link tải miễn phí luận văn
Mở đầu
1. LÝ do chọn đề tài
Gooc ki viết: “Sức mạnh giàu có của một dân tộc không phải là ở chỗ nhiều đất đai, rừng, gia súc và các loại quặng quý mà ở số lượng và chất lượng những con người có học thức, ở sự nhạy bén năng động và khả năng sáng tạo của trí tuệ”. Sức mạnh trí tuệ có thể giúp cá nhân con người trở nên tự tin hơn, độc lập hơn và có khả năng giải quyết được những vấn đề đầy thách thức mà cuộc sống vốn dĩ luôn Èn chứa. Giáo dục là biện pháp hữu hiệu nhằm tăng cường sức mạnh cho mỗi cá nhân. Không có quốc gia tiên tiến nào trên thế giới, để đạt tới những thành tựu kinh tế xã hội như ngày nay, mà không có sự đầu tư vào giáo dục. Ở nước ta tầm quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế xã hội đã được Đảng và Nhà nước xác định rất rõ. Đảng ta đặt con người ở vị trí trung tâm, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Nghị quyết trung ương 4, khoá VII của Đảng cộng sản Việt Nam đã ghi rõ: “…Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng câo dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, và coi “Giáo dục và đào tạo là chìa khoá để mở cửa tiến vào tương lai”. Nghị quyết trung ương 2, khoá VIII của Đảng, văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và hội nghị trung ương 6 khoá IX đã khẳng định: “ phát triển giáo dục - đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy, nguồn lực con người – yếu tố cơ bản phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”.
Giáo dục tiểu học được coi là bậc học nền tảng, nền móng cho ngôi nhà giáo dục, và tất nhiên chúng ta sẽ không thể xây lên được những ngôi nhà cao, đẹp, chắc chắn, bền vững trên một nền móng yếu ớt. Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ về các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên. Quản lí trường tiểu học, một vấn đề nhạy cảm mang dấu Ên đặc trưng của quá trình lao động sư phạm, mà người hiệu trưởng là hạt nhân chủ yếu ứng dụng khoa học quản lí, cải tiến các biện pháp quản lí để thực hiện mục tiêu giáo dục và đồng thời là người chịu trách nhiệm quản lí các hoạt động của trường mình. Công tác quản lí của người hiệu trưởng trong các nhà trường nói chung và trường tiểu học nói riêng chủ yếu là quản lí hoạt động dạy học. Hiệu quả công tác quản lí phụ thuộc phần lớn vào các biện pháp quản lí. Nếu người hiệu trưởng có các biện pháp quản lí đúng đắn thì sẽ nâng cao được chất lượng giáo dục của nhà trường. Công tác quản lí hoạt động dạy học ở tiểu học có nhiều điểm khác với quản lí hoạt động dạy học ở các cấp học khác. Từ khi Bé GD - ĐT quyết định bỏ kì thi tốt nghiệp tiểu học, công tác quản lí hoạt động dạy học ở tiểu học càng có ý nghĩa quan trọng. Tuy vậy, việc nghiên cứu các biện pháp quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trưởng tiểu học nói chung, ở địa bàn miền núi nói riêng, nhất là sau khi bá thi tốt nghiệp chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục nói chung và hoạt động dạy học nói riêng ở cấp tiểu học.
Là một người trực tiếp làm công tác quản lí trường tiểu học nhiều năm ở miền núi, chúng tui thấy đây là một vấn đề cấp thiết vừa có ý nghĩa lí luận vừa có ý nghĩa thực tiễn. Vì vậy, chúng tui chọn nghiên cứu vấn đề: “Biện pháp quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường Tiểu học huyện Tam Đảo – Vĩnh Phúc” làm đề tài luận văn của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài góp phần hoàn thiện các biện pháp quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học, nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục tiểu học ở huyện Tam Đảo – Vĩnh Phúc.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lí trường học của hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Tam Đảo – Vĩnh Phóc.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học.
4. Giả thuyết khoa học
Hiện nay, việc quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Tam Đảo đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục song trong quá trình thực hiện còn bộc lộ nhiều hạn chế. Hiệu quả giáo dục có thể được nâng lên nếu người hiệu trưởng thực hiện đồng bộ, sáng tạo các biện pháp quản lí hoạt động dạy học
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu một số vấn đề lí luận về quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường tiểu học.
