ngaykhongmua167
New Member
Trình duyệt Cờ Rôm+ đang dần phổ biến tại Việt Nam. Với giao diện, nền tảng cùng chung với Google Chrome, tích hợp thêm các chức năng như truy cập Facebook thoải mái, thêm dấu tự động khi gõ văn bản, tăng tốc độ tải file, tìm và tải file audio/video từ các trang giải trí đa phương tiện, lướt web không giới hạn nhờ năng lực phân giải tên miền mạnh mẽ, tích hợp sẵn từ điển Anh-Việt, rõ ràng, Cờ Rôm+ rất hấp dẫn và hút về số lượng lớn người dùng trình duyệt Internet. Rõ ràng, những chức năng này đánh đúng vào nhu cầu của người dùng Internet tại Việt Nam.
Tuy nhiên, những tiện ích đến với người dùng một cách đột ngột và có vẻ quá "hời" này khiến người dùng cần suy nghĩ lại. Dưới đây là ảnh chụp màn hình phần Trợ giúp (F1) của chương trình
Dưới góc độ là một người dùng Internet bình thường, không có kiến thức chuyên sâu về lập trình, bảo mật; nhưng với việc phân tích các biểu hiện, tổng hợp các mối liên hệ, thì cá nhân tui thấy, rõ ràng là việc sử dụng trình duyệt Cờ Rôm+ đáng lo ngại và có vấn đề.
- Thứ nhất, là vấn đề chặn Facebook của Việt Nam. Ai cũng biết, rất nhiều nhà mạng có động thái chặn Facebook. Lí do được đưa ra rất nhiều, là do vấn đề kinh tế của các nhà mạng, lí do chính trị… Trong số những lí do được đưa ra, không đơn giản lí do thật sự là tổng hợp nhiều lí do trên, mà phải có một lí do thực sự, những lí do khác đưa ra nhằm mục đích che đậy. Rõ ràng,
Vậy mà, việc Cờ Rôm+ cho phép người dùng truy cập thoải mái Facebook, không lẽ lại được để yên? Đã từng có tin đồn, rằng Cờ Rôm+ có thể bị cấm, nhưng sự thật, cho đến thời điểm hiện nay, Cờ Rôm+ vẫn đang được phát triển và số người dùng tăng lên rầm rộ. Với động thái muốn kiểm soát thông tin, tìm cách chặn Facebook, mà vẫn để cho Cờ Rôm+ giúp người dùng truy cập Facebook dễ dàng sao?
Thêm nữa, cách thức Cờ Rôm+ dùng để cho phép người dùng truy cập Facebook là gì, mà vô cùng hiệu quả? Có nhiều phần mềm điều chỉnh hệ thống cho người dùng truy cập Facebook, nhưng sau một thời gian thì đa số trở nên vô hiệu. Còn Cờ Rôm+ vẫn hoạt động hiệu quả trong việc cho phép người dùng truy cập Facebook mà không cần dùng máy chủ trung gian hay tinh chỉnh hệ thống. Có thể rằng, Cờ Rôm+ cập nhật code thường xuyên, cách mà Cờ Rôm+ làm rất cao cấp… hay phải chăng, Cờ Rôm+ hiểu rõ ràng cách thức chặn Facebook như thế nào, từ đó mới biết rõ đường để vào Facebook?
- Thứ hai, là việc quảng cáo rầm rộ việc sử dụng Cờ Rôm+. Cõ lẽ ai cũng đã từng thấy quảng cáo việc tải về và sử dụng Cờ Rôm+ với các chức năng hấp dẫn, khỏi phải dùng các phần mềm IDM, Vietkey, Unikey, đổi DNS… trên các trang tiếng Việt, đặc biệt là Zing MP3 và NhacCuaTui (như trong thông báo của VLC trên). Việc này có mục đích lôi kéo rất nhiều người dùng Cờ Rôm+, và các chức năng cung cấp cho người dùng tỏ vẻ rất hấp dẫn. Các quảng cáo nhắm vào người dùng Việt Nam và hiểu rõ thói quen sử dụng Internet của họ, chào mời "không cần hack IDM"…
Nếu một sản phẩm là có giá trị, người dùng sẽ tự tìm đến với nó. Còn ở Cờ Rôm+, việc marketing rầm rộ cho thấy mục đích muốn thâu tóm thị trường trình duyệt tại Việt Nam.
