daigai

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI

MỤC LỤC
I.TÌNH HÌNH CHUNG 4
II.ĐỐI TƯỢNG MỤC TIÊU 5
1.Lừa đảo “combo du lịch giá rẻ” 8
2.Lừa đảo cuộc gọi video Deepfake 9
3.Lừa đảo “khóa SIM” vì chưa chuẩn hóa thuê bao 10
4.Giả mạo biên lai chuyển tiền thành công 11
5.Giả danh giáo viên/nhân viên y tế báo người thân đang cấp cứu 12
6.Chiêu trò lừa đảo tuyển người mẫu nhí 13
7.Giả danh các công ty tài chính, ngân hàng thu thập thông tin 14
8.Cài cắm ứng dụng, link quảng cáo cờ bạc, cá độ, tín dụng đen... 16
9.Giả mạo các trang thông tin điện tử cơ quan, doanh nghiệp (BHXH, ngân hàng…) 17
10. Phát tán tin nhắn giả mạo thương hiệu (SMS Brandname) 20
11. Lừa đảo đầu tư chứng khoán quốc tế, tiền ảo 21
12. Lừa đảo tuyển dụng CTV online 22
13. Đánh cắp tài khoản MXH, nhắn tin lừa đảo 23
14. Giả danh cơ quan công an, viện kiểm sát, tòa án gọi điện lừa đảo 24
15. Rao bán hàng giả hàng nhái qua sàn thương mại điện tử 25
16. Đánh cắp thông tin CCCD đi vay tín dụng 27
17. Lừa đảo “chuyển nhầm tiền” vào tài khoản ngân hàng 28
18. Lừa đảo dịch vụ lấy lại tiền khi đã bị lừa 29
19. Lừa đảo lấy cắp Telegram OTP 30
20. Lừa đảo tung tin giả về cuộc gọi mất tiền như FlashAI 31
21. Lừa đảo dịch vụ lấy lại Facebook 31
22. Lừa đảo tình cảm 33
23. Rải link phishing lừa đảo, seeding quảng cáo bẩn trên Facebook 36
24. Lừa đảo cho số đánh lô đề 38
IV: PHẢI LÀM GÌ KHI ĐÃ BỊ LỪA ĐẢO TUYẾN 40

I. TÌNH HÌNH CHUNG
Lừa đảo trực tuyến là vấn đề đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm của toàn xã hội. Các đối tượng xấu lợi dụng bối cảnh bùng nổ công nghệ thông tin để thực hiện nhiều vụ lừa đảo trực tuyến, chiếm đoạt tài sản có giá trị cao. Trong đó, có 3 nhóm lừa đảo chính (giả mạo thương hiệu, chiếm đoạt tài khoản và các hình thức kết hợp khác) với 24 hình thức lừa đảo đang diễn ra trên không gian mạng Việt Nam:
1. Lừa đảo “combo du lịch giá rẻ”.
2. Lừa đảo cuộc gọi video Deepfake, Deepvoice.
3. Lừa đảo “khóa SIM” vì chưa chuẩn hóa thuê bao.
4. Giả mạo biên lai chuyển tiền thành công.
5. Giả danh giáo viên/nhân viên y tế báo người thân đang cấp cứu.
6. Chiêu trò lừa đảo tuyển người mẫu nhí.
7. Thủ đoạn giả danh các công ty tài chính, ngân hàng.
8. Cài cắm ứng dụng, link quảng cáo cờ bạc, cá độ, tín dụng đen,…
9. Giả mạo trang thông tin điện tử, cơ quan, doanh nghiệp (BHXH, ngân hàng…)
10. Lừa đảo SMS Brandname, phát tán tin nhắn giả mạo.
11. Lừa đảo đầu tư chứng khoán, tiền ảo, đa cấp.
12. Lừa đảo tuyển CTV online.
13. Đánh cắp tài khoản MXH, nhắn tin lừa đảo.
14. Giả danh cơ quan công an, viện kiểm sát, tòa án gọi điện lừa đảo.
15. Rao bán hàng giả hàng nhái trên sàn thương mại điện tử.
16. Đánh cắp thông tin CCCD đi vay nợ tín dụng.
