rica17

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
Một vài kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên ở trường tiểu học Yên Trung

NộI DUNG
Trang
1
Mở đầu
1
1.1
Lý do chọn đề tài
2
1.2
Mục đớch nghiờn cứu
3
I.3
Đối tượng nghiờn cứu
3
1.4
Phương phỏp nghiờn cứu
4
2
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
4
2.1
Cơ sở lý luận của sỏng kiến kinh nghiệm
4
2.2
Cơ sở thực tiễn
2.3
Thực trạng về đội ngũ giỏo viờn ở trường Tiểu học Yờn Trung
5
2.4
Các giải pháp thực hiện chỉ đạo nõng cao chất lượng đội ngũ giỏo viờn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học Yên Trung.
7
2.5
Hiệu quả sỏng kiến kinh nghiệm
15
3
Kết luận và kiến nghị
16
3.1
Kết luận,
17
3.2
Tài liệu tham khảo
18
1.. Phần mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH – HĐH đất nước đang là vấn đề cấp thiết đặt ra cho toàn xã hội, đặc biệt là ngành Giáo dục - Đào tạo. Tiểu học là bậc học nền tảng. Để nâng cao chất lượng dạy học ở trường Tiểu học thì việc bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ là một yếu tố hết sức quan trọng.
Quản lí chuyên môn ở trường TH trước hết là quản lí con người, cụ thể là đội ngũ giáo viên. Đội ngũ giáo viên là lực lượng chủ yếu giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch giáo dục, là người có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thành công hay thất bại của nhà trường. Vì thế việc tổ chức, quản lí làm tốt công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên là việc làm thường xuyên và được các nhà trường quan tâm hàng đầu.
Hiện nay, đất nước chúng ta đang tiến hành công cuộc đổi mới. Giáo dục - Đào tạo trở thành quốc sách hàng đầu nhằm: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp, tiến kịp các nước tiên tiến, đặc biệt nước ta đang trên con đường hội nhập. Mục tiêu giáo dục nói chung và mục tiêu giáo dục TH nói riêng đã chỉ rõ đây là mục tiêu chiến lược.
Đặc điểm lao động của người giáo viên cho thấy dạy học là một nghề với nhiệm vụ chủ yếu hết sức quan trọng là giảng dạy và giáo dục học sinh. thì vai trò của người giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh nhằm giúp các em chiếm lĩnh kiến thức mới.
Muốn thực hiện được nhiệm vụ này, đòi hỏi phải có đội ngũ giáo viên tâm huyết, có trình độ chuyên môn vững vàng và trình độ tay nghề cao. Trong văn kiện hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ IV khoá VIII đã viết:"Con người phát triển trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức là động lực xây dựng xã hội mới, đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Vì vậy mọi chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước phải quán triệt việc chăm sóc, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người".
Vì vậy việc chăm lo bồi dưỡng năng lực sư phạm nói chung, năng lực chuyên môn cho giáo viên là một việc làm có ý nghĩa chiến lược, là trách nhiệm cao cả của người cán bộ quản lý.
Xuất phát từ: Yêu cầu của đất nước trong thời kì hội nhập, Mục tiêu đào tạo của giáo dục tiểu học. Từ thực trạng đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Yên Trung, tui đã mạnh dạn nghiên cứu và đưa ra: “Một vài kinh nghiệm về bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên”. Đây là một vấn đề rộng và phức tạp, với khả năng cho phép, tui chỉ mạnh dạn đi sâu nghiên cứu và trình bày một số giải pháp của bản thân trong việc “Một vài kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên ở trường tiểu học Yên Trung”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích là tìm ra “ Một vài kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên số biện pháp chỉ đạo nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường” và làm nền tảng để chỉ đạo cho những năm tiếp theo.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học Yên Trung.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
+ Nghiên cứu lý thuyết:
- Nghiên cứu các văn bản, tài liệu, hồ sơ có liên quan
+ Nghiên cứu thực tiễn:
- Quan sát tình hình hoạt động dạy học của giáo viên và hoạt động học của học sinh
- Nội dung hình thức sinh hoạt tổ khối chuyên môn của nhà trường
- Việc thực hiện hồ sơ sổ sách
+ Phương pháp điều tra:
- Tổng hợp thống kê, so sánh số liệu về chất lượng giảng dạy của giáo viên và giáo dục học tập của học sinh
2. Phần nội dung:
2.1. Cơ sở lý luận:
Tiểu học là bậc học đầu tiên. Đây là “bậc học nền tảng“ của hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục TH phải đảm bảo mục tiêu giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẫm mĩ và các kĩ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bước đầu xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở. Từ mục tiêu này giúp cho người cán bộ quản lí cũng như đội ngũ giáo viên có được những định hướng đúng đắn cho việc dạy học. Đây là cơ sở khoa học để xây dựng đội ngũ giáo viên “vừa hồng vừa chuyên“.