Và với những quảng cáo đó, chi phí bỏ ra là rất lớn. Một đơn vị chủ quản còn non trẻ như ITIM đã khá mạnh tay khi đưa vào các hình thức quảng cáo cho Cờ Rôm+, khi mà các hoạt động phát triển phần mềm vẫn còn đang tiếp tục tiến hành, còn rất nhiều vấn đề trước khi quảng bá. Có rất nhiều lời giải thích cho việc này, nhưng khi xét trên khía cạnh tổng nhiều mối liên hệ thì việc này cần lưu ý.
- Thứ ba, Cờ Rôm+ nhắm vào thị trường Việt Nam. Mục đích được công bố là muốn thay thế Google tại Việt Nam, đóng góp vào sự phát triển Internet… Rõ ràng, việc Google thống trị vào tâm thức người dùng Internet tại Việt Nam là rất lớn. Với sự khổng lồ, hùng mạnh của Google, việc lật đổ vị trí, dù chỉ tại một khu vực thị phần, là vô cùng khó. Vậy mà, chủ quản Cốc Cốc lại có ý định này. Đó quả là một quyết tâm vô cùng lớn, táo bạo. Sự thật có phải đó là mục đích? Hay phía sau đó, mục đích không hề đơn giản? Nếu liên hệ đến hoàn cảnh tại Việt Nam, việc Cờ Rôm+, một sản phẩm thuộc chủ quản tại Việt Nam, nhắm vào thị trường Việt Nam, tìm cách len lỏi sâu vào việc sử dụng Internet của người Việt, là đáng nghi ngờ. Hãy lưu ý vào hoàn cảnh tại Việt Nam và việc mục tiêu của Cờ Rôm+ là người dùng Việt Nam. VLC đã so sánh mối lo ngại này với việc kiểm soát Internet tại Trung Quốc với sự thâu tóm của Bách Độ (baidu).
Các trình duyệt khác như IE, Firefox, Chrome được phát triển lâu đời và được toàn thế giới sử dụng, không hề có một sự nhắm vào khu vực người dùng mục tiêu nào. Còn Cờ Rôm+ lại nhắm chính vào người dùng tại Việt Nam. Rõ ràng, sự cảnh giác từ phía người dùng là cần thiết.
- Thứ tư, rất nhiều chức năng hấp dẫn được tích hợp vào Cờ Rôm+. Các chức năng này được nêu ở phía trên và tỏ vẻ vô cùng hiệu quả, rất hữu dụng cho người dùng. Khi mà Chrome không có các chức năng sáng giá tương tự (tự động bắt các dữ liệu đa phương tiện, tăng tốc download…) thì Cờ Rôm+ đã có. Đó có thể là điểm mà Cờ Rôm+ thu hút người dùng, và là thành quả của công sức mà đội ngũ phát triển đã bỏ ra.
Nhưng, phía sau đó phải có một điểm tựa lớn mạnh, để đội ngũ có động lực phát triển? Cờ Rôm+ được công bố chính thức là được phát triển từ nền tảng mở Chromium. Nhưng hãy nhìn sang phía Google. Từ nền tảng Chromium, Google đã bỏ ra thêm rất nhiều tiền bạc, công sức để có được Chrome như hôm nay. Vậy mà, với Cờ Rôm+, chỉ với một nhóm phát triển, dựa trên các cơ sở phát triển (bao gồm cả nhân lực, vật chất, thời gian…) không đáng kể so với Chrome, thì đã có thể làm được một trình duyệt tầm ngang ngửa với Chrome? Có phải việc đầu tư để phát triển một sản phẩm được như Cờ Rôm+ chỉ đơn giản vậy thôi sao? Hay phía sau là một chỗ dựa ngầm khá vững chắc, cung cấp đủ tiềm lực, cơ sở vật chất để đội ngũ phát triển làm ra được sản phẩm này, kèm thêm cả việc marketing rầm rộ?
