onestarvn

New Member
Thực ra, chuyện vệ sinh phụ nữ phần lớn ai cũng có kiến thức nhưng lại rất chủ quan, thành ra những nhắc nhở thường bị quên hay là bị “phát huy” một cách tối đa gây hiệu ứng ngược. Vì vậy, làm thế nào để vệ sinh đúng cách khoa học không phải là chuyện đơn giản.
Âm đạo của phụ nữ thường xuyên chứa nhiều vi khuẩn có ích. Những vi sinh vật này có khả năng ngăn chặn sự phát triển của nhiều mầm bệnh, khiến cho khu vực này tự làm sạch một cách tự nhiên. Chính vì thế, rửa quá nhiều sẽ làm mất đi những vi sinh vật có ích này. Sử dụng xà phòng, dung dịch tẩy rửa không phù hợp, cũng sẽ làm sưng đỏ, đau rát lớp da nhạy cảm của âm đạo. Tốt hơn hết là sử dụng một chất tẩy rửa dịu nhẹ, không mùi để vệ sinh khi cần thiết. Bình thường, vẫn có thể vệ sinh “vùng kín” bằng nước mỗi khi đi vệ sinh nhưng đừng để ở tình trạng thái quá.
Vệ sinh trong những ngày bình thường
Sau khi tiêu tiểu phải chậm khô, giữ không ẩm ướt.
Đồ lót thay ra phải giặt ngay, không giặt chung với đồ của người khác, không ngâm.
Đồ lót khi giặt xong phải phơi khô, phơi ngoài nắng, dùng quần lót vải cotton.
Không dùng băng vệ sinh hàng ngày thường xuyên, vì sẽ đưa đến hậu quả là viêm nhiễm âm đạo.
Vệ sinh trong những ngày có kinh nguyệt
Khi hành kinh, bạn nên mặc quần lót ôm sát tương đối để giữ miếng thấm vào bộ phận sinh dục, nhưng cũng không nên mặc quần chật quá sẽ gây khó chịu. Máu kinh ban đầu rất sạch, nhưng ra ngoài lại là môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển, đôi khi bạn ngứa ở vùng âm hộ là vì thế. Do đó, phải thay băng thường xuyên, dùng băng vệ sinh phù hợp với mỗi người. Bạn nên thay miếng thấm (băng vệ sinh) 6 giờ/lần, tối thiểu 4 lần/ngày, nếu ra kinh nhiều thì thay nhiều hơn. Mỗi lần thay băng vệ sinh, bạn rửa bộ phận sinh dục bằng nước sạch, có thể dùng nước rửa chuyên dùng cho phụ nữ có bán trong các nhà thuốc, sau đó lau khô bộ phận sinh dục trước khi đặt băng vệ sinh. Không nên rửa bên trong âm đạo để tránh nhiễm trùng và có thể làm tổn thương đến âm đạo. Hành kinh là hiện tượng sinh lý lành mạnh và quan trọng, không phải là bệnh tật, vì vậy, khi hành kinh bạn cần tắm gội để giữ vệ sinh. Nếu bạn cảm giác mệt mỏi thì cần tắm ở nơi kín gió, dùng nước ấm. Điều cần chú ý là bạn không nên ngâm mình trong bồn, không thụt rửa vào âm đạo mà chỉ lau rửa bộ phận sinh dục bên ngoài.
