thuyphapk5
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Xã hội học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn để tiến hành tìm hiểu về chất lượng cuộc sống của người dân tại xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Làm rõ những khái niệm có liên quan: Đô thị hóa, chất lượng cuộc sống. Khảo sát định lượng và định tính để tìm hiểu chất lượng cuộc sống (thông qua một số yếu tố: nghề nghiệp, điều kiện sinh hoạt, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, môi trường sống, cùng một số yếu tố khác) của người dân tại xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Đưa ra một số giải pháp cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân tại xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn vấn đề nghiên cứu
Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và sự đổi mới mọi mặt về cuộc sống đã đưa
con người tới những điều mới mẻ. Nhưng tất cả những điều đó không chỉ được thể
hiện qua số lượng mà còn cả về chất lượng nữa. Đặt con người cũng như chất lượng
cuộc sống của họ vào vị trí trung tâm của các chính sách sẽ giúp cho mọi vấn đề được
sảng tỏ. Có thể nói rằng, chất lượng cuộc sống dân cư phản ánh trình độ phát triển
Kinh tế - xã hội của một quốc gia ở các lĩnh vực kinh tế văn hóa và phúc lợi xã hội.
Đồng thời, chất lượng cuộc sống và tăng trưởng kinh tế - xã hội có mối quan hệ khăng
khít, chặt chẽ với nhau. Chất lượng cuộc sống vừa là động lực thúc đẩy tăng trưởng
vừa là thước đo trình độ văn minh và sự phát triển nhiều mặt của một quốc gia. Chính
vì vậy, nhiều quốc gia trên thế giới không ngừng thực hiện các chính sách phát triển
toàn diện về kinh tế - xã hội để nâng cao chất lượng cuộc sống, nhằm khẳng định vị trí
của mình trên trường quốc tế.
Ngay từ những ngày đầu xây dựng Đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm
đến việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Chiến lược phát triển
Kinh tế - xã hội của nước ta thời kỳ 2001 – 2010 đã khẳng định: “Phát triển con người
phải được coi là chiến lược trung tâm của Việt Nam”. Hay trong Kế hoạch phát triển
Kinh tế - Xã hội trong 5 năm từ năm 2011 – 2015 của Bộ Kế hoạch đầu tư đã xác định
mục tiêu tổng quát: “Phát triển nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững
trên cơ sở tiếp tục chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức
cạnh tranh và chủ động hội nhập quốc tế. Tạo nền tảng để đến năm 2020 đưa nước ta
cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Tăng nhanh hàm lượng khoa
học và công nghệ cao trong sản phẩm. Cải thiện và nâng cao rõ rệt chất lượng giáo
dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân, nhất là đối với người nghèo, dân tộc thiểu số, vùng miền núi, vùng sâu,
vùng xa. Tăng cường công tác bảo vệ tài nguyên môi trường và chủ động ứng phó với
các tác động của biến đổi khí hậu. Giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng
an ninh và trật tự an toàn xã hội”. Trong suốt quá trình đổi mới đất nước đó, chúng ta
đã có một số thành tựu trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc
sống cộng đồng.
Hiện nay, nước ta đang trong quá trình Đô thị hóa, quá trình này cũng đã đem
lại sự thay đổi về nhiều mặt cho nước ta, đặc biệt là cũng có sự thay đổi trong chính
chất lượng cuộc sống của người dân. Tuy nhiên: “Cho đến nay, xét theo các quan điểm
lý thuyết và chỉ số phát triển kinh tế - xã hội khác nhau, nông nghiệp – nông thôn Việt
Nam đều có đặc điểm chung là cùng kiệt và kém phát triển. Việt Nam thuộc nhóm nước
(trên dưới 50 nước) cùng kiệt và kém phát triển nhất thế giới. Trong nhóm nước dưới đáy
của phân tầng xã hội loài người toàn cầu, xét về chỉ số cùng kiệt thì Việt nam đứng ở
khoảng giữa nhóm nước nghèo, còn xét về chỉ số phát triển tổng hợp Kinh tế - xã hội
thì Việt Nam ở gần về phía đỉnh phân tầng, nghĩa là gần về phía nhóm nước trung
bình thế giới” [12 ].