Và việc tích hợp nhiều chức năng chính là để mọi người đổ xô dùng Cờ Rôm+, từ đó, mục tiêu là trình duyệt này sẽ chiếm vị thế thượng phong tại Việt Nam, phải chăng mục tiêu chỉ dừng lại ở đó? Khi chiếm thế thượng phong, ắt hẳn Cờ Rôm+ phải có rất nhiều "quyền hành" trong tay.
Thẳm sâu bên trong các chức năng tích hợp vào Cờ Rôm+, đó là sự đánh đúng vào cách sử dụng Internet của người Việt Nam (khoái xài đồ chùa, ngại tiếng Anh, muốn sở hữu các sản phẩm trí tuệ…). chức năng tăng tốc download làm cho người dùng không còn phải quan tâm tới việc dùng IDM kèm việc tìm cách bẻ khoá phần mềm này. Và Google phải có thừa sức để làm chức năng này, nhưng họ đã không làm cho Chrome, vì mục đích của Google là mang lại trải nghiệm lướt web cho người dùng, chứ không phải chú tâm vào download, theo tâm lí, sở thích của người dùng tại Việt Nam. Số người dùng Internet tại Việt Nam "mạnh" tiếng Anh còn hạn chế, vì thế tích hợp từ điển Anh-Việt vào Cờ Rôm+ là "cứu tinh" cho rất nhiều người dùng bình dân. Các sản phẩm đa phương tiện như nhạc, video xem trực tiếp trên mạng nếu muốn tải về, người dùng thường phải dùng nhiều cách (IDM…). Thực sự, việc tải về các sản phẩm này ảnh hưởng đến vấn đề sở hữu trí tuệ (Google chưa hề chính thức cho phép người dùng tải các video từ Youtube, chỉ có các công cụ từ các hãng khác cho phép người dùng làm điều này; các trình duyệt lớn khác không có chức năng này cũng một phần vì lí do này). Nhưng đánh đúng vào tâm lí của người Việt Nam (muốn của người thành của mình để xài), Cờ Rôm+ đã cho phép bắt các sản phẩm đa phương tiện phát trên các trang web.
Thực sự, liệu người dùng có "khi không" hưởng được các tiện ích trên một cách quá "hời"? Và các chức năng của Cờ Rôm+, kể cả các dịch vụ kèm theo bên Cốc Cốc, có "hiền lành" như những gì biểu hiện?
Trên
Khi xét riêng lẻ từng dấu hiệu trên, rất khó cho thấy vấn đề đáng lo ngại khi sử dụng trình duyệt Cờ Rôm+. Tuy nhiên, khi xâu chuỗi lại, tổng hợp các dấu hiệu, xét các mối liên hệ, đặt trong hoàn cảnh tại Việt Nam, thì trình duyệt Cờ Rôm+ rất đáng nghi ngờ.
Hãy suy nghĩ thử, nếu việc Cờ Rôm+ "tiến hành các động thái do thám bí mật nhằm ăn cắp các thông tin cá nhân từ người dùng" là sự thật, thì rõ ràng đây là một chiêu bài vô cùng lợi hại, giúp kiểm soát một cách âm thầm và chặt chẽ việc sử dụng Internet tại Việt Nam, khi mà việc mở cửa làm cho vô số nguồn thông tin tràn lan, hoạt động thông tin trở nên đa dạng, khó kiểm soát. Từ đó, mọi thông tin từ phía người dùng Internet Việt Nam đều được thâu tóm, khi mà Cờ Rôm+ ngự trị vị thế thượng phong. Các mối quan ngại về an ninh thông tin tại Việt Nam đều được kiểm soát, vì các thông tin gián điệp đều được gởi về một nơi. Như vậy, Cốc Cốc, Cờ Rôm+ cùng các dịch vụ kèm theo không hề "hiền lành" và đơn giản đối với người dùng, mà phía sau đó là mục tiêu sâu thẳm, khai thác âm thầm sau lưng mà người dùng không hề hay biết.
