Cho mình hỏi: Các câu hỏi vướng mắc về kế toán được giải đáp trong cuộc Tọa đàm giải đáp vướng mắc về kế toán, kiểm toán ngày 24/06/2011, tại Hà Nội. (phần 2)
 

khunglong_1302

New Member
CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ KẾ TOÁN

 

Cho mình hỏi:

Công ty chúng tui có tham gia ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh đã được UBND tỉnh Quảng Ninh cấp giấy chứng nhận đầu tư. Mục tiêu quy mô dự án: khai thác, tận thu, chế biến xuất khẩu và tiêu thụ nội địa Antimon, khai thác chế biến và kinh doanh xuất khẩu các loại khoáng sản.

Trong Hợp đồng hợp tác có quy định rõ: Hai bên thỏa thuận nhất trí phân chia sản phẩm đạt tiêu thụ, hai bên Hợp doanh có quyền tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm của mình theo quy định của pháp luật hiện hành.

Là doanh nghiệp mới thành lập và hoạt động tại thị trường Việt Nam nên Công ty chúng tui có một số vướng mắc như sau:

- Về kế toán:

+ Về việc hạch toán kế toán chi phí của các bên tham gia Hợp đồng hợp tác kinh doanh như thế nào?

+ Chi phí của các Bên phát sinh đối với Hợp đồng hợp tác kinh doanh sẽ do các Bên theo dõi, hạch toán và tính giá thành đối với số lượng sản phẩm các Bên nhận được, theo dõi hạch toán độc lập giữa các Bên tham gia Hợp đồng hay hạch toán chung tại một bên tham gia Hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Rất mong nhận được câu trả lời của Ông/ Bà.

Trả lời:

Trả lời câu hỏi về hướng dẫn hạch toán kế toán giữa các bên tham gia Hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia sản phẩm.

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 161/2007/TT-BTC ngày 31/12/2007 có hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 08 “Thông tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh” trong đó có hướng dẫn phương pháp kế toán các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến chi phí, doanh thu của hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát. Đề nghị áp dụng theo hướng dẫn của Thông tư 161 nói trên.

BBT

Cho mình hỏi:

Công ty kiểm toán chúng tui đang thực thi việc kiểm toán các báo cáo tài chính năm 2009 của một doanh nghiệp cổ phần. Tại doanh nghiệp này đã phát sinh nghiệp vụ kinh tế như sau:

Tài sản cố định vô hình thể hiện giá trị lợi thế thương mại phát sinh khi thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa (theo phương pháp tài sản). Giá trị lợi thế thương mại đã được doanh nghiệp này hạch toán là tài sản cố định vô hình và tiến hành trích khấu hao không quá 20 năm. Doanh nghiệp này đã thực hiện việc khấu hao bắt đầu kể từ năm tài chính 2004.

Theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, lợi thế thương mại không phải là tài sản cố định vô hình mà được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong thời gian tối đa không quá 3 năm kể từ khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động.

Kính mong Ông/ Bà xem xét và cho ý kiến về việc ghi nhận giá trị lợi thế thương mại của doanh nghiệp phát sinh từ quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước có được xem là tài sản cố định vô hình hay không và thời gian phân bổ của giá trị lợi thế thương mại này.

 

Trả lời:

Trả lời câu hỏi về việc ghi nhận giá trị lợi thế kinh doanh.

Về hạch toán kế toán: Theo quy định tại Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam, phần thứ nhất Hệ thống tài khoản kế toán, hướng dẫn nội dung, phương pháp hạch toán Tài khoản 242 – “Chi phí trả trước dài hạn” thì lợi thế kinh doanh phát sinh trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp được hạch toán vào chi phí trả trước dài hạn.

BBT

Cho mình hỏi:

Khoản tiền bồi thường giải phóng mặt bằng do doanh nghiệp bỏ ra được trừ dần vào tiền thuê đất hàng năm, thì khi ghi sổ kế toán khoản tiền này được ghi nhận là tài sản cố định vô hình hay chi phí trả trước?

