo quy định tại khoản 1
Điều 742 BLDS 2005).
Việc phân loại này giúp chúng ta định hình rõ căn cứ và thời điểm xác
lập các quyền nhân thân. Mỗi một chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự đều
được công nhận một cách vô điều kiện các quyền nhân thân khi quyền đó
không gắn với tài sản. Tuy nhiên, để được thừa nhận các quyền nhân thân gắn
với tài sản thì chủ thể đó phải chứng minh đươc sự tồn tại của loại tài sản
(gồm tài sản hữu hình và vô hình) do chính mình sáng tạo ra. Nếu không có
quyền tài sản đó làm tiền đề thì không phát sinh các quyền nhân thân của chủ
thể có liên quan.
- Thứ hai, nếu dựa vào tiêu chí chủ thể mang quyền mà các quyền nhân
thân có thể được phân thành hai nhóm là: Nhóm các quyền nhân thân của cá
nhân và nhóm các quyền nhân thân của các chủ thể khác (không phải là cá
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi18
nhân). Các quyền nhân thân của cá nhân bao gồm các quyền nhân thân được
quy định từ Điều 26 đến Điều 51 BLDS 2005 và các quyền nhân thân gắn với
tài sản được quy định tại Điều 738 BLDS 2005. Các quyền nhân thân của
pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác có thể bao gồm: quyền được bảo vệ danh
dự, uy tín (được đề cập đến tại Điều 604 và Điều 611 BLDS 2005). Ngoài ra,
có thể thừa nhận thêm một số quyền nhân thân của pháp nhân như quyền đối
với tên gọi của pháp nhân, quyền tự do kinh doanh đối với các chủ thể có
đăng ký kinh doanh.
Việc phân loại này giúp chúng ta nhận diện được chính xác nội dung
năng lực pháp luật của từng chủ thể khi tham gia vào các quan hệ dân sự. Mặc
dù chỉ là chủ thể hạn chế, chỉ có ý nghĩa về mặt pháp lý, nhưng hộ gia đình và
tổ hợp tác cũng có “đời sống tinh thần” của riêng mình, có những giá trị phi
vật chất, không định giá được và không thể chuyển giao được cho chủ thể
khác. Các giá trị tinh thần của những chủ thể hạn chế này cũng cần được
bảo hộ khỏi sự xâm phạm bất hợp pháp.
- Thứ ba, nếu dựa vào đối tượng của quyền, thì các quyền nhân thân có
thể được phân thành 5 nhóm sau đây:
> 1. Nhóm các quyền cá biệt hoá chủ thể, bao gồm: quyền đối với
họ tên; quyền thay đổi họ tên; quyền xác định dân tộc; quyền được khai
sinh, khai tử; quyền đối với hình ảnh; quyền xác định lại giới tính; quyền
đối với quốc tịch.
> 2. Nhóm các quyền liên quan đến thân thể của cá nhân, bao gồm:
quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể; quyền hiến bộ
phận cơ thể; quyền nhận bộ phận cơ thể người.
> 3. Nhóm các quyền liên quan đến giá trị tinh thần của chủ thể:
quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín; quyền bí mật đời tư; quyền
bất khả xâm phạm về chỗ ở; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền tự do19
đi lại, tự do cư trú; quyền lao động; quyền tự do kinh doanh; quyền tự do
nghiên cứu, sáng tạo.
> 4. Nhóm các quyền liên quan đến quan hệ hôn nhân và gia đình
của cá nhân: quyền kết hôn, quyền bình đẳng vợ chồng; quyền được hưởng
sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình; quyền ly hôn; quyền nhận,
không nhận cha, mẹ, con; quyền được nuôi con nuôi và quyền được nhận
làm con nuôi;
> 5. Nhóm các quyền đối với các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ:
quyền đặt tên cho tác phẩm; quyền đứng tên thật hay bút danh trên tác phẩm
hay trên văn bằng bảo hộ (đối với sáng chế, kiểu dáng, thiết kế bố trí mạch
tích hợp bán dẫn, giống cây trồng), quyền được nêu tên thật hay bút danh khi
tác phẩm được công bố, sử dụng; quyền công bố hay cho phép người khác
công bố tác phẩm; quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người
khác sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc tác phẩm.