Trên
Khi đối chiếu
Anh em trong diễn đàn có ai có tài liệu hay bằng chứng nào về thông tin này ("Chứng nhận an toàn bởi Norton Security"), xin chia sẻ. Hiện tại, khi tìm kiếm nguồn gốc thông tin này trên Internet, chỉ nhận được các kết quả là thông tin này ("Chứng nhận an toàn bởi Norton Security") từ các trang khác, chép ra từ Wikipedia mà không hề tìm được tài liệu kiểm chứng.
Tôi, người đưa ra các ý kiến này, chỉ là một người sử dụng Internet bình thường tại Việt Nam, đã từng sử dụng Cờ Rôm+ một thời gian và sử dụng qua các tiện ích của phần mềm. tui đứng trung lập nhìn nhận, không phải là anti-fan của bất cứ trình duyệt nào. Nếu muốn chống Cờ Rôm+ để giành thị phần cho Chrome hay trình duyệt nào khác thì không cần thiết, vì mức độ phổ biến của các trình duyệt lớn khác là trên toàn thế giới chứ không chỉ Việt Nam. tui chỉ phân tích các biểu hiện và đặt mối nghi ngờ. Mong anh em trong diễn đàn thảo luận, đóng góp ý kiến. Xin hãy thông báo mọi người về mối lo ngại này, tránh trường hợp chúng ta trở thành những con lừa bị xỏ mũi dắt đi!
Tham khảo:
Tuy nhiên, những tiện ích đến với người dùng một cách đột ngột và có vẻ quá "hời" này khiến người dùng cần suy nghĩ lại. Dưới đây là ảnh chụp màn hình phần Trợ giúp (F1) của chương trình
You must be registered for see links
tiếng Việt, là lời nhắc nhở về vấn đề này.Dưới góc độ là một người dùng Internet bình thường, không có kiến thức chuyên sâu về lập trình, bảo mật; nhưng với việc phân tích các biểu hiện, tổng hợp các mối liên hệ, thì cá nhân tui thấy, rõ ràng là việc sử dụng trình duyệt Cờ Rôm+ đáng lo ngại và có vấn đề.
- Thứ nhất, là vấn đề chặn Facebook của Việt Nam. Ai cũng biết, rất nhiều nhà mạng có động thái chặn Facebook. Lí do được đưa ra rất nhiều, là do vấn đề kinh tế của các nhà mạng, lí do chính trị… Trong số những lí do được đưa ra, không đơn giản lí do thật sự là tổng hợp nhiều lí do trên, mà phải có một lí do thực sự, những lí do khác đưa ra nhằm mục đích che đậy. Rõ ràng,
You must be registered for see links
. Lí do thật sự của việc này rõ ràng là mong muốn an ninh thông tin từ phía quốc gia.Vậy mà, việc Cờ Rôm+ cho phép người dùng truy cập thoải mái Facebook, không lẽ lại được để yên? Đã từng có tin đồn, rằng Cờ Rôm+ có thể bị cấm, nhưng sự thật, cho đến thời điểm hiện nay, Cờ Rôm+ vẫn đang được phát triển và số người dùng tăng lên rầm rộ. Với động thái muốn kiểm soát thông tin, tìm cách chặn Facebook, mà vẫn để cho Cờ Rôm+ giúp người dùng truy cập Facebook dễ dàng sao?
