daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Biện pháp nâng cao hiệu quả việc trang bị lịch sử toán trong dạy học môn toán ở trường trung học phổ thông
Mở đầu 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2
4. Giả thiết khoa học 2
5. Phương pháp nghiên cứu 2
6. Cấu trúc luận văn 3
Chƣơng 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VÀ NHỮNG TRI THỨC LỊCH SỬ TOÁN CÓ
LIÊN QUAN TRỰC TIẾP VỚI CHƢƠNG TRÌNH, SGK TOÁN
4
1.1. Các định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn toán 4
1.2. Vai trò của tri thức lịch sử toán trong quá trình dạy học toán 6
1.2.1.Vai trò của tri thức lịch sử toán đối với giáo viên 6
1.2.2.Vai trò của tri thức lịch sử toán đối với học sinh THPT 7
1.2.3.Vai trò của lịch sử toán trong công tác giáo dục học sinh 8
1.3. Một số nội dung lịch sử toán liên quan đến nội dung của SGK THPT 12
1.3.1.Thân thế và sự nghiệp một số nhà bác học 12
1.3.2. Lịch sử các vấn đề liên quan đến SGK toán THPT 23
1.4. Thực trạng việc dạy nội dung lịch sử toán ở một số trường THPT
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
42
Kết luận chương 1 47
Chƣơng 2
BIỆN PHÁP TRANG BỊ KIẾN THỨC LỊCH SỬ TOÁN TRONG DẠY HỌC
TOÁN Ở TRƢỜNG THPT
48
2.1. Các biện pháp nhằm bổ sung một số kiến thức về lịch sử toán học cho GV 48
2.1.1. Biện pháp 1: Cung cấp nguồn và yêu cầu GV tìm hiểu tài liệu 48
2.1.2. Biện pháp 2: Đưa vào nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn 61
2.1.3. Biện pháp 3: Động viên GV đăng kí đề tài, tìm hiểu sưu tầm về tri
thức lịch sử toán có liên quan đến chương trình toán THPT. 64
2.1.4. Biện pháp 4: Khai thác phần mềm, Internet 64
2.2. Một số biện pháp truyền thụ tri thức lịch sử toán cho học sinh 67
2.2.1. Biện pháp 1: Sử dụng quỹ thời gian dạy học trên lớp để trang bị tri 67
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiSố hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
thức lịch sử toán.
2.2.2. Biện pháp 2: Đặt ra nhiệm vụ tự tìm hiểu về lịch sử toán cho học sinh 68
2.2.3. Biện pháp 3: Tổ chức các hoạt động ngoại khoá toán học 69
2.2.4. Biện pháp 4: Tổ chức các trò chơi cho HS trong những hoạt động
ngoài giờ lên lớp
72
2.2.5. Biện pháp 5: Kết hợp trong các hoạt động chung của nhà trường 76
2.2.6. Biện pháp 6: Tích hợp với dạy học tin học 83
2.2.7. Biện pháp 7: Lập “diễn đàn” trên trang web nhà trường hay trên
tường của các lớp 83
2.2.8. Biện pháp 8: Khai thác công nghệ thông tin, phần mềm để thiết kế
các bài giảng về lịch sử toán ở dạng Mullimedia 87
Kết luận chương 2 91
Chƣơng III
THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 92
3.1. Mục đích, nhiệm vụ, nguyên tắc, nội dung thực nghiệm 92
3.1.1. Mục đích thực nghiệm 92
3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm 92
3.1.3. Nguyên tắc thực nghiệm 92
3.2. Nội dung thực nghiệm 92
3.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm 94
3.4. Nhận định chung về kết quả thực nghiệm sư phạm 100
KẾT LUẬN 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO 103
PHỤ LỤC 105
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Toán học là môn học có vai trò rất quan trọng trong chương trình THPT,
nó giúp cho học sinh phát triển các năng lực và phẩm chất trí tuệ, rèn luyện
cho học sinh óc tư duy trừu tượng, tư duy chính xác, hợp lôgic, phương pháp
khoa học trong suy luận, trong học tập. Nhưng nó cũng là một môn học mang
tính trừu tượng cao, khá khô khan. Nhiệm vụ của người giáo viên đứng trên
bục giảng là phải làm thế nào để giờ giảng của mình thêm sinh động, thu
hút được sự chú ý, tạo được nhu cầu khám phá tri thức của học sinh. Để góp
phần thực hiện được điều đó, khi dạy học đến từng vấn đề cụ thể, giáo viên có
thể dành một vài phút để giới thiệu về lịch sử của vấn đề và các nhà toán học
có liên quan đến vấn đề đó.
