hiennhe187
New Member
Download miễn phí Đề tài Bước đầu nghiên cứu tiềm năng tài nguyên phát triển du lịch ở Hương Sơn - Mĩ Đức - Hà Tây
LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN I: BÁO CÁO QUÁ TRÌNH THỰC TẬP 5
1. MỞ ĐẦU 5
1.1. Mục tiêu thực tập tốt nghiệp 5
1.2. Lịch sử hình thành và chức năng hoạt động của HONGGAI TOURIST COMPANY 5
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY 6
1.3. Tổ chức bộ máy của Công ty 7
1.4. Mô tả về thị trường hoạt động 8
1.5. Bộ phận thực tập 8
2. NỘI DUNG THỰC TẬP 8
2.1. Nguyên lý thực hành hướng dẫn và hoạt động của Công ty trong kinh doanh lữ hành và các dịch vụ liên quan 8
2.2. Thực tế hoạt động của Công ty trong kinh doanh Du lịch, lữ hành và 9
các dịch vụ liên quan 9
2.3. Hoạt động Marketing, thị trường khách Du lịch và xu hướng mới trong Du lịch, ưu tiên nghiên cứu những cơ hội và thách thức trong kinh doanh Du lịch ở các thị trường mục tiêu. 11
3. ĐÁNH GIÁ NHỮNG LỢI THẾ, THUẬN LỢI, NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG THỰC TẬP 13
3.1. Lợi thế, thuận lợi 13
3.2. Những khó khăn 13
4. KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 13
4.1. Các kiến nghị 13
4.2. Kết luận 14
PHẦN II: BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ 15
CHƯƠNG I 15
TỔNG QUAN VỀ HƯƠNG SƠN 15
1.1. Địa lý, cảnh quan. 15
1.2. Dân cư, kinh tế - xã hội 17
1.2.1. Dân cư 17
1.2.2. Kinh tế - xã hội 17
1.2.3. Đánh giá chung 19
1.3. Quá trình hình thành và hoạt động du lịch lễ hội ở Hương Sơn 20
CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG TÀI NGUYÊN HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI NHÂN VĂN Ở HƯƠNG SƠN 22
2.1. Những vấn đề về du lịch sinh thái 22
2.1.1. Khái niệm du lịch sinh thái 22
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/web-viewer.html?file=jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-demo-2017-08-02-de_tai_buoc_dau_nghien_cuu_tiem_nang_tai_nguyen_phat_trien_d_C9ZMpiplYk.png /tai-lieu/de-tai-buoc-dau-nghien-cuu-tiem-nang-tai-nguyen-phat-trien-du-lich-o-huong-son-mi-duc-ha-tay-93404/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Du lịch thiên nhiên
Du lịch môi trường
Du lịch đặc thù
Du lịch xanh
Du lịch có trách nhiệm
Du lịch bền vững.
2.1.2. Đặc trưng của du lịch sinh thái
Mọi hoạt động phát triển du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng đều được thực hiện trên cơ sở khai thác những giá trị tài nguyên du lịch tự nhiên, văn hoá, lịch sử, kèm theo các điều kiện về cơ sở hạ tầng và dịch vụ, kết quả của sự khai thác đó là sự hình thành những sản phẩm du lịch từ các tiềm năng về tự nhiên, đem lại nhiều lợi ích cho xã hội về mặt kinh tế - xã hội, về hưởng thụ các cảnh quan thiên nhiên mới lạ và độc đáo đối với khách du lịch.
Du lịch sinh thái cũng là một dạng của hoạt động du lịch vì thế nó cũng mang đầy đủ các đặc trưng cơ bản của hoạt động du lịch như: tính đa ngành, tính đa thành phần, tính chi phí, tính xã hội hoá. Bên cạnh những đặc trưng này du lịch sinh thái còn mang trong nó những đặc trưng riêng đó là:
Thứ nhất: tính giáo dục cao về môi trường: du lịch sinh thái hướng con người tiếp cận gần hơn nữa với các vùng tự nhiên và các khu bảo tồn, nơi có đa dạng cao về đa dạng sinh học và rất nhạy cảm về mặt môi trường.
Thứ hai: góp phần bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và duy trì tính đa dạng sinh học: hoạt động du lịch sinh thái có tác dụng giáo dục con người bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, qua đó hình thành ý thức bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như thúc đẩy các hoạt động bảo tồn, đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững.
Thứ ba: thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương: cộng đồng địa phương chính là những người chủ sở hữu các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại địa phương mình, phát triển du lịch sinh thái hướng con người đến những vùng tự nhiên hoang sơ, có giá trị cao về đa dạng sinh học, điều này đặt ra một yêu cầu cấp bách là cần có sự tham gia của cộng đồng địa phương tại khu vực đó, bởi vì hơn ai hết chính những dân địa phương tại đây hiểu rõ nhất về các nguồn tài nguyên của mình. Sự tham gia của cộng đồng địa phương có tác dụng to lớn trong việc giáo dục du khách bảo vệ các nguồn tài nguyên và môi trường, đồng thời cũng góp phần nâng cao hơn nữa nhận thức cho cộng đồng, tăng các nguồn thu nhập cho cộng đồng.
