Ðiều trị Xuất huyết giảm tiểu cầu:
- Tránh tất cả các thủ thuật chọc dò, phẫu thuật, nhổ răng, tiêm chích trong cơ.
- Truyền tiểu cầu chỉ là cách điều trị thay thế, tạm thời để cầm máu hay đề phòng biến chứng xuất huyết nặng, nguy hiểm có thể xảy ra.
1. Các trường hợp có căn nguyên: Ðiều trị chủ yếu theo căn nguyên.
2. Các trường hợp không có căn nguyên (PTI): Các loại corticoides là thuốc lựa chọn hàng đầu, chủ lực. Cắt lách được chỉ định khi bệnh trở thành mãn tính phải phụ thuộc vào corticoides hay không còn đáp ứng với corticoides. Sau cắt lách, nếu tái phát, có thể phối hợp với các loại thuốc ức chế miễn dịch khác như: Immuran, Purinéthol, Vincristin, Endoxan...
Đây là căn bệnh nguy hiểm nhưng không phải là không có cách đối phó. Chỉ cần bệnh nhân cẩn thận trong sinh hoạt, không chạy nhảy hay vận động mạnh, không ăn những vật cứng (mía, xương...), không đánh răng hay xỉa răng... Nếu bệnh nhân là trẻ em gia đình phải tuyệt đối tránh tình trạng trừng phạt các em bằng đòn roi. Như vậy sẽ hạn chế được rất nhiều những nguy hiểm mà căn bệnh đem đến.
Khi thấy những triệu chứng như: thâm quầng, sưng tấy, xuất huyết (răng, mũi, ngoài da...), đau đầu không rõ nguyên nhân phải nhập viện ngay để kịp thời điều trị. Có thể truyền khối tiểu cầu vào cơ thể bệnh nhân nếu lượng tiểu cầu giảm nhiều, hay cầm máu tại chỗ (bằng những biện pháp đặc biệt) và dùng thuốc đặc trị kết hợp với các loại vitamin để nâng cao thể trạng.