17. Lừa đảo chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng.
18. Lừa đảo dịch vụ lấy lại tiền khi đã bị lừa.
19. Lừa đảo lấy cắp Telegram OTP.
20. Lừa đảo tung tin giả về cuộc gọi mất tiền như FlashAI.
21. Lừa đảo dịch vụ lấy lại Facebook.
22. Lừa đảo tình cảm, dẫn dụ đầu tư tài chính, gửi bưu kiện, trúng thưởng,…
23. Rải link phishing lừa đảo, seeding quảng cáo bẩn trên Facebook.
24. Lừa đảo cho số đánh đề.
II. ĐỐI TƯỢNG MỤC TIÊU
Các hình thức lừa đảo trên không gian mạng được các đối tượng lừa đảo thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau và ngày càng tinh vi, trong đó nhắm vào nhiều nhóm đối tượng, bao gồm: Người cao tuổi, trẻ em, sinh viên, đối tượng công nhân, nhân viên văn phòng…
Mỗi nhóm đối tượng ở độ tuổi khác nhau, kẻ xấu thực hiện những hình thức dẫn dụ khác nhau, mục tiêu chung là lấy lòng tin, đánh cắp thông tin người dùng, sau đó chiếm đoạt tài sản.
NHÓM ĐỐI TƯỢNG
CÁC HÌNH THỨC DẪN DỤ
Người cao tuổi
1. Lừa đảo “combo du lịch giá rẻ”
2. Lừa đảo cuộc gọi video Deepfake
3. Lừa đảo “khóa SIM” vì chưa chuẩn hóa thuê bao
4. Giả mạo biên lai chuyển tiền thành công
5. Giả mạo trang thông tin điện tử, cơ quan, doanh nghiệp (BHXH, ngân hàng…)
6. Phát tán tin nhắn lừa đảo giả mạo Brandname
7. Giả danh công an, viện kiểm sát, tòa án gọi điện lừa đảo
8. Lừa đảo bán hàng kém chất lượng trên sàn thương mại điện tử
9. Đánh cắp thông tin CCCD đi vay tín dụng.
10. Lừa đảo chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng
11. Lừa đảo dịch vụ lấy lại Facebook
12. Lừa đảo tình cảm, dẫn dụ đầu tư, nhận bưu phẩm,…
13. Rải link phishing lừa đảo, seeding quảng cáo bẩn trên Facebook
14. Lừa đảo cho số đánh đề
15. Lừa đảo tung tin giả về cuộc gọi mất tiền
Trẻ em
1. Lừa đảo cuộc gọi video Deepfake
2. Lừa đảo tình cảm, dẫn dụ chia sẻ hình ảnh nhạy cảm
3. Lừa đảo dịch vụ lấy lại Facebook
Sinh viên/ thanh niên
1. Lừa đảo “combo du lịch giá rẻ”
2. Lừa đảo cuộc gọi video Deepfake
3. Lừa đảo “khóa SIM” vì chưa chuẩn hóa thuê bao
4. Cài cắm ứng dụng, link quảng cáo cờ bạc, cá độ, tín dụng đen,…
5. Phát tán tin nhắn lừa đảo giả mạo Brandname
6. Lừa đảo đầu tư tài chính
7. Lừa đảo tuyển CTV online
8. Giả danh công an, viện kiểm sát, tòa án gọi điện lừa đảo
9. Lừa đảo bán hàng kém chất lượng trên các sàn thương mại điện tử.
10. Đánh cắp thông tin CCCD đi vay tín dụng.
11. Lừa đảo chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng
12. Lừa đảo dịch vụ lấy lại Facebook
13. Lừa đảo tình cảm, dẫn dụ đầu tư, nhận bưu phẩm,…
Nhân viên
văn phòng
1. Lừa đảo “combo du lịch giá rẻ”
2. Lừa đảo cuộc gọi video Deepfake
3. Lừa đảo “khóa SIM” vì chưa chuẩn hóa thuê bao
4. Giả danh các công ty tài chính, ngân hàng thu thập thông tin
5. Cài cắm ứng dụng, link quảng cáo cờ bạc, cá độ, tín dụng đen,…
6. Phát tán tin nhắn lừa đảo giả mạo Brandname
7. Lừa đảo đầu tư tài chính
8. Lừa đảo tuyển CTV online
9. Giả danh công an, viện kiểm sát, tòa án gọi điện lừa đảo
10. Lừa đảo bán hàng kém chất lượng trên sàn thương mại điện tử.
11. Đánh cắp thông tin CCCD đi vay tín dụng.
