Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở Việt Nam, Nhà nước luôn coi con người là mục tiêu và động lực của sự
nghiệp phát triển đất nước. Mọi chính sách phát triển của Việt Nam luôn lấy con
người làm trung tâm: phát triển kinh tế vì con người; tăng trưởng kinh tế gắn liền
với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển và từng
chính sách phát triển; tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, giáo dục,
nâng cao dân trí, bảo vệ và cải thiện môi trường. Việc quan tâm đến đời sống vật
chất và tinh thần của các nhóm người dễ bị tổn thương mà trong đó có NKT là một
trong những ưu tiên hàng đầu nhằm phát triển mạng lưới an sinh xã hội của Việt
Nam.
Sau 30 năm chiến tranh, đất nước Việt Nam trở nên đói nghèo, kinh tế kiệt
quệ, cơ sở vật chất vô cùng thiếu thốn, lại phải khắc phục những hậu quả do chiến
tranh để lại (nạn nhân chất độc da cam, rà phá bm mìn...). Đây là một trong những
nguyên nhân dẫn đến số NKT ở Việt Nam khá cao. Theo số liệu của Bộ Lao động
Thương binh và Xã hội, hiện tại, ước tính cả nước có hơn 7 triệu NKT [34]. Trong
tổng số những NKT này, rất nhiều người vẫn còn khả năng lao động ở mức độ khác
nhau nhưng họ không có cơ hội làm việc vì gặp phải nhiều rào cản, chủ yếu là những
định kiến và thái độ tiêu cực tồn tại bấy lâu nay. Bên cạnh các nguyên nhân hậu quả
chiến tranh, tình trạng khuyết tật còn do tai nạn lao động, tai nạn giao thông, tai nạn
thương tích... Dự báo trong nhiều năm tới số lượng NKT ở Việt Nam chưa giảm do
tác động của ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng của chất độc hóa học do Mỹ sử dụng
trong chiến tranh, tai nạn giao thông và tai nạn lao động, hậu quả thiên tai…
Xuất phát từ tư tưởng cho rằng tất cả mọi người, bất kể họ khác nhau về trí
lực, thể lực và các đặc điểm khác, đều có giá trị và tầm quan trọng ngang nhau.
Mỗi một con người đều có quyền được hưởng và cần được nhận sự quan tâm và tôn
trọng như nhau. Đây chính là nguyên tắc bình đẳng trong nhiều văn bản pháp luật
của mỗi quốc gia và pháp luật quốc tế. Đối với NKT, việc bản thân họ tham gia vào
cuộc sống và duy trì cuộc sống đã là một khó khăn, do đó vấn đề bình đẳng với
NKT là thực sự cần thiết để bảo vệ họ trong cuộc sống. Tuy nhiên, sự bình đẳng mà
chúng ta nói đến ở đây không phải là sự đối xử như nhau đối với những nhóm đối
tượng giống nhau, mà được hiểu theo một cách khác, đó là bình đẳng về cơ hội. Có
nghĩa là cần xóa bỏ các rào cản rào cản bên ngoài mà NKT gặp phải có thể cản
trở họ tham gia toàn diện vào đời sống xã hội. Theo cách tiếp cận này, tình trạng
khuyết tật không phải là vấn đề quan trọng mà chính những định kiến mới là cơ sở
cho vấn đề cần giải quyết, và phải nhất thiết tính đến những định kiến này nếu
muốn tạo ra những thay đổi cho môi trường xã hội cũng như môi trường thể chế để
tạo điều kiện cho NKT tiếp cận và hòa nhập cùng xã hội.
