daigai

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI

BỘ ĐỀ, ĐÁP ÁN ÔN THI PHẦN VĂN XUÔI THEO ĐỀ NĂM 2021
NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ – ĐỀ 1
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm Đọc đoạn trích:
“...mẹ chưa nhờ ta điều gì kể cả giặt cái khăn
con mắc nợ mẹ không là chủ nợ
chỉ chú mèo già chứng kiến mẹ buồn thôi
những cuộc con đi giữa nóng lạnh cuộc đời
mẹ buôn buốt ruột
con tung tẩy chữ
có chữ nào rơm rớm mẹ đâu?
khi thấy mẹ cô đơn
con cũng vào thì sấp bóng
vô định rợn người cát trắng
mẹ nằm hun hút giỏ hàng dương
giờ thấm nghĩa mồ côi
con đã non sáu chục
những buổi chiều ân hận
chân trời mười mải cát bay...
(Chân trời mẹ, Tập thơ Cầm nhau mà đi, tr.55, Nxb Hội Nhà Văn, Văn Công Hùng)
Thực hiện các yêu cầu:
1/ Đọan trích trong bài thơ Chân trời mẹ được viết theo thể thơ nào?
2 Tìm những chi tiết tương phản được dùng để khắc họa hình ảnh hai nhân vật trữ tình trong đoạn thơ.
3/Anh/ chị hiểu thế nào về nghĩa của hai câu thơ "con mắc nợ mẹ không là chủ nợ /chỉ chủ mèo già chứng kiến mẹ buồn thôi"
4/ Đoạn thơ đem tới cho anh chị những cảm xúc, suy ngẫm gì về tình mẫu tử?
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Từ nội dung ngữ liệu trong phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chu trình bày suy nghĩ về nguyên nhân quan niệm: tình yêu của mẹ là tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ nhất trên đời.
Câu 2 (5,0 điểm)
1
Trong tùy bút “Người lái đò sông Đà”, Nguyễn Tuân đã miêu tả về cuộc
chiến giữa người lái đò và con sông Đà:
“ Sóng thác đã đánh đến miếng đòn hiểm độc nhất, cả cái luồng nước vô sở bất chí ấy cứ bóp chặt lấy hạ bộ người lái đò (...) Nhưng ông đò cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái...”
Hay đoạn khác, Nguyễn Tuân lại viết
“...Vậy là phá xong cái trùng vi thạch trận vòng thứ nhất. Không một phút
nghỉ tay nghỉ mắt, phải phá luôn vòng vây thứ hai và đổi luôn chiến thuật. Ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần sông, thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này.”
(Nguyễn Tuân – Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo Dục Việt Nam, 2013, tr189) Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm bật nổi “thứ vàng mười đã qua thử lửa” của người lao động Tây
Bắc mà Nguyễn Tuân đang tìm kiếm.
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
ĐỌC HIỂU
1. Đoạn trích trong bài thơ Chân trời mẹ được viết theo thể thơ tự do
2/ Hai nhân vật trữ tình được khắc họa qua hai chi tiết tương phản trong các câu thơ con mắc nợ mẹ không là chủ nợ
Mẹ buôn buốt ruột/con tung tẩy chữ
3. Hai câu thơ "con mắc mợ mẹ không là chủ nợ /chỉ chủ mèo giả chứng kiển mẹ buồn thôi” cho thấy công lao và tình yêu thương vô bờ bến của mẹ dành cho con. Với sự vô tâm của những người con luôn vay của cha mẹ, trả cho con cái, thì nước mắt luôn chỉ chảy xuôi – mẹ thường chỉ cho mà không bao giờ nghĩ tới sự đền đáp, tuy nhiên, sự vô tâm tới vô tình của con cái chính là bi kịch của mẹ, những bi kịch mẹ chịu đựng trong cô đơn, không được chia sẻ.
4/ Từ những ý, tử của đoạn thơ, học sinh bày tỏ những xúc cảm, suy ngẫm chân thành của bản thân về tình mẫu tử. Có thể hướng tới hai chiều: tình yêu thương mẹ dành cho con cái và tình cảm hiểu thảo, lòng biết ơn các con dành cho mẹ.
LÀM VĂN
Câu 1:
a/ Mở đoạn: giới thiệu vấn đề nghị luận - nguyên nhân quan niệm tình yêu của mẹ là tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ nhất trên đời.
b/ Thân đoạn:
+ Tình yêu của mẹ là tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ nhất trên đời vì đó là tình yêu vô biên, vô hạn, vô điều kiện của người đã trao cho chúng ta sự sống quí
2