12. Lừa đảo chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân
13. Lừa đảo dịch vụ lấy lại Facebook
14. Lừa đảo tình cảm, dẫn dụ đầu tư, nhận bưu phẩm,…
15. Rải link phishing lừa đảo, seeding quảng cáo bẩn trên Facebook
16. Lừa đảo cho số đánh đề
17. Lừa đảo tung tin giả về cuộc gọi mất tiền
18. Lừa đảo dịch vụ lấy lại tiền khi đã bị lừa
19. Lừa đảo lấy cắp Telegram OTP
Công nhân/ Người lao động
1. Lừa đảo “combo du lịch giá rẻ”
2. Lừa đảo cuộc gọi video Deepfake
3. Lừa đảo “khóa SIM” vì chưa chuẩn hóa thuê bao
4. Giả danh các công ty tài chính, ngân hàng thu thập thông tin
5. Cài cắm ứng dụng, link quảng cáo cờ bạc, cá độ, tín dụng đen,…
6. Phát tán tin nhắn lừa đảo giả mạo Brandname
7. Lừa đảo đầu tư tài chính
8. Lừa đảo tuyển CTV online
9. Giả danh công an, viện kiểm sát, tòa án gọi điện lừa đảo
10. Lừa đảo bán hàng kém chất lượng trên sàn thương mại điện tử.
11. Đánh cắp thông tin CCCD đi vay tín dụng.
12. Lừa đảo chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân
13. Lừa đảo dịch vụ lấy lại Facebook
14. Lừa đảo tình cảm, dẫn dụ đầu tư, nhận bưu phẩm,…
15. Rải link phishing lừa đảo, seeding quảng cáo bẩn trên Facebook
16. Lừa đảo cho số đánh đề
17. Lừa đảo tung tin giả về cuộc gọi mất tiền
18. Lừa đảo dịch vụ lấy lại tiền khi đã bị lừa
19. Lừa đảo lấy cắp Telegram OTP
Phụ huynh
học sinh
1. Lừa đảo cuộc gọi video Deepfake
2. Lừa đảo “khóa SIM” vì chưa chuẩn hóa thuê bao
3. Giả danh giáo viên/nhân viên y tế báo người thân đang cấp cứu
4. Lừa đảo tuyển người mẫu nhí
5. Phát tán tin nhắn lừa đảo giả mạo Brandname
6. Giả danh công an, viện kiểm sát, tòa án gọi điện lừa đảo
7. Lừa đảo bán hàng kém chất lượng trên sàn thương mại điện tử
8. Đánh cắp thông tin CCCD đi vay tín dụng.
9. Lừa đảo chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng
10. Lừa đảo tung tin giả về cuộc gọi mất tiền
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH
1. Lừa đảo “combo du lịch giá rẻ”
Dấu hiệu nhận diện:
1. Đăng tải bài viết quảng cáo bán tour du lịch, phòng khách sạn giá rẻ trên mạng Internet và mạng xã hội với nhiều tiện ích kèm theo, đề nghị nạn nhân chuyển tiền đặt cọc (từ 30-50% giá trị) để đặt cọc tour du lịch, phòng khách sạn, từ đó chiếm đoạt số tiền đặt cọc.
2. Đăng bài viết quảng cáo dịch vụ làm visa (thị thực) du lịch nước ngoài, cam kết tỷ lệ thành công cao, hoàn trả 100% số tiền nếu không xin được visa. Sau khi nạn nhân chuyển khoản thanh toán chi phí hay một phần chi phí, các đối tượng sẽ để nạn nhân tự khai thông tin tờ khai, hoàn thiện hồ sơ… Sau đó lấy lý do nạn nhân khai thông tin bị thiếu và không trả lại tiền.