Chi nhánh (đơn vị hạch toán phụ thuộc) được hình thành từ 1 dự án đầu tư mới và đóng trụ sở tại 1 địa phương khác với trụ sở chính của doanh nghiệp nhưng có các chi phí phát sinh như tiền thuê đất hàng năm (như đã nêu ở trên và các chi phí quản lý chi nhánh (không thuộc chi phí dự án đầu tư), thì các chi phí này có được hạch toán vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp chính để xác định lỗ (lãi) của toàn doanh nghiệp không (doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh, còn chi nhánh chưa bắt đầu hoạt động)?

Trả lời:

-      Theo quy định tại khoản 1, Điều 15, Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 thì chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng do doanh nghiệp bỏ ra được trừ dần vào tiền thuê đất hàng năm. Theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 thì tiền bồi thường giải phóng mặt bằng được hạch toán vào Tài khoản 242 – Chi phí trả trước dài hạn để phân bổ dần theo thời hạn thuê đất.

-      Theo quy định của Luật Kế toán thì đơn vị kế toán phải tổ chức công tác kế toán phục vụ việc lập Báo cáo tài chính, vì thế các chi nhánh hạch toán phụ thuộc chỉ tổ chức kế toán theo dõi chi phí, doanh thu phát sinh tại Chi nhánh để tổng hợp vào báo cáo tài chính của đơn vị kế toán (doanh nghiệp).

-      Các nghĩa vụ thuế phát sinh tại Chi nhánh thực hiện theo quy định của pháp luật thuế hiện hành.

BBT

Cho mình hỏi:

1. Trong quá trình thực hiện sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty với các công ty con (không phải đơn vị hạch toán phụ thuộc) phát sinh một số hoạt động:

a.   Đối với việc ghi nhận doanh thu hoạt động kinh doanh giữa công ty mẹ và công ty con, đề nghị Ông/ Bà hướng dẫn các bên hạch toán vào tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (TK 511) hay tài khoản doanh thu nội bộ (TK 512)

b.   Tại Tổng công ty có chi hộ công ty con một số khoản: phí đăng kiểm, lệ phí…, (thực chất những nghiệp vụ kinh tế phát sinh này là khoản thu hộ, chi hộ giữa tổng công ty với công ty con). Theo nội dung này kế toán cơ quan tổng công ty có viết hóa đơn hay không và hạch toán tài khoản kế toán nào?

2. Nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu tại báo cáo tài chính (TK 411) của một số đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc Tỏng công ty khi được bàn giao nguyên trạng về tổng công ty (trước khi bàn giao về tổng công ty là đơn vị sự nghiệp hay đơn vị thuộc doanh nghiệp nhà nước) đã có sẵn thể hiện trên bảng cân đối kế toán tại thời điểm bàn giao, đề nghị Ông/ Bà hướng dẫn một số nghiệp vụ:

-      Báo cáo tài chính tại tổng công ty có hạch toán số liệu về nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu sẵn có của đơn vị phụ thuộc khi nhận về tổng công ty hay không? Nếu có, đề nghị Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể hạch toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh này.

-      Báo cáo tài chính của các đơn vị hạch toán phụ thuộc thể hiện nguồn vốn (TK 411), nhưng báo cáo tài chính tại cơ quan tổng công ty chưa thể hiện nguồn vốn cấp cho đơn vị hạch toán phụ thuộc (vì đơn vị này khi thành lập được NSNN cấp trực tiếp). Trong trường hợp này cơ quan tổng công ty có hạch toán số liệu về nguồn vốn này hay không? Nếu có, đề nghị Ông/ Bà hướng dẫn cụ thể hạch toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh này.

Trả lời

1.   Công ty mẹ, công ty con là các pháp nhân độc lập. Quan hệ công ty mẹ, công ty con không phải là quan hệ nội bộ, vì vậy không sử dụng tài khoản phản ánh quan hệ nội bộ (như TK 512, TK 136).