Sử dụng dung dịch vệ sinh đúng cách
Dung dịch vệ sinh phụ nữ (thuốc rửa phụ khoa) không phải thuốc trị bệnh. Đó chỉ là một dạng dung dịch tẩy rửa được đặc chế dành riêng cho việc vệ sinh vùng kín. Bình thường, độ pH trong âm đạo dao động từ 3,8 - 4,2. Vì vậy, các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ trên thị trường đã được điều chế phù hợp với môi trường ấy. Các dung dịch này không gây khô, rát, thay đổi độ pH làm chết vi khuẩn thường trú có lợi như lactobacillus (doderlein). Ngược lại, chúng còn được dùng để hỗ trợ trong điều trị viêm nhiễm âm hộ, âm đạo, làm thay đổi môi trường pH âm đạo. Tuy nhiên, phụ nữ cũng không nên dùng dung dịch vệ sinh này để thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo. Một số thành phần của thuốc như: chlorine, chất khô da… dễ gây viêm âm đạo. Thụt rửa trong tình trạng viêm nhiễm âm hộ, âm đạo có thể gây nhiễm trùng ngược lan rộng, khiến tình trạng viêm nhiễm đang ở tại chỗ sẽ lây lan rộng, bệnh tình trầm trọng và khó chữa hơn. Sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ cũng tương tự như cách dùng xà phòng, sau đó rửa lại bằng nước sạch. Tuyệt đối không dùng thuốc rửa phụ khoa để vệ sinh các vùng khác trên cơ thể. Khi sử dụng thuốc rửa phụ khoa, nếu thấy “vùng kín” bị nóng rát, đỏ bất thường và khó chịu, bạn nên ngưng sử dụng ngay và đến bác sĩ. Có thể bạn đã bị dị ứng với một thành phần nào đó trong thuốc rửa. Không nên lạm dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ. Bản thân dung dịch này là hóa chất, dùng nhiều quá sẽ không tốt cho cơ thể và làm mất cân bằng sinh thái môi trường âm đạo.
Những vấn đề cần chú ý
- Rửa vùng kín mỗi ngày, nhất là sau khi đi vệ sinh, bằng sản phẩm vệ sinh phụ nữ chuyên dụng.
- Vệ sinh sạch sẽ thường xuyên trong thời kỳ kinh nguyệt, thai nghén, hậu sản, những ngày ra nhiều huyết trắng (thay băng vệ sinh hàng ngày sau 4 giờ, với băng vệ sinh đặt trong âm đạo cần thay sau mỗi 2 giờ). Không nên để quá lâu dễ gây khô âm đạo, kích ứng niêm mạc, vi khuẩn phát triển nhanh, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.
- Vệ sinh sạch sẽ cho cả hai người trước và sau khi quan hệ tình dục.
- Giữ cho vùng kín càng khô ráo càng tốt. Tránh mặc quần áo chật, quần ẩm ướt, không nên mặc đồ lót bó sát ngăn da tiếp xúc với không khí gây rối loạn tuần hoàn máu, thay quần lót thường xuyên.
- Không thụt rửa âm đạo khi không có chỉ dẫn của thầy thuốc, vì việc thụt rửa dễ ảnh hưởng tới pH, cân bằng sinh lý âm đạo.
- Không nên dùng xà phòng hay các chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng kín.
- Không dùng nước bẩn có nhiều vi sinh vật như: nước ao hồ, kênh rạch để tắm rửa vệ sinh.
- Khi đã mắc bệnh phải đi khám phụ khoa ngay để xác định nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp điều trị kịp thời.
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Trồng và chăm sóc cây ớt tại công ty cp đt và tm papaarch cơ sở tại tỉnh quảng bình Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu thực trạng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân, lực lượng vũ trang và khả năng đáp ứng của lực lượng quân dân y trên một số đảo Y dược 0
E Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty CP dịch vụ Chăm sóc hàng hoá Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
K Nghiên cứu kiến thức bản địa trong chăm sóc sức khỏe sinh sản của người Dao và người Thái ở Yên Bái Luận văn Sư phạm 0
A Đánh giá chất lượng dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ khách hàng tại Tổng công ty Bảo Việt Nhân Thọ Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu qui trình chăm sóc bảo dưỡng, kiểm tra, chẩn đoán và sửa chữa các dạng hư hỏng thường gặp trên ô tô tải Mitsubishi Khoa học kỹ thuật 0
L Ảnh hưởng của bạo lực giới trong gia đình đối với việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Văn hóa, Xã hội 2
P Thực trạng hiểu biết, thái độ và hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản của sinh viên hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
K Truyền trông chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ dân tộc thiểu số (nghiên cứu trường hợp tại xã Tường Sơn và xã Phúc Sơn huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An) Văn hóa, Xã hội 0
K Tri thức của đồng bào dân tộc thiểu số về y học cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng (Qua khảo sát dân tộc Thái ở tỉnh Điện Biên, Dao ở Lào Cai và Mường ở Hòa Bình) Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top