Link tải luận văn miễn phí cho ae
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp Hành Trung ương Đảng khóa XI đã khẳng định phải “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế ”.
Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội, trong những năm gần đây mục tiêu giáo dục của Việt Nam đã chuyển từ mục tiêu cung cấp kiến thức là chủ yếu sang hình thành và phát triển những năng lực cần thiết cho học sinh, đặc biệt là năng lực hành động, năng lực thực tiễn. Phương pháp giáo dục phổ thông cũng đã được đổi mới theo hướng “phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.
Thấy rõ tầm quan trọng của việc phát triển năng lực cho học sinh, trong đó nhấn mạnh đến năng lực thực nghiệm. Vì lẽ đó, giáo dục phổ thông nước ta đang từng bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học. Nói cách khác, giáo dục phải giúp người học chiếm lĩnh cả kiến thức, kỹ năng và vận dụng được vào trong thực tiễn cuộc sống chứ không đơn thuần là nắm bắt lí thuyết.
Việc phát triển năng lực cho người học, đặc biệt là NLTN là cần thiết nhưng thực trạng giáo dục ở nước ta vẫn còn nặng về việc truyền thụ, nhồi nhét kiến thức, chưa chú trọng đến việc phát triển NLTN cho người học.
Hiện nay trong dạy học vật lý nói chung và vật lý THPT nói riêng phần lớn là dạy chay. Chỉ trình bày về mặt lý thuyết mang tính suy luận toán học, thiếu tính thực tiễn. Chưa phát huy được tính sáng tạo, tự chiếm lính tri thức của người học.
Trong dạy học vật lý để bồi dưỡng năng lực sáng tạo, tự lực chiếm lĩnh kiến thức cho học sinh thì cách tốt nhất là dạy cho học sinh biết sử dụng các phương pháp nhận thức vật lý, trong đó PPTN là phương pháp đặc thù của nghiên cứu vật lý. Vì vậy việc trang bị, bồi dưỡng cho học sinh năng lực thực nghiệm trong dạy học vật lý là hết sức cần thiết.
Vật lí là một khoa học thực nghiệm. Các khái niệm vật lí, các định luật vật lí đều gắn với thực tế. Trong chương trình vật lí phổ thông, nhiều khái niệm vật lí và hầu hết các định luật vật lí được hình thành bằng con đường thực nghiệm. Thông qua thí nghiệm, ta xây dựng được những biểu tượng cụ thể về sự vật và hiện tượng mà không một lời lẽ nào có thể mô tả đầy đủ được. Như vậy, trong quá trình học tập vật lí, HS ngoài việc suy luận lôgic, các em cần biết làm TN để quan sát, thu thập xử lí số liệu nhằm rút ra kiến thức mới hay đối chiếu, kiểm tra lại các hệ quả vật lí đã có từ các suy luận lôgic. Tuy nhiên, thực tế dạy học lại cho thấy rằng, HS dễ dàng học thuộc các định nghĩa, nhớ rõ các khái niệm, các định luật, thậm chí rất thành thạo sử dụng các công thức, thay số dễ dàng để giải quyết nhanh các bài tập vật lí, HS cũng háo hức với việc làm TN, và cũng có một số HS biết tên nhiều công cụ TN, nhưng nhiều HS lại vô cùng bối rối, lúng túng, vụng về khi sử dụng các thiết bị TN, không hiểu rõ nguyên tắc hoạt động của các công cụ TN. Điều đó chứng tỏ rằng khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn hay năng lực thực nghiệm của HS còn nhiều hạn chế.
Trong chương trình vật lí 11, Chương “Cảm ứng điện từ” là chương mà các nội dung chủ yếu được xây dựng từ thực nghiệm, nghiên cứu bản chất của điện từ trường. Vận dụng kiến thức của chương có thể giải thích được nhiều hiện tượng trong cuộc sống.
