Ransom

New Member
Link tải miễn phí Luận văn: Các mối quan hệ quốc tế của Cộng đồng Hồi giáo Việt Nam : Luận văn ThS. Quan hệ quốc tế: 60 31 40

Luận văn ThS. Quan hệ quốc tế -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011
Cung cấp những thông tin cơ bản về Hồi giáo trên thế giới và ở Việt Nam; vai trò, ảnh hưởng của Hồi giáo trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; Hồi giáo trong một số quan hệ quốc tế ở hai khu vực chính là Đông Nam Á và Trung Đông. Phân tích vai trò, vị trí của Hồi giáo ở Việt Nam trong các mối quan hệ quốc tế với Hồi giáo ở Đông Nam Á và Trung Đông. Phân tích thực trạng và các vấn đề đặt ra từ các mối quan hệ đó. Đưa ra một số nhận định về xu hướng, tác động từ quan hệ quốc tế của Hồi giáo ở Việt Nam; vai trò của Hồi giáo trong việc phát triển quan hệ giữa Việt Nam và các quốc gia Hồi giáo. Đề xuất một số giải pháp về quan hệ quốc tế của Hồi giáo ở Việt Nam, một mặt, nhằm thực hiện tốt chính sách đối ngoại rộng mở của Nhà nước Việt Nam, mặt khác, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước đảm bảo ổn định an ninh, chính trị
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 3
MỞ ĐẦU 4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỒI GIÁO TRÊN THẾ GIỚI
VÀ Ở VIỆT NAM
1.1. Một số vấn đề cơ bản về Hồi giáo thế giới
1.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Hồi giáo
1.1.2. Giáo lý, giáo luật của Hồi giáo
1.1.3. Các hệ phái và tổ chức của Hồi giáo.
1.1.4. Sự phân bố của Hồi giáo trên thế giới hiện nay
1.1.5. Hồi giáo cực đoan và ảnh hưởng của nó đến chính trị -
xã hội và quan hệ quốc tế
1.2. Khái quát về Hồi giáo ở Việt Nam
1.2.1.Quá trình hình thành và phát triển của Hồi giáo ở Việt Nam.