Trong chương trình Toán THPT, SGK toán đã giới thiệu sơ qua về các
nhà toán học và một vài kiến thức về lịch sử toán có liên quan đến những nội
dung bài học.
Tuy nhiên, thực trạng dạy học toán ở trường THPT hiện nay cho thấy các
giáo viên ít quan tâm đến vấn đề này vì các lý do:
- Thời gian một tiết học hạn chế.
- Kiến thức của giáo viên THPT về vấn đề này còn hạn chế, các thầy cô giáo
chưa có cơ hội để tiếp cận và nghiên cứu hay tìm hiểu về vấn đề này mặc dù nó rất
quan trọng đối với những người học toán, dạy toán và nghiên cứu toán.
Như vậy, việc tìm hiểu những kiến thức về lịch sử toán nói chung, về
kiến thức lịch sử toán liên quan trực tiếp đến chương trình toán THPT nói
riêng là rất cần thiết . Hơn nữa, việc tìm tòi biện pháp để truyền thụ những
kiến thức lịch sử toán đến học sinh cũng là một vấn đề rất thú vị và quan
trọng đối với mỗi người giáo viên. Mặt khác, hiện nay tài liệu về lịch sử toán
còn ít và cũng chưa có nhiều học viên cao học đi sâu tìm hiểu lĩnh vực này.Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
Với mong muốn là xác định được một số kiến thức về lịch sử toán học
liên quan đến chương trình toán THPT và một số biện pháp để cung cấp kiến
thức này cho học sinh THPT nhằm góp một phần nhỏ bé vào việc đổi mới
PPDH, nâng cao chất lượng đào tạo bộ môn toán ở trường THPT, chúng tôi
lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Biện pháp nâng cao hiệu quả việc trang bị lịch
sử toán trong dạy học môn toán ở trường THPT ” .
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn về dạy học các tri thức lịch sử toán ở
trường THPT.
- Đề xuất những biện pháp nâng cao hiệu quả việc dạy học tri thức lịch sử
toán trong dạy học môn toán ở trường THPT, nhằm phát huy tính tích cực
trong học tập, khơi dậy lòng ham mê hiểu biết của học sinh, góp phần nâng
cao chất lượng dạy học môn toán ở trường THPT.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định vai trò của tri thức lịch sử toán trong dạy học toán ở trường THPT.
- Xác định được những tri thức về lịch sử toán liên quan đến chương trình
toán THPT.
- Chỉ ra được một số biện pháp truyền thụ kiến thức về lịch sử toán trong
dạy học toán ở trường THPT.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu xác định được những kiến thức về lịch sử toán liên quan trực tiếp đến
chương trình toán THPT và tìm được các biện pháp để truyền thụ những tri
thức này đến HS thì sẽ góp phần đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng dạy học
toán ở trường THPT.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
a) Nghiên cứu tài liệu
- Nghiên cứu nội dung, chương trình SGK toán THPT. Lịch sử các vấn đề
và các nhà toán học được giới thiệu trong SGK Toán THPT.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiSố hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
- Tìm hiểu tài liệu về lịch sử toán học và các nhà toán học có liên quan đến
SGK toán THPT.
b) Quan sát điều tra
- Điều tra, tìm hiểu tình hình thực tiễn giảng dạy các yếu tố của lịch sử
toán ở trường THPT.
- Dùng phiếu điều tra đánh giá tính hiệu quả của đề tài thông qua ý kiến
đánh giá của giáo viên và phiếu trưng cầu ý kiến của học sinh .