2.1.3. Một số loại hình du lịch sinh thái ở Việt Nam
Trên thế giới, các loại hình du lịch sinh thái đã được biết từ rất lâu và mang lại nguồn thu lớn cho ngành du lịch, tuy nhiên ở Việt Nam do nhiều nguyên nhân khác nhau, những sản phẩm du lịch sinh thái đích thực hiện chưa có mà chỉ là những loại hình du lịch thiên nhiên mang màu sắc của du lịch sinh thái:
Dã ngoại: là hình thức du lịch đưa con người về với thiên nhiên, sản phẩm du lịch chủ yếu là tham quan thắng cảnh.
Leo núi: là loại hình du lịch chinh phục những đỉnh núi cao như: Phansipan, Bạch Mã ngoài ra còn có các tour du lịch hành hương lễ hội đến các điểm di tích lịch sử văn hoá ở các khu bảo tồn thiên nhiên như: Chùa Hương, Yên Tử
Đi bộ trong rừng: là hình thức du lịch tham quan các cảnh tự nhiên ở các Vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên đang phát triển.
Tham quan miệt vườn: là hình thức tham quan nghiên cứu hệ sinh thái nông nghiệp.
Thăm bản làng dân tộc: Du khách có cơ hội tìm hiểu các giá trị văn hoá bản địa, văn hoá dân gian, tập tục sinh hoạt, sản phẩm thủ công truyền thống
Du thuyền, mạo hiểm, săn bắn, câu cá: là những loại hình hấp dẫn du khách.
2.2. Điều kiện để tổ chức hoạt động du lịch sinh thái nhân văn ở Hương Sơn
2.2.1. Tiềm năng du lịch
Địa hình địa mạo:
Vùng núi đá vôi Hương Sơn là một nhánh của vùng Karst từ suối Rút, tỉnh Hoà Bình chạy ra đến hòn Nẹ ở ngoài khơi huyện Kim Sơn - Ninh Bình, dài trên 120 km, bề ngang chiếm toàn bộ vùng trũng sông Đà, rìa Đông là sông tích và sông Đáy, dãy Hương Sơn có đỉnh Thiên Trù cao 378m. Khí hậu nhiệt đới mưa nhiều của vùng núi là cơ sở và khả năng hoà tan đá vôi rất mạnh nước mưa rơi xuống bề mặt uốn nếp của các dãy núi, một phần chảy trên mặt thành suối Yến, một phần thấm sâu vào bề dày của lớp đá vôi theo các khe nứt, xâm thực mạnh làm đá nứt nẻ lởm chởm thành đá tai mèo và tạo nên những đỉnh đá nhọn hình răng cưa, bao quanh các thung như núi Sư tử, núi Trống, núi Gà
Vùng núi Hương Sơn tiếp giáp với châu thổ sông Hồng, là ranh giới giữa vùng núi và đồng bằng, dãy núi Hương Sơn cùng với dãy núi Chi Nê, kiện Khê tuy nằm cách biệt nhau xong quá trình Karst hoạt động mạnh đã tạo nên những hang động, núi hình tháp, dạng chuông, hang luồn, hang động Qua nhiều đợt kiến tạo địa lý, Hương Sơn được ưu đãi với nhiều hang động kỳ thú, muôn hình, muôn vẻ như Hương Tích, Long Vân với nhiều nhũ đá hình người, long, ly, quy, phượng dãy Hương Sơn nổi tiếng nhờ thế.
Khí hậu, thời tiết:
Khí hậu của khu di tích danh thắng Hương Sơn là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Nhiệt độ trung bình năm là 230C, lượng mưa hàng năm khoảng 1920mm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11, tập trung vào các tháng 6, 7, 8. Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến cuối tháng 3 năm sau. Tuy nhiên Hương Sơn cũng chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên thường có mưa phùn tới hơn 25 ngày trong mùa khô. Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa lạnh khô và mùa nóng khô.
Mùa lạnh khô từ tháng 1 đến tháng 2 với nhiệt độ trung bình tháng khoảng 160C, lượng mưa phùn không đáng kể.
Mùa nóng khô từ tháng 7 đến tháng 8, nhiệt độ trung bình khoảng 290C, có ngày lên tới 35-400C, lượng mưa khoảng 85-90%.
