Mưa gió nằm nhà chia sẻ ít kinh nghiệm về chọn và setup vật liệu lọc thông dụng ( lọc sinh học) cho bộ lọc hồ cá Rồng.
Tất cả vật liệu lọc (vll) bàn luận trong bài viết này là vll sinh học ( giá thể cho vi sinh cư ngụ giải quyết các độc tố sinh ra trong quá trình nuôi cá trong môi trường bể khép kín)
_Nham thạch : phổ thông được nhiều ae sử dụng nhất. Vll này có diện tích bề mặt khá lớn là giá thể hữu hiệu cho vi sinh lưu trú. Tuy nhiên nham thạch có khối lượng khá nặng nên được sử dụng trong phần lọc ướt ( ngập nước) là chủ yếu, khi sử dụng ae nên cho vào túi lưới để dễ dành vệ sinh sau này. Nham thạch sau 1 thời gian sử dụng nên nhấc ra vệ sinh ( từng ngăn một) để xối rửa cặn bẩn bám trên bề mặt vll gây giảm hiệu suất lọc.
_ Bùi Nhùi : cũng khá phổ thông , tuy nhiên đa số ae hay để bùi nhùi dưới nham thạch để thoát nước nhưng sau 1 thời gian bùi nhùi xẹp gây hiện tượng tắc hay nước kém lưu thông gây giảm hiệu suất lọc. Khi setup bùi nhùi nên để ngăn riêng biệt, xếp dọc từng tấm và có khe thoáng ở giữa, có thể để sủi mạnh bên dưới để cung cấp oxy tối ưu cho hệ vi sinh cư ngụ trên bùi nhùi.
_ Kaldnes ( k1, k2,k3) : cực hiệu quả trong việc sử lý nước vì kaldnes là vll động khác với vll tĩnh như bùi nhùi , nham thạch. Vi sinh cư trú trên bề mặt hạt k1 được luồng khí oxy từ máy sủi đưa đi khắp ngăn lọc. Hơn nữa ngăn đảo k1 được bố trí sủi khí mạnh tạo đk cho 1 số khí độc bay hơi ( H2S...). Oxy dồi dào đồng nghĩa hệ vi sinh phát triển khoẻ mạnh. K1 thường được bố trí ngăn 1 ( sau khi lọc thô qua bông lọc hay túi lọc) nhằm xử lý tức thời và dòng nước ở ngăn kaldnes sang các ngăn sau dồi dào oxy.
_ Mutag biochip : nguyên lý tương tự Kaldnes nhưng biochip có bề mặt diện tích lớn hơn nhiều. Hơn 3000m2/m3 thể tích vll.
_ Sứ thanh ( momotaro , nanotaro) : Rất tốt nếu được đặt trong giàn mưa ( lọc khô ) nếu để ngập nước trong ngăn lọc thì sẽ giảm hiệu suất lọc vì nước sẽ không đi xuyên qua lõi thanh sứ mà nó sẽ đi vòng qua như nham thạch . Sứ có diện tích bề mặt lớn, cấu trúc rỗng xốp lý tưởng cho vi sinh cư ngụ. Sử dụng sứ trong lọc giàn mưa ở hồ cá rồng nên để dưới 1 khay bông lọc dày để hạn chế tối đa cặn bẩn bám trên bề mặt sứ.
_ Bóng lọc ( bio ball ): là vll hữu hiệu cho lọc khô , có tác dụng xé làn nước, giúp oxy hoà tan vào nước dễ dàng hơn.
_ Cát : hay cụ thể hơn là lọc cát nén ( sand filter) cực hữu hiệu trong bộ lọc cá rồng mà ít ae setup vì chiếm diện tích khá lớn. Cát có bề mặt cực lớn là nơi cư ngụ cho vi sinh hữu ích, hơn nữa lớp cát bên dưới còn là nơi trú ẩn cho vi sinh yếm khí xử lý NO2 và NO3 hữu hiệu không thua kém gì cây thuỷ sinh. Bộ lọc này nên để sau cùng, dùng bơm chính bể cá bơm nước sạch từ ngăn bơm qua bm cát và lên bể.
Trên đây là kinh nghiệm bản thân với các vll mình hay dùng, còn một vài loại vll chưa có điều kiện dùng như Matrix hay Marin Pure ... ae tham gia bổ xung ý kiến , góp ý chia sẻ !!!