3. Làm giả website/fanpage của công ty du lịch uy tín, làm giả ảnh chụp biên lai, hóa đơn thanh toán và đề nghị nạn nhân chuyển khoản thanh toán chi phí tour du lịch. Sau khi khách hàng chuyển khoản để thanh toán dịch vụ du lịch các đối tượng sẽ chặn liên lạc và xóa mọi dấu vết.
4. Làm giả/chiếm đoạt tài khoản của người dùng mạng xã hội, liên lạc với người thân trong danh sách bạn bè cho biết đang bị mắc kẹt khi du lịch tại nước ngoài và cần một khoản tiền ngay lập tức.
5. Các đối tượng mạo danh đại lý bán vé máy bay, tự tạo ra các website, trang mạng xã hội, với địa chỉ đường dẫn, thiết kế tương tự kênh của các hãng hay đại lý chính thức, sau đó quảng cáo với các mức giá rất hấp dẫn so với mặt bằng chung để thu hút khách hàng.
Nếu khách hàng liên hệ, các đối tượng sẽ đặt chỗ vé máy bay, gửi mã đặt chỗ để làm tin và yêu cầu khách hàng thanh toán. Sau khi nhận thanh toán, các đối tượng không xuất ra vé máy bay và ngắt liên lạc. Do mã đặt chỗ chưa được xuất ra vé máy bay, nên sẽ tự hủy sau một thời gian và khách hàng chỉ biết được việc này khi đến sân bay.
Biện pháp phòng tránh:
Để tránh bị lừa đảo trước các thủ đoạn nêu trên, người dân cần tìm hiểu kỹ thông tin khi lựa chọn các gói du lịch, nên lựa chọn dịch vụ đặt tour, đặt phòng, đặt vé máy bay của những công ty uy tín hay qua các App du lịch (ứng dụng du lịch). Để yên tâm hơn, người dân có thể đề nghị phía đối tác cho xem giấy phép hoạt động kinh doanh, giấy tờ, chứng chỉ hành nghề… của công ty lữ hành, du lịch.
Bên cạnh đó, cảnh giác khi nhận được lời mời chào mua gói du lịch với mức giá quá rẻ (rẻ hơn 30-50% so với giá chung của thị trường); đặc biệt thận trọng khi đơn vị du lịch yêu cầu chuyển tiền đặt cọc để giữ chỗ, nếu có thể nên thực hiện giao dịch thanh toán trực tiếp.
Đồng thời, chú ý các dấu hiệu nhận biết website giả mạo thông qua tên website và tên miền. Thông thường tên các website giả sẽ gần giống với tên các website thật nhưng sẽ có thêm hoặc thiếu một số ký tự. Tên miền giả thường sử dụng những đuôi lạ như .cc, .xyz, .tk…
Đặc biệt, đối với các trang mạng xã hội (Fanpage) hoạt động mua bán, quảng bá các gói du lịch, nhất là gói du lịch giá rẻ, vé máy bay giá rẻ, người dân nên chọn các trang mạng xã hội có dấu tích xanh (tài khoản đã đăng ký) hay chọn các trang mạng xã hội có uy tín mà mình biết rõ thông tin của người bán. Xác nhận lại thông tin đặt phòng, đặt vé máy bay để kịp thời phát hiện dấu hiệu lừa đảo, trình báo cho cơ quan Công an nơi gần nhất để được hướng dẫn giải quyết.

2. Lừa đảo cuộc gọi video Deepfake
Deepfake đang là một mối đe dọa đối với sự trung thực và tin cậy của video và hình ảnh. Các đối tượng sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để tạo ra những video hay hình ảnh giả, sao chép dáng để tạo ra các đoạn video giả người thân, bạn bè để thực hiện các cuộc gọi lừa đảo trực tuyến.
Phần lớn hình thức lừa đảo trực tuyến này nhắm tới việc lừa đảo tài chính. Nên khi người dân nhận được các cuộc gọi liên quan đến các nội dung về tài chính thì nên tỉnh táo xác nhận thêm.
Dấu hiệu nhận biết:
+ Thời gian gọi thường rất ngắn chỉ vài giây.
+ Khuôn mặt thiếu tính cảm xúc và khá "trơ" khi nói, hay tư thế trông lúng túng, không tự nhiên, hay là hướng đầu và cơ thể trong video không nhất quán với nhau…
+ Màu da của nhân vật trong video bất thường, ánh sáng kỳ lạ và bóng đổ không đúng vị trí. Điều này có thể khiến cho video trông rất giả tạo và không tự nhiên.
