Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhà thuốc là một “đơn vị y tế cơ sở” trong hệ thống chăm sóc sức khỏe ban
đầu, đây thường là nơi đầu tiên người dân tiếp cận khi có nhu cầu chăm sóc sức
khỏe trước khi họ tìm đến các cơ sở khám chữa bệnh bởi vì việc người dân tiếp cận
với các nhà thuốc là thuận tiện và đơn giản hơn nhiều so với việc họ đến các cơ sở
khám chữa bệnh [2].
Nhằm thực hiện chính sách quốc gia về thuốc, trên cơ sở các nguyên tắc chung
về “Thực hành tốt nhà thuốc” do Liên đoàn Dược phẩm quốc tế xây dựng và căn cứ
vào tình hình thực tế của Việt Nam, năm 2007, Bộ Y tế đã ban hành nguyên tắc,
tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc – GPP” [6]. Sự ra đời của nhà thuốc GPP đã
làm thay đổi diện mạo của các nhà thuốc nói chung. Các nhà thuốc GPP khang
trang, sạch đẹp. Bên cạnh đó là chất lượng dịch vụ dược cũng được nâng lên rõ rệt
[18].
Tuy nhiên, tại các nhà thuốc, quầy thuốc GPP ở nước ta vẫn còn nhiều tồn tại,
bất cập. Một trong số đó là tình trạng các quy định về bán thuốc kê đơn mà không
có đơn. Kết quả nghiên cứu của Larsson M tại Việt Nam (2003), có hơn 78% khách
hàng đến mua thuốc kháng sinh tại các nhà thuốc là không có đơn chỉ định. Trong
đó, 67% do người bán giới thiệu, 11% do người mua tự quyết định [48]. Một nghiên
cứu gần đây cũng được thực hiện tại Hà Nội với phương pháp đóng vai khách hàng
cho kết quả có đến 96,7% nhà thuốc bán kháng sinh (amoxicilin) khi không có đơn,
ngoài ra vi phạm ở mức hơn 60% đối với trường hợp mua prednisolon [31]. Một
nghiên cứu khác tại Thanh Hóa cũng chỉ ra 100% người bán thuốc đồng ý bán
“Thuốc kê đơn” khi khách hàng không có đơn thuốc [19].
Hậu quả của việc bán thuốc kê đơn mà không có đơn có thể kể ra như: làm
xuất hiện nhiều thêm các tác dụng phụ, làm tăng các vi khuẩn kháng thuốc từ đó
gây ra lây lan các bệnh nhiễm trùng khiến nhiều bệnh lý trở nên trầm trọng, gây
tăng tỷ lệ tử vong và tăng chi phí điều trị [44]. Cụ thể tại Việt Nam, theo một báo
cáo của GARP, nước ta là một trong những quốc gia có tỷ lệ kháng kháng sinh cao
nhất trên thế giới [24].
Trong bối cảnh tiêu chuẩn GPP thực hiện đã được thực hiện gần 10 năm
nhưng một số vấn đề tồn tại bất cập trong việc bán thuốc tại cơ sở bán lẻ vẫn chưa
được thực sự cải thiện, đặc biệt là tình trạng bán thuốc kê đơn mà không có đơn.
Câu hỏi đặt ra là có những lý do nào dẫn đến thực trạng bán thuốc kê đơn mà không
có đơn tại hầu hết các nhà thuốc, quầy thuốc tại Việt Nam? Tại sao người bán thuốc
quyết định bán thuốc kê đơn mà không có đơn? Sự tác động của các nguyên nhân
này là như thế nào đến quyết định của người bán thuốc? Để trả lời câu hỏi trên,
chúng tui tiến hành nghiên cứu “Bước đầu tìm hiểu nguyên nhân trong việc bán
thuốc kê đơn mà không có đơn tại cơ sở bán lẻ thuốc” với mục tiêu sau:
1. Tìm hiểu một số yếu tố dẫn đến việc bán thuốc kê đơn mà không có đơn tại
cơ sở bán lẻ thuốc đạt tiêu chuẩn GPP thông qua phương pháp phỏng vấn sâu.
2. Bước đầu thăm dò sự tác động của một số yếu tố đến ý định bán thuốc kê
đơn mà không có đơn của người bán thuốc tại nhà thuốc, quầy thuốc GPP trên cơ
sở lý thuyết hành vi có dự định (Theory Planning Behavior-TPB).
Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần hạn chế việc bán thuốc kê đơn
mà không có đơn tại các cơ sở bán lẻ thuốc.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Quy định kê đơn, bán thuốc theo đơn
1.1.1 Một số khái niệm
Theo định nghĩa của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA):
- Thuốc kê đơn là thuốc để mua được cần có chỉ định của bác sỹ [62].
- Thuốc không kê đơn là những thuốc sử dụng an toàn, hiệu quả mà không có sự
giám sát của bác sĩ, khách hàng có thể trực tiếp mua tại nhà thuốc, siêu thị mà không
cần đơn. Được quy định trong các chuyên luận về thuốc không kê đơn [65].
Theo Luật dược số 34/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Việt Nam [30].
- Thuốc kê đơn là thuốc nếu sử dụng không theo đúng chỉ định của người kê
đơn thì có thể nguy hiểm tới tính mạng, sức khỏe; khi cấp phát, bán lẻ, sử dụng phải
theo đơn thuốc và được quy định trong danh mục nhóm thuốc kê đơn.
- Thuốc không kê đơn là thuốc khi cấp phát, bán và sử dụng không cần đơn
thuốc.
1.1.2. Phân loại thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn
Trên thế giới, phân loại thuốc kê đơn, không kê đơn được xây dựng và ban
hành nhằm đảm bảo sự an toàn và hiệu quả khi sử dụng một số thuốc mà không
nhất thiết phải có sự chăm sóc, theo dõi của bác sỹ. Quy định việc cung ứng thuốc
kê đơn, không kê đơn tại một số quốc gia trên thế giới có những điểm khác nhau.
Canada là quốc gia có mô hình phân loại gồm 2 nhóm thuốc kê đơn, thuốc
không kê đơn nhưng trong đó, nhóm thuốc không kê đơn được phân thành 3 loại
nhỏ liên quan đến phạm vi cấp phát, cung ứng cụ thể như sau [64]:
- Nhóm 1: Thuốc kê đơn, chỉ được bán hay cung cấp khi có đơn của bác sỹ bởi
dược sĩ có chứng chỉ hành nghề.
- Nhóm 2: Thuốc không kê đơn, gồm 3 loại:
+ Loại 1: Thuốc không yêu cầu có đơn nhưng phải có tư vấn của dược sĩ trước
khi bán, chỉ được bán tại nhà thuốc. Các thuốc này còn được gọi là “Behind-the
counter”.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhà thuốc là một “đơn vị y tế cơ sở” trong hệ thống chăm sóc sức khỏe ban
đầu, đây thường là nơi đầu tiên người dân tiếp cận khi có nhu cầu chăm sóc sức
khỏe trước khi họ tìm đến các cơ sở khám chữa bệnh bởi vì việc người dân tiếp cận
với các nhà thuốc là thuận tiện và đơn giản hơn nhiều so với việc họ đến các cơ sở
khám chữa bệnh [2].
Nhằm thực hiện chính sách quốc gia về thuốc, trên cơ sở các nguyên tắc chung
về “Thực hành tốt nhà thuốc” do Liên đoàn Dược phẩm quốc tế xây dựng và căn cứ
vào tình hình thực tế của Việt Nam, năm 2007, Bộ Y tế đã ban hành nguyên tắc,
tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc – GPP” [6]. Sự ra đời của nhà thuốc GPP đã
làm thay đổi diện mạo của các nhà thuốc nói chung. Các nhà thuốc GPP khang
trang, sạch đẹp. Bên cạnh đó là chất lượng dịch vụ dược cũng được nâng lên rõ rệt
[18].
Tuy nhiên, tại các nhà thuốc, quầy thuốc GPP ở nước ta vẫn còn nhiều tồn tại,
bất cập. Một trong số đó là tình trạng các quy định về bán thuốc kê đơn mà không
có đơn. Kết quả nghiên cứu của Larsson M tại Việt Nam (2003), có hơn 78% khách
hàng đến mua thuốc kháng sinh tại các nhà thuốc là không có đơn chỉ định. Trong
đó, 67% do người bán giới thiệu, 11% do người mua tự quyết định [48]. Một nghiên
cứu gần đây cũng được thực hiện tại Hà Nội với phương pháp đóng vai khách hàng
cho kết quả có đến 96,7% nhà thuốc bán kháng sinh (amoxicilin) khi không có đơn,
ngoài ra vi phạm ở mức hơn 60% đối với trường hợp mua prednisolon [31]. Một
nghiên cứu khác tại Thanh Hóa cũng chỉ ra 100% người bán thuốc đồng ý bán
“Thuốc kê đơn” khi khách hàng không có đơn thuốc [19].