5.2. Nghiên cứu thực trạng về các biện pháp quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Tam Đảo – Vĩnh Phúc.
5.3. Hoàn thiện các biện pháp quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học của huyện Tam Đảo - Vĩnh Phúc.
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu biện pháp quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Tam Đảo – Vĩnh Phóc trong giai đoạn từ 2005 đến 2010.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết
- Phương pháp hệ thống hoá lí thuyết
- Phương pháp mô hình hoá lí thuyết
- Phương pháp giả thuyết
7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
- Phương pháp khảo nghiệm
- Phương pháp phỏng vấn sâu
- Phương pháp chuyên gia
7.3. Nhóm các phương pháp hỗ trợ khác
- Phương pháp thống kê toán học để xử lí số liệu
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương
Chương 1. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu
Chương 2. Thực trạng các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc
Chương 3. Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Tam Đảo
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Mở đầu
1. LÝ do chọn đề tài
Gooc ki viết: “Sức mạnh giàu có của một dân tộc không phải là ở chỗ nhiều đất đai, rừng, gia súc và các loại quặng quý mà ở số lượng và chất lượng những con người có học thức, ở sự nhạy bén năng động và khả năng sáng tạo của trí tuệ”. Sức mạnh trí tuệ có thể giúp cá nhân con người trở nên tự tin hơn, độc lập hơn và có khả năng giải quyết được những vấn đề đầy thách thức mà cuộc sống vốn dĩ luôn Èn chứa. Giáo dục là biện pháp hữu hiệu nhằm tăng cường sức mạnh cho mỗi cá nhân. Không có quốc gia tiên tiến nào trên thế giới, để đạt tới những thành tựu kinh tế xã hội như ngày nay, mà không có sự đầu tư vào giáo dục. Ở nước ta tầm quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế xã hội đã được Đảng và Nhà nước xác định rất rõ. Đảng ta đặt con người ở vị trí trung tâm, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Nghị quyết trung ương 4, khoá VII của Đảng cộng sản Việt Nam đã ghi rõ: “…Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng câo dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, và coi “Giáo dục và đào tạo là chìa khoá để mở cửa tiến vào tương lai”. Nghị quyết trung ương 2, khoá VIII của Đảng, văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và hội nghị trung ương 6 khoá IX đã khẳng định: “ phát triển giáo dục - đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy, nguồn lực con người – yếu tố cơ bản phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”.
Giáo dục tiểu học được coi là bậc học nền tảng, nền móng cho ngôi nhà giáo dục, và tất nhiên chúng ta sẽ không thể xây lên được những ngôi nhà cao, đẹp, chắc chắn, bền vững trên một nền móng yếu ớt. Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ về các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên. Quản lí trường tiểu học, một vấn đề nhạy cảm mang dấu Ên đặc trưng của quá trình lao động sư phạm, mà người hiệu trưởng là hạt nhân chủ yếu ứng dụng khoa học quản lí, cải tiến các biện pháp quản lí để thực hiện mục tiêu giáo dục và đồng thời là người chịu trách nhiệm quản lí các hoạt động của trường mình. Công tác quản lí của người hiệu trưởng trong các nhà trường nói chung và trường tiểu học nói riêng chủ yếu là quản lí hoạt động dạy học. Hiệu quả công tác quản lí phụ thuộc phần lớn vào các biện pháp quản lí. Nếu người hiệu trưởng có các biện pháp quản lí đúng đắn thì sẽ nâng cao được chất lượng giáo dục của nhà trường. Công tác quản lí hoạt động dạy học ở tiểu học có nhiều điểm khác với quản lí hoạt động dạy học ở các cấp học khác. Từ khi Bé GD - ĐT quyết định bỏ kì thi tốt nghiệp tiểu học, công tác quản lí hoạt động dạy học ở tiểu học càng có ý nghĩa quan trọng. Tuy vậy, việc nghiên cứu các biện pháp quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trưởng tiểu học nói chung, ở địa bàn miền núi nói riêng, nhất là sau khi bá thi tốt nghiệp chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục nói chung và hoạt động dạy học nói riêng ở cấp tiểu học.
Là một người trực tiếp làm công tác quản lí trường tiểu học nhiều năm ở miền núi, chúng tui thấy đây là một vấn đề cấp thiết vừa có ý nghĩa lí luận vừa có ý nghĩa thực tiễn. Vì vậy, chúng tui chọn nghiên cứu vấn đề: “Biện pháp quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường Tiểu học huyện Tam Đảo – Vĩnh Phúc” làm đề tài luận văn của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài góp phần hoàn thiện các biện pháp quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học, nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục tiểu học ở huyện Tam Đảo – Vĩnh Phúc.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lí trường học của hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Tam Đảo – Vĩnh Phóc.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học.
4. Giả thuyết khoa học
Hiện nay, việc quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Tam Đảo đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục song trong quá trình thực hiện còn bộc lộ nhiều hạn chế. Hiệu quả giáo dục có thể được nâng lên nếu người hiệu trưởng thực hiện đồng bộ, sáng tạo các biện pháp quản lí hoạt động dạy học
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu một số vấn đề lí luận về quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường tiểu học.
5.2. Nghiên cứu thực trạng về các biện pháp quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Tam Đảo – Vĩnh Phúc.
5.3. Hoàn thiện các biện pháp quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học của huyện Tam Đảo - Vĩnh Phúc.
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu biện pháp quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Tam Đảo – Vĩnh Phóc trong giai đoạn từ 2005 đến 2010.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết
- Phương pháp hệ thống hoá lí thuyết
- Phương pháp mô hình hoá lí thuyết
- Phương pháp giả thuyết
7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
- Phương pháp khảo nghiệm
- Phương pháp phỏng vấn sâu
- Phương pháp chuyên gia
7.3. Nhóm các phương pháp hỗ trợ khác
- Phương pháp thống kê toán học để xử lí số liệu
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương
Chương 1. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu
Chương 2. Thực trạng các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc
Chương 3. Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Tam Đảo
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links