giá trên cuộc đời này, là người luôn có thể hi sinh tất cả vì chúng ta, từ sức lực, tình yêu, tâm huyết cho đến sinh mạng của mình.
+ Tình yêu của mẹ là tỉnh cảm thiêng liêng, đẹp đẽ nhất trên đời vì đó là tình yêu vô điều kiện, tình yêu ấy luôn tràn đầy, bất kể chúng ta xấu xí hay xinh đẹp, hiếu thuận hay bạc bẽo, giàu có hay cùng kiệt khổ, khỏe mạnh hay ốm đau... - những điều thường chi phối mạnh mẽ tới tình cảm của bất kì ai đối với bạn, những điều sẽ làm thay đổi sự thủy chung của vợ chồng. tình thân bằng hữu hay sự hiếu thảo, kính trọng của con cái... đối với bạn.
+ Tình yêu của mẹ là tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ nhất trên đời vì đó là tình yêu vô tư, thuần khiết, một chiều, nước mắt chảy xuôi, không đòi hỏi đến đáp...
c/ Kết đoạn: Trước khi là “con người, chúng ta luôn là những người con" của mẹ, nên hãy nhớ: "Mẹ ơi! Thế giới mênh mông, mênh mông không bằng nhà mình/ Dù cho phú quý vinh quang, vinh quang không bằng có mẹ!” (Lời bài hát Mẹ tôi, Nhạc sĩ Trần Tiến).
Câu 2:
I. Mở bài:
– Tác giả:
+ Nguyễn Tuân là nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp
+ Ông có công lớn trong việc đưa thể tuỳ bút đến đỉnh cao nghệ thuật, làm
phong phú ngôn ngữ văn học dân tộc và đem đến cho văn học dân tộc một phongcách độc đáo tài hoa.
+ Trước năm 1945, Nguyễn Tuân là con người của “chủ nghĩa xê dịch” với cái tui riêng độc đáo. Nhưng sau năm 1945, cái tui riêng ấy đã hòa vào cái ta chung.
– Tác phẩm: Vẫn độc đáo, vẫn tài hoa, nên con người ấy đã để lại cho chúng ta nhiều tác phẩm xuất sắc. Trong đó phải kể đến tùy bút “Người lái đò Sông
Đà”
– VĐCNL: Qua hình tượng người lái đò sông Đà được tác giả miêu tả rất nhiều lần tróng tác phẩm, ta chợt phát hiện ra đó chính là “thứ vàng mười đã
qua thử lửa” của người lao động Tây Bắc mà Nguyễn Tuân đang tìm kiếm.
II. Thân bài:
1. Khái quát vấn đề:
Trong tùy bút “Người lái đò Sông Đà”, đã rất nhiều lần Nguyễn Tuân miêu tả về người lái đò trên dòng sông Đà. Có khi ông hiện lên với nét đẹp dũng cảm,
kiên cường“ Sóng thác đã đánh đến miếng đòn hiểm độc nhất, cả cái luồng nước vô sở bất chí ấy cứ bóp chặt lấy hạ bộ người lái đò (...) Nhưng ông đò cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái...”
3