- Trong dạy học vật lý vẫn còn nhiều GV chưa nắm rõ cơ sở lý luận về phương pháp thực nghiệm chính vì vậy khi lên lớp dù có tiến hành thí nghiệm thì việc sử dụng cũng sai mục đích và không mang lại hiệu quả.
Từ những lý do trên, tui đã chọn đề tài: Bồi dưỡng năng lực thực nghiệm cho học sinh trong dạy học chương “Cảm ứng điện từ” Vật lý 11 THPT làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lí luận và thực tiễn, đề xuất được các biện pháp bồi dưỡng năng lực thực nghiệm cho HS và xây dựng được quy trình bồi dưỡng năng lực thực nghiệm vận dụng vào dạy học chương “Cảm ứng điện từ” Vật lí 11 THPT nhằm phát triển năng lực thực nghiệm của học sinh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Quá trình dạy học phần “Điện-Điện từ học” Vật lí 11 THPT và năng lực học vật lý của HS.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Dạy học kiến thức chương “Cảm ứng điện từ” Vật lí 11 THPT theo hướng bồi dưỡng năng lực thực nghiệm cho HS .
4. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất được các biện pháp bồi dưỡng năng lực thực nghiệm, xây dựng được quy trình bồi dưỡng NLTN trong dạy học vật lí và vận dụng các biện pháp và quy trình đó vào dạy học chương “Cảm ứng điện từ” Vật lí 11 THPT thì sẽ phát triển được NLTN cho HS góp phần nâng cao hiệu quả học tập vật lí.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc bồi dưỡng năng lực thực nghiệm cho HS trong dạy học vật lí ở trường THPT.
5.2. Đề xuất các biện pháp bồi dưỡng năng lực thực nghiệm cho HS trong dạy học vật lí ở trường THPT.
5.3. Xây dựng quy trình bồi dưỡng năng lực thực nghiệm trong dạy học vật lý.
5.4. Thiết kế tiến trình dạy học theo hướng bồi dưỡng năng lực thực nghiệm trong chương “Cảm ứng điện từ” Vật lý lớp 11 THPT.
5.5. Thực nghiệm sư phạm.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp Hành Trung ương Đảng khóa XI đã khẳng định phải “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế ”.
Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội, trong những năm gần đây mục tiêu giáo dục của Việt Nam đã chuyển từ mục tiêu cung cấp kiến thức là chủ yếu sang hình thành và phát triển những năng lực cần thiết cho học sinh, đặc biệt là năng lực hành động, năng lực thực tiễn. Phương pháp giáo dục phổ thông cũng đã được đổi mới theo hướng “phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.
Thấy rõ tầm quan trọng của việc phát triển năng lực cho học sinh, trong đó nhấn mạnh đến năng lực thực nghiệm. Vì lẽ đó, giáo dục phổ thông nước ta đang từng bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học. Nói cách khác, giáo dục phải giúp người học chiếm lĩnh cả kiến thức, kỹ năng và vận dụng được vào trong thực tiễn cuộc sống chứ không đơn thuần là nắm bắt lí thuyết.
Việc phát triển năng lực cho người học, đặc biệt là NLTN là cần thiết nhưng thực trạng giáo dục ở nước ta vẫn còn nặng về việc truyền thụ, nhồi nhét kiến thức, chưa chú trọng đến việc phát triển NLTN cho người học.
Hiện nay trong dạy học vật lý nói chung và vật lý THPT nói riêng phần lớn là dạy chay. Chỉ trình bày về mặt lý thuyết mang tính suy luận toán học, thiếu tính thực tiễn. Chưa phát huy được tính sáng tạo, tự chiếm lính tri thức của người học.
Trong dạy học vật lý để bồi dưỡng năng lực sáng tạo, tự lực chiếm lĩnh kiến thức cho học sinh thì cách tốt nhất là dạy cho học sinh biết sử dụng các phương pháp nhận thức vật lý, trong đó PPTN là phương pháp đặc thù của nghiên cứu vật lý. Vì vậy việc trang bị, bồi dưỡng cho học sinh năng lực thực nghiệm trong dạy học vật lý là hết sức cần thiết.
