Dưới đây là là 5 điều kiện mà người nước ngoài có nguyện vọng nhập cảnh Nhật Bản phải thỏa mãn đầy đủ:
Phải có hộ chiếu còn thời hạn và đã nhận visa từ Đại sứ quán/Lãnh sự quán Nhật Bản.
Nội dung hoạt động ghi trong hồ sơ xin visa (hoạt động dự định sẽ tiến hành tại Nhật Bản) không phải là giả mạo.
Hoạt động dự định sẽ tiến hành tại Nhật Bản phải phù hợp với tư cách lưu trú đã được qui định trong Luật quản lý nhập cảnh. Đồng thời, tư cách lưu trú nào thì phải phù hợp với tiêu chuẩn đó, được qui định trong tiêu chuẩn thẩm tra nhập cảnh.
Thời gian dự định lưu trú phải phù hợp với qui định về thời gian lưu trú trong luật định.
Không bị vướng vào [một trong các] lý do từ chối nhập cảnh được qui định trong điều 5 của luật quản lý nhập cảnh.
Trong trường hợp người nước ngoài đã được/nhận thẩm tra nhập cảnh của nhân viên thẩm tra nhập cảnh tại cửa khẩu nhưng chưa được công nhận là thỏa mãn điều kiện để nhập cảnh thì, sẽ được chuyển đến cho nhân viên thẩm tra đặc biệt, và phải chịu thẩm vấn (hỏi đáp bằng lời).
Theo kết quả thẩm vấn, trường hợp được nhân viên thẩm tra đặc biệt xác nhận là phù hợp với điều kiện nhập cảnh thì sẽ được nhập cảnh ngay lập tức, trường hợp được xác nhận là không phù hợp với điều kiện nhập cảnh thì có thể lựa chọn giữa hai khả năng: hay là phục tùng theo xác nhận của nhân viên thẩm tra đặc biệt, hay là kháng nghị; với trường hợp phục tùng theo xác nhận thì, lệnh rời đi [khỏi Nhật Bản] sẽ được đưa ra; với trường hợp kháng nghị thì, nội trong 3 ngày tính từ khi có xác nhận, có thể đệ trình kháng nghị tới Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Khi đã nhận kháng nghị của người nước ngoài được nhân viên thẩm tra nhập cảnh đặc biệt xác nhận là không phù hợp điều kiện nhập cảnh, Bộ trưởng Bộ Tư pháp sẽ phán quyết xem [người đó] có đủ lý do hay không đủ lý do trong việc đệ trình kháng nghị, tức là người đó có phù hợp hay không phù hợp với điều kiện nhập cảnh. Theo kết quả phán quyết, trường hợp được xem là “có lý do” thì sẽ lập tức được nhập cảnh, trường hợp được xem là “không có lý do” sẽ chịu lệnh buộc rời khỏi Nhật Bản; trong trường hợp người nước ngoài đã nhận lệnh rời đi [khỏi Nhật Bản] mà không nhanh chóng rời đi thì, thủ tục cưỡng chế rời đi sẽ được thực thi.
Tuy nhiên, dù đã được xem là “không có lý do” để đệ trình kháng nghị, nhưng lại được Bộ trưởng Bộ Tư pháp công nhận là có nguyên cớ để được cho phép nhập cảnh một cách đặc biệt (đặc cách cho nhập cảnh), thì người nước ngoài trong trường hợp như vậy sẽ được đặc cách cho nhập cảnh.
Như vậy, có thể thấy, trong thủ tục thẩm tra nhập cảnh cho người nước ngoài ở Nhật Bản, người nước ngoài có tạo được cơ hội để tự mình phát biểu và biện luận đầy đủ về việc phù hợp [hay không phù hợp] với điều kiện để nhập cảnh.