Có khi lại tài hoa và giàu kinh nghiệm: “...Vậy là phá xong cái trùng vi
thạch trận vòng thứ nhất. Không một phút nghỉ tay nghỉ mắt, phải phá luôn vòng vây thứ hai và đổi luôn chiến thuật. Ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần sông, thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này.”
– Đó rõ ràng là “thứ vàng mười đã qua thử lửa ” của con người Tây Bắc mà
Nguyễn Tuân đang tìm kiếm.
2. Luận điểm 1:Nét đẹp trí dũng, kiên cường của ông lái đò
– Trước con thủy quái lớn độc dữ ông lái vẫn bình tĩnh, tự tin: Sự dũng cảm, kiên cường
– Dù bị sóng thác đánh đến miếng đòn hiểm độc nhất và bị thương nhưng ông lái vẫn “cố nén vết thương”: Sự gan góc, không dễ bị khuất phục
– “Vẫn kẹp chặt”: Tư thế chắc chắn, sừng sững của người chỉ huy
– Nét đẹp trí dũng của ông lái còn được thể hiện ở nhiều đoạn khác trong bài...
-> Ta thường thấy xuất hiện trong tác phẩm của Nguyễn Tuân những người
anh hùng thực sự – những hình mẫu đầy lí tưởng. Trước 1945 là Huấn Cao tài hoa, thiên lương và hiên ngang bất khuất, sau năm 1945 lại là một người lái đò cũng trí dũng, kiên cường không kém. Qua đó ta cảm nhận được nét bút khỏe khoắn, tài năng đầy bản lĩnh của Nguyễn Tuân.
3. Luận điểm 2: Nét đẹp tài hoa, giàu kinh nghiệm của ông lái đò
– Đổi chiến thuật: Sự tài tình, linh hoạt trong trận đánh, như một nghệ sĩ đang
phô diễn tài năng. – “Nắm chắc”, “thuộc”: Giàu kinh nghiệm, am hiểu rất rõ về đối thủ của mình...
– Nét đẹp tài hoa, giàu kinh nghiệm của ông lái còn được thể hiện ở nhiều đoạn khác...
-> Dù có nhiều điểm khá tương đồng với nhân vật Huấn Cao trong “Chữ
người tử tù” nhưng ông lái đò của chúng ta lại có nhiều điểm khác biệt. Điểm khác biệt lớn nhất có thể kể đến đó là ông chỉ xuất hiện như một anh hùng vô
danh, lặng thầm và vô cùng khiêm tốn. Có người cho rằng đây là dấu hiệu của sự đột phá trong tác phẩm Nguyễn Tuân – ông đã chấp nhận hòa cái tui ngông nghênh vào cái ta chung của thời đại.
4. Đánh giá tổng hợp
– Qua hai đoạn miêu tả người đọc cảm nhận được vẻ đẹp trí dũng, tài hoa,
giàu bản lĩnh và kinh nghiệm của người lái đò sông Đà. Đây chính là chất vàng mười đã qua thử lửa của con người Tây Bắc mà Nguyễn Tuân đang tìm kiếm.
4

– Nguyễn Tuân đã vận dụng các động từ, tính từ và từ láy tượng hình một
cách linh hoạt và tài tình tạo nên một bức tranh thiên nhiên đẹp đến ngất ngây lòng.
III. Kết bài
- Khẳng định vẻ đẹp của hình tượng người lái đò
- Khẳng định tài năng của Nguyễn Tuân
NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ ĐỀ SỐ 2
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích:
Thế giới hiện đại phát triển quá nhanh khiến cho nhiều người cảm giác chỉ một khắc chậm chân đã tụt lại phía sau quá xa. Lấy việc đó làm động lực để bước tiếp hay chịu thua và bị trói buộc vào cuộc sống nhàm chán, đơn điệu hàng ngày là sự lựa chọn của mỗi người; thế nhưng thế giới vĩnh viễn sẽ khôngbaogiờthu nhỏlại,vậynêntầmnhìncủabạncầnphảitolớnhơn.
Bạn có biết rằng, từ “Sekai” trong tiếng Nhật có nghĩa là “thế giới”; nhưng trong đó bản thân từ “kai” lại vừa có nghĩa là “giải”- “phát triển”; lại có nghĩa là “đáng giá”? Điều đó có nghĩa là, mỗi cuộc dấn thân, mỗi chuyến phiêu lưu tìm hiểu thế giới này đều là những trải nghiệm cần thiết và quý báu. Thay vì dính chặt lấy cuộc sống thường nhật tẻ nhạt và nhàm chán, nhiều bạn trẻ giờ đây đã chọn cách mạnh mẽ thể hiện bản thân mình, trải nghiệm cuộc sống bằng những chuyến đi xa, những cuộc gặp gỡ, kết giao thú vị. Có thể nói, đó chính là những người trẻ chọn việc không ngừng phấn đấu và tiến về phía trước, và sẽ là những người thu vào trong tầm mắt phần rộng lớn và tươi đẹp nhất của thế giới này (...).
Vậy nên hãy luôn khát khao bám đuổi theo cái tui mới mẻ và bứt phá; mạnh dạn chấp nhận những thử thách của cuộc sống để bước chân ra khỏi vùng an toàn của chính mình, bạn nhé ! Bởi cuộc đời chỉ thực sự trở nên hoàn hảo khi tầm nhìn của bạn rộng mở hơn.
( rong-lon-ban-se-nhanlai-dieu-gi 2120181211181847470.htm)
Thực hiện những yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định cách biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. Theo tác giả, để thay vì cuộc sống thường nhật tẻ nhạt và nhàm chán, nhiều bạn trẻ giờ đây đã chọn cách sống như thế nào?
5