+ Âm thanh cũng là một vấn đề có thể xảy ra trong video. Âm thanh sẽ không đồng nhất với hình ảnh, có nhiều tiếng ồn bị lạc vào clip hay clip không có âm thanh.
+ Ngắt giữa chừng, bảo là mất sóng, sóng yếu... Yêu cầu chuyển tiền mà tài khoản chuyển tiền không phải của người đang thực hiện cuộc gọi.
Biện pháp phòng tránh:
Theo đó, nếu nhận được một cuộc gọi yêu cầu chuyển tiền gấp, trước tiên hãy bình tĩnh và xác minh thông tin:
- Liên lạc trực tiếp với người thân, bạn bè thông qua một kênh khác xem có đúng là họ cần tiền không.
- Kiểm tra kỹ số tài khoản được yêu cầu chuyển tiền. Nếu là tài khoản lạ, tốt nhất là không nên tiến hành giao dịch.
- Nếu cuộc gọi từ người tự xưng là thay mặt cho ngân hàng, hãy gác máy và gọi trực tiếp cho ngân hàng để xác nhận cuộc gọi vừa rồi có đúng là ngân hàng thực hiện hay không.
- Các cuộc gọi thoại hay video có chất lượng kém, chập chờn là một yếu tố để bạn nghi ngờ người gọi cũng như tính xác thực của cuộc gọi.

3. Lừa đảo “khóa SIM” vì chưa chuẩn hóa thuê bao
Dấu hiệu nhận diện:
Các đối tượng mạo danh là cán bộ, nhân viên của cơ quan quản lý Nhà nước hay nhà mạng gọi điện và thông báo số điện thoại của người sử dụng sẽ bị khóa 2 chiều trong 2 tiếng với các lý do như “chưa nộp phạt”, “thuê bao sai thông tin”.
Sau khi yêu cầu cung cấp thông tin, chúng sẽ tiếp tục hướng dẫn người dùng thực hiện một số bước tiếp theo như: thực hiện các cú pháp sang tên đổi chủ thông tin số điện thoại, cú pháp chuyển hướng cuộc gọi...
Khi đã chiếm được quyền nhận cuộc gọi, các đối tượng sẽ đăng nhập ứng dụng ví điện tử, tài khoản mạng xã hội… của nạn nhân và khai báo quên mật khẩu đăng nhập, chọn chức năng nhận cuộc gọi thông báo mã OTP. Từ đó, chúng dễ dàng chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội, kiểm soát chiếm đoạt tiền trong ví, tài khoản ngân hàng liên kết với ví điện tử.
Biện pháp phòng tránh:
Để phòng tránh, người dùng nên chủ động kiểm tra thông tin đã chuẩn hóa hay chưa thông qua các công cụ, hướng dẫn từ nhà mạng. Không thực hiện theo các yêu cầu khi nghe cuộc gọi từ số điện thoại lạ. Chỉ thực hiện theo các thông báo cập nhật, chuẩn hóa thông tin từ các kênh chính thức của các doanh nghiệp viễn thông di động sử dụng cho mục đích nhắn tin, gọi điện thông báo đề nghị chuẩn hóa thông tin thuê bao.
Người dân cần biết thêm thông tin chi tiết có thể truy cập vào các trang web hay gọi điện đến tổng đài chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp di động để được hỗ trợ, hướng dẫn. Đối với các thuê bao đã bị khóa hai chiều, người dân phải đến trực tiếp các điểm giao dịch của các nhà mạng để thực hiện chuẩn hóa và mở khóa liên lạc lại.

4. Giả mạo biên lai chuyển tiền thành công
Dấu hiệu nhận diện:
Thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo là mua hàng số lượng lớn, sau đó vay thêm tiền mặt của nạn nhân rồi chuyển khoản trả.
Các đối tượng đề nghị chuyển khoản theo hình thức Internet Banking cho người bán hàng. Nhưng thực chất là không có việc chuyển tiền thật, mà các đối tượng đã dùng một số phần mềm tạo dựng bill thanh toán giả rồi đưa cho người bán hàng xem nhằm chứng minh là đã thực hiện việc chuyển khoản. Cho đến khi các nạn nhân không thấy tài khoản báo có tiền và nhận ra mình đã bị lừa, thì các đối tượng đã “cao chạy xa bay”.