Kho tàng tri thức của nhân loại là vô tận và luôn có sự đổi mới. Tri thức là chìa khoá vạn năng giúp con người mở cửa cuộc đời. Lê - nin đã dạy “ Không có sách thì không có tri thức" và Người còn nhắc nhở “Học – học nữa – học mãi”. Trước sự đổi mới của tri thức khoa học và công nghệ diễn ra như vũ bão, người giáo viên phải không ngừng tự học và tự bồi dưỡng. Hơn nữa người giáo viên tiểu học không chỉ đơn thuần là dạy Toán hay dạy Tiếng Việt mà là “ông thầy tổng thể“ dạy tất cả các môn học. Do đặc trưng này, đối với học sinh TH, giáo viên là thần tượng, là trí tuệ, là lí tưởng, điều thầy giáo nói là chân lí, việc thầy giáo làm là chuẩn mực. Vì vậy con đường tối ưu của thầy giáo là tự học, tự bồi dưỡng và bồi dưỡng thường xuyên.
Dạy học là một hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của mỗi trường học. Quản lí chuyên môn ở trường TH là quản lí dạy học: quản lí dạy học trên lớp và hoạt động ngoài giờ của giáo viên. Quản lí giáo viên chủ yếu là quản lí năng lực của họ. Để đội ngũ giáo viên ngày càng có phẩm chất và năng lực thì bồi dưỡng là công tác quan trọng, có ý nghĩa quyết định việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục TH nói riêng. Đây cũng là cơ sở để khẳng định “ có bao nhiêu thầy giáo giỏi thì có bấy nhiêu học trò giỏi“.
Để đạt được mục tiêu đào tạo, cụ thể là mục tiêu giáo dục TH, thì đòi hỏi người cán bộ quản lý phải làm tốt công tác chỉ đạo chuyên môn, muốn thực hiện tốt điều này cần quán triệt cán bộ giáo viên thực hiện nghiêm túc qui chế chuyên môn của nhà trường.
2.2 Cơ sở thực tiễn:
Trước sự đổi mới từng ngày, từng giờ của tri thức khoa học, cùng với sự bùng nổ nhanh chống về kiến thức qua các phương tiện thông tin đại chúng đặc biệt là của internet thì việc giáo viên truyền thụ kiến thức cho học sinh đòi hỏi phải chính xác, kịp thời và có hệ thống,. Chính vì vậy, để dạy tốt ở bậc tiểu học, giáo viên không ngừng phải học tập, nâng cao sự hiểu biết của mình, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm để tiến tới một trình độ cao hơn. Tri thức và tầm hiểu biết của người giáo viên tiểu học được thể hiện qua quá trình giáo dục và giảng dạy. Vì vậy trong nhà trường, giáo viên không thể giáo dục học sinh một cách tuỳ tiện, mà phải tuân thủ một quy chế, một chuẩn mực chung của nhà trường. Kiến thức giáo viên truyền thụ cho học sinh phải chính xác, đảm bảo yêu cầu cơ bản của mục tiêu giáo dục tiểu học. Phải tổ chức học tập một cách linh hoạt, chủ động sáng tạo tự mình khám phá và chiếm lĩnh kiến thức.
Từ yêu cầu thực tiễn đó, người giáo viên phải thường xuyên rèn luyện đạo đức học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy và giáo dục, đáp ứng ngày càng cao theo tiêu chuẩn quy định đối với giáo viên tiểu học, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo. Gương mẫu trước học sinh, thương yêu tôn trọng đối xử công bằng với học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết giúp đỡ các bạn đồng nghiệp, xây dựng tập thể sư phạm thành một khối đoàn kết, thân ái. Xuất phát từ nhiệm vụ của người giáo viên tiểu học, yêu cầu về việc bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên đối với người quản lý lại càng thiết thực hơn, cấp thiết hơn.
2.3. Thực trạng của đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học Yên Trung:
2.3.1.Một số nét cơ bản về tình hình và đặc điểm nhà trường:
Trường Tiểu học yên Trung nằm ở phía Tây Huyện Yên Định cách Thị Trấn Quán Lào khoảng 10 ki lô mét, là một trường thuộc vùng nông thôn, Trường được tách ra từ trường phổ thông cơ sở vào tháng 9 năm 1955. . Qua 58 năm xây dựng và phát triển đến nay cơ sở vật chất nhà trường ngày càng khang trang, sạch đẹp trường có 11 phòng học kiên cố và 2 phòng học cấp 4 , thiết bị dạy học đầy đủ cho giáo viên và học sinh, trường đã được công nhận là trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ I tháng 12/2005. Và được kiểm tra công nhận lại vào tháng 2 năm 2012. Cùng với nền giáo dục của huyện nhà trong nhiều năm qua trường luôn đạt trường tiên tiến cấp Tỉnh và được giám đốc Sở giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa tặng giấy khen. năm học này trường có 13 lớp với 364 học sinh và 20 cán bộ – giáo viên – nhân viên.