2.   Khi công ty mẹ bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho công ty con hay ngược lại, doanh thu được phản ánh trên TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Các khoản chi hộ, trả hộ giữa công ty mẹ và công ty con được hạch toán trên TK 138 – Phải thu khác.

3.   Quan hệ của Tông công ty đối với các đơn vị trực thuộc:

3.1.   Khi Tổng công ty được Nhà nước bàn giao các đơn vị và phân cấp là đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc, Tổng công ty căn cứ quyết định bàn giao ghi tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu (trên Bảng cân đối kế toán của Tổng công ty) đối với khoản vốn chủ sở hữu có sẵn tại đơn vị được Nhà nước bàn giao:

Nợ TK 1361 – Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc

            Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh

3.2. Khi báo cáo tài chính của Tổng công ty chưa phản ánh vốn chủ sở hữu của đơn vị trực thuộc (do đơn vị trực thuộc được NSNN cấp vốn trực tiếp) thì Tổng công ty phải ghi nhận bổ sung nguồn vốn kinh doanh trên Bảng cân đối kế toán của Tổng Công ty như điểm 3 nêu trên.

BBT

Cho mình hỏi:

Ngày 11/02/2011 Công ty A nhận được Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh tăng vốn điều lệ như sau:

Từ: 48.150.000.000 VNĐ tương đương USD 3.000.000 (tỷ giá liên ngân hàng 16.050 VNĐ / USD)

Lên thành:         202.700.000.000 VNĐ tương đương USD 11.000.000

=>Tổng số tiền Công ty A tăng vốn điều lệ:

USD 11.000.000 – USD 3.000.000 = USD 8.000.000

và theo như trong giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh tương đương VNĐ tăng lên:

202.700.000.000VNĐ – 48.150.000.000VNĐ = 154.550.000.000VNĐ (tỷ giá tương đương 18.900VNĐ/USD)

Nhưng tại ngày 11/02/2011 tỷ giá liên hàng bình quân: 20.693VNĐ/USD

Vậy theo như tỷ giá tại thời điểm này thì: USD 8.000.000 * 20.693VNĐ/USD = 165.544.000.000VNĐ

=> Lệch so với trong giấy phép điều chỉnh: 165.544.000.000VNĐ - 154.550.000.000VNĐ = 10.994.000.000VNĐ

Vậy xin hỏi Công ty A nên hạch toán tăng vốn điều lệ theo tỷ giá nào? Phần chênh lệch 10.994.000.000VNĐ Công ty A có thể hạch toán vào đâu cho đúng?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 11 Luật Kế toán thì: “Đơn vị tiền tệ là đồng Việt Nam…Trong trường hợp nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh là ngoại tệ, phải ghi theo nguyên tệ và đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái thực tế hay quy đổi theo tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác…”.

Chế độ Kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định: “Các doanh nghiệp hạch toán vào TK411 “Nguồn vốn kinh doanh” theo số vốn thực tế đã góp bằng tiền, bằng tài sản khi mới thành lập, hay huy động thêm vốn để mở rộng quy mô hoạt động của doanh nghiệp”.

Theo các quy định nêu trên, trường hợp doanh nghiệp điều chỉnh tăng vốn đầu tư thì căn cứ để ghi nhận là số vốn thực góp và tỷ giá hối đoái để quy đổi là tỷ giá tại ngày góp vốn, do đó sẽ không phát sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái.

BBT

Cho mình hỏi:

Cty chúng tui kinh doanh hàng hóa dưới hình thức Thương mại điện tử, là một hình thức kinh doanh tương đối mới đối với Việt Nam nên khi tiến hành kinh doanh, chúng tui gặp rất nhiều khó khăn trong việc hạch toán kế toán, cụ thể như:

1.   Các chi phí như: Thiết kế website, bổ sung và sửa đổi website theo định kỳ, chi phí xử lý thư tín dụng,… các chi phí liên quan đến việc giao dịch qua Internet như vậy hạch toán vào Chi phí bán hàng như Thương mại bình thường có được không? Nếu không thì phải hạch toán như thế nào để hợp lý?