Thêm nữa, cách thức Cờ Rôm+ dùng để cho phép người dùng truy cập Facebook là gì, mà vô cùng hiệu quả? Có nhiều phần mềm điều chỉnh hệ thống cho người dùng truy cập Facebook, nhưng sau một thời gian thì đa số trở nên vô hiệu. Còn Cờ Rôm+ vẫn hoạt động hiệu quả trong việc cho phép người dùng truy cập Facebook mà không cần dùng máy chủ trung gian hay tinh chỉnh hệ thống. Có thể rằng, Cờ Rôm+ cập nhật code thường xuyên, cách mà Cờ Rôm+ làm rất cao cấp… hay phải chăng, Cờ Rôm+ hiểu rõ ràng cách thức chặn Facebook như thế nào, từ đó mới biết rõ đường để vào Facebook?
- Thứ hai, là việc quảng cáo rầm rộ việc sử dụng Cờ Rôm+. Cõ lẽ ai cũng đã từng thấy quảng cáo việc tải về và sử dụng Cờ Rôm+ với các chức năng hấp dẫn, khỏi phải dùng các phần mềm IDM, Vietkey, Unikey, đổi DNS… trên các trang tiếng Việt, đặc biệt là Zing MP3 và NhacCuaTui (như trong thông báo của VLC trên). Việc này có mục đích lôi kéo rất nhiều người dùng Cờ Rôm+, và các chức năng cung cấp cho người dùng tỏ vẻ rất hấp dẫn. Các quảng cáo nhắm vào người dùng Việt Nam và hiểu rõ thói quen sử dụng Internet của họ, chào mời "không cần hack IDM"…
Nếu một sản phẩm là có giá trị, người dùng sẽ tự tìm đến với nó. Còn ở Cờ Rôm+, việc marketing rầm rộ cho thấy mục đích muốn thâu tóm thị trường trình duyệt tại Việt Nam.
Và với những quảng cáo đó, chi phí bỏ ra là rất lớn. Một đơn vị chủ quản còn non trẻ như ITIM đã khá mạnh tay khi đưa vào các hình thức quảng cáo cho Cờ Rôm+, khi mà các hoạt động phát triển phần mềm vẫn còn đang tiếp tục tiến hành, còn rất nhiều vấn đề trước khi quảng bá. Có rất nhiều lời giải thích cho việc này, nhưng khi xét trên khía cạnh tổng nhiều mối liên hệ thì việc này cần lưu ý.
- Thứ ba, Cờ Rôm+ nhắm vào thị trường Việt Nam. Mục đích được công bố là muốn thay thế Google tại Việt Nam, đóng góp vào sự phát triển Internet… Rõ ràng, việc Google thống trị vào tâm thức người dùng Internet tại Việt Nam là rất lớn. Với sự khổng lồ, hùng mạnh của Google, việc lật đổ vị trí, dù chỉ tại một khu vực thị phần, là vô cùng khó. Vậy mà, chủ quản Cốc Cốc lại có ý định này. Đó quả là một quyết tâm vô cùng lớn, táo bạo. Sự thật có phải đó là mục đích? Hay phía sau đó, mục đích không hề đơn giản? Nếu liên hệ đến hoàn cảnh tại Việt Nam, việc Cờ Rôm+, một sản phẩm thuộc chủ quản tại Việt Nam, nhắm vào thị trường Việt Nam, tìm cách len lỏi sâu vào việc sử dụng Internet của người Việt, là đáng nghi ngờ. Hãy lưu ý vào hoàn cảnh tại Việt Nam và việc mục tiêu của Cờ Rôm+ là người dùng Việt Nam. VLC đã so sánh mối lo ngại này với việc kiểm soát Internet tại Trung Quốc với sự thâu tóm của Bách Độ (baidu).
Các trình duyệt khác như IE, Firefox, Chrome được phát triển lâu đời và được toàn thế giới sử dụng, không hề có một sự nhắm vào khu vực người dùng mục tiêu nào. Còn Cờ Rôm+ lại nhắm chính vào người dùng tại Việt Nam. Rõ ràng, sự cảnh giác từ phía người dùng là cần thiết.