Trong cách phân loại này, mỗi nhóm nêu trên có những đặc điểm pháp
lý riêng biệt. Nhóm các quyền cá biệt hoá chủ thể được thể hiện dưới hình
thức các công cụ cá biệt hoá khác nhau ở mỗi chủ thể (mỗi người có tên gọi
và hình ảnh và các yếu tố lý lịch khác nhau). Tập hợp các công cụ cá biệt hoá
đó ở mỗi chủ thể sẽ cho ta được sự hình dung bên ngoài về chủ thể đó khác
biệt với các chủ thể khác. Quyền “thể hiện mình” được bảo vệ một cách tuyệt
đối trước sự xâm phạm của bất kỳ chủ thể khác và được pháp luật bảo hộ theo
yêu cầu của chủ thể quyền.
Ngoài ra, thân thể của mỗi cá nhân không phải là tài sản, mà thuộc về
nhân thân của cá nhân đó. Các quyền liên quan đến thân thể của cá nhân được
bảo vệ một cách giống nhau ở mọi cá nhân (tính mạng, sức khoẻ, thân thể của
mỗi cá nhân đều được bảo vệ như nhau và đều là vô giá mà không phụ thuộc
vào giới tính hay địa vị xã hội) và được pháp luật bảo hộ một cách tuyệt đối
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi20
khỏi sự xâm phạm của bất kỳ chủ thể khác. Theo đó, bất kể chủ thể quyền có
yêu cầu hay không yêu cầu đều được pháp luật bảo vệ.
Nhóm quyền nhân thân liên quan đến quan hệ hôn nhân và gia đình
được chia thành hai phân nhóm là: nhóm các quyền tạo lập gia đình (quyền
kết hôn, quyền ly hôn, quyền nhận con nuôi và được nhận làm con nuôi) và
nhóm quyền giữa các thành viên trong gia đình (quyền bình đẳng vợ chồng;
quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình). Các
quyền thuộc phân nhóm thứ nhất được bảo vệ một cách tuyệt đối khỏi sự xâm
phạm của bất kỳ của chủ thể khác. Còn các quyền thuộc phân nhóm thứ hai
chỉ được bảo vệ một cách tương đối khỏi sự xâm phạm của các thành viên
khác trong chính gia đình đó mà thôi. Các quyền này được xác lập một cách
khác nhau ở từng chủ thể, phụ thuộc vào hoàn cảnh gia đình của người đó (đã
lập gia đình chưa, có con cái hay không) và phụ thuộc vào địa vị của người đó
trong gia đình (là con hay là cha, là chồng hay là vợ). Các quyền này có thể
chấm dứt khi các chủ thể trong gia đình không còn nữa.
Nhóm các quyền nhân thân liên quan đến các đối tượng của quyền sở
hữu trí tuệ mang đặc điểm của quyền nhân thân gắn với tài sản (xem ở
phần trên) và được bảo hộ phụ thuộc vào đặc điểm riêng của từng đối
tượng sở hữu trí tuệ.
Việc phân loại này có ý nghĩa trong việc xác định cơ chế bảo vệ hiệu
quả các quyền nhân thân. Đối với các quyền nhân thân thuộc nhóm thứ nhất
thì chủ thể quyền chính là người đánh giá xem các quyền nhân thân của mình
có bị xâm phạm hay không, tự quyết định có yêu cầu chấm dứt hành vi xâm
phạm hay không. Theo nguyên tắc chung, Nhà nước chỉ can thiệp và bảo vệ
khi chủ thể quyền xâm hại có yêu cầu.
