trungvina79

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH XNK 1

I. HOẠT ĐỘNG XNK VÀ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG XNK ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ. 1

1. Bản chất của hoạt động XNK 1

2. Vai trò của hoạt động XNK 2

a. Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với nền kinh tế 2

b. Vai trò của hoạt động nhập khẩu 6

II. SỰ CẦN THIẾT VÀ VAI TRÒ CỦA VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH XNK 8

1. Khái niệm về hiệu quả kinh doanh XNK. 8

a. Phân biệt hiệu quả kinh doanh và kết quả kinh doanh XNK 8

b. Phân biệt hiệu quả kinh doanh và hiệu quả kinh tế xã hội. 10

2. Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh XNK 11

3. Vai trò của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh XNK 12

III. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH XNK Ở CÁC DOANH NGHIỆP. 13

1. Chỉ tiêu tổng hợp 13

2. Các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả cụ thể của các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu. 15

3. Một số chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh XNK khác 16

3.1. Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của xuất khẩu 16

3.2. Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 17

4. Doanh lợi kinh doanh XNK và các chỉ tiêu cụ thể của nó 17

4.1. Doanh lợi kinh doanh XNK 18

4.2. Doanh lợi xuất khẩu 18

4.3. Doanh lợi nhập khẩu 18

IV. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ KINH DOANH XNK 19

1. Nhóm nhân tố bên trong 19

1.1. Lực lượng lao động 19

1.2. Trình độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật 22

1.3. Hệ thống trao đổi và sử lý thông tin 23

1.4. Nhân tố quá trình doanh nghiệp 24

2. Nhóm nhân tố bên ngoài 25

2.1. Môi trường pháp lý. 25

2.2. Môi trường văn hoá xã hội 26

2.3. Môi trường chính trị 26

2.4. Môi trường sinh thái và cơ sở hạ tầng. 27

2.5. Môi trường quốc tế. 28

2.6. Môi trường khoa học công nghệ trong nước và quốc tế. 28

2.7. Môi trường kinh tế 29

2.8. Các nhân tố khác 29
Chương I: Lý luận cơ bản về hiệu quả kinh doanh XNK

I. Hoạt động XNK và vai trò của hoạt động XNK đối với sự phát triển của nền kinh tế.
1. Bản chất của hoạt động XNK
Nếu như thương mại nói chung được xem là hoạt động mua bán hàng hoá, dịch vụ trong phạm vi nền kinh tế một nước theo nguyên tắc ngang giá trên cơ sở sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước thì hoạt động XNK được coi là sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các nước với nhau trên phạm vi toàn thế giới. Sự trao đổi đó là một hình thức của mối quan hệ xã hội phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa những người sản xuất hàng hoá riêng biệt của từng quốc gia.
Nói cách khác, kinh doanh XNK là quá trình buôn bán giữa các nước với nhau, là lĩnh vực phân phối, lưu thông hàng hoá với nước ngoài.
Như vậy, hoạt động XNK là một lĩnh vực mà qua đó một nước tham gia vào lao động quốc tế.
Có thể nói, XNK ra đời là do kết quả của sản xuất phát triển. Bởi lẽ khi sản xuất đã phát triển người ta sẽ chuyên môn hoá trong sản xuất và tất yếu sẽ dẫn đến sự phân công lao động quốc tế. Cùng với thời gian khoa học kỹ thuật phát triển đã làm cho các quốc gia ngày càng phụ thuộc nhau hơn khiến một nước không thể phát triển mà không tham gia hợp tác và phân công lao động quốc tế. Chính vì vậy, XNK cũng ngày càng phát triển. Nó cho phép một nước mở rộng khả năng tiêu dùng của mình ở tất cả các mặt hàng với số lượng nhiều hơn mức có thể nếu giả định nước đó đóng cửa thực hiện chế độ tự cung tự cấp.
Hoạt động XNK xuất hiện từ sự đa dạng và khác nhau về điều kiện tự nhiên của sản xuất giữa các khu vực và các quốc gia. Các nước nên chuyên môn hoá sản xuất một số mặt hàng có lợi thế và nhập khẩu các mặt hàng khác từ nước ngoài mà sản xuất trong nước kém lợi thế thì chắc chắn đem lại lợi nhuận lớn hơn.
Điều này đã được nhà kinh tế học người Anh David Ricardo chứng minh và kết quả đó là quy luật lợi thế tương đối được phát biểu như sau: "Một quốc gia hay một cá nhân có thể nâng cao mức sống và thu nhập thực tế bằng cách chuyên môn hoá các mặt hàng mà nước này hay cá nhân này có thể sản xuất với lợi thế so sánh cao nhất, xuất khẩu hàng hoá của mình để đổi lấy hàng nhập khẩu từ các quốc gia khác. Lúc này XNK sẽ có lợi cho cả hai bên".
Xuất phát từ những lý do đó mà XNK ra đời và ngày càng đóng góp vai trò tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế của từng nước nói riêng. Điều này thể hiện rõ nét thông qua vai trò của hoạt động XNK đối với nền kinh tế.
2. Vai trò của hoạt động XNK
a. Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với nền kinh tế
a.1. Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá đất nước.