2.3.2.Tình hình đội ngũ:
Là một đơn vị thuộc vùng khó khăn của Huyện, đội ngũ giáo viên thường xuyên biến động qua hàng năm Đội ngũ phần lớn tuổi đời và tuổi nghề còn trẻ, số giáo viên hợp đồng nhiều đa số các đồng giáo viên hợp đồng ở xa phải ở lại trường luôn nhiệt tình năng nổ trong công tác nhưng kinh nghiệm trong dạy học còn hạn chế. Trong những năm qua, ban giám hiệu nhà trường nhận thức được việc đào tạo và bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ giáo viên là cần thiết nên nhà trường đã tạo mọi điều kiện để cán bộ giáo viên tham gia học các lớp học nâng cao trình độ. Cụ thể về trình độ đội ngũ giáo viên:
Đại học tiểu học : 17 đ/c
Cao đẳng tiểu học : 2 đ/c
THSP : 1 đ/c
Đội ngũ giáo viên được đào tạo qua nhiều thế hệ và số năm công tác không đồng đều nhau
Qua hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp, nhiều giáo viên đã nhiệt tình tham gia và đạt giải. Năm học 2014- 2015 có 2 đồng chí đạt giáo viên dạy giỏi cấp Huyện , .
Năm học 2016-2017 có 01 cán bộ giáo viên đạt danh hiệ GV dạy giỏi cấp Tỉnh. có 85% giáo viên đạt danh hiệu lao động giỏi, trong đó có 1 đồng chí đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở và 03 đồng chí được công nhận danh hiệu lao động tiên tiến cấp Huyện.
Về chất lượng giảng dạy đại trà của đội ngũ tương đối đồng đều, các đồng chí mới ra trường nhiệt tình năng nổ, lại có kiến thức, có trình độ nên khi tiếp cận với PPDH mới tương đối nhanh nhạy. Những giáo viên công tác lâu năm thì có bề dày kinh nghiệm trong dạy học, ứng xử tình huống sư phạm trên lớp khéo léo hơn, hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, trước thực tế đổi mới PPDH, sự bùng nổ về khoa học thông tin thì một số giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu này, khi bố trí dạy các lớp cuối cấp còn bất cập.
Là người cán bộ quản lí, người chịu trách nhiệm về trọng trách quản lí nhà trường và thực hiện đồng bộ tất cả các nội dung định hướng chiến lược phát triển GD - ĐT trong sự vận hành chung của hệ thống giáo dục quốc dân, bản thân rất e sợ trước sự đổi mới và yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội đối với giáo dục.vì thế bản thân luôn quan tâm đến chất lượng đội ngũ giáo viên trong nhà trường.
2.3.3. Chất lượng giáo dục:
Trong 02 năm qua Học sinh được học đầy đủ tất cả các môn quy định, 100% số lớp được học 02 buổi/ngày, số học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh qua các kỳ thi đạt giải ngày càng nhiều hơn. Cụ thể năm học 2015-2016 có 15 em đạt giải cấp Huyện ở tất cả các môn dự thi. Năm học 2016-2017 có là 18 em đạt giải cấp Huyên
Dưới đây là bảng thống kê chất lượng hai mặt năm học 2016- 2017:
Tổng số HS
Các môn học và hoạt động giáo dục
các năng lực và phẩm chất

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D bồi dưỡng năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh giỏi THPT thông qua dạy học chủ đề chuẩn độ Luận văn Sư phạm 0
D Hoạt động bồi dưỡng kỹ năng công tác xã hội cho cán bộ Đoàn tại Hà Nội hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
D Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho giáo viên ở các trường tiểu học Luận văn Sư phạm 0
D Bồi dưỡng năng lực ứng dụng số phức vào giải toán hình học và lượng giác cho học sinh khá giỏi trung học phổ thông Luận văn Sư phạm 0
D Tổ chức bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình dạy học tích hợp liên môn cho giáo viên THCS thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh Luận văn Sư phạm 1
D Bồi dưỡng năng lực huy động kiến thức cho học sinh khá, giỏi bậc THCS thông qua phát triển các bài toán cơ bản Luận văn Sư phạm 0
D Bồi dưỡng năng lực thực nghiệm cho học sinh trong dạy học chương Cảm ứng điện từ Vật lí 11 THPT Luận văn Sư phạm 0
P Nghiên cứu chức năng của hiệu trưởng trường THPT Việt Nam thời kỳ đổi mới phục vụ công tác bồi dưỡng hiệu trưởng đáp ứng yêu cầu xã hội Luận văn Sư phạm 0
C quản lý công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ Hiệu trưởng các trường Tiểu học Huyện An Lão Thành phố Hải Phòng Luận văn Sư phạm 0
H quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên Trường THPT Hải An Thành phố Hải Phòng đáp ứng chuẩn nghề nghiệp Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top