- Thứ tư, rất nhiều chức năng hấp dẫn được tích hợp vào Cờ Rôm+. Các chức năng này được nêu ở phía trên và tỏ vẻ vô cùng hiệu quả, rất hữu dụng cho người dùng. Khi mà Chrome không có các chức năng sáng giá tương tự (tự động bắt các dữ liệu đa phương tiện, tăng tốc download…) thì Cờ Rôm+ đã có. Đó có thể là điểm mà Cờ Rôm+ thu hút người dùng, và là thành quả của công sức mà đội ngũ phát triển đã bỏ ra.
Nhưng, phía sau đó phải có một điểm tựa lớn mạnh, để đội ngũ có động lực phát triển? Cờ Rôm+ được công bố chính thức là được phát triển từ nền tảng mở Chromium. Nhưng hãy nhìn sang phía Google. Từ nền tảng Chromium, Google đã bỏ ra thêm rất nhiều tiền bạc, công sức để có được Chrome như hôm nay. Vậy mà, với Cờ Rôm+, chỉ với một nhóm phát triển, dựa trên các cơ sở phát triển (bao gồm cả nhân lực, vật chất, thời gian…) không đáng kể so với Chrome, thì đã có thể làm được một trình duyệt tầm ngang ngửa với Chrome? Có phải việc đầu tư để phát triển một sản phẩm được như Cờ Rôm+ chỉ đơn giản vậy thôi sao? Hay phía sau là một chỗ dựa ngầm khá vững chắc, cung cấp đủ tiềm lực, cơ sở vật chất để đội ngũ phát triển làm ra được sản phẩm này, kèm thêm cả việc marketing rầm rộ?
Và việc tích hợp nhiều chức năng chính là để mọi người đổ xô dùng Cờ Rôm+, từ đó, mục tiêu là trình duyệt này sẽ chiếm vị thế thượng phong tại Việt Nam, phải chăng mục tiêu chỉ dừng lại ở đó? Khi chiếm thế thượng phong, ắt hẳn Cờ Rôm+ phải có rất nhiều "quyền hành" trong tay.
Thẳm sâu bên trong các chức năng tích hợp vào Cờ Rôm+, đó là sự đánh đúng vào cách sử dụng Internet của người Việt Nam (khoái xài đồ chùa, ngại tiếng Anh, muốn sở hữu các sản phẩm trí tuệ…). chức năng tăng tốc download làm cho người dùng không còn phải quan tâm tới việc dùng IDM kèm việc tìm cách bẻ khoá phần mềm này. Và Google phải có thừa sức để làm chức năng này, nhưng họ đã không làm cho Chrome, vì mục đích của Google là mang lại trải nghiệm lướt web cho người dùng, chứ không phải chú tâm vào download, theo tâm lí, sở thích của người dùng tại Việt Nam. Số người dùng Internet tại Việt Nam "mạnh" tiếng Anh còn hạn chế, vì thế tích hợp từ điển Anh-Việt vào Cờ Rôm+ là "cứu tinh" cho rất nhiều người dùng bình dân. Các sản phẩm đa phương tiện như nhạc, video xem trực tiếp trên mạng nếu muốn tải về, người dùng thường phải dùng nhiều cách (IDM…). Thực sự, việc tải về các sản phẩm này ảnh hưởng đến vấn đề sở hữu trí tuệ (Google chưa hề chính thức cho phép người dùng tải các video từ Youtube, chỉ có các công cụ từ các hãng khác cho phép người dùng làm điều này; các trình duyệt lớn khác không có chức năng này cũng một phần vì lí do này). Nhưng đánh đúng vào tâm lí của người Việt Nam (muốn của người thành của mình để xài), Cờ Rôm+ đã cho phép bắt các sản phẩm đa phương tiện phát trên các trang web.