Ví dụ: các nhạc sĩ thường khởi kiện khi chứng kiến ca khúc của mình
bị xuyên tạc lời. Nhưng cũng có một số nhạc sĩ khác thì lại cho rằng không
phẩm báo chí. Với câu hỏi: báo chí có được bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
không? Ông Lê Cao, Công ty Luật hợp danh FDVN đã trả lời: “Theo quy định
hiện hành tại Điều 14 của Luật sở hữu trí tuệ thì tác phẩm báo chí cũng là
một trong những loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả. Tuy nhiên,
không phải bất kỳ bài viết, tin tức báo chí nào cũng được pháp luật bảo hộ
quyền tác giả, mà có những thông tin, bài viết pháp luật khuyến khích công
bố rộng rải trên nhiều phương tiện cho công chúng được biết”.
Như vậy, theo nội dung hướng dẫn tại Nghị định 100/2006/NĐ-CP thì
có thể hiểu các tác phẩm báo chí mà thuộc các thể loại như: phóng sự, ghi
nhanh, tường thuật, phỏng vấn, phản ánh, điều tra, bình luận, xã luận, chuyên
luận, ký báo chí và các thể loại báo chí khác nhằm đăng, phát trên báo in, báo
nói, báo hình, báo điện tử hay các phương tiện khác đều thuộc đối tượng
được bảo hộ quyền tác giả… Nhưng thông tin chỉ thể hiện trên các loại hình
báo chí thì không được bảo hộ quyền tác giả. Đó là những tin tức thời sự
thuần túy đưa tin (các thông tin báo chí ngắn hàng ngày, chỉ mang tính chất
đưa tin không có tính sáng tạo). Các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà
nước, văn bản hành chính (bao gồm văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp…)
không phải là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả.
Như vậy là rất cụ thể và rõ ràng. Không phải bất kỳ bài viết, tin tức báo
chí nào cũng được pháp luật bảo hộ quyền tác giả. Các thông tin thể hiện trên
các loại hình báo chí nhưng không được bảo hộ quyền tác giả là: những tin
tức thời sự thuần túy đưa tin, không có tính sáng tạo. Chỉ những bài phóng sự,
ghi nhanh, tường thuật, phỏng vấn, phản ánh, điều tra, bình luận, xã luận,
chuyên luận, ký báo chí và các thể loại báo chí khác nhằm đăng, phát trên báo
in, báo nói, báo hình, báo điện tử hay các phương tiện khác… thì mới thuộc
đối tượng được pháp luật bảo hộ quyền tác giả.101
Để quyền tác giả đối với tác phẩm báo chí được thực hiện nghiêm
chỉnh, được tôn trọng và bảo vệ một cách khả thi và có hiệu quả cao trong quá
trình điều chỉnh cần có sự sửa đổi, bổ sung một số các quy định sau đây cho
phù hợp với giai đoạn hiện nay.
- Trước hết là cần sửa đổi khoản 2, Điều 736 về tác giả. Điều 736
BLDS 2005 đã quy định: “Người sáng tạo ra tác phẩm phái sinh từ tác phẩm
của người khác, bao gồm tác phẩm được dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ
khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển
chọn là tác giả của tác phẩm phái sinh đó”.
Trong thực tế khó có thể phân biệt được sự khác biệt giữa tác phẩm
biên soạn (là tác phẩm phái sinh theo khoản 8 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ) với
tác phẩm gốc, bởi vì tác phẩm biên soạn có thể là tác phẩm gốc. Đại từ điển
tiếng Việt giải thích biên soạn: viết thành công trình, thành sách dựa trên các
tài liệu đã thu thập được, đã có. Như vậy, biên soạn là việc sáng tạo nên tác
phẩm, tác phẩm đó là hoàn toàn mới, không phải là việc sáng tạo một tác
phẩm dựa trên tác phẩm đã có vì các tài liệu đã được thu thập được không
phải là các tác phẩm được quy định tại Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ.