Cảnh báo:
Để tránh bị lừa đảo, người dân nếu sử dụng giao dịch qua tài khoản ngân hàng cần lưu ý kỹ hóa đơn chuyển khoản, không giao hàng hóa cho bất kỳ ai khi chưa nhận được tiền trong tài khoản ngân hàng, kể cả khi kẻ gian cung cấp hình ảnh đã chuyển khoản thành công.
Với hệ thống công nghệ của các ngân hàng, việc chuyển khoản 24/7, khách hàng sẽ nhận được thông báo có tiền trong tài khoản. Người tham gia giao dịch nên chờ thông báo đã nhận được tiền từ ngân hàng thay vì chỉ tin tưởng vào ảnh chụp giao diện chuyển tiền thành công.
Ngoài ra, hình ảnh “giao dịch thành công” bị làm giả có một số đặc điểm khác với hình ảnh từ ngân hàng chính thống về màu sắc, phông chữ, thời gian...
Lưu ý, không cung cấp tên đăng nhập, mật khẩu ứng dụng, mã xác thực OTP, email… cho bất kỳ ai kể cả khi người đó tự xưng là nhân viên ngân hàng, cơ quan nhà nước.

5. Giả danh giáo viên/nhân viên y tế báo người thân đang cấp cứu
Dấu hiệu nhận biết:
Các đối tượng lừa đảo tự xưng là giáo viên/ nhân viên y tế, gọi điện cho phụ huynh, học sinh thông báo rằng con em/ người thân họ đang cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. Những “thầy cô giáo tự xưng” này thay phiên nhau gọi điện thúc giục cha mẹ chuyển tiền cứu con, nếu không hay chậm nộp tiền thì con của họ sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Trong trường hợp này, các đối tượng sử dụng chiêu thức đánh vào tâm lý, tình cảm của nạn nhân, hình thành trạng thái bất an, lo sợ và hoảng loạn khi phụ huynh phải nghe tin người thân mình đang cấp cứu. Để hoàn toàn thao túng tâm lý nạn nhân trong thời gian ngắn, các đối tượng thường trình bày không rõ ràng, sử dụng những ngôn từ tiêu cực nhằm kích động cảm xúc như nguy kịch, bị thương nặng, có thể không qua khỏi… Đáng nói, một số đối tượng còn thuộc lòng thông tin về trường, lớp học của con, tên giáo viên chủ nhiệm, thầy cô, hiệu trưởng khiến phụ huynh nhất thời tin tưởng.
Một số dấu hiệu đáng ngờ về đối tượng lừa đảo mà các phụ huynh cần lưu ý như cách xưng hô khác thường ngày, không thể cung cấp thông tin cá nhân của mình một cách rõ ràng, thời gian gọi điện vào giờ nghỉ trưa, giữa đêm hay giờ tan tầm…
Biện pháp phòng tránh
Việc tốt nhất bây giờ là hạn chế chia sẻ thông tin, hình ảnh cá nhân, con cái, danh tính của mình lên mạng xã hội. Cùng với đó, những dịch vụ mà mình đã đăng ký mà không còn nhu cầu nữa nên được hủy bỏ để hạn chế bớt việc các đơn vị giữ thông tin của mình.
Ngoài ra:
- Khi nhận các cuộc điện thoại, tin nhắn có dấu hiệu bất thường, người dân cần bình tĩnh xác minh thông tin, xem xét một cách tỉnh táo, cẩn thận, không vội vã trả lời hay thực hiện theo nội dung mà đối tượng đưa ra.
- Tuyệt đối không truy cập các đường link, liên kết trong tin nhắn lạ hay không rõ nguồn gốc. Không đăng nhập tài khoản cá nhân vào những địa chỉ này.
- Không cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, số chứng minh thư (căn cước công dân), địa chỉ nhà ở, số tài khoản ngân hàng, mã OTP trên điện thoại cá nhân... cho bất kỳ ai không quen biết hay khi chưa biết rõ nhân thân, lai lịch.