Thực sự, liệu người dùng có "khi không" hưởng được các tiện ích trên một cách quá "hời"? Và các chức năng của Cờ Rôm+, kể cả các dịch vụ kèm theo bên Cốc Cốc, có "hiền lành" như những gì biểu hiện?
Trên
You must be registered for see links
(liên hệ trực tiếp với Cờ Rôm+):Khi xét riêng lẻ từng dấu hiệu trên, rất khó cho thấy vấn đề đáng lo ngại khi sử dụng trình duyệt Cờ Rôm+. Tuy nhiên, khi xâu chuỗi lại, tổng hợp các dấu hiệu, xét các mối liên hệ, đặt trong hoàn cảnh tại Việt Nam, thì trình duyệt Cờ Rôm+ rất đáng nghi ngờ.
Hãy suy nghĩ thử, nếu việc Cờ Rôm+ "tiến hành các động thái do thám bí mật nhằm ăn cắp các thông tin cá nhân từ người dùng" là sự thật, thì rõ ràng đây là một chiêu bài vô cùng lợi hại, giúp kiểm soát một cách âm thầm và chặt chẽ việc sử dụng Internet tại Việt Nam, khi mà việc mở cửa làm cho vô số nguồn thông tin tràn lan, hoạt động thông tin trở nên đa dạng, khó kiểm soát. Từ đó, mọi thông tin từ phía người dùng Internet Việt Nam đều được thâu tóm, khi mà Cờ Rôm+ ngự trị vị thế thượng phong. Các mối quan ngại về an ninh thông tin tại Việt Nam đều được kiểm soát, vì các thông tin gián điệp đều được gởi về một nơi. Như vậy, Cốc Cốc, Cờ Rôm+ cùng các dịch vụ kèm theo không hề "hiền lành" và đơn giản đối với người dùng, mà phía sau đó là mục tiêu sâu thẳm, khai thác âm thầm sau lưng mà người dùng không hề hay biết.
Trên
You must be registered for see links
có nói rằng Cờ Rôm+ được "Chứng nhận an toàn bởi Norton Security", tuy nhiên, không thấy liên kết nguồn để chứng minh kèm theo.Khi đối chiếu
You must be registered for see links
, thông tin mục này ("Chứng nhận an toàn bởi Norton Security") được viết trên Wikipedia vào lúc
You must be registered for see links
bởi địa chỉ IP 113.190.242.149. Tác giả địa chỉ IP 113.190.242.149 từng
You must be registered for see links
. Có thể, mục thông tin này được chính những người phát triển Cờ Rôm+ viết mà không hề đưa nguồn kiểm chứng.Anh em trong diễn đàn có ai có tài liệu hay bằng chứng nào về thông tin này ("Chứng nhận an toàn bởi Norton Security"), xin chia sẻ. Hiện tại, khi tìm kiếm nguồn gốc thông tin này trên Internet, chỉ nhận được các kết quả là thông tin này ("Chứng nhận an toàn bởi Norton Security") từ các trang khác, chép ra từ Wikipedia mà không hề tìm được tài liệu kiểm chứng.
Tôi, người đưa ra các ý kiến này, chỉ là một người sử dụng Internet bình thường tại Việt Nam, đã từng sử dụng Cờ Rôm+ một thời gian và sử dụng qua các tiện ích của phần mềm. tui đứng trung lập nhìn nhận, không phải là anti-fan của bất cứ trình duyệt nào. Nếu muốn chống Cờ Rôm+ để giành thị phần cho Chrome hay trình duyệt nào khác thì không cần thiết, vì mức độ phổ biến của các trình duyệt lớn khác là trên toàn thế giới chứ không chỉ Việt Nam. tui chỉ phân tích các biểu hiện và đặt mối nghi ngờ. Mong anh em trong diễn đàn thảo luận, đóng góp ý kiến. Xin hãy thông báo mọi người về mối lo ngại này, tránh trường hợp chúng ta trở thành những con lừa bị xỏ mũi dắt đi!
Tham khảo:
You must be registered for see links
You must be registered for see links