Frasier

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Lý luận văn học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009
Giới thiệu khái niệm về biểu tượng, biểu tượng trong văn học nghệ thuật, biểu tượng và hành trình kiếm tìm cách biểu hiện của văn học Việt Nam từ sau 1975, cũng như biểu tượng và quá trình sáng tác của các nhà văn. Khảo sát thế giới biểu tượng trong truyện ngắn của ba tác giả Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Nguyễn Bình Phương ở các phương diện sau: Thành thị và những huyền thoại của cuộc sống hiện đại, biểu tượng nông thôn, những cõi miền phi-thực-có-thực, tự nhiên –nơi con người tìm về bản nguyên của mình, và giải huyền thoại-những biểu tượng có tính gây hấn mạnh. Nghiên cứu cách xây dựng biểu tượng-những cách tân trong nghệ thuật tự sự: Hư cấu của nghệ thuật (sự gia tăng các yếu tố kỳ ảo, tạo dựng tọa độ thời gian và không gian); cách tân trong nghệ thuật kết cấu (các kiểu kết cấu-mô hình mang ý nghĩa biểu trưng, tạo dựng cái nhìn đa trị, yếu tố ngoài cốt truyện); cách sử dụng ngôn từ (lặp ngôn từ, lặp hình ảnh và giễu nhại)
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn học đương đại tuy đã và đang vận động theo nhiều chiều hướng rất phức
tạp nhưng có thể nhận thấy những nét diện mạo riêng, một bầu không khí riêng
khác hẳn thời kỳ trước đã được định hình. Một trong những ấn tượng đặc biệt toát
lên từ bầu không khí văn học chung đó, nhất là ở những tác phẩm, tác giả xuất sắc,
đó là sức ám ảnh kỳ lạ, sự khuếch trương của tính đa nghĩa, mơ hồ, sự lôi cuốn khó
cưỡng toát ra từ những cảm thức lạ lùng đa chiều kích về đời sống… Sự vận động
nào từ bên trong, sự tác động nào từ bên ngoài, và những cơ sở, cội nguồn sâu xa
nào tạo nên điều đó?
Những câu hỏi đó gợi ý và thôi thúc chúng tui tìm đến biểu tượng như một
“cách đọc” văn xuôi đương đại có nhiều hứa hẹn. Nghiên cứu biểu tượng là một
cách phù hợp để nghiên cứu sự vận động của văn xuôi đương đại, đặt trong
dòng mạch vận động chung của thể loại văn xuôi từ thời kỳ trước. Từ góc nhìn này
sẽ thấy được một cách tương đối tổng quan những đổi mới của nghệ thuật tự sự
trong văn xuôi đương đại, trong so sánh với thời kỳ trước, và trong sự tương thích
với những biến đổi trong đời sống, trong tâm thức con người hiện đại. Đồng thời, từ
đây cũng có thể đưa ra một cái nhìn đúng đắn về xu thế phát triển của văn xuôi Việt
Nam.
Tiếp cận văn xuôi đương đại từ góc độ biểu tượng còn xuất phát từ vấn đề
tiếp nhận văn học. Tiếp cận từ góc độ biểu tượng là một cách “đọc văn” rất coi
trọng vai trò “đồng sáng tạo”, phát huy trí tưởng tượng của người đọc, góp phần
nâng “tầm đón nhận” của người đọc lên một mức cao hơn. Đây là cách tiếp cận phù
hợp với văn xuôi đương đại.