- Các tổ chức, cá nhân có thể truy cập vào cổng thông tin khonggianmang.vn để tra cứu hay phản ánh tới cơ quan chức năng về những trường hợp nghi ngờ lừa đảo trực tuyến.
- Trong trường hợp nghi vấn đối tượng giả mạo để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, cần báo ngay cho cơ quan công an gần nhất để được hỗ trợ, xử lý kịp thời.

6. Chiêu trò lừa đảo tuyển người mẫu nhí
Dấu hiệu nhận biết:
Thủ đoạn của các đối tượng là thông qua mạng xã hội như Facebook, Zalo, Telegram…, các đối tượng lừa đảo sẽ kết bạn với phụ huynh và mời tham gia ứng tuyển người mẫu nhí cho hãng thời trang. Sau khi nạn nhân “cắn câu”, các đối tượng lừa đảo sẽ đưa vào một group chat để mời tham gia thử thách.
Thử thách cho các phụ huynh khi muốn con mình tham gia vào ứng tuyển “người mẫu nhí” là chuyển khoản để mua sản phẩm hàng hiệu, sau đó cho con em mình làm mẫu chụp ảnh để giới thiệu, quảng bá sản phẩm trên mạng xã hội.
Thông thường ban đầu, chúng trả hoa hồng và tiền làm nhiệm vụ để “kích thích” phụ huynh tham gia. Nhưng khi số tiền chuyển vào tài khoản tăng cao, chúng xóa tung tích nhằm chiếm đoạt số tiền đã chuyển
Biện pháp phòng tránh:
Tuy được đặt dưới cách thức hoạt động không mới nhưng những chiêu trò lừa đảo này vẫn ngang nhiên xuất hiện trên mạng xã hội gây tâm lí hoang mang cho phụ huynh. Lợi dụng lòng tham của người bị hại khi chỉ cần thực hiện những thao tác đơn giản mà cũng có thể kiếm ra tiền. Nạn nhân vì nhẹ dạ, chỉ thấy được cái lợi trước mắt mà dễ dàng dính bẫy lừa đảo. Để phòng tránh lừa đảo và những hậu quả đáng tiếc xảy ra, người dân cần lưu ý:
+ Không cung cấp những thông tin cá nhân cho người lạ, người không quen biết trên không gian mạng; không kết bạn, không vào các nhóm Zalo, Facebook, Telegram… không quen biết.
+ Đặc biệt cẩn trọng đối với các chương trình tuyển mẫu nhí trên không gian mạng và hạn chế gửi hình ảnh của con nhằm phòng ngừa đối tượng lợi dụng với mục đích xấu. Trường hợp cần thiết để tham gia tuyển mẫu nhí phụ huynh nên đề nghị được gặp mặt trực tiếp để phòng tránh các chiêu trò lừa đảo qua mạng. Đặc biệt không làm việc với nhà tuyển dụng nào mà yêu cầu ứng viên phải chuyển tiền, nộp tiền trước.
+ Nên kiểm tra tác giả, đọc kỹ nội dung để xác định thông tin thật hay giả; tin tức giả thường sẽ bị lỗi chính tả hay có bố cục lộn xộn, các hình ảnh, video trong tin giả thường bị chỉnh sửa, cắt ghép, thay đổi nội dung, ngày tháng của sự kiện thường bị thay đổi. Các tài khoản đăng tải thông tin nếu là tài khoản ảo, thông tin liên hệ không rõ ràng, không xác định được định danh thì khả năng cao đều lập ra với mục đích lừa đảo.
+ Chỉ thực hiện giao dịch chuyển tiền khi xác định chắc chắn định danh của người mình trao đổi và tuyệt đối không click vào những đường link lạ. Ngoài ra, người dân nên cập nhật kiến thức thường xuyên về các cách thủ đoạn lừa đảo trực tuyến mới mà các loại tội phạm thực hiện và nên lưu ý rằng các cơ quan chức năng và nhà cung cấp dịch vụ không bao giờ gọi điện yêu cầu, hỗ trợ người dùng thực hiện các hướng dẫn trực tuyến trên mạng.

7. Giả danh các công ty tài chính, ngân hàng thu thập thông tin
Dấu hiệu nhận biết:
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top