- Tham khảo ý kiến đồng nghiệp, học sinh về vai trò của lịch sử toán học
và các nhà toán học trong dạy học toán.
c) Thực nghiệm sƣ phạm:
- Thực nghiệm tổ chức hoạt động ngoại khóa, trò chơi, thi tìm hiểu về lịch
sử toán và các nhà toán học cho học sinh trong trường
- Thực nghiệm các giờ dạy có tích hợp một số kiến thức về lịch sử toán
hay hình ảnh của một số nhà toán học.
- Xử lý kết quả để đưa ra kết luận sư phạm.
- Giới hạn phạm vi: Thực nghiệm sư phạm tại trường THPT Thái Nguyên,
trường THPT Dương Tự Minh - thành phố Thái Nguyên, trường THPT Đại
Từ và trường THPT Bình Yên - Định Hóa.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận, thực tiễn và những tri thức lịch sử toán liên
quan trực tiếp với chương trình, SGK toán THPT.
Chương 2: Một số biện pháp trang bị kiến thức lịch sử toán trong dạy
học môn toán ở trường THPT.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VÀ NHỮNG TRI THỨC
LỊCH SỬ TOÁN CÓ LIÊN QUAN TRỰC TIẾP VỚI
CHƢƠNG TRÌNH, SGK TOÁN THPT
1.1. Các định hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học môn toán
Luật giáo dục nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã quy định :
“Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư
duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập
và ý chí vươn lên ” (Luật giáo dục 2005, chương I, điều 4).
“Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác,
chủ động, tư duy sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp
học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng
kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú
học tập của học sinh ” (Luật giáo dục 2005, chương I, điều 24).
Xuất phát từ mục tiêu chung của nhà trường Việt Nam, từ đặc điểm, vai
trò, vị trí và ý nghĩa của môn toán, việc dạy học môn toán có các mục tiêu
chung sau đây [2]:
* Cung cấp cho HS những kiến thức, kĩ năng, phương pháp toán học phổ
thông cơ bản, thiết thực;
* Góp phần quan trọng vào việc phát triển năng lực, trí tuệ, hình thành
khả năng suy luận đặc trưng của toán học cần thiết cho cuộc sống;
* Góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất, phong cách lao động
khoa học, biết hợp tác lao động, có ý chí và thói quen tự học thường xuyên;
* Tạo cơ sở để HS tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên
nghiệp, học nghề hay đi vào cuộc sống lao động theo định hướng phân ban:
ban Khoa học Tự nhiên và ban Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiSố hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
Để đạt được những mục tiêu đó thì nền giáo dục nước ta cần đổi
mới phương pháp. Công cuộc đổi mới này đề ra những yêu cầu mới đối với
hệ thống giáo dục, điều đó đòi hỏi chúng ta, cùng với những thay đổi về nội
dung, cần có những đổi mới căn bản về PPDH.
Các định hướng đổi mới PPDH được thể hiện qua 6 hàm ý sau đây đặc
trưng cho PPDH hiện đại [2]:
1. Xác lập vị trí chủ thể của người học, đảm bảo tính tự giác, tích cực chủ
động và sáng tạo của hoạt động học tập được thể hiện độc lập hay trong giao lưu.
2. Tri thức được cài đặt trong những tình huống có dụng ý sư phạm.
3. Dạy việc học, dạy tự học thông qua toàn bộ quá trình dạy học.
4. Tự tạo và khai thác những phương tiện dạy học để tiếp nối và gia tăng
sức mạnh của con người.
5. Tạo miền lạc quan học tập dựa trên lao động và thành quả của bản
thân người học.
6. Xác định vai trò mới của người thầy với tư cách người thiết kế, uỷ
thác, điều khiển và thể chế hoá.