Nhà nước Việt Nam luôn khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho NKT
thực hiện bình đẳng các quyền về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và phát huy khả
năng của mình để ổn định đời sống, hoà nhập cộng đồng, tham gia các hoạt động
xã hội. Người khuyết tật được Nhà nước và xã hội trợ giúp chăm sóc sức khoẻ,
phục hồi chức năng, tạo việc làm phù hợp và được hưởng các quyền khác theo quy
định của pháp luật. Quan điểm này được phản ánh trong các bản Hiến pháp của
Việt Nam (năm 1946, 1959, 1980, 1992) khẳng định NKT là công dân, thành viên
của xã hội, có quyền lợi và nghĩa vụ của một công dân, được chung hưởng thành
quả xã hội. Đặc biệt, Quốc hội Việt Nam gần đây đã thông qua Luật người khuyết
tật (có hiệu lực ngày 01/01/2011) là văn bản luật quốc gia toàn diện đầu tiên đảm
bảo các quyền của NKT. Luật mới đã có ảnh hưởng sâu rộng tới đời sống của
NKT. Mặt khác, Việt Nam vừa tham gia Công ước của Liên hợp quốc về quyền của
NKT và đang trong quá trình nghiên cứu để nội luật hoá công ước vào hệ thống
pháp luật hiện hành của quốc gia. Hiến pháp 2013 được ban hành có nhiều nội
dung mới, tiến bộ liên quan đến quyền con người, quyền công dân trong đó có
NKT cần được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật.
Tuy nhiên, việc thực thi các quyền của NKT trên thực tế vẫn còn tồn tại
nhiều hạn chế, quyền của NKT chưa được bảo đảm: đời sống của NKT Việt Nam
vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt là những đối tượng thuộc diện nghèo; điều kiện
giáo dục, đào tạo nghề cho NKT chưa được quan tâm đúng mức; vẫn còn tình trạng
kỳ thị và phân biệt đối xử trong giáo dục, ở nơi làm việc, trong các hoạt động cộng
đồng,... Một trong những nguyên nhân là do pháp luật nước ta vẫn chưa hoàn toàn
tương thích với pháp luật quốc tế về quyền của NKT, đồng thời có những quy định
chưa hợp lý, gây khó khăn cho việc áp dụng trong thực tế. Đây cũng là những vấn
đề đòi hỏi cần tiếp tục nghiên cứu giải quyết, khắc phục trong thời gian tới.
Từ thực tế nêu trên, tác giả đã quyết định chọn đề tài “Bình đẳng và chống
phân biệt đối xử với người khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt
Nam: Phân tích và so sánh” để thực hiện luận văn thạc sĩ luật học, góp phần hoàn
thiện pháp luật Việt Nam về quyền của NKT phù hợp với pháp luật quốc tế, từ đó
bảo đảm quyền của NKT ngày càng tốt hơn.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề quyền của NKT, pháp luật về quyền của NKT liên quan đến mọi
quốc gia trên thế giới, nên đã có một số công trình khoa học nghiên cứu trong và
ngoài nước dưới nhiều góc độ khác nhau.
- Các công trình khoa học nước ngoài:
Trên thế giới hiện có rất nhiều công trình nghiên cứu về quyền của NKT,
pháp luật quốc tế, pháp luật của các quốc gia về quyền của NKT, luận văn chỉ đề
cập đến một số công trình tiêu biểu như sau:
+ Dưới góc độ pháp luật quốc tế, có sách “Quyền con người và vấn đề người
khuyết tật" (Human Rights and Disabilily) của các tác giả - chủ biên Gerard Quinn
và Theresia Degener, do LHQ xuất bản, tại Geneva- Thụy Sĩ năm 2002. Đây là
công trình nghiên cứu về việc áp dụng hiện tại và khả năng áp dụng trong tương lai
các quy định của các văn kiện quốc tế về quyền con người từ góc độ bảo vệ quyền
của NKT; yêu cầu các quốc gia phải nỗ lực cải cách pháp luật, chính sách để bảo
đảm quyền của NKT.