Giải pháp đối với vấn đề này là: sau cụm từ tuyển chọn đề nghị sửa
khoản 2, Điều 736 về tác giả là “tuyển chọn có xin phép hợp lệ”. Khi đã có
những thủ tục hợp lệ và có những bằng chứng về việc sáng tạo (như chuyển
thể, cải biên…) thì không quy định tác phẩm biên soạn là tác phẩm phái sinh,
mà tác phẩm biên soạn phải được coi là tác phẩm (gốc).
- Các quy định về quyền nhân thân của cá nhân trong BLDS 2005 khi
được sửa đổi, bổ sung cũng cần cân nhắc. Bộ luật Dân sự chỉ nên quy định
những quyền nhân thân sau đây: quyền đối với họ, tên; quyền thay đổi họ,
tên; quyền của cá nhân đối với hình ảnh; quyền được bảo đảm an toàn về tính
mạng, sức khoẻ, thân thể; quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín;
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi102
quyền bí mật đời tư; quyền hiến bộ phận cơ thể; quyền hiến xác, bộ phận cơ
thể sau khi chết; quyền xác định lại giới tính là nhóm khách thể được pháp
luật bảo hộ.
Các quyền nhân thân này gắn liền với mỗi cá nhân và mang tính độc
lập. Các quyền nhân thân này là những lợi ích nhân thân của cá nhân được
bảo hộ trong lĩnh vực dân sự. Mọi hành vi trái pháp luật xâm phạm đến một
trong các quyền nhân thân kể trên, thì người gây thiệt hại phải chịu trách
nhiệm bồi thường thiệt hại. Còn nhóm những quyền khác không phải là đối
tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự nên không cần quy định trong Bộ
luật dân sự.
- Hơn nữa, khi quy định về quyền nhân thân trong BLDS cũng cần
quan tâm hơn đến cơ chế bảo vệ trong trường hợp danh dự, uy tín của cá nhân
bị xâm phạm. Thực tế nhiều năm trở lại đây, trên thế giới cũng như ở Việt
Nam, việc sử dụng thư điện tử (Email) là một hình thức thông tin hiện đại qua
mạng Internet, ngày càng phổ biến. Bên cạnh những lợi ích của việc sử dụng
thư điện tử, là mặt trái của nó về mặt xã hội, do những người có hành vi trái
pháp luật đã sử dụng thư điện tử làm phương tiện để truyền bá những thông
tin thất thiệt hay nhằm để vu khống hay bôi nhọ danh dự của người khác có
chủ đích. Người sử dụng thư điện tử nhằm mục đích không lành mạnh đã gây
ra những tổn thất không dễ khôi phục được, những hậu quả nặng nề nhất là
khi nó lan truyền ở phạm vi rộng. Hành vi vu khống, bôi nhọ danh dự, uy tín,
nhân phẩm của người khác là hành vi vi phạm pháp luật. Ngoài trách nhiệm
hình sự, người vi phạm còn phải chịu trách nhiệm theo những chế tài khác,
trong đó có chế tài dân sự về bồi thường, xin lỗi, cải chính công khai. Tuy
nhiên, thực trạng quản lý quy trình đăng ký sử dụng thư điện tử hiện nay ở
Việt Nam còn nhiều bất cập, cho nên việc xác định hành vi trái pháp luật của
một người cụ thể để quy trách nhiệm dân sự là một việc rất phức tạp, khó
khăn và hiệu quả không được như mong muốn.103
- Ngoài ra, khi sửa đổi, bổ sung BLDS năm 2005 cần loại bỏ một số
quyền nhân thân đã mở quá rộng bao gồm cả những quyền công dân. Những
quyền nhân thân là quyền công dân, không thuộc đối tượng điều chỉnh của
pháp luật dân sự, do vậy nếu các quyền này bị xâm phạm thì được áp dụng
các quy phạm pháp luật thuộc chuyên ngành luật khác như luật hình sự, luật
hành chính để giải quyết.