Hạng
ý nghĩa
Nhiệt độ trung bình năm (0C)
Nhiệt độ trung bình tháng (0C)
Lượng mưa trung bình năm (0C)
1
Thích nghi
18-24
24-27
1250-1902
2
Khá thích nghi
24-27
27-29
1902-1550
3
Nóng
27-29
29-32
> 2250
4
Rất nóng
29-32
32-35
<1250
5
Không thích nghi
> 32
>35
<650
Bảng chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người
So sánh các chỉ tiêu trên thì khí hậu Hương Sơn thuộc vào vùng có điều kiện thích nghi và khá thích nghi, phù hợp với sức khoẻ con người. Đây là một trong những yếu tố quan trọng phát triển du lịch sinh thái.
Động thực vật
Thiên nhiên Hương Sơn không chỉ tuyệt mĩ về cảnh quan "sơn thuỷ hữu tình" mà còn là một vùng đa dạng sinh học, rất phong phú về các chủng loại động thực vật.
Ngoài rau sắng, củ mài, mơ rừng mà ai cũng biết và đã đi sâu vào thơ ca dân gian như:
"Muốn ăn rau sắng củ mài
Thì em đi chợ dãy dài Đục Khê".
Hoặc:
"Muốn ăn mơ phớt chấm đào
Thì em thẳng lối đi vào chợ trong"
Rừng núi Hương Sơn có rất nhiều sản phẩm tự nhiên với các loài động thực vật quý hiếm và có giá trị như: sa nhân, hà thủ ô, trám, nam sâm, huyết đằng dùng làm thuốc. Về cây gỗ quý, lâu năm và có độ che phủ lớn như: lát, sến, táu, váng tâm đến các loài cây hàng năm như: tre, nứa, trúc, cà lồ, vầu mây tất cả đã tạo nên một quầ thể thực vật phong phú như một lá phổi lớn đảm bảo cho môi sinh được thanh khiết và trong sạch hơn, du khách cảm giác lòng mình thanh thản và có niềm tin nơi đất Phật hơn. Động vật dưới nước thì có: cua, ốc, hến, cá các loại
Sự đa dạng của thực vật Hương Sơn là môi trường thuận lợi cho các loài chim cư ngụ, nơi đây qui tụ hầu hết các loài động vật của miền rừng nhiệt đới, từ các loài ăn thịt và làm thuốc như: hổ, báo, trăn, rắn đến các loài chim như: gà rừng, đa đa, khiếu, vẹt, bìm bịp, vịt trời, le le
Như vậy với tiềm năng vốn có về thực động vật, Hương Sơn có khả năng phát triển loại hình du lịch sinh thái, một loại hình du lịch chưa được quan tâm nơi đây.
2.2.2. Tiềm năng du lịch nhân văn
Đã từ lâu Hương Sơn là một cảnh đẹp thiên nhiên nổi tiếng của nước ta và danh thắng Hương Sơn đóng góp một phần không nhỏ vào sự nghiệp phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá của tỉnh Hà Tây, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch. Hơn thế nữa Hương Sơn còn là mảnh đất anh hùng trong hai cuộc kháng chiến chống Mỹ và Pháp. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu và phát triển tinh hoa văn hoá dân tộc, khôi phục và giữ gìn nguồn tài nguyên nhân văn vô giá. Tuy nguồn tài nguyên nhân văn với tác dụng nhận thức nhiều hơn tài nguyên thiên nhiên, có tác dụng giải trí không điển hình và nó đóng vai trò thứ yếu trong các tour du lịch đang diễn ra hiện nay, song nó góp phần làm phong phú chương trình du lịch và mang lại cảm hứng cho du khách. Tài nguyên du lịch nhân văn của chùa Hương chính là lễ hội Chùa Hương, các di tích lịch sử văn hoá, các di tích khảo cổ.
Lễ hội chùa Hương:
Lễ hội là một trong những tài nguyên nhân văn, thu hút du khách không kém gì các di tích lịch sử văn hoá cũng như tài nguyên tự nhiên khác.
Hà Tây là một tỉnh có nhiều lễ hội trong đó có lễ hội Chùa Hương, hội có từ thời xa xưa khi thời Lê Thánh Tông có 3 vị hoà thượng phát hiện ra khu Phật tích Hương Sơn, nhưng phải đến năm Đinh Mão (1687) khi hoà thượng Viên Quang vận động Phật tử tổ chức lễ Thánh đản Bồ Tát Quan Thế Âm vào ngày 19 tháng 2 âm lịch, từ đó nhân dân và Phật tử thập phương mới biết đến chùa Hương - một lễ hội tâm linh.
Hội bắt đầu từ ngày mồng 6 tháng 1 cho đến tháng 3 âm lịch khi mùa xuân về, mà đỉnh cao của hội là những ngày giữa tháng 2. Hội chùa Hương hiện là một trong ba lễ hội lớn thu hút lượng du khách đông đảo nhất trong cả nước đó là: lễ hội bà Chúa Xứ ở tỉnh ...