+ Dưới góc độ nghiên cứu chính sách, pháp luật của các quốc gia, có một số
công trình sau:
Sách “Pháp luật, Quyền và vấn đề người Khuyết tật" (Law, Rights, and
Disability) do Jeremy Cooper làm chủ biên, Nhà xuất bản Jessica Kmgsley, năm
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở Việt Nam, Nhà nước luôn coi con người là mục tiêu và động lực của sự
nghiệp phát triển đất nước. Mọi chính sách phát triển của Việt Nam luôn lấy con
người làm trung tâm: phát triển kinh tế vì con người; tăng trưởng kinh tế gắn liền
với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển và từng
chính sách phát triển; tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, giáo dục,
nâng cao dân trí, bảo vệ và cải thiện môi trường. Việc quan tâm đến đời sống vật
chất và tinh thần của các nhóm người dễ bị tổn thương mà trong đó có NKT là một
trong những ưu tiên hàng đầu nhằm phát triển mạng lưới an sinh xã hội của Việt
Nam.
Sau 30 năm chiến tranh, đất nước Việt Nam trở nên đói nghèo, kinh tế kiệt
quệ, cơ sở vật chất vô cùng thiếu thốn, lại phải khắc phục những hậu quả do chiến
tranh để lại (nạn nhân chất độc da cam, rà phá bm mìn...). Đây là một trong những
nguyên nhân dẫn đến số NKT ở Việt Nam khá cao. Theo số liệu của Bộ Lao động
Thương binh và Xã hội, hiện tại, ước tính cả nước có hơn 7 triệu NKT [34]. Trong
tổng số những NKT này, rất nhiều người vẫn còn khả năng lao động ở mức độ khác
nhau nhưng họ không có cơ hội làm việc vì gặp phải nhiều rào cản, chủ yếu là những
định kiến và thái độ tiêu cực tồn tại bấy lâu nay. Bên cạnh các nguyên nhân hậu quả
chiến tranh, tình trạng khuyết tật còn do tai nạn lao động, tai nạn giao thông, tai nạn
thương tích... Dự báo trong nhiều năm tới số lượng NKT ở Việt Nam chưa giảm do
tác động của ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng của chất độc hóa học do Mỹ sử dụng
trong chiến tranh, tai nạn giao thông và tai nạn lao động, hậu quả thiên tai…
Xuất phát từ tư tưởng cho rằng tất cả mọi người, bất kể họ khác nhau về trí
lực, thể lực và các đặc điểm khác, đều có giá trị và tầm quan trọng ngang nhau.
Mỗi một con người đều có quyền được hưởng và cần được nhận sự quan tâm và tôn
trọng như nhau. Đây chính là nguyên tắc bình đẳng trong nhiều văn bản pháp luật
của mỗi quốc gia và pháp luật quốc tế. Đối với NKT, việc bản thân họ tham gia vào
cuộc sống và duy trì cuộc sống đã là một khó khăn, do đó vấn đề bình đẳng với
NKT là thực sự cần thiết để bảo vệ họ trong cuộc sống. Tuy nhiên, sự bình đẳng mà
chúng ta nói đến ở đây không phải là sự đối xử như nhau đối với những nhóm đối
tượng giống nhau, mà được hiểu theo một cách khác, đó là bình đẳng về cơ hội. Có
nghĩa là cần xóa bỏ các rào cản rào cản bên ngoài mà NKT gặp phải có thể cản
trở họ tham gia toàn diện vào đời sống xã hội. Theo cách tiếp cận này, tình trạng
khuyết tật không phải là vấn đề quan trọng mà chính những định kiến mới là cơ sở
cho vấn đề cần giải quyết, và phải nhất thiết tính đến những định kiến này nếu
muốn tạo ra những thay đổi cho môi trường xã hội cũng như môi trường thể chế để
tạo điều kiện cho NKT tiếp cận và hòa nhập cùng xã hội.