1.2.2. Tình hình Hồi giáo ở Việt Nam hiện nay
1.2.3. Một số đặc điểm mang tính quốc tế của Hồi giáo
Việt Nam
CHƢƠNG 2: CỘNG ĐỒNG HỒI GIÁO VIỆT NAM TRONG CÁC MỐI
QUAN HỆ QUỐC TẾ: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
2.1. Quan hệ giữa cộng đồng Hồi giáo Việt Nam với các
cộng đồng Hồi giáo ở Đông Nam Á
2.1.1. Những điểm tương đồng và khác biệt giữa cộng đồng Hồi giáo
Việt Nam với cộng đồng Hồi giáo các nước Đông Nam Á
2.1.2. Mối quan hệ giữa cộng đồng Hồi giáo Việt Nam với các
cộng đồng Hồi giáo trong khu vực
2.1.3. Các hoạt động quốc tế của cộng đồng Hồi giáo
Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á
2.2. Quan hệ giữa cộng đồng Hồi giáo Việt Nam với
cộng đồng Hồi giáo Trung Đông
2.2.1. Hồi giáo với vai trò là một nhân tố quan trọng chi phối
hệ thống chính trị ở Trung Đông
2.2.2. Hồi giáo và những biến động chính trị ở Trung Đông hiện nay
2.2.3. Mối quan hệ giữa cộng đồng Hồi giáo Việt Nam và cộng đồng
Hồi giáo Trung Đông
2.3. Một số âm mƣu, hoạt động lợi dụng các mối quan hệ quốc tế
của cộng đồng Hồi giáo Việt Nam
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Một số nhận định, đánh giá
3.1.1. Tác động từ các mối quan hệ quốc tế của cộng đồng Hồi giáo
Việt Nam tới kinh tế, văn hóa, chính trị
3.1.2. Quan hệ quốc tế của cộng đồng Hồi giáo Việt Nam trong việc
phát triển quan hệ giữa Việt Nam với một số quốc gia Hồi giáo
3.1.3. Xu hướng quan hệ quốc tế của cộng đồng Hồi giáo Việt Nam
3.2. Một số kiến nghị liên quan đến quan hệ quốc tế của cộng đồng
Hồi giáo Việt Nam
3.2.1. Nhóm giải pháp thúc đẩy hoạt động đối ngoại của cộng đồng
Hồi giáo Việt Nam
3.2.2. Nhóm giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước đối
với các hoạt động quốc tế của cộng đồng Hồi giáo Việt Nam
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
I. Lý do chọn đề tài.
Hồi giáo, một tôn giáo thế giới có số lượng tín đồ lớn bậc nhất với 1,57
tỷ người, có mặt ở khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó khoảng
hơn 40 quốc gia có số lượng tín đồ đông và coi Hồi giáo là quốc giáo [89]. Do
đặc điểm ra đời, phát triển và đặc thù tôn giáo, Hồi giáo là tôn giáo có nền
văn hóa độc đáo, là một nền văn minh của nhân loại. Nó có ảnh hưởng lớn
trong đời sống chính trị, xã hội và văn hóa tư tưởng của thế giới. Trong bối
cảnh thế giới hiện nay, với vai trò là một chủ thể trong quan hệ quốc tế, các tổ
chức Hồi giáo ngày càng tăng cường các hoạt động quốc tế với nhiều hình
thức đa dạng, vừa thể hiện những mặt tích cực trong quan hệ hợp tác vừa
chứa những biểu hiện phức tạp, đặc biệt là xuất hiện nhiều hoạt động khủng
bố đe doạ an ninh thế giới có liên quan đến Hồi giáo.
Cộng đồng Hồi giáo ở Việt Nam chủ yếu là người Chăm, với số lượng
tín đồ trên 72 ngàn người. Tuy tín đồ Hồi giáo ở Việt Nam không đông,
nhưng gắn với người Chăm, một tộc người có đặc điểm riêng về lịch sử, văn
hoá mà các thế lực thù địch luôn tìm cách lợi dụng để chống lại nhà nước ta.
Người Chăm Hồi giáo trong quá trình phát triển đều có quan hệ thường xuyên
với những người có ngôn ngữ Melayu. Vì có cùng chung gốc ngôn ngữ, văn
hoá và tôn giáo với cộng đồng Hồi giáo các nước Indonesia, Malaysia, cộng
đồng Hồi giáo Việt Nam có quan hệ mật thiết và ít nhiều chịu ảnh hưởng của
Hồi giáo trong khu vực. Thực tế cho thấy, do điều kiện đời sống kinh tế của
tín đồ Hồi giáo Việt Nam nói chung còn gặp không ít khó khăn, trong khi đó
các nhu cầu sinh hoạt tôn giáo, các quy định của giáo luật đòi hỏi họ phải tuân
thủ (như thực hiện tháng chay Ramadan, hành hương Mecca,…). Do đó, để
thực hiện được trách nhiệm và bổn phận của người tín đồ, không có gì hơn là
họ phải tìm cách tạo quan hệ với các cá nhân, tổ chức Hồi giáo quốc tế, khu
vực, thân nhân ở nước ngoài để xin tài trợ kinh phí. Hoạt động này càng rõ
nét hơn khi đời sống kinh tế ngày càng được cải thiện thì nhu cầu tín ngưỡng,
tôn giáo và thực hiện các điều luật trong giáo luật đối với tín đồ Hồi giáo là
cần thiết.
Do xu hướng phát triển của thế giới ngày càng mở rộng trong quan hệ
hợp tác song phương, đa phương trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóaxã hội,… các cá nhân, tổ chức Hồi giáo quốc tế đang tăng cường các hoạt
động để thâm nhập, tạo quan hệ và ảnh hưởng đến cộng đồng Hồi giáo tại các
nước đã và đang phát triển, trong đó có Hồi giáo Việt Nam. Hồi giáo ở Việt
Nam cũng đã từng bước chủ động tạo được các quan hệ với tổ chức Hồi giáo
bên ngoài, tranh thủ để nhận các tài trợ. Các mối quan hệ này ngày càng có xu
hướng gia tăng, dưới nhiều dạng thức phong phú đa dạng. Trong khi tình hình
hiện nay, trước những tác động bên ngoài, những diễn biến phức tạp trong
Hồi giáo tại các nước trên thế giới và trong khu vực sẽ có ảnh hưởng và tác
động sâu sắc đến tình hình Hồi giáo Việt Nam. Nó không chỉ có ảnh hưởng
tới sinh hoạt tôn giáo và các lĩnh vực trong đời sống xã hội của cộng đồng
Hồi giáo Việt Nam mà còn tác động tới an ninh, chính trị của Việt Nam.
