daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Các tổ chức xã hội-nghề nghiệp và hiệp hội kinh tế với việc xây dựng chính sách và pháp luật kinh tế trong nền kinh tế thị trường ở việt nam


1.Tính cấp thiết của đề tài.
Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ
rõ: “Kiện toàn tổ chức, đổi mới cách và nâng cao hiệu quả hoạt động của
Quốc hội, trọng tâm là công tác lập pháp, xây dựng chương trình dài hạn về lập
pháp, hoàn thiện hệ thống pháp luật, đổi mới quy trình ban hành và hướng dẫn thi
hành luật ”... “ Thực hiện tốt quy chế dân chủ, mở rộng dân chủ trực tiếp ở cơ sở,
tạo điều kiện để nhân dân tham gia quản lý xã hội, thảo luận và quyết định những
vấn đề quan trọng1”.
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước ta đề ra nhiệm vụ
cấp bách là phải đổi mới và hoàn thiện khung pháp luật, tháo gỡ mọi trở ngại về cơ
chế, chính sách và thủ tục hành chính để phát huy tối đa mọi nguồn lực, tạo sức bật
mới cho sản xuất, kinh doanh của mọi thành phần kinh tế với các hình thức sở hữu
khác nhau.
Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị về
Chiến luợc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010,
định hướng đến năm 2020 chỉ rõ: “...Từ nay đến năm 2010 và các năm tiếp theo
tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, tập trung vào một số lĩnh vực pháp luật kinh tế trọng điểm đáp ứng kịp thời
yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế”.
Kể từ khi công cuộc đổi mới toàn diện đất nước được Đảng và Nhà nước ta
khởi động, đặc bịêt là trong những năm gần đây, hệ thống pháp luật của nước ta
trong đó có pháp luật kinh tế từng bước được đổi mới và hướng tới sự phù hợp với
những đòi hỏi của kinh tế thị trường và yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy
nhiên, thực tế thi hành cho thấy, pháp luật kinh tế ở nước ta còn chưa ổn định và
thiếu đồng bộ. Các quy định pháp luật chưa bảo đảm tính dự báo cao nên còn lạc
hậu so với sự vận động và phát triển của các quan hệ kinh tế, dẫn tới tình trạng
phải sửa đổi, bổ sung nhiều. Để nâng cao chất lượng của pháp luật kinh tế đòi hỏi
đồng thời phải tiến hành nhiều giải pháp, trong đó có việc thu hút đông đảo các lực
lượng xã hội, các tầng lớp, các tổ chức tham gia vào quá trình xây dựng chính sách
và pháp luật kinh tế .
Các tổ chức xã hội nghề nghiệp và hiệp hội kinh tế là hình thức tổ chức tập
hợp các cá nhân, các tổ chức kinh tế gắn với các quan hệ sản xuất, kinh doanh
trong nền kinh tế. Chính vì vậy, việc thu hút lực lượng xã hội này tham gia vào quá
trình xây dựng chính sách và pháp luật kinh tế trong nền kinh tế thị trường ở nước
ta có ý nghĩa thiết thực. Mặc dù trong những năm gần đây, các chính sách kinh tế
và pháp luật kinh tế được ban hành đã có sự tham gia của các tổ chức xã hội nghề
nghiệp và hiệp hội kinh tế nhưng hiệu quả chưa cao chưa phát huyđược đầy đủ
tiềm năng của họ. Điều đó đặt ra yêu cầu là cần nghiên cứu làm rõ vai trò và tình
hình thực tế tham gia của các tổ chức này vào việc xây dựng chính sách pháp luật
kinh tế, trên cơ sở đó tìm giải pháp để nâng cao hiệu quả tham gia của các chủ thể
này. Tuy nhiên, đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện
về vấn đề này.
Từ thực tế trên đây cho thấy, việc nghiên cứu làm rõ về lý luận, tình hình
thực tế và tìm cơ chế phát huy vai trò của các tổ chức xã hội nghề nghiệp và hiệp
hội kinh tế trong việc xây dựng chính sách và pháp luật kinh tế trong nền kinh tế
thị trường ở Việt Nam có ý nghĩa thiết thực đối với việc tìm giải pháp để đổi mới
quy trình xây dựng, nâng cao chất lượng pháp luật kinh tế.
