daigai

Well-Known Member
Link tải miễn phí luận văn
1. Lý do chọn đề tài
Khi xã hội phát triển, các mối quan hệ xã hội phát triển ngày càng phức tạp, mối
quan hệ giữa người với người thường xuất hiện những mâu thuẩn về quyền và lợi ích,
thường xảy ra những tranh chấp. Để đảm bảo cho sự công bằng thì đòi hỏi một Nhà
nước phải có những biện pháp để can thiệp điều chỉnh các mối quan hệ đó. Chính vì
vậy, Nhà nước nhiều nước trên thế giới đều sử dụng một công cụ đó chính là ban hành
một hệ thống pháp luật. Xã hội có nhiều quan hệ xã hội phát sinh trên nhiều lĩnh vực
như dân sự, hình sự, kinh doanh thương mại…nên Nhà nước đã ban hành những đạo
luật cụ thể điều chỉnh từng lĩnh vực này. Trãi qua quá trình xây dựng đất nước Đảng
và Nhà nước ta luôn chủ trương mở rộng quyền công dân, luôn tạo điều kiện thuận lợi
để người dân thực hiện quyền của mình thông qua việc Nhà nước ban hành những văn
bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục thực hiện quyền của
công dân. Một văn bản phải kể đến là Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 quy định cụ thể
trình tự, thủ tục, cách thức thực hiện công việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của
công dân. Khi quyền và lợi ích của mình bị xâm hại, công dân có thể sử dụng những
hình thức khác nhau để đòi lại sự công bằng cho mình, trong đó có cả việc đi kiện nhờ
Tòa án giải quyết. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp khi bản án đã được tuyên đối
tượng thi hành án đã không còn, dẫn đến việc thi hành bản án đó không thể thực hiện
được. Nhằm bảo vệ lợi ích cho các đương sự và đảm bảo cho việc thi hành án trong Bộ
luật Tố tụng dân sự đã có những quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Các biện pháp khẩn cấp tạm thời có ý nghĩa quan trọng, đây là một biện pháp bảo
vệ hữu hiệu quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự trong tố tụng dân sự. Điều
này được thể hiện qua việc các văn bản tố tụng trước đây đều ghi nhận các biện pháp
khẩn cấp tạm thời. Trên cơ sở kế thừa và phát triển các quy định về biện pháp khẩn
cấp tạm thời và để tiện cho việc áp dụng mà Bộ luật Tố tụng dân sự đã ghi nhận khá
đầy đủ biện pháp khẩn cấp tạm thời thành một chế định “Các biện pháp khẩn cấp tạm
thời” tại Chương VIII Bộ luật Tố tụng dân sự 2004. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho
việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự khi tham gia vào các quan hệ dân
sự, kinh doanh thương mại, lao động, hôn nhân gia đình…Tuy nhiên, trên thực tế việc
áp dụng các quy định này gặp phải những hạn chế, vướng mắc nhất định. Với mong
muốn tìm hiểu những vướng mắc đó cũng như đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn
thiện những quy định này người viết chọn đề tài “Các biện pháp khẩn cấp tạm thời
trong luật tố tụng dân sự - Lý luận và thực tiễn” để tìm hiểu những quy định của
pháp luật về vấn đề này.
2. Phạm vi nghiên cứu
Trong đề tài “Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong luật tố tụng dân sự - Lý
luận và thực tiễn” người viết chỉ tập trung phân tích các biện pháp khẩn cấp tạm thời
được quy định trong Chương VIII Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 và các văn bản hướng
dẫn, các văn bản quy phạm pháp luật trước đây có quy định về các biện pháp khẩn cấp
tạm thời (đã hết hiệu lực) để so sánh, đối chiếu với văn bản hiện hành nhằm tìm ra
những điểm mới, tiến bộ, các quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong các văn
bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu những quy định về áp dụng các biện
pháp khẩn cấp tạm thời được quy định trong Chương VIII Bộ luật Tố tụng dân sự
2004 và các văn bản hướng dẫn, từ đó tìm ra những hạn chế, vướng mắc, trên cơ sở đó
người viết đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài này người viết sử dụng các phương pháp sau:
phương pháp phân tích luật viết để phân tích các quy định tại Chương VIII Bộ luật Tố
tụng dân sự và các văn bản hướng dẫn; phương pháp so sánh đối chiếu giữa văn bản
hiện hành với các văn bản trước đây để tìm ra những điểm mới, tiến bộ. Ngoài ra,
người viết còn tìm hiểu thêm vấn đề này qua việc sưu tầm những sách, báo, tạp
chí…có liên quan đến đề tài từ đó tổng hợp phân tích, tìm ra những hạn chế và đưa ra
những giải pháp hoàn thiện.
5. Bố cục đề tài
Đề tài gồm ba phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Phần nội dung
gồm ba chương:
Chương 1. Một số vấn đề lý luận về các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong luật
tố tụng dân sự
Trong chương này chúng ta tìm hiểu những khái niệm có liên quan đến các biện
pháp khẩn cấp tạm thời từ đó có cái nhìn khái quát về đề tài.
Chương 2. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật hiện hành
Trong chương này giúp người đọc tìm hiểu một cách cụ thể những quy định của
pháp luật về các biện pháp khẩn cấp tạm thời, từ đó có thể áp dụng vào thực tế.
Chương 3. Thực tiễn áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời và hướng hoàn thiện
Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hiện nay còn gặp những hạn chế, vướng
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D các biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất cho các cảng container tại khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh Khoa học kỹ thuật 0
D Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh Khách sạn và du lịch và các biện pháp tiết kiệm chi phí trong các doanh nghiệp Khách Sạn Du lịch Luận văn Kinh tế 0
D Khảo sát bệnh toan huyết, kiềm huyết và ceton huyết ở bò sữa tại một số cơ sơ chăn nuôi các Tỉnh phía bắc, biện pháp phòng trị Nông Lâm Thủy sản 0
D Các biện pháp nâng cao chất lượng điện năng trong lưới điện phân phối huyện phú bình Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường cho Nhà máy xử lý chất thải nguy hại Huy Thịnh Nông Lâm Thủy sản 0
D Vấn đề tranh chấp tên miền và các biện pháp giải quyết Công nghệ thông tin 0
D Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại Luận văn Kinh tế 4
D Thặng dư và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế - Các biện pháp điều chỉnh của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về các biện pháp tránh thai của sinh viên một số trường Đại học Cao đẳng Y dược 0
D Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường thcs thành phố hạ long Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top