Hậu quả của việc bán thuốc kê đơn mà không có đơn có thể kể ra như: làm
xuất hiện nhiều thêm các tác dụng phụ, làm tăng các vi khuẩn kháng thuốc từ đó
gây ra lây lan các bệnh nhiễm trùng khiến nhiều bệnh lý trở nên trầm trọng, gây
tăng tỷ lệ tử vong và tăng chi phí điều trị [44]. Cụ thể tại Việt Nam, theo một báo
cáo của GARP, nước ta là một trong những quốc gia có tỷ lệ kháng kháng sinh cao
nhất trên thế giới [24].
Trong bối cảnh tiêu chuẩn GPP thực hiện đã được thực hiện gần 10 năm
nhưng một số vấn đề tồn tại bất cập trong việc bán thuốc tại cơ sở bán lẻ vẫn chưa
được thực sự cải thiện, đặc biệt là tình trạng bán thuốc kê đơn mà không có đơn.
Câu hỏi đặt ra là có những lý do nào dẫn đến thực trạng bán thuốc kê đơn mà không
có đơn tại hầu hết các nhà thuốc, quầy thuốc tại Việt Nam? Tại sao người bán thuốc
quyết định bán thuốc kê đơn mà không có đơn? Sự tác động của các nguyên nhân
này là như thế nào đến quyết định của người bán thuốc? Để trả lời câu hỏi trên,
chúng tui tiến hành nghiên cứu “Bước đầu tìm hiểu nguyên nhân trong việc bán
thuốc kê đơn mà không có đơn tại cơ sở bán lẻ thuốc” với mục tiêu sau:
1. Tìm hiểu một số yếu tố dẫn đến việc bán thuốc kê đơn mà không có đơn tại
cơ sở bán lẻ thuốc đạt tiêu chuẩn GPP thông qua phương pháp phỏng vấn sâu.
2. Bước đầu thăm dò sự tác động của một số yếu tố đến ý định bán thuốc kê
đơn mà không có đơn của người bán thuốc tại nhà thuốc, quầy thuốc GPP trên cơ
sở lý thuyết hành vi có dự định (Theory Planning Behavior-TPB).
Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần hạn chế việc bán thuốc kê đơn
mà không có đơn tại các cơ sở bán lẻ thuốc.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Quy định kê đơn, bán thuốc theo đơn
1.1.1 Một số khái niệm
Theo định nghĩa của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA):
- Thuốc kê đơn là thuốc để mua được cần có chỉ định của bác sỹ [62].
- Thuốc không kê đơn là những thuốc sử dụng an toàn, hiệu quả mà không có sự
giám sát của bác sĩ, khách hàng có thể trực tiếp mua tại nhà thuốc, siêu thị mà không
cần đơn. Được quy định trong các chuyên luận về thuốc không kê đơn [65].
Theo Luật dược số 34/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Việt Nam [30].
- Thuốc kê đơn là thuốc nếu sử dụng không theo đúng chỉ định của người kê
đơn thì có thể nguy hiểm tới tính mạng, sức khỏe; khi cấp phát, bán lẻ, sử dụng phải
theo đơn thuốc và được quy định trong danh mục nhóm thuốc kê đơn.
- Thuốc không kê đơn là thuốc khi cấp phát, bán và sử dụng không cần đơn
thuốc.
1.1.2. Phân loại thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn
Trên thế giới, phân loại thuốc kê đơn, không kê đơn được xây dựng và ban
hành nhằm đảm bảo sự an toàn và hiệu quả khi sử dụng một số thuốc mà không
nhất thiết phải có sự chăm sóc, theo dõi của bác sỹ. Quy định việc cung ứng thuốc
kê đơn, không kê đơn tại một số quốc gia trên thế giới có những điểm khác nhau.
Canada là quốc gia có mô hình phân loại gồm 2 nhóm thuốc kê đơn, thuốc
không kê đơn nhưng trong đó, nhóm thuốc không kê đơn được phân thành 3 loại
nhỏ liên quan đến phạm vi cấp phát, cung ứng cụ thể như sau [64]:
- Nhóm 1: Thuốc kê đơn, chỉ được bán hay cung cấp khi có đơn của bác sỹ bởi
dược sĩ có chứng chỉ hành nghề.
- Nhóm 2: Thuốc không kê đơn, gồm 3 loại:
+ Loại 1: Thuốc không yêu cầu có đơn nhưng phải có tư vấn của dược sĩ trước
khi bán, chỉ được bán tại nhà thuốc. Các thuốc này còn được gọi là “Behind-the
counter”.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links