Việt Nam đang đẩy nhanh công cuộc CNH-HĐH đất nước - con đường tất yếu để khắc phục tình trạng cùng kiệt đói, lạc hậu và chậm phát triển. Máy móc; thiết bị kỹ thuật, công nghệ tiên tiến hiện đại, chúng là động lực của quá trình này. Để có thể nhập khẩu máy móc, thiết bị kỹ thuật, công nghệ tiên tiến hiện đại chúng ta cần một số vốn rất lớn. Số vốn này có thể được hình thành từ các nguồn như đầu tư nước ngoài, vay nợ viện trợ, thu từ hoạt động du lịch, dịch vụ ngoại tệ, xuất khẩu lao động,... Nhưng vốn có được từ đầu tư nước ngoài hay từ vay nợ sớm muộn đều phải trả bằng cách này hay cách khác. Nguồn thu từ du lịch, dịch vụ chỉ đáp ứng được một phần nhỏ. XK lao động chủ yếu là để tạo công ăn việc làm chứ không phải để thu ngoại tệ. Do đó nguồn vốn quan trọng nhất để NK, để CNH đất nước là XK. XK quyết định quy mô và tốc độ tăng của NK.
a.2. XK đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Cơ cấu sản xuất và tiêu dùng trên thế giới đã và đang thay đổi vô cùng mạnh mẽ. Đó là thành quả của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại. Có 2 quan điểm về tác động của XK đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Theo quan điểm thứ nhất, XK chỉ là việc tiêu thụ những sản phẩm thừa do sản xuất vượt quá nhu cầu nội địa. Trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển như nước ta hiện nay, sản xuất về cơ bản chưa đủ tiêu dùng nếu chỉ chờ vào sự thừa ra của sản xuất thì XK vẫn cứ nhỏ bé và tăng trưởng chậm chạp.
Quan điểm thứ hai coi thị trường và đặc biệt là thị trường thế giới là hướng quan trọng để tổ chức sản xuất. Điều này có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Sự tác động đến sản xuất thể hiện ở chỗ:
Một là, XK tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi. Chẳng hạn, khi phát triển XK gạo, cơ hội cho ngành chế biến, chăn nuôi, ngành sản xuất bao gì, ngành hoá chất là rất lớn.
Hai là, XK tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần cho sản xuất phát triển ổn định khi khả năng sản xuất đã được mở rộng, thị trường trong nước trở nên nhỏ hẹp thì thị trường ngoài nước là nơi tiêu thụ, đem lại ngoại tệ đồng thời hướng sản xuất theo yêu cầu thoả mãn nhu cầu của thị trường đó.
Ba là, XK tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước.
Bốn là, XK tạo ra những tiền đề kinh tế kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Bởi vì xuất khẩu là phương tiện quan trọng tạo ra vốn và kỹ thuật thu hút công nghệ từ bên ngoài vào Việt Nam.
Năm là, thông qua XK hàng hoá nội địa sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lươngụ. Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi trong nước phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích nghi và đáp ứng được nhu cầu của thị trường thế giới.
Sáu là, XK còn đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý kinh doanh. Thực tế cho thấy dù vốn của doanh nghiệp có lớn đến đâu mà người chủ không quản lý tốt thì doanh nghiệp cũng không phát triển mạnh được.
Qua những tác động kể trên ta thấy quan điểm này cần được quán triệt đối với một nền kinh tế như nước ta.
a.3. XK có tác động tích cực đến giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân.
Hàng XK của Việt Nam hiện nay chủ yếu là hàng thô và nguyên liệu hay mới chỉ qua sơ chế. Tuy vậy, cũng đã có hàng triệu lao động được thu hút để sản xuất những mặt hàng này. Tới đây, khi chúng ta tăng hàm lượng chế biến hàng xuất khẩu, cho dù có sự hỗ trợ của máy móc thì một lượng không nhỏ nữa sẽ có thêm thu nhập.
Đẩy mạnh XK, tham gia vào thị trường thế giới tức là chúng ta đã đi sâu hơn vào phân công lao động quốc
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tìm hiểu về các chỉ tiêu phân tích chất lượng Nho Nông Lâm Thủy sản 0
D khảo sát địa kỹ thuật khu vực đất yếu, lựa chọn chỉ tiêu cơ lý của các lớp đất & các giải pháp xử lý nền đường đắp trên đất yếu Khoa học Tự nhiên 0
D Bài 5: Tổ chức quản lý và các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kho Luận văn Kinh tế 0
N phân tích đánh giá chỉ tiêu lợi nhuận và các biện pháp nâng cao lợi nhuận của công ty hoá chất vật liệu điện và vật tư khoa học kỹ thuật Cemaco Luận văn Kinh tế 0
E Các kết quả thực hiện chỉ tiêu kế hoạch năm 2001- 2002- 2003 và phương hướng nhiệm vụ công tác trong năm 2004 của Phòng Đăng ký – Thống kê Luận văn Kinh tế 0
H Đánh giá hoạt động các tổ chức tín dụng tại Việt Nam dựa trên các chỉ tiêu tài chính của mô hình Camels Luận văn Kinh tế 0
M Tìm hiểu về các chỉ tiêu phản ánh nhu cầu cơ bản của con người Luận văn Kinh tế 0
M Các kiểu bộ máy quản lý và các chỉ tiêu đánh giá Luận văn Kinh tế 0
L Kế hoạch tài chính cho năm 2006 trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu tài chính của Thương mại và Xây dựng công ty CP Cơ khí Xây dựng số 18 (Coma 18_2) Luận văn Kinh tế 0
S Hệ thống chỉ tiêu công nghiệp hóa - Hiện đai hóa nông nghiệp và nông thôn và áp dụng các phương pháp phân tích thống kê để phân tích quá trình Công nghiệp hóa Hiện đại hóa Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top