Trong bối cảnh đất nước hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng với
phương châm "Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong
cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển", mối quan hệ
giữa Việt Nam với các nước Hồi giáo thế giới nhất là khu vực Trung Đông và
Đông Nam Á ngày càng được tăng cường không chỉ về kinh tế, văn hoá mà cả
về mặt tôn giáo.
Từ những lý do nêu trên cho thấy nghiên cứu về Hồi giáo thế giới và Hồi
giáo Việt Nam và mối quan hệ của chúng có ý nghĩa quan trọng, làm cơ sở
cho việc giải quyết những vấn đề liên quan đến mối quan hệ giữa Hồi giáo
Việt Nam với Hồi giáo thế giới, và trong chừng mực nhất định giúp cho Đảng
và Nhà nước xử lý các mối quan hệ về văn hóa, chính trị, kinh tế với các quốc
gia Hồi giáo trong điều kiện hiện nay.
II. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu.
- Nghiên cứu quan hệ quốc tế của cộng đồng Hồi giáo Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: Các mối quan hệ quốc tế hiện nay, đặc biệt trong
thập niên đầu thế kỷ XXI của cộng đồng Hồi giáo Việt Nam đối với cộng
đồng Hồi giáo ở khu vực Trung Đông và Đông Nam Á.
- Luận văn khai thác kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học,
các bài viết của các học giả trong và ngoài nước và những trải nghiệm thực tế.
III. Lịch sử vấn đề.
Trong những năm qua, ở nước ta đã dần có nhiều công trình nghiên cứu
về Hồi giáo như các tác phẩm: Đạo Hồi và chủ nghĩa Hồi giáo của GS.
Jacqué Rollet; Tôn giáo và lịch sử văn minh nhân loại - Islam của nhóm tác
giả Nguyễn Đức, Thế Trường, Lê Yên NXB Văn hoá Thông tin, 2002; Lịch
sử Trung Đông 14 thế kỷ ra đời và phát triển của Hồi giáo của Glenne Perry,
NXB Tôn giáo, 2009, v.v....Các tác phẩm này đã phác hoạ tương đối toàn
diện về bức tranh Hồi giáo trên thế giới. Đối với Hồi giáo ở Việt Nam, cũng
có nhiều nghiên cứu, tác phẩm Người Chàm Hồi giáo miền Tây nam phần
Việt Nam của Nguyễn Văn Luận ấn hành năm 1974 được coi là công trình
nghiên cứu quan trọng đầu tiên.
Trong những năm đầu thế kỷ XXI, đặc biệt từ sau sự kiện 11/9/2001,
vấn đề Hồi giáo càng thu hút các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới, người ta
tập trung nghiên cứu vấn đề Hồi giáo cũng như chủ nghĩa Hồi giáo trong bối
cảnh toàn cầu hoá và những tác động của nó. Tác phẩm Sự va chạm của các
nền văn minh của Samuel Hungtington, NXB Lao động, 2005 đã đề cập đến
việc thế giới đương đại đang chứng kiến những xung đột khốc liệt do phân
giới văn minh sai lệch. Tác phẩm đã đưa ra giả định về tính phổ cập của văn
minh phương Tây khiến nó mâu thuẫn với các nền văn minh khác, nghiêm
trọng nhất là đối với Hồi giáo. Xung đột giữa thế giới Hồi giáo và phương
Tây vốn đã tồn tại từ lâu, nay càng trở nên căng thẳng khi phương Tây cho
rằng thế giới Hồi giáo là nguồn phát triển của vũ khí hạt nhân và chủ nghĩa
khủng bố, còn người Hồi giáo thì coi đối thủ của mình là “Phương Tây vô
thần” như một cái gì đó thối nát, suy đồi, trái đạo đức và làn song chống
phương Tây của thế giới Hồi giáo không ngừng gia tăng trong thời gian qua.