- Cần bổ sung quyền nhân thân Điều 738 BLDS 2005 chỉ quy định:
“Cho phép tạo tác phẩm phái sinh”. Quy định này là cần thiết nhằm làm cho
tác phẩm phái sinh được công bố, phổ biến rộng rãi tới công chúng với hình
thức thể hiện thích hợp. Tuy nhiên, quy định về cho phép tạo tác phẩm phái
sinh chưa chặt chẽ và đang bị lợi dụng. Vì vậy, trong tương lai cần bổ sung
điểm b, khoản 3, Điều 738 về nội dung quyền tác giả thành: Cho phép tạo tác
phẩm phái sinh “nhưng phải có sự đồng ý hay cho phép của tác giả”.
Tương tự là các quy định về chuyển giao quyền tác giả quy định tại
Điều 742 BLDS 2005. Với quy định các quyền nhân thân tại khoản 2 Điều
738 thì không được chuyển giao, nhưng quyền nhân thân quy định tại điểm c
khoản 2 Điều 738 BLDS 2005 có thể được chuyển giao với các điều kiện do
pháp luật về sở hữu trí tuệ quy định thì chưa cụ thể. Đây là đạo luật gốc cần
có sự ghi nhận nguyên tắc cơ bản là: việc chuyển giao phải có sự đồng ý của
tác giả bằng văn bản.
- Đối với Luật Sở hữu trí tuệ. Trước hết cần bổ sung các quy định về
hành vi xâm phạm quyền tác giả tại Điều 28, Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Như
đã đề cập tại tiểu mục phần thực trạng, hiện tượng các báo điện tử “quét bài”
không có bất kỳ sự xin phép nào, cũng không đề tên tác giả, xuất xứ bài
báo… nên cần bổ sung thêm tại khoản 1, Điều 28 “Chiếm đoạt quyền tác giả
đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, tác phẩm báo chí”. Hành vi
xâm phạm khá phổ biến này cần có quy định cấm mới có thể bảo vệ vẹn toàn
các tác phẩm báo chí như ghi nhận tại Điều 14.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi104
- Đối với Luật báo chí: Theo quy định của Luật Báo chí hiện hành, các
quy định về quyền tác giả, quyền tài sản và quyền nhân thân chưa được ghi
nhận cụ thể và cũng không có những dẫn chiếu cần thiết các nội dung có liên
quan. Trong Luật Báo chí hiện hành không có những quy định trực tiếp nhằm
bảo vệ quyền tác giả của nhà báo đối với tác phẩm báo chí. Vì vậy, khi bổ
sung, sửa đổi Luật Báo chí cần có những quy định cụ thể để làm căn cứ pháp
lý trực tiếp khi cần thiết. hay nếu để tránh sự trùng lắp trong kỹ thuật lập
pháp phải có quy định dẫn chiếu cụ thể. Cụ thể là: Điều 17đ về thanh tra báo
chí hay Điều 14 quy định về nhà báo cần ghi nhận quyền của nhà báo đối với
tác phẩm báo chí và nếu bị xâm xâm phạm thì bị xử lý theo quy định của pháp
luật về sở hữu trí tuệ.
- Sửa đổi, bổ sung các quy định về “trang thông tin điện tử” tại Nghị
định 97/2008/NĐ-CP theo hướng khi hoạt động phải tuân thủ các quy định về
bản quyền đối với tác phẩm báo chí với dẫn chiếu theo luật sở hữu trí tuệ,
cấm tùy tiện sao chép bài để đưa lên trang mạng, làm lành mạnh các trang
thông tin điện tử. Khi cấp phép hoạt động phải quy định rõ ràng, minh định và
các điều kiện bắt buộc đối với trang thông tin điện tử tổng hợp. Quy định cụ
thể công tác hậu kiểm và giải quyết khiếu nại, tố cáo
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: