Cách viết đơn xin việc
Đơn xin việc của bạn có thể là mối liên lạc đầu tiên cho công ty. Công ty sẽ căn cứ
vào đơn xin việc để quyết định bạn có phải là ứng cử phù hợp cho vị trí họ cần, và
họ sẽ mời bạn tới phỏng vấn.

Viết đơn xin việc
cần cẩn thận khi soạn đơn xin việc, bạn phải soạn đơn sao cho các thông tin
phải rõ ràng và dễ đọc.
Bạn nên in đơn ra giấy kích cỡ phù hợp. Không nên dùng giấy tập cũ . Cố gắng
soạn đơn xin việc một cách chuyên nghiệp bằng cách đánh máy hay bằng máy
tính. Bạn nên ghi phai vào đĩa mềm. Cách này sẽ giúp bạn năng động hơn khi bạn
soạn các đơn xin việc khác. Đơn xin việc
Có rất nhiều cách viết đơn xin việc. Sau đây là một cách.
Bắt đầu là địa chỉ, số điện thoại liên lạc của bạn, và ngày viết đơn. Tên người bạn
gửi đơn luôn phải là người có tên trong quảng cáo tuyển dụng. Nếu không có chi
tiết tên người tuyển dụng, bạn cần viết lời chào cho phù hợp.
Nội dung
- Viết về công việc, bạn đã thấy thông báo tuyển dụng ở đâu và khi nào
- Trình bày bất cứ thông tin nào về công việc bạn làm trước đây. Nếu bạn đã từng
làm việc tương tự như việc đang tuyển dụng, hãy chắc chắn bạn trình bày việc này
và nhấn mạnh về điều đó để gây chú ý.
- Cuối thư, bạn nên có các thông tin liên lạc của bạn, gồm cả số điện thoại liên lạc,
địa chỉ email vv...
- Sau cùng bạn nên giải thích tại sao bạn là ứng cử phù hợp với công việc. Hãy
làm cho người đọc có ấn tượng về bạn.
- Ký tên rõ ràng và tên đầy đủ của bạn ở dưới chữ ký nếu bạn gửi thư tay. Các thư
được gửi bằng đường điện tử thường không cần ký trừ khi khi phải scan. Sau khi
gửi thư điện thử, bạn có thể đồng thời gửi thư tay nếu người tuyển dụng yêu cầu.
Nhưng phần lớn họ không yêu cầu điều này.
Luôn ghi nhớ
- Trước khi viết đơn xin việc, bạn hãy cố gắng tìm hiểu về việc làm đó càng nhiều
càng tốt.
- Hãy chuẩn bị những điều bạn sẽ viết trong đơn. - Hãy viết đi viết lại nhiều lần cho đến khi bạn bằng lòng với nội dung đơn
- Hãy chắc chắn bạn phải viết đúng ngữ pháp và kiểm tra chính tả vì người ta sẽ
tìm ra nếu bạn viết lỗi.
- Soạn đơn bằng cách đánh máy hay bằng chương trình soạn thảo trên máy tính,
nếu không bạn có thể viết tay thật đẹp. Cách trình bày trong đơn rất quan trọng.
- Hãy dùng loại giấy phù hợp để viết đơn.
- Nếu có thể, bạn gửi kèm với các thư giới thiệu và bằng cấp chứng chỉ liên quan.
Giữ tất cả bản gốc. Nhưng đơn xin việc bạn phải gửi bản gốc, không gửi bản copy.
- Hãy thông báo với những người viết thư giới thiệu là bạn đang xin việc và với
công ty nào. Người tuyển dụng có thể sẽ liên lạc với họ trước khi quyết định mời
bạn phỏng vấn.
- Luôn giữ một bản copy đơn xin việc của bạn.
- Phô tô vài bản lý lịch của bạn để mỗi lần gửi đơn xin việc bạn có thể kèm một
bản lý lịch. Nếu có thể, hãy điều chỉnh lại lý lịch cho phù hợp với công việc bạn
đang xin.
- Luôn cập nhật lý lịch của bạn.
Mẫu đơn xin việc
(tên và địa chỉ của bạn anet.vn_blogger)
Ngày
(Tên và địa chỉ công ty bạn gửi đơn) Thưa.......
tui gửi đơn này xin vào vị trí (tên vị trí) quảng cáo trên báo (trên báo và ngày).
tui đã tốt nghiệp đại học với bằng (tên bằng cấp) tại trường (tên trường). tui đã
học các môn (tên môn học) và đạt kết quả (chi tiết kết quả để thu hút sự chú ý của
người tuyển dụng). Hiện nay tui đang làm (chi tiết việc bạn đang làm) (nếu hiện
nay bạn không làm việc, hãy trình bày các công việc trước kia bạn đã làm). tui
mong muốn tìm một công việc lâu dài và tui có thể sử dụng các kiến thức tui mới
học.
tui xin gửi kèm lý lịch.
tui rất tự tin với trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc của mình, tui có thể
thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả và tui có thể sẵn sàng phỏng vấn vào bất cứ lúc
nào tiện cho ông/bà. Ông/bà có thể liên lạc với tui qua (điện thoại liên lạc của bạn
và địa chỉ email nếu có).
Kính thư,
Anet.vn Bloger
CÁCH ỨNG XỮ TẠI CUỘC PHỎNG VẤN VIỆC LÀM
Mọi người chúng ta gặp gỡ đều có thể nhà sử dụng lao động sau này. Vì vậy khi
bạn nói chuyện với ai, hãy luôn nghĩ rằng bạn đang nói trong một cuộc phỏng vấn.
Hãy thể hiện nhận thức và phát triển kỹ năng của bạn và tự trau dồi bản thân bằng
cách nghĩ xem bạn có thể làm gì cho người đang phỏng vấn bạn. Ban có thể cống
hiến kỹ năng của bạn như thế nào để giúp họ thực hiện được mục tiêu trong kinh
doanh và họ muốn làm gì?
Trước khi đi phỏng vấnNếu bạn có thể biết được các thông tin về công ty trước khi đi phỏng vấn thì điều
đó rất tốt cho bạn. Bạn có biết công ty có một nhân viên hay hàng trăm nhân viên.
Có khi phải trả tiền để biết được là một doanh nghiệp nhỏ với rất ít nhân viên có
thể làm việc tới 80 giờ trong một tuần và có thể cứ làm như vậy hàng năm trời.
Họ sẽ tuyển người nào có khả năng học nhanh, năng động, hiệu quả và có khả
năng đàm phán với khách hàng có hiệu quả.
Hiểu biết về công việc và mục tiêu của công ty sẽ làm cho người phỏng vấn hài
lòng. Nếu bạn tới cuộc phỏng vấn mà không biết gì về tổ chức hay công việc kinh
doanh của họ, thì họ có thể mất đi ấn tượng về bạn, vì vậy hãy chuẩn bị cho cuộc
phỏng vấn, bạn sẽ được trả giá cho sự chuẩn bị của bạn. Điều phổ biến đối với
người tìm việc là người phỏng vấn sẽ yêu cầu bạn giải thích bạn biết gì về công
việc và về tổ chức. Hãy sẵn sàng.
Dáng vẻ lịch lãm - Những ấn tượng ban đầu rất quan trọng
Người tuyển dụng thường để ý vẻ bề ngoài, vì vậy hãy mặc gọn gàng sạch sẽ. Các
môi trường làm việc khác nhau, vì vậy hãy cố gắng mặc cho phù hợp với hoàn
cảnh . Mặc đơn giản với sắc màu giản dị và trang nhã. Nói chung, lời khuyên tốt
nhất là cách ăn mặc và thái độ nghiêm chỉnh.
Tại cuộc phỏng vấn
Nếu bạn xin việc tại một công ty nước ngoài, khi bạn gặp những người sẽ phỏng
vấn bạn, hãy mỉm cười và bắt tay họ. Đối với công ty Việt Nam, hãy theo cách
chào hỏi tập quán của bạn, phụ thuộc vào tuổi tác, địa vị, giới tính của người bạn
đang gặp. Luôn thể hiện thái độ tôn trọng và lịch sự.
Trong cuộc phỏng vấn, nếu bạn không rõ người phỏng vấn hỏi gì bạn, hay là câu
hỏi không rõ ràng, bạn hãy đề nghị họ hỏi lại và giải thích rõ ràng. Hãy tỏ ta tự tin về các kỹ năng và năng lực của bạn. Hãy thận trọng không được tỏ
ra mệt mỏi khi tìm việc hay coi đây chỉ là một cuộc phỏng vấn khác. Bạn phải tự
quảng cáo cho chính mình! Khuyến khích người phỏng vấn đánh giá cao những nỗ
lực thể hiện bằng cách bạn trả lời câu hỏi một cách bình tĩnh, tự tin và nhiệt tình.
Bạn phải cho họ thấy bạn sẵn sàng được đào tạo và bạn là người năng động đối
với bất cứ công việc gì.
Những câu hỏi trong cuộc phỏng vấn
Sau đây là các câu hỏi phổ biến người ta có thể hỏi bạn, đặc biệt là khi bạn xin
việc ở các công ty nước ngoài ở Việt Nam:
- Tại sao bạn nghĩ bạn là người phù hợp với công việc
- Tại sao bạn thích việc này
- Trình độ phù hợp của bạn với công việc là gì
- Tại sao bạn xin việc này
- Những điểm mạnh/ điểm yếu/lỗi của bạn là gì
- Bạn có thể hòa đồng với các đồng nghiệp không, như một phần trong nhóm
- Việc nghiên cứu trong tương lai có hấp dẫn bạn không
- Bạn có kế hoạch gì trong sự nghiệp của bạn
- Tại sao bạn nghĩ công ty sẽ tuyển dụng bạn
- Bạn có gì hứa hẹn với công ty
- Bạn biết gì về tổ chức này Bạn có thể suy nghĩ về những câu trả lời cho các câu hỏi này như là một phần
chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn. Hãy ý thức được những điểm mạnh và điểm yếu và
khẳng định lại với người phỏng vấn rằng bạn luôn có thiện chí vượt qua mọi vấn
đề tiêu cực và học hỏi những cái mới. Bạn có thể gợi ý người phỏng vấn xem họ
có cần hỏi thêm gì về bạn không, họ có thể liên lạc với bạn sau và bạn luôn sẵn
sàng cho cuộc phỏng vấn lần 2 hay cho một công việc khác chút ít nào đó.
Hãy nói với nhà tuyển dụng bạn hy vọng bạn đã trả lời tất cả các câu hỏi và bạn
cảm giác ngại ngùng, hãy nói với họ rằng đến nay bạn chưa có nhiều cuộc phỏng
vấn và bạn đang cố gắng tốt hơn. Hãy tỏ ra chân thành và trung thực trong nhận
xét và đánh giá cao người phỏng vấn giàu kinh nghiệm. Nhưng đừng tỏ ra chân
thành một cách giả tạo vì điều đó có thể làm hại ảnh hưởng đến cơ hội của bạn.
Không được quên nhìn người phỏng vấn thường xuyên, nhưng cũng không được
nhìn chằm chằm vào họ. Không được tỏ ra sốt ruột hay sử dụng cử chỉ bằng tay
quá nhiều trừ khi cần thiết. Hãy kiểm soát được hành động bằng tay và cơ thể,
điều đó có nghĩa bạn là người có thể tự kiểm soát được mình và đó là bằng cấp
giành cho người tự tin.
Điều quan trọng nữa là không nên trả lời câu hỏi cá nhân. Người phỏng vấn hay
hỏi câu hỏi khó, hay yêu cầu bạn giải thích bất cứ mâu thuẫn nào trong câu trả lời
của bạn. Đây là cách họ kiểm tra thái độ của bạn trước tình huống căng thẳng. Hãy
duy trì mục tiêu và và trả lời các câu hỏi nếu bạn đang trả lời cho ai đó. Hãy bình
bĩnh trong suốt cuộc phỏng vấn. Nói năng rõ ràng mạch lạc nhưng không quá to.
Những câu hỏi bạn có thể hỏi trong cuộc phỏng vấn:
Hãy chuẩn bị các câu hỏi của bạn. Tốt hơn là bạn viết vắn tắt các câu hỏi và mang
theo tới cuộc phỏng vấn. Có thể có những thông tin mà ban cần chưa được giải
thích rõ trong cuộc phỏng vấn. Đặt ra các câu hỏi là một cách cho thấy bạn sẵn
sàng và rất quan tâm đến công việc đó. Một số điều bạn có thể hỏi như:
- Những chi tiết khác liên quan đến công việc như giờ làm việc
- Những triển vọng gì hứa hẹn thăng tiến và được đào tạo
- Tại sao vị trí này đang trống
- Lương bạn sẽ được trả bao nhiêu. Khi nào bạn trả. Bạn có phải đóng góp lương
của bạn vào hoạt động gì. Hãythận trọng không quan trọng quá vấn đề tiền lương
vì điều quan trọng hơn là bạn quan tâm đến công việc hơn là tiền. Tương tự, bạn
hãy đưa ra giá trị năng lực của bạn và trình độ học vấn, và nếu người ta trả bạn với
mức thấp hơn so với thị trường, hãy cho họ biết.
Làm gì khi bạn không được chấp nhận
Nếu cuộc phỏng vấn kết thúc với câu “chúng tui sẽ gọi điện cho bạn vào ngay mai
hay ngày kia”, thì bạn hãy đợi đến ngày đó, và nếu họ không gọi thì hãy liên lạc
hỏi họ. Làm việc này chứng tỏ bạn thành thật và mong mỏi. Nhiều người được
nhận vào làm việc bằng sự kiên nhẩn, tiếp theo này.
Nếu bạn không được chấp nhận, bạn cần hiểu rằng có thể bạn không được thông
báo sự thật tại sao bạn không được chấp nhận. Câu trả lời chuẩn là ‘đã có người
xin việc khác đạt tiêu chuẩn hơn bạn’, hay bạn đứng hàng thứ ba, thứ tư hay là
thứ hai trong số những người đạt tiêu chuẩn. Cái quan trọng là bạn phải biết bạn
có được đánh giá là phù hợp với công việc hay không. Trong trường hợp này, bạn
nên hỏi xem đã có được nhận vào làm chưa hay có thể bạn vẫn được chấp nhận.
Những người đạt tiêu chuẩn trên bạn có thể từ chối nhận việc hay họ chưa thể sẵn
sàng nhận việc ngay khi nhà sử dụng lao động cần. Trường hợp này là có thường
xuyên. Vì vậy bạn đừng nên thất vọng quá sớm. Nếu rõ ràng bạn không được nhận công việc đó, thì bạn vẫn tranh thủ tìm hiểu
xem nhận xét của người phỏng vấn về bạn như thế nào để bạn có thể rút kinh
nghiệm cho lần phỏng vấn sau. Đừng cảm giác bi quan khi làm điều đó. Hãy quên
sự thất vọng của bạn và nên hành động một cách tự tin.
Trong trường hợp này, bạn nên bắt đầu hỏi bằng cách ‘tui rất vui khi được lọt vào
danh sách phỏng vấn và ông/bà đã giành thời gian phỏng vấn tôi. tui rất muốn bổ
sung các kỹ năng phỏng vấn. Ông/bà có thể cho tui lời khuyên về cách thức và thái
độ của tôi? Bạn có thể sẽ nhận được những lời nhận xét gợi ý nhẹ nhàng. Đừng
bao giờ tỏ ra chán nản vì bạn sẽ học hỏi thêm từ cuộc phỏng vấn một số điều và
bạn có thể sử dụng điều đó trong tương lai. Hãy nhớ rằng, nếu người được tuyển
dụng lại không phải là người đạt tiêu chuẩn, hay người đó bỏ không làm nữa do
thấy công việc không đúng như họ mong đợi - bạn có thể là người được tuyển
dụng tiếp theo - dù cho sau đó là một tháng. Kết quả này là phụ thuộc vào cách
bạn xử lý tình huống khi bạn bị ‘từ chối’.
Những người làm cho ta thất bại có thể giúp ta hiểu hơn về ‘sự từ chối’, và có
nhiều cách để xử lý tình huống đó tốt hơn. Một ngày bạn có thể có cơ hội đóng vai
trò giúp đỡ và động viên ai đó.
Đừng nên thất vọng, kiếm việc làm cần có thời gian và sự kiên trì. Hãy nghĩ đến
những lời khuyên về cách sử dụng thời gian, hay những vấn đề khác có thể đưa
bạn tới chỗ bạn kiếm được việc làm. Hãy nói chuyện với những người bạn đã có
việc và hỏi xem họ đã làm cách nào để có việc, hay nói chuyện với những người
được tuyển dụng làm trong các ngành mà bạn quan tâm , và hãy hỏi họ làm thế
nào họ có việc đó đồng thời tìm hiểu xem có vị trí nào còn trống không.
Trong khi bạn đang tìm việc chính thức, bạn có thể muốn làm một công việc tạm
thời bán thời gian hay một công việc ngẫu nhiên. Là người lao động, bạn sẽ thấy
được tôn trọng và nâng cao được kinh nghiệm làm việc và làm cho hồ sơ việc làm của bạn thêm giá trị. Điều đó còn có nghĩa bạn là người xông xáo trong lao động
và nhà sử dụng lao động sẽ đánh giá bạn là người có triển vọng và tận tụy.

các bạn có thểm tham khảo thêm các mẫu CV, hồ sơ xin việc:
Mẫu đơn xin việc cho dân IT
Mẫu đơn xin việc, CV vào ngân hàng
Mẫu tham khảo ĐƠn xin việc Công ty Nước ngoài,
Mẫu đơn xin việc cho dân Kế toán

¨°o_O (Sống tốt mỗi ngày) o_O°
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top