Câu 3. Nêu tác dụng của việc giải thích từ “Sekai” trong tiếng Nhật của văn bản?
Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với quan điểm “thế giới vĩnh viễn sẽ không bao giờ thu nhỏ lại, vậy nên tầm nhìn của bạn cần to lớn hơn” được nêu trong văn bản hay không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, Anh/chị hãy viết một đoạn văn
(khoảng 200 chữ) trình bày về ý nghĩa của việc “Mạnh dạn chấp nhận những thử thách của cuộc sống” đối với tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay.
Câu 2. (5,0 điểm)
- Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại, réo to mãi lên. Tiếng thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vậu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Tới cái thác rồi. Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả dập dờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Đất cùng kiệt nuôi những anh hùng
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa Việt Nam đất nắng chan hòa
Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời
xanh
Mắt đen cô gái long lanh Yêu ai yêu trọn tấm tình thủy
chung.
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn.
(Trích Việt Nam quê hương ta, Nguyễn Đình Thi, Dẫn theo Trần Đăng Khoa, dáng và đối thoại, NXB Thanh
niên, 1999)
Thực hiện các yêu cầu sau:
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Câu 2 (5.0 điểm)
Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. tui đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tui đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về. Chưa hề bao giờ tui thấy dòng Sông Đà đen như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ta ra

Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? (0.5 điểm)
Câu 2. Trong bốn dòng thơ đầu, tác giả đã chọn những hình ảnh nào để tái hiện khung cảnh đất nước Việt Nam? (0.5 điểm)
Câu 3. Đoạn thơ đã thể hiện tình cảm gì của tác giả với quê hương, đất nước?
(1.0 điểm)
Câu 4. Đọc đoạn thơ, anh/ chị cảm nhận được những vẻ đẹp nào của nhân
dân, đất nước? (1.0 điểm)
Dựa vào nội dung trong đoạn thơ ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về vẻ đẹp của dân tộc
Việt Nam.
23
đổ mực Tây vào mà gọi bằng một cái tên Tây láo lếu, rồi cứ thế mà phiết vào bản đồ lai chữ.
Đã có lần tui nhìn Sông Đà như một cố nhân. Chuyến ấy ở rừng đi núi cũng đã hơi lâu, đã thấy thèm chỗ thoáng. Mải bám gót anh liên lạc, quên đi mất là mình sắp đổ ra Sông Đà. Xuống một cái dốc núi, trước mắt thấy loang loáng như trẻ con nghịch chiếu gương vào mắt mình rồi bỏ chạy. tui nhìn cái miếng sáng lóe lên một màu nắng tháng ba Đường thi “Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”. Bờ Sông Đà, bãi Sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên Sông Đà. Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng. Đi rừng dài ngày rồi lại bắt ra Sông Đà, đúng thế, nó đằm đằm ấm ấm như gặp lại cố nhân, mặc dầu người cố nhân ấy mình biết là lắm bệnh lắm chứng, chốc chốc dịu dàng đấy, rồi chốc lại bẳn tính và gắt gỏng thác lũ ngay đấy.
Thuyền tui trôi trên Sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tui trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp-lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ – Yên Bái – Lai Châu.
(Trích Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2020, tr.191-192)
Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng con sông Đà ở đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét chất thơ thể hiện trong đoạn trích.
------------ -- -- --H ết- -- -- -- --- -- -- -
HƯỚNG DẪN CHẤM THI, ĐÁP ÁN Bài thi: NGỮ VĂN
I/ Hướng dẫn chung:
1. Thầy cô giáo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm và Đáp án
- Thang điểm này để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh. Do đặc trưng của 24

môn Ngữ văn, thầy cô giáo cần linh hoạt trong quá trình chấm, tránh đếm ý cho điểm, khuyến khích những bài viết sáng tạo.
Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm. (Câu 3, 4 phần Đọc hiểu, thí sinh có thể diễn đạt khác với hướng dẫn chấm trong đáp án nhưng trả lời đúng nội dung yêu cầu thì vẫn được điểm tối đa.)
2. Việc chi tiết hóa điểm số của các câu trong Đáp án - Thang điểm phải thống nhất đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi câu.
3. Bài thi được chấm theo thang điểm 10; lấy đến 0,25; không làm tròn điểm.
II/ Đáp án và thang điểm:
Phầ Câ Nội dung Điể num

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top