Việc giải mã thế giới biểu tượng trong văn xuôi đương đại còn có một điểm
tựa sâu xa là mối quan hệ giữa văn học với các hình thái ý thức xã hội khác. Văn
học không phải là một hiện tượng tồn tại một cách biệt lập, khép kín, mà nó có mối
quan hệ mật thiết, khăng khít với các lĩnh vực phản ánh đời sống tinh thần con
người khác như văn hoá học, tâm lý học, tôn giáo, tín ngưỡng…
Chúng tui chọn khảo sát tác phẩm của ba tác giả Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh
Thái và Nguyễn Bình Phương vì đây là ba thay mặt nổi bật của văn xuôi Việt Nam
kể từ sau Đổi mới.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề biểu tượng trong văn xuôi đương đại
Bức tranh văn học Việt Nam từ thời kỳ Đổi mới đến nay là một bằng chứng
thể hiện rõ mối quan hệ giữa thực tiễn văn học và lý luận phê bình. Qua hơn hai
thập kỷ kể từ những ngày đầu đổi mới, đến nay nền văn học Việt Nam đã định hình
cho mình một diện mạo riêng với những thành tựu không thể phủ nhận, nhưng cũng
với nhiều vấn đề mà đến nay đã bộc lộ ra ở sự chững lại của nó. Tương ứng với hiện
thực văn học đa dạng, phong phú đồng thời phức tạp và luôn trong trạng thái vận
động biến chuyển đó, lý luận phê bình văn học sau những bước loay hoay ban đầu
cũng đã kịp thời có những bước chuyển để có thể nắm bắt bằng sự quan sát, phân
tích, bằng việc tiếp thu và ứng dụng các lý thuyết mới, bằng việc vượt lên cải biến
sức ì của những cách nhìn đã cũ, những lối tiếp cận không còn phù hợp. Riêng đối
với văn xuôi đương đại, đến nay đã có nhiều công trình lớn nhỏ đề cập đến các
phương diện: sự chuyển biến từ bối cảnh xã hội thẩm mĩ đến quan niệm về hiện
thực đời sống, quan niệm về văn chương, hệ quả là sự thay đổi về hệ đề tài, hình
tượng, cảm hứng, đối tượng, và những cách tân về hình thức như kết cấu, nhân vật,
ngôn ngữ, giọng điệu… Quyển sách mới xuất bản gần đây (2006) Văn học Việt
Nam sau 1975: Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy tập hợp các bài viết về văn
học đương đại với nhiều góc độ, cách tiếp cận khác nhau cho ta một cái nhìn tương
đối bao quát.
Trong các công trình nghiên cứu về văn xuôi đương đại, từ những cái nhìn
bao quát cho đến những nghiên cứu về các tác giả cụ thể, có thể nhận thấy các vấn
đề xung quanh biểu tượng được đề cập đến ngày càng nhiều cho thấy mức độ quan
trọng của vấn đề. Trong đó, các hình thức, dạng thức khác nhau của biểu tượng đã
được phân tích, kiến giải từ nhiều góc độ khác nhau, mang lại cho luận văn chúng
tui rất nhiều gợi ý và đối thoại có giá trị.
Trong bài viết của mình Về một hướng thử nghiệm của tiểu thuyết Việt Nam
từ cuối thập kỷ 80 đến nay, khi nêu ra, phân tích và minh họa cho xu hướng tiểu
thuyết “trò chơi”, tác giả Nguyễn Thị Bình đã đưa ra những luận điểm mà, từ góc
nhìn của chúng tôi, có liên quan hết sức sâu sắc với vấn đề biểu tượng của văn xuôi
đương đại. Những tiểu thuyết được tác giả xem là tiêu biểu cho “những nỗ lực thể
nghiệm có khi còn dang dở, hay lạ lẫm, hay khó đọc… nhưng ít nhất chúng đang
báo hiệu một ý thức mới về thể loại và việc trả lời câu hỏi “có thể viết tiểu thuyết
như thế nào” [26, tr. 213] chính là những tác phẩm và những tác giả mà chúng tôi
cho rằng việc sử dụng biểu tượng như một cách phản ánh rất nổi bật và tiêu
biểu. Những đặc điểm của tiếu thuyết trò chơi mà tác giả nêu ra là: Một hiện thực
không đáng tin cậy; những nhân vật dị biệt hay kỳ ảo; điểm nhìn trần thuật tạo nên
tính chủ quan của các câu chuyện và bút pháp nhại, bút pháp huyền thoại trào
lộng… Những cách tân nghệ thuật chi phối bởi quan niệm về “tính trò chơi” của
tiểu thuyết mà tác giả nêu trên, thuộc về những cách xây dựng biểu tượng
trong hệ thống của chúng tôi. Dù rằng không trực tiếp đề cập đến vấn đề biểu tượng,
nhưng ý tưởng cốt lõi cũng như nhiều luận điểm của bài viết trên rất gần gũi và có
nhiều gợi ý đối với cách tiếp cận của chúng tôi, trong đó điều chúng tui tâm đắc
nhất là quan điểm “Rất cần một tiêu chí cho những tác phẩm có thể chưa hay nhưng
có ý nghĩa khơi mở, dự báo về một quan niệm, một mô hình, một bút pháp nghệ
thuật mới” [26, tr. 214].