Lấy “Học” làm trung tâm thay vì lấy “Dạy” làm trung tâm: Trong phương
pháp tổ chức, người học - đối tượng của hoạt động “Dạy”, đồng thời là chủ thể
của hoạt động “Học” được cuốn hút vào các hoạt động do GV tổ chức và chỉ đạo,
thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ, chưa có chứ không phải
thụ động tiếp thu những tri thức đã được GV sắp đặt. Người GV phải có nhiệm vụ
kích thích tính tự giác, tinh thần tự học, tự tìm hiểu của HS. Khi đứng trước một
vấn đề, người học không đơn giản chỉ là tiếp thu nó một cách thụ động mà phải
biết tự đặt câu hỏi cho mình: kiến thức này xuất phát từ đâu? Nó có nguồn gốc từ
thực tế hay không? Do ai phát hiện ra? Và vào khoảng thời gian nào? Không ai
khác, chính GV là người trả lời những câu hỏi đó hay phải là người tổ chức, sắp
xếp, hướng dẫn HS tự tìm hiểu, tự trả lời những câu hỏi đó. Từ các câu chuyện,Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
mẩu chuyện về các nhà toán học hay về lịch sử của vấn đề mà các em đang học,
không những giúp cho các em thêm hiểu biết, mở rộng tầm nhìn mà còn giúp cho
các em có thêm niềm tin vào chính bản thân mình. Các em thấy rõ rằng tất cả các
kiến thức, tri thức của loài người đều xuất phát từ thực tế. Các nhà khoa học là
những người đi trước, phát hiện ra những kiến thức đó một cách ngẫu nhiên chứ
không phải tất nhiên. Các em có thể tự đặt mình vào những tình huống của đời
sống thực tế, trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt
theo cách suy nghĩ của mình, từ đó nắm được kiến thức kỹ năng mới, vừa nắm
được phương pháp “làm ra” kiến thức kỹ năng đó, không dập theo một khuôn
mẫu sẵn có, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo. Và các em có niềm tin
rằng mỗi một HS đều có thể trở thành một nhà khoa học trong tương lai.
1.2. Vai trò của tri thức lịch sử toán trong quá trình dạy học toán
1.2.1. Vai trò của tri thức lịch sử toán đối với giáo viên
Đối với người làm công tác giáo dục, việc hiểu rõ các sự kiện lịch sử cơ
bản của bộ môn mình giảng dạy, hiểu rõ các quy luật phát triển của khoa học
liên quan đến bộ môn là rất cần thiết.
Mỗi chúng ta khi đọc một tài liệu về toán học đều thấy thích thú với những
nét phác hoạ về lịch sử phát triển của vấn đề, về những ứng dụng của nó vào
việc giải quyết các bài toán được đặt ra trước xã hội loài người, về ý nghĩa của
những vấn đề trong thực tiễn đời sống đối với sự phát triển của toán học. Và
chúng ta đã biết rằng các bài toán mà người xưa đã giải hàng trăm năm trước đây
cũng là những bài toán rất lý thú đối với học sinh.
Thầy giáo dạy toán cần biết được các vấn đề như: con người đã lao động
như thế nào để sáng tạo ra các khái niệm toán học? Các hình ảnh cụ thể trực
quan là cần thiết như thế nào trong các bước đầu tiên? Các lý thuyết toán học
trừu tượng và các chứng minh chặt chẽ đã được xây dựng và tích luỹ như thế
nào? v.v… Lịch sử toán học cho ta thấy một cách sâu sắc những khó khăn đặc
biệt mà loài người đã phải vượt qua trong quá trình phát triển toán học
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi Luận văn Sư phạm 0
R Một số biện pháp phát triển giúp trẻ 5-6 tuổi nâng cao kỹ năng xé dán trong hoạt động tạo hình Luận văn Sư phạm 0
R Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động TTQT tại Techcombank Luận văn Kinh tế 0
D Một số biện pháp đổi mới phương pháp tổ chức để nâng cao hiệu quả Hoạt động giáo dục ngoài giờ Luận văn Sư phạm 0
D Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Hyundai Thái Bình Luận văn Kinh tế 0
D Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học chương sự điện li lớp 11 với đối tượng học sinh trung bình Yếu Luận văn Sư phạm 1
D Các biện pháp nâng cao chất lượng điện năng trong lưới điện phân phối huyện phú bình Khoa học kỹ thuật 0
D Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Luận văn Kinh tế 0
D Biện pháp nâng cao kỹ năng giảng dạy cho SV khoa SPKT Luận văn Sư phạm 0
D Nghiên cứu biện pháp nâng cao độ ổn định của vitamin b12 trong dung dịch thuốc tiêm chứa 3 vitamin b1, b6 và b12 Y dược 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top