2.Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Làm rõ căn cứ lý luận và thực tiễn của việc tham gia của các tổ chức xã hội
nghề nghiệp và hiệp hội kinh tế trong xây dựng chính sách và pháp luật kinh tế
trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.
- Kiến nghị các giải pháp nâng cao hiệu quả tham gia của các tổ chức xã hội
nghề nghiệp và hiệp hội kinh tế trong việc xây dựng chính sách và pháp luật kinh
tế trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.
3.Nhu cầu kinh tế xã hội và địa chỉ áp dụng
- Kết quả nghiên cứu đề tài góp phần bổ sung luận cứ khoa học cho việc
triển khai Chiến lược phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 và
những năm tiếp theo; trực tiếp phục vụ việc xây dựng đề án đổi mới quy trình xây
dựng pháp luật kinh tế.
- Sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ việc nâng cao ý thức, trách nhiệm
của các tổ chức xã hội nghề nghiệp và hiệp hội kinh tế trong việc xây dựng chính
sách và pháp luật kinh tế ở Việt Nam.
- Sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy, học
tập liên quan tới xây dựng chính sách và pháp luật kinh tế.
4.Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Việc nghiên cứu đề tài nhằm mục đích xác định cơ sở lý luận và thực tiễn
của việc thực hiện vai trò của các tổ chức xã hội nghề nghiệp và hiệp hội kinh tế
trong xây dựng chính sách pháp luật kinh tế, để trên cơ sở đó tìm giải pháp phát
huy vai trò của các tổ chức này. Do đó, việc nghiên cứu đề tài không nhằm mục
đích xác định vai trò của các tổ chức xã hội nghề nghiệp và hiệp hội kinh tế trong
tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội hay xác định tư cách chủ thể quan
hệ pháp luật nói chung của các tổ chức này. Ngoài ra, việc tiếp cận nghiên cứu đề
tài cũng chỉ giới hạn ở góc độ công trình nghiên cứu khoa học pháp lý.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu mà đề tài đặt ra, phương pháp luận nghiên
cứu là phép biện chứng duy vật, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về phát triển
nền kinh tế nhiều thành phần, về phát huy dân chủ và xây dựng nhà nước pháp
quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể gồm:
phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, điều tra xã hội học, thống kê..v.v.
6.Kết cấu của đề tài
Công trình nghiên cứu sẽ tập trung giải quyết các vấn đề sau:
1. Những vấn đề lý luận.
1.1. Khái niệm, phân loại các tổ chức xã hội-nghề nghiệp và hiệp hội kinh tế
1.2 Những yêu cầu đặt ra trong xây dựng chính sách pháp và luật kinh tế
trong nền kinh tế thị trường ở VN.
Nhìn chung, đối với những vấn đề nêu trên, cần đổi mới các quy định pháp luật với
nội dung cơ bản là:
- Bổ sung và sửa đổi các quy định pháp luật về quyền tự do kinh doanh, hoàn thiện
pháp luật về doanh nghiệp, xoá bỏ các quy định về chủ quản hành chính đối với doanh
nghiệp nhà nước;
- Sớm ban hành các văn bản có hiệu lực pháp lí cao như luật, pháp lệnh về quyền dân
chủ trực tiếp của nhân dân và các tổ chức phi chính phủ, tạo cơ chế pháp luật cho việc
tham gia một cách thiết thực, hiệu quả vào việc quản lí nhà nước, quản lí xã hội của người
dân và các tổ chức của họ như Luật về trưng cầu dân ý, Luật về hội; Hoàn thiện Luật ban
hành văn bản quy phạm pháp luật theo hướng mở rộng sự tham gia trực tiếp của người dân
và các tổ chức phi chính phủ vào quy trình nghiên cứu, điều tra tình hình kinh tế xã hội,
xác định nhu cầu điều chỉnh pháp luật của các quan hệ xã hội, soạn thảo dự án, dự thảo văn
bản chính sách, pháp luật… Đối với Luật về hội, cần khẳng định vị trí, vai trò, quy định cụ
thể quyền, nghĩa vụ của các tổ chức xã hội nghề nghiệp và hiệp hội kinh tế, tạo môi trường
pháp lí thuận lợi để các tổ chức đó phát huy vai trò của mình trên thực tế đối với quy trình
ban hành chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là trên lĩnh vực kinh tế.