Vật lí là một khoa học thực nghiệm. Các khái niệm vật lí, các định luật vật lí đều gắn với thực tế. Trong chương trình vật lí phổ thông, nhiều khái niệm vật lí và hầu hết các định luật vật lí được hình thành bằng con đường thực nghiệm. Thông qua thí nghiệm, ta xây dựng được những biểu tượng cụ thể về sự vật và hiện tượng mà không một lời lẽ nào có thể mô tả đầy đủ được. Như vậy, trong quá trình học tập vật lí, HS ngoài việc suy luận lôgic, các em cần biết làm TN để quan sát, thu thập xử lí số liệu nhằm rút ra kiến thức mới hay đối chiếu, kiểm tra lại các hệ quả vật lí đã có từ các suy luận lôgic. Tuy nhiên, thực tế dạy học lại cho thấy rằng, HS dễ dàng học thuộc các định nghĩa, nhớ rõ các khái niệm, các định luật, thậm chí rất thành thạo sử dụng các công thức, thay số dễ dàng để giải quyết nhanh các bài tập vật lí, HS cũng háo hức với việc làm TN, và cũng có một số HS biết tên nhiều công cụ TN, nhưng nhiều HS lại vô cùng bối rối, lúng túng, vụng về khi sử dụng các thiết bị TN, không hiểu rõ nguyên tắc hoạt động của các công cụ TN. Điều đó chứng tỏ rằng khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn hay năng lực thực nghiệm của HS còn nhiều hạn chế.
Trong chương trình vật lí 11, Chương “Cảm ứng điện từ” là chương mà các nội dung chủ yếu được xây dựng từ thực nghiệm, nghiên cứu bản chất của điện từ trường. Vận dụng kiến thức của chương có thể giải thích được nhiều hiện tượng trong cuộc sống.
- Trong dạy học vật lý vẫn còn nhiều GV chưa nắm rõ cơ sở lý luận về phương pháp thực nghiệm chính vì vậy khi lên lớp dù có tiến hành thí nghiệm thì việc sử dụng cũng sai mục đích và không mang lại hiệu quả.
Từ những lý do trên, tui đã chọn đề tài: Bồi dưỡng năng lực thực nghiệm cho học sinh trong dạy học chương “Cảm ứng điện từ” Vật lý 11 THPT làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lí luận và thực tiễn, đề xuất được các biện pháp bồi dưỡng năng lực thực nghiệm cho HS và xây dựng được quy trình bồi dưỡng năng lực thực nghiệm vận dụng vào dạy học chương “Cảm ứng điện từ” Vật lí 11 THPT nhằm phát triển năng lực thực nghiệm của học sinh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Quá trình dạy học phần “Điện-Điện từ học” Vật lí 11 THPT và năng lực học vật lý của HS.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Dạy học kiến thức chương “Cảm ứng điện từ” Vật lí 11 THPT theo hướng bồi dưỡng năng lực thực nghiệm cho HS .
4. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất được các biện pháp bồi dưỡng năng lực thực nghiệm, xây dựng được quy trình bồi dưỡng NLTN trong dạy học vật lí và vận dụng các biện pháp và quy trình đó vào dạy học chương “Cảm ứng điện từ” Vật lí 11 THPT thì sẽ phát triển được NLTN cho HS góp phần nâng cao hiệu quả học tập vật lí.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc bồi dưỡng năng lực thực nghiệm cho HS trong dạy học vật lí ở trường THPT.
5.2. Đề xuất các biện pháp bồi dưỡng năng lực thực nghiệm cho HS trong dạy học vật lí ở trường THPT.
5.3. Xây dựng quy trình bồi dưỡng năng lực thực nghiệm trong dạy học vật lý.
5.4. Thiết kế tiến trình dạy học theo hướng bồi dưỡng năng lực thực nghiệm trong chương “Cảm ứng điện từ” Vật lý lớp 11 THPT.
5.5. Thực nghiệm sư phạm.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links