Vấn đề này cũng được cố Thủ tướng Pakistan Benasir Bhutto đề cập đến
trong cuốn Hoà giải Hồi giáo, dân chủ và phương Tây do NXB Văn hoá -
Thông tin xuất bản năm 2008. Cuốn sách đã giúp độc giả phần nào hiểu được
nguyên nhân xảy ra các cuộc xung đột ngay trong lòng Hồi giáo và giữa Hồi
giáo và phương Tây dưới góc nhìn của một nữ chính khách nổi tiếng được
đào tạo ở phương Tây, đồng thời đưa ra những kiến giải của tác giả về quan
hệ giữa thế giới Hồi giáo với nền dân chủ và phương Tây.
Về Hồi giáo ở Đông Nam Á, cuốn sách Một số vấn đề về xung đột sắc
tộc và tôn giáo ở Đông Nam Á xuất bản năm 2007, do TS. Phạm Thị Vinh
chủ biên đã cung cấp những thông tin quý báu về Hồi giáo và ảnh hưởng của
nó đến an ninh khu vực Đông Nam Á. Các tác giả của công trình này muốn
gửi đến độc giả những bài học lịch sử về cách giải quyết vấn đề xung đột sắc
tộc và tôn giáo bằng con đường hòa bình và hợp tác. Bên cạnh đó, cuốn Islam
ở Malaysia của TS. Phạm Thị Vinh, Nhà xuất bản KHXH ấn hành năm 2008
đã làm rõ được vị trí đặc biệt của Hồi giáo trong đời sống chính trị, văn hóa -
xã hội của Liên bang Malaysia. Đó là tôn giáo của cộng đồng người Melayu -
những người nắm quyền lãnh đạo và có nhiều đặc quyền, đặc lợi trong mọi
lĩnh vực, đặc biệt trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội. Gần đây,
cuốn sách Trung Đông - những vấn đề và xu hướng kinh tế - chính trị trong
3.1.2. Quan hệ quốc tế của cộng đồng Hồi giáo Việt Nam trong việc
phát triển quan hệ giữa Việt Nam với một số quốc gia Hồi giáo.
Hoạt động quốc tế của cộng đồng Hồi giáo Việt Nam thời gian qua đã
góp phần thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở của Nhà nước Việt Nam
trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế theo tinh thần “Việt Nam là bạn,
là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình,
độc lập và phát triển”.
Sau sự kiện 11/9/2001 ở Mỹ, một loạt các vụ khủng bố kinh hoàng liên
quan đến Hồi giáo cực đoan liên tục xảy ra ở nhiều quốc gia làm cho chính
phủ các nước và nhân dân thế giới lo ngại. Điều đó đã làm nảy sinh sự nghi
ngại về mối liên hệ giữa khủng bố và Hồi giáo, có những người đã đánh đồng
Hồi giáo với khủng bố. Tuy nhiên, đại đa số tín đồ Hồi giáo rất hiền hòa, bao
dung, chỉ có một số ít phần tử Hồi giáo cực đoan lấy danh nghĩa Hồi giáo để
thực hiện và bao biện cho những hành động khủng bố của mình. Nhưng cho
dù ở dạng nào đi nữa thì chủ nghĩa khủng bố luôn là kẻ thù của tất cả các tín
ngưỡng, tôn giáo nói riêng và là kẻ thù chung của toàn nhân loại. Nó là một
thách thức lớn mang tính toàn cầu đối với việc đảm bảo an toàn cho con
người và phát triển kinh tế. Do đó, để phát huy vai trò của các tôn giáo tham
gia giải quyết các vấn đề lớn và phức tạp của cả nhân loại như: ngăn chặn và
chống chủ nghĩa khủng bố, đói nghèo, bệnh tật, môi trường,… các quốc gia
đã tăng cường liên kết tổ chức các cuộc đối thoại trong khu vực, giữa các khu
vực và các nền văn hoá, tín ngưỡng, tôn giáo. Từ đó, Việt Nam và các quốc
gia thêm hiểu biết về nhau, tình hữu nghị được thắt chặt hơn, đặc biệt trong
việc cùng nhau giải quyết những vấn đề toàn cầu, ảnh hưởng đến lợi ích
chung của tất cả các quốc gia. Thời gian qua, Việt Nam đã tham gia nhiều
diễn đàn quốc tế về các vấn đề này, trong đó đáng chú ý đến một số đối thoại sau:
- Đối thoại liên tín ngưỡng khu vực châu Á - Thái Bình Dương do các
nước ASEAN và các nước đối tác phối hợp tổ chức nhằm tăng cường hợp tác
giữa các tôn giáo trong khu vực cũng như các nước khác trên thế giới, hướng
tới mục tiêu mang lại hạnh phúc và hoà bình cho nhân loại. Các cuộc đối
thoại đều mong muốn tạo sự hiểu biết, tôn trọng, cảm thông, từ đó làm sâu sắc
thêm các mối quan hệ và tình hữu nghị giữa các cộng đồng tôn giáo và tăng
cường khả năng hợp tác giữa các tôn giáo, trong đó bày tỏ: Kêu gọi chính phủ
các nước ủng hộ tự do tín ngưỡng, tôn giáo thông qua khuyến khích đối thoại
giữa các tôn giáo; tăng cường giao lưu, hợp tác giữa các chính phủ và các
cộng đồng tôn giáo, ngăn chặn bạo lực và tất cả các hình thức khủng bố vì
hòa bình, phát triển và nhân phẩm; yêu cầu các tôn giáo công nhận sự đa dạng
về văn hóa, tín ngưỡng và giáo dục hòa bình, bày tỏ sự cởi mở, tôn trọng đối
với các tín ngưỡng, truyền thống và văn hóa khác nhau… Đồng thời, kêu gọi
các nhà lãnh đạo thế giới và báo chí thay đổi thái độ trong việc sử dụng ngôn
từ, không nên gắn khủng bố với bất kỳ một tôn giáo nào.
- Đối thoại tín ngưỡng Á - Âu (ASEM) với chủ đề "Hiểu biết và hợp tác
giữa các tôn giáo vì một thế giới hoà bình" với mục đích rút ra những kinh
nghiệm về chung sống hoà bình và hợp tác trong cộng đồng đa sắc tộc và đa
tôn giáo, nâng cao ý thức và hiểu biết giữa những người có tín ngưỡng và
không có tín ngưỡng, loại trừ bạo lực và thù địch... thông qua đối thoại hoà
bình và tôn trọng lẫn nhau; khắc phục những bất đồng, giảm nhẹ căng thẳng,
xung đột, tôn trọng tính đa dạng và sự khoan dung sẽ góp phần quan trọng
trong việc duy trì nền hòa bình bền vững và an ninh thế giới; cam kết tham
gia tích cực trong cuộc chiến chống chủ nghĩa cực đoan và chủ nghĩa khủng
bố, đồng thời khuyến khích báo chí có cách nhìn mới về các vấn đề tôn giáo.
- Hội nghị đặc biệt cấp Bộ trưởng Phong trào Không liên kết về đối
thoại liên tín ngưỡng và hợp tác vì hoà bình và phát triển lần đầu tiên được tổ

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Mối quan hệ giữa đặc điểm người học và kết quả trong các chu kỳ đánh giá PISA của Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
D Phân tích nội dung các quyết định truyền thông Marketing và mối quan hệ giữa nó với các quyết định Marketing khác trong Marketing Marketing 0
D Nghiên cứu mối quan hệ giữa thanh khoản cổ phiếu và tỷ lệ chia cổ tức của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE Luận văn Kinh tế 0
Y Khảo sát mối tương quan giữa độ hoạt động của nước với các yếu tố hàm lượng muối ngấm, độ ẩm ở các nhiệt độ bảo quản sản phẩm khô cá Lóc Khoa học Tự nhiên 2
N Thực trạng về mối quan hệ với các nhà cung cấp ở Hà Nội của công ty Vinatour Luận văn Kinh tế 8
G Các mối quan hệ cơ bản và vấn đề giao tiếp của kiểm toán viên Công nghệ thông tin 0
D Các loại hiệu ứng trong hóa hữu cơ mối quan hệ giữa hiệu ứng và một số tính chất Khoa học Tự nhiên 2
M Một số giải pháp nhằm thúc đăy mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước ASEAN Luận văn Kinh tế 3
T Thực trạng mối quan hệ giữa đầu tư và sản lượng trong nền kinh tế Việt Nam qua các giai đoạn Luận văn Kinh tế 0
T Đánh giá thực trạng phát triển Biogas trong mối quan hệ với các ngành sản xuất trong nông thôn ở huyện Chương Mỹ - Hà Tây Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top