+ Hoàn thiện các quy định pháp luật về các hình thức tham gia cụ thể đối với quá
trình xây dựng chính sách, pháp luật kinh tế của các tổ chức xã hội nghề nghiệp và hiệp
hội kinh tế như:
- Tham gia điều tra tình hình kinh tế xã hội, xác định nhu cầu điều chỉnh pháp luật:
Luật về hội, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản có liên quan cần có
những quy định cụ thể hình thức tham gia này cho các tổ chức xã hội nghề nghiệp và hiệp
hội kinh tế. Về phương án cụ thể, theo chúng tôi, trước mắt cần quy định rõ đối với các
chính sách, pháp luật có liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích chính đáng của các doanh
nghiệp là thành viên của các tổ chức xã hội nghề nghiệp và hiệp hội kinh tế thì tổ chức đại
diện rộng lớn nhất của họ phải được tham gia ngay từ khâu đầu tiên của quy trình xây
dựng chính sách, pháp luật. Chẳng hạn, đối với việc hoạch định chính sách, pháp luật có
tầm quốc gia thì Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, Liên minh hợp tác xã Việt
Nam có quyền và có thể được giao nhiệm vụ này, kèm theo khoản đầu tư kinh phí tương
xứng từ ngân sách nhà nước. Tuỳ theo yêu cầu cụ thể và năng lực thực tế của các tổ chức
đó, pháp luật nên quy định rõ các mức độ tham gia như trực tiếp đảm nhận toàn bộ khâu
này với sự giám sát, hỗ trợ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay cùng phối hợp tham
gia với cơ quan nhà nước, đảm nhận một số khâu, công đoạn… hay tham gia với tư cách tư
vấn, phản biện…
Sau một thời gian, cần có sự tổng kết rút kinh nghiệm và dần dần có thể giao việc
thực hiện công đoạn này cho tổ chức xã hội đảm nhiệm là chủ yếu, cơ quan nhà nước đóng
vai trò thẩm tra, nghiệm thu…
- Tham gia ban soạn thảo: Đây là hình thức tham gia mang tính tích cực chủ động
cao, thể hiện vai trò và trách nhiệm to lớn của tổ chức xã hội nghề nghiệp và hiệp hội kinh
tế, nhất là các tổ chức liên minh cao nhất của họ như Phòng thương mại và công nghiệp
Việt Nam hay Liên minh hợp tác xã Việt Nam. Pháp luật cần quy định rõ nhất thiết phải có
thay mặt các tổ chức liên quan tham gia ban soạn thảo đối với các dự án, dự thảo văn bản
quy phạm pháp luật. Ở đây, có hai vấn đề cần được quy định dứt khoát, một là nếu tổ chức
nào có thay mặt tham gia ban soạn thảo thì tổ chức đó phải có trách nhiệm huy động nhân
lực, vật chất cùng tham gia, đảm bảo cho người thay mặt trình bày thể hiện các quan điểm
của tổ chức khi tiến hành tham gia soạn thảo. Hai là quy trình, nguyên tắc làm việc của
ban soạn thảo phải thể hiện tính dân chủ, bình đẳng, phát huy năng lực của mọi thành viên
ban soạn thảo, tránh mọi biểu hiện áp đặt, thiên vị, coi thường các tổ chức hiệp hội.
Theo tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, chúng ta ngày càng phải tăng
cường hơn nữa hình thức tham gia này cho các tổ chức xã hội nghề nghiệp và hiệp hội
kinh tế. Thậm chí có thể quy định việc lựa chọn một số phương án dự thảo khác nhau, cơ
quan chủ trì tập trung vào việc thẩm định, lựa chọn phương án, phản biện và nghiệm thu
dự thảo.