Tất cả vật liệu lọc (vll) bàn luận trong bài viết này là vll sinh học ( giá thể cho vi sinh cư ngụ giải quyết các độc tố sinh ra trong quá trình nuôi cá trong môi trường bể khép kín)
_Nham thạch : phổ thông được nhiều ae sử dụng nhất. Vll này có diện tích bề mặt khá lớn là giá thể hữu hiệu cho vi sinh lưu trú. Tuy nhiên nham thạch có khối lượng khá nặng nên được sử dụng trong phần lọc ướt ( ngập nước) là chủ yếu, khi sử dụng ae nên cho vào túi lưới để dễ dành vệ sinh sau này. Nham thạch sau 1 thời gian sử dụng nên nhấc ra vệ sinh ( từng ngăn một) để xối rửa cặn bẩn bám trên bề mặt vll gây giảm hiệu suất lọc.
_ Bùi Nhùi : cũng khá phổ thông , tuy nhiên đa số ae hay để bùi nhùi dưới nham thạch để thoát nước nhưng sau 1 thời gian bùi nhùi xẹp gây hiện tượng tắc hay nước kém lưu thông gây giảm hiệu suất lọc. Khi setup bùi nhùi nên để ngăn riêng biệt, xếp dọc từng tấm và có khe thoáng ở giữa, có thể để sủi mạnh bên dưới để cung cấp oxy tối ưu cho hệ vi sinh cư ngụ trên bùi nhùi.
_ Kaldnes ( k1, k2,k3) : cực hiệu quả trong việc sử lý nước vì kaldnes là vll động khác với vll tĩnh như bùi nhùi , nham thạch. Vi sinh cư trú trên bề mặt hạt k1 được luồng khí oxy từ máy sủi đưa đi khắp ngăn lọc. Hơn nữa ngăn đảo k1 được bố trí sủi khí mạnh tạo đk cho 1 số khí độc bay hơi ( H2S...). Oxy dồi dào đồng nghĩa hệ vi sinh phát triển khoẻ mạnh. K1 thường được bố trí ngăn 1 ( sau khi lọc thô qua bông lọc hay túi lọc) nhằm xử lý tức thời và dòng nước ở ngăn kaldnes sang các ngăn sau dồi dào oxy.
_ Mutag biochip : nguyên lý tương tự Kaldnes nhưng biochip có bề mặt diện tích lớn hơn nhiều. Hơn 3000m2/m3 thể tích vll.
_ Sứ thanh ( momotaro , nanotaro) : Rất tốt nếu được đặt trong giàn mưa ( lọc khô ) nếu để ngập nước trong ngăn lọc thì sẽ giảm hiệu suất lọc vì nước sẽ không đi xuyên qua lõi thanh sứ mà nó sẽ đi vòng qua như nham thạch . Sứ có diện tích bề mặt lớn, cấu trúc rỗng xốp lý tưởng cho vi sinh cư ngụ. Sử dụng sứ trong lọc giàn mưa ở hồ cá rồng nên để dưới 1 khay bông lọc dày để hạn chế tối đa cặn bẩn bám trên bề mặt sứ.
_ Bóng lọc ( bio ball ): là vll hữu hiệu cho lọc khô , có tác dụng xé làn nước, giúp oxy hoà tan vào nước dễ dàng hơn.
_ Cát : hay cụ thể hơn là lọc cát nén ( sand filter) cực hữu hiệu trong bộ lọc cá rồng mà ít ae setup vì chiếm diện tích khá lớn. Cát có bề mặt cực lớn là nơi cư ngụ cho vi sinh hữu ích, hơn nữa lớp cát bên dưới còn là nơi trú ẩn cho vi sinh yếm khí xử lý NO2 và NO3 hữu hiệu không thua kém gì cây thuỷ sinh. Bộ lọc này nên để sau cùng, dùng bơm chính bể cá bơm nước sạch từ ngăn bơm qua bm cát và lên bể.
Trên đây là kinh nghiệm bản thân với các vll mình hay dùng, còn một vài loại vll chưa có điều kiện dùng như Matrix hay Marin Pure ... ae tham gia bổ xung ý kiến , góp ý chia sẻ !!!