2.   Đã có một chuẩn mực nào dành riêng cho kế toán trong lĩnh vực Thương Mại điện tử chưa?

3.   Website mà Cty lập để tiến hành kinh doanh trên mạng đó có được coi là Tài sản cố định vô hình của doanh nghiệp hay không? Giá trị của website đó được định giá như thế nào và ai là người sẽ có thẩm quyền định giá cho các website của công ty chúng tôi?

4.   Doanh thu mà Cty chúng tui có được một phần nhận được từ những quảng cáo trên mạng do các đơn đặt hàng quảng cáo trên website, thì phải hạch toán như thế nào để hợp lý khi những đơn đặt hàng, thu tiền quảng cáo đa số thông qua các dịch vụ chuyển tiền như như Westion Union?

Trả lời:

1.   Về chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN

Tại điểm 1 Mục IV phần C Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế TNDN quy định:

“1.      Trừ các khoản chi nêu tại Khoản 2 Mục này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

1.1           Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;

1.2        Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật”.

2.   Bộ Tài chính đã ban hành 26 chuẩn mực kế toán, đề nghị công ty nghiên cứu và vận dụng cho lĩnh vực thương mại điện tử. Không có chuẩn mực kế toán quy định riêng cho lĩnh vực thương mại điện tử.

3.   Đối với câu hỏi: “Website mà Công ty lập để tiến hành kinh doanh trên mạng đó có được coi là Tài sản cố định vô hình của doanh nghiệp hay không?”, đề nghị công ty căn cứ vào khoản 2 Điều 3 Thông tư số 203/209/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định để làm tiêu chí xác định.

Trả lời câu hỏi “Giá trị của website đó được định giá như thế nào và ai là người sẽ có thẩm quyền định giá cho các website của công ty?”: Câu hỏi của Công ty không nêu rõ mục đích của việc xác định giá trị của website nên chưa đủ căn cứ trả lời. Nếu phục vụ cho mục đích hạch toán tại doanh nghiệp thì căn cứ vào giá trị tạo lập website. Nếu đưa ra trao đổi mua bán, công ty có thể lựa chọn các tổ chức có chức năng thẩm định giá để xác định giá trị của website.

4.   Việc ghi nhận doanh thu từ các quảng cáo trên mạng phải đảm bảo thỏa mãn đồng thời 4 điều kiện quy định tại đoạn 16 của Chuẩn mực kế toán số 14 – Doanh thu và thu nhập khác.

BBT

Cho mình hỏi: (Đỗ Vi Toàn)

Tổng công ty cổ phần hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, Tổng công ty có các công ty con là các công ty cổ phần được chuyển đổi từ các Công ty TNHH một thành viên. Trong quá trình chuyển đổi sang công ty cổ phần, các công ty TNHH một thành viên này đã thuê đơn vị tư vấn định giá độc lập để xác định lại giá trị tài sản, kết quả sau khi đánh giá lại, có một số tài sản của các công ty TNHH một thành viên được xác định tăng thêm so với giá trị ban đầu. Tổng công ty đã dùng toàn bộ giá trị tài sản này (bao gồm cả giá trị còn lại và phần giá trị đánh giá tăng thêm) để góp vốn vào các công ty cổ phần được hình thành từ quá trình chuyển đổi và được Đại hội đồng cổ đông của các công ty cổ phần này chấp thuận. Sau chuyển đổi, các công ty cổ phần này vẫn là công ty con của Tổng công ty do Tổng công ty nắm giữ quyền chi phối và công ty mẹ ghi nhận vào thu nhập phần chênh lệch giá trị tăng thêm sau khi đánh giá lại.

Khoản chênh lệch tăng thêm sau đánh giá lại tài sản khi chuyển đổi doanh nghiệp có được coi là lãi nội bộ giữa công ty mẹ và các công ty con và có cần loại trừ khi lập báo cáo tài chính hợp nhất của Tổng công ty hay không?