Trong bài viết Liêu trai hiện đại Việt Nam, tác giả Trần Lê Bảo đã tìm hiểu
về các truyện ngắn hiện đại Việt Nam có màu sắc kỳ ảo như Liêu trai của Trung
Quốc đồng thời có những yếu tố cách tân theo yêu cầu mới của thời đại. Tác giả đã
lý giải hiện tượng truyện ngắn kỳ ảo trong văn học Việt Nam từ sau 1975 từ góc độ
những biến đổi của bối cảnh xã hội đòi hỏi nhà văn phải có những cách tân nhằm
kiếm tìm cách thể hiện mới, đồng thời, tác giả cũng đặt hiện tượng này
trong dòng mạch phát triển của truyền thống văn xuôi kỳ ảo thời kỳ trung đại và
xem đây là một cơ sở để các nhà văn hiện đại coi cái kỳ ảo là một phương tiện biểu
hiện của văn học. Phân tích bối cảnh hiện đại hóa của văn học, trong đó diễn ra sự
giao lưu với các nền văn hóa lớn trên thế giới, còn hiện thực đời sống đặt ra đầy rẫy
những vấn đề phức tạp và mới mẻ… tác giả đã đưa ra một nhận định xác đáng “Như
vậy, chất kỳ ảo, chất liêu trai trong truyện ngắn hiện đại Việt Nam chẳng những là
phương tiện nghệ thuật mà còn là một phạm trù của tư duy nghệ thuật, có khả năng
đem lại những nhận thức mới và nhiều khoái cảm lâu dài cho độc giả” [26, tr. 309].
Tiếp đó, tác giả đã phân tích chất liêu trai được thể hiện như thế nào qua cách dựng
truyện, qua thế giới nhân vật và qua cái mà tác giả gọi là “các cách thể hiện
cái kỳ lạ”: dùng mộng ảo, dùng biểu tượng và kết cấu mở. Lưu ý rằng, khái niệm
biểu tượng tác giả sử dụng ở đây mang nghĩa hẹp, chỉ những hình ảnh biểu tượng
xuất hiện trong các truyện ngắn kỳ ảo. Bên cạnh những kiến giải xác đáng, có thể
nhận thấy rõ sự lúng túng của tác giả khi nêu lên các cách thể hiện chất liêu
trai; sự phân tách ba yếu tố có nhiều điểm chồng chéo lên nhau và kém phần rõ
ràng. Ngoài ra, trong khuôn khổ một bài viết, những gì tác giả chỉ ra mới mang tính
chất đặt vấn đề và là một bản phác họa giới hạn trong thể loại truyện ngắn.
Cũng là một cái nhìn từ góc độ thể loại truyện ngắn, trong bài viết đăng trên
tạp chí Nghiên cứu văn học số 5 năm 2008, Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Việt
Nam sau 1975, thạc sĩ Phạm Thị Thanh Nga sau khi phân tích dòng chảy văn học
kỳ ảo trong tiến trình phát triển của truyện ngắn Việt Nam từ thời kỳ trung đại, đã
đề cập đến yếu tố kỳ ảo như là yếu tố đóng vai trò “xây dựng tình huống kịch tính”
trong truyện ngắn hiện đại. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, khái niệm “cái kỳ ảo” mà tác

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top