- Tham gia góp ý dự án, dự thảo: Hình thức tham gia này chiếm vị trí chủ yếu hiện
nay. Tuy nhiên, pháp luật cần quy định rõ hơn một số vấn đề như đảm bảo có cả ý kiến
tham gia cụ thể của các hiệp hội có liên quan và ý kiến tổng hợp của tổ chức xã hội đại
diện lớn nhất cho họ; quy định rõ quyền bảo lưu ý kiến tham gia và công bố công khai ý
kiến đó trên các phương tiện thông tin đại chúng. Mặt khác, pháp luật cũng cần mở rộng
phạm vi hình thức tham gia này của các tổ chức xã hội nghề nghiệp và hiêp hội kinh tế
bằng quy định các tổ chức xã hội thay mặt lớn nhất của họ có quyền phản biện đối với bộ
7. Phương tiện thông tin đại chúng và các tổ chức xã hội là người hỗ trợ đắc lực
của diễn đàn nhà nước-xã hội: Với vai trò báo chí mạnh mẽ như hiện nay và qua thử
nghiệm ở một số địa phương, nhóm nghiên cứu đều nhận được những nhận định và khích
lệ tương tự.
Phân tích nguy cơ không thành công của kiến nghị: Nhóm nghiên cứu cũng đưa ra
một số khả năng nếu không chuẩn bị tốt về cách làm thì việc “công khai hoá” chính sách
có thể dẫn đến một số nguy cơ.
Nguy cơ thứ nhất là do vụng về, máy móc từ phía cơ quan công bố văn bản, cứ
công bố nhưng không biết mình định hỏi gì, hỏi ai, thờ ơ với kết quả. Khắc phục nguy cơ
này, cơ quan công bố phải chuẩn bị tài liệu ngắn gọn, dễ hiểu, nêu ra được nội dung
chính sách mới trong dự thảo; phải chuẩn bị những hạt nhân “bình luận” trên phương tiện
thông tin đại chúng, chuẩn bị hình thức sinh hoạt trao đổi thích hợp với từng địa phương,
đối tượng và thái độ phản hồi, tiếp thu chu đáo.
Nguy cơ thứ hai là quá tải bộ máy nhà nước và tổn kém kinh phí nếu đăng tải tràn
lan trên các báo viết hay tổ chức nhiều hội nghị lấy ý kiến. Để khắc phục, phải có cách
làm xã hội hoá, biết huy động phương tiện thông tin đại chúng, mạng internet, các tổ
chức xã hội, còn cơ quan nhà nước giữ vai trò “người dẫn chương trình”, “người cung
cấp thông tin hữu hiệu” và là “hộp thư tin cậy”.
Nguy cơ lộ bí mật một chính sách trước khi ban hành là quan ngại của một số cơ
quan soạn thảo chính sách, pháp luật, dẫn đến đầu cơ hưởng lợi, đối phó... Nhóm nghiên
cứu lại cho rằng nếu “giữ” thông tin này thì chỉ một nhóm nhỏ được rò rỉ thông tin sẽ
được lợi. Đó là nguy cơ tham nhũng và sự không minh bạch là một nguồn nuôi tham
nhũng.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tổ chức các tình huống học tập và hướng dẫn học sinh tích cực, tự lực giải quyết vấn đề khi giảng dạy chương dòng điện trong các môi trường, vật lý 11 Luận văn Sư phạm 0
D Hoàn thiện công tác tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại các công ty chứng khoán Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức Vinamilk Luận văn Kinh tế 0
D Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho giáo viên ở các trường tiểu học Luận văn Sư phạm 0
D Sử Dụng Tư Liệu Của Làng Văn Hóa - Du Lịch Các Dân Tộc Việt Nam Để Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm Luận văn Sư phạm 0
D Nghiên cứu tác động của văn hóa tổ chức đến sự gắn kết của nhân viên với tổ chức trong các doanh nghiệp việt nam Luận văn Kinh tế 0
A Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp chế biến gỗ trên tỉnh Bình Dương Luận văn Kinh tế 1
D Trình bày các mô hình cơ cấu tổ chức quản lý. Liên hệ phân tích mô hình cơ cấu tổ chức của quản lý Luận văn Kinh tế 0
D Bài 5: Tổ chức quản lý và các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kho Luận văn Kinh tế 0
D Bài giảng Cơ cấu tổ chức của các công ty kinh doanh quốc tế Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top