Trả lời:

Khi công ty con chuyển đổi hình thức sở hữu từ TNHH sang công ty cổ phần, công ty con phải xác định giá trị doanh nghiệp và đánh giá lại tài sản (nếu có) theo quy định hiện hành. Khoản đánh giá tăng giá trị tài sản của công ty con được ghi vào thu nhập khác trên báo cáo tài chính riêng của công ty con và không phải là lãi từ các giao dịch trong nội bộ tập đoàn. Vì vậy, trên báo cáo tài chính hợp nhất, Tổng công ty không phải loại trừ khoản lãi do công ty con đánh giá lại tài sản khi chuyển đổi hình thức sở hữu. 

BBT

Cho mình hỏi: (Hà Huy Văn)

Một ngân hàng là khách hàng của công ty chúng tui có nghiệp vụ như sau:

Tại ngày 24/12/2010, Ngân hàng góp vốn vào công ty con bằng quyền sử dụng đất không có thời hạn, tỷ lệ quyền biểu quyết của Ngân hàng trong công ty con là 100%.

Khi góp vốn ngân hàng thẩm định lại giá trị của lô đất đi góp vốn, trên chứng thư thẩm định giá như sau:

Giá trị thẩm định:                                   386 tỷ

Giá gốc ban đầu :                                  11 tỷ

Chênh lệch sau khi thẩm định:    375 tỷ

    Hướng dẫn cách xử lý khi hợp nhất báo cáo tài chính về khoản thu nhập chênh lệch quyền sử dụng đất 375 tỷ trên báo cáo tài chính hợp nhất?

Trả lời:

    Theo Thông tư số 244/2009/TT-BTC, trường hợp công ty mẹ góp vốn vào công ty con bằng tài sản phi tiền tệ, công ty mẹ phải ghi nhận khoản chênh lệch giữa giá trị đánh giá lại và giá trị ghi sổ của tài sản mang đi góp vốn vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của riêng công ty mẹ. Khi lập báo cáo tài chính hợp nhất, công ty mẹ phải loại trừ khoản lãi, lỗ phát sinh từ việc góp vốn vào công ty con bằng tài sản phi tiền tệ. Đề nghị công ty nghiên cứu Thông tư số 161/2007/TT-BTC để thực hiện các bút toán loại trừ tương tự như hướng dẫn đối với giao dịch bán TSCĐ trong nội bộ tập đoàn.

BBT

 
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÍCH HỢP CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP GẮN VỚI ĐỜI SỐNG THỰC TIỄN TRONG CÁC ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC 12 Luận văn Sư phạm 0
D Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn kỹ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc- Trường Đại học dược Hà Nội Y dược 0
S 100 câu hỏi và các cách trả lời phỏng vấn tiếng anh Ngoại ngữ 1
T Luyện thi đại học 800 câu hỏi trắc nghiệm đủ các thể loại môn Hóa học Luận văn Sư phạm 0
D BỘ SƯU TẬP CÁC CÂU HỎI CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN (PHỤC VỤ HỌC TẬP VÀ BẢO VỆ ĐỒ ÁN) Khoa học kỹ thuật 0
T câu hỏi về các nguyên tắc đối xử tối huệ quốc Luận văn Luật 0
T Bộ thi trắc nghiệm mồ phôi (đủ các loại câu hỏi tế bào, mồ phôi...) Y dược 0
T Làm giàu các đặc trưng cho bài toán phân lớp câu hỏi Hệ Thống thông tin quản trị 0
V Kiểm tra - đánh giá kỹ năng đọc hiểu học sinh THPT các lớp chuyên Pháp bắng câu hỏi nhiều lựa chọn (trường hợp trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định) Luận văn Sư phạm 0
B Kiểm tra kiến thức học sinh bằng các câu hỏi tự luận để lựa chọn các phương án nhiễu cho hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương I sinh học 11 ban cơ bản Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top