Nhà nước Việt Nam luôn khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho NKT
thực hiện bình đẳng các quyền về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và phát huy khả
năng của mình để ổn định đời sống, hoà nhập cộng đồng, tham gia các hoạt động
xã hội. Người khuyết tật được Nhà nước và xã hội trợ giúp chăm sóc sức khoẻ,
phục hồi chức năng, tạo việc làm phù hợp và được hưởng các quyền khác theo quy
định của pháp luật. Quan điểm này được phản ánh trong các bản Hiến pháp của
Việt Nam (năm 1946, 1959, 1980, 1992) khẳng định NKT là công dân, thành viên
của xã hội, có quyền lợi và nghĩa vụ của một công dân, được chung hưởng thành
quả xã hội. Đặc biệt, Quốc hội Việt Nam gần đây đã thông qua Luật người khuyết
tật (có hiệu lực ngày 01/01/2011) là văn bản luật quốc gia toàn diện đầu tiên đảm
bảo các quyền của NKT. Luật mới đã có ảnh hưởng sâu rộng tới đời sống của
NKT. Mặt khác, Việt Nam vừa tham gia Công ước của Liên hợp quốc về quyền của
NKT và đang trong quá trình nghiên cứu để nội luật hoá công ước vào hệ thống
pháp luật hiện hành của quốc gia. Hiến pháp 2013 được ban hành có nhiều nội
dung mới, tiến bộ liên quan đến quyền con người, quyền công dân trong đó có
NKT cần được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật.
Tuy nhiên, việc thực thi các quyền của NKT trên thực tế vẫn còn tồn tại
nhiều hạn chế, quyền của NKT chưa được bảo đảm: đời sống của NKT Việt Nam
vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt là những đối tượng thuộc diện nghèo; điều kiện
giáo dục, đào tạo nghề cho NKT chưa được quan tâm đúng mức; vẫn còn tình trạng
kỳ thị và phân biệt đối xử trong giáo dục, ở nơi làm việc, trong các hoạt động cộng
đồng,... Một trong những nguyên nhân là do pháp luật nước ta vẫn chưa hoàn toàn
tương thích với pháp luật quốc tế về quyền của NKT, đồng thời có những quy định
chưa hợp lý, gây khó khăn cho việc áp dụng trong thực tế. Đây cũng là những vấn
đề đòi hỏi cần tiếp tục nghiên cứu giải quyết, khắc phục trong thời gian tới.
Từ thực tế nêu trên, tác giả đã quyết định chọn đề tài “Bình đẳng và chống
phân biệt đối xử với người khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt
Nam: Phân tích và so sánh” để thực hiện luận văn thạc sĩ luật học, góp phần hoàn
thiện pháp luật Việt Nam về quyền của NKT phù hợp với pháp luật quốc tế, từ đó
bảo đảm quyền của NKT ngày càng tốt hơn.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề quyền của NKT, pháp luật về quyền của NKT liên quan đến mọi
quốc gia trên thế giới, nên đã có một số công trình khoa học nghiên cứu trong và
ngoài nước dưới nhiều góc độ khác nhau.
- Các công trình khoa học nước ngoài:
Trên thế giới hiện có rất nhiều công trình nghiên cứu về quyền của NKT,
pháp luật quốc tế, pháp luật của các quốc gia về quyền của NKT, luận văn chỉ đề
cập đến một số công trình tiêu biểu như sau:
+ Dưới góc độ pháp luật quốc tế, có sách “Quyền con người và vấn đề người
khuyết tật" (Human Rights and Disabilily) của các tác giả - chủ biên Gerard Quinn
và Theresia Degener, do LHQ xuất bản, tại Geneva- Thụy Sĩ năm 2002. Đây là
công trình nghiên cứu về việc áp dụng hiện tại và khả năng áp dụng trong tương lai
các quy định của các văn kiện quốc tế về quyền con người từ góc độ bảo vệ quyền
của NKT; yêu cầu các quốc gia phải nỗ lực cải cách pháp luật, chính sách để bảo
đảm quyền của NKT.
+ Dưới góc độ nghiên cứu chính sách, pháp luật của các quốc gia, có một số
công trình sau:
Sách “Pháp luật, Quyền và vấn đề người Khuyết tật" (Law, Rights, and
Disability) do Jeremy Cooper làm chủ biên, Nhà xuất bản Jessica Kmgsley, năm
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links