Theo báo cáo Điều tra mức sống dân cư của Tổng cục Thống kê năm 2009,
nước ta có khoảng trên 5 triệu người tàn tật, chiếm khoảng 6,3% dân số; Tỷ lệ dân số
bị thiểu năng thể lực và trí tuệ chiến khoảng 1,5%; Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh
dưỡng còn ở mức 25,2% năm 2005; Tỷ lệ tử vong mẹ cao so với một số nước trong
khu vực và Châu Á; Tỷ lệ hộ đói cùng kiệt vẫn khoảng 20%, cả nước còn tới 11.058 hộ
không có nhà ở, gần 23% số hộ ở nhà tạm, đơn sơ, 22% số hộ chưa được dùng điện,
mới chỉ có khoảng 12,7% số hộ được dùng nước máy, vẫn còn tới 27.713 hộ sống
trong diện tích bình quân dưới 2m2 đầu người. Ở nông thôn chỉ có khoảng 16,5% số
hộ có phương tiện sản xuất. Sự bền vững của gia đình bị tác động mạnh bởi tỷ lệ ly
hôn, sống độc thân có xu hướng tăng (năm 1999 so với 1989 tăng hơn 2 lần), tình
trạng trẻ em thiếu bố hay mẹ, trẻ em lang thang và các tệ nạn xã hội, đặc biệt là tệ nạn
nghiện hút đã tăng lên do sự biến đổi của gia đình và xã hội.
Đó là những vấn đề còn đang tồn đọng xét trên bình diện chung cả nước. Đối
với xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội - là một khu vực cũng đang có nhiều bước
chuyển mình trong quá trình đô thị hóa. Liệu rằng cùng với quá trình này của cả nước
đó, chất lượng cuộc sống của người dân tại xã Tân Triều có sự thay đổi như thể nào?
Xuất phát từ mong muốn được hiểu rõ hơn về chất lượng cuộc sống của người dân nơi
đây trong quá trình đô thị hóa, tui mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Chất lượng cuộc sống
của người dân tại xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội trong quá trình Đô thị
hóa”.
2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
2.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lý luận chung về chất lượng cuộc
sống.
Đề tài đánh giá chất lượng cuộc sống của người dân thông qua các yếu tố của
kinh tế - xã hội – môi trường. Để từ đó đóng góp đề xuất phương hướng và giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống trong quá trình đô thị hóa.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Chất lượng cuộc sống cũng là một trong những tiêu chí để phát triển bền vững.
Đề tài đánh giá chất lượng cuộc sống của người dân ở xã Tân Triều, huyện Thanh Trì,
Hà Nội, do vậy, những kết quả và thông tin thu được của đề tài có thể dùng làm tài liệu
tham khảo. Đồng thời, xã Tân Triều cũng là xã đang trong quá trình xây dựng nông
thôn mới nên những đánh giá của đề tài trên những tiêu chí về các hoạt động kinh tế
hộ, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, môi trường sống, điều kiện sinh hoạt của các hộ gia
đình... cũng là số liệu có ích bổ trợ thêm cho chiến lược xây dựng nông thôn mới càng
thêm chất lượng.
Bằng các số liệu thực tế, luận văn chứng minh, phân tích những yếu tố trong
chất lượng cuộc sống của người dân: cơ cấu nghề nghiệp, giáo dục, y tế, điều kiện sinh
hoạt, môi trường sống... Tuy đây không phải là yếu tố thể hiện trọn vẹn chất lượng
cuộc sống của người dân nhưng thông qua việc tiếp cận những yếu tố này để thấy
được một phần tình hình chất lượng cuộc sống dân cư. Đề tài cung cấp thêm những số
liệu về mặt chất lượng trong cuộc sống của người dân ở xã Tân Triều, huyện Thanh
Trì, Hà Nội.
Đề tài đưa ra giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, đẩy mạnh
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hóa - hiện đại hóa, hoàn thiện mạng
lưới y tế và chăm sóc sức khỏe, cải cách giáo dục – đào tạo, chính sách phát triển của
nhà nước, xây dựng và phát triển hệ thống an sinh xã hội, phát triển nhanh điều kiện
sinh hoạt và cơ sở hạ tầng. Thông qua đề tài này, các nhà quản lý xã hội sẽ hiểu rõ hơn
về cuộc sống của những người dân nơi đây, từ đó có những điều chỉnh về chính sách sao
cho hợp lý để nâng cao chất lượng cuộc sống của mọi người dân trên địa bàn.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu chất lượng cuộc sống của người dân tại xã Tân Triều, huyện Thanh
Trì, Hà Nội trong quá trình Đô thị hóa thông qua một số yếu tố như: nghề nghiệp, điều
kiện sinh hoạt trong gia đình, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, môi trường sống của họ
cũng như một số yếu tố khác.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn để tiến hành tìm hiểu về chất lượng cuộc
sống của người dân tại xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội
Làm rõ những khái niệm có liên quan: Đô thị hóa, chất lượng cuộc sống
Khảo sát định lượng và định tính để tìm hiểu chất lượng cuộc sống (thông qua
một số yếu tố: nghề nghiệp, điều kiện sinh hoạt, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, môi
trường sống, cùng một số yếu tố khác) của người dân tại xã Tân Triều, huyện Thanh
Trì, Hà Nội
Đưa ra một số giải pháp cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân tại
xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Chất lượng cuộc sống của người dân tại xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội
trong quá trình Đô thị hóa
4.2. Khách thể nghiên cứu
Người dân tại xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội
4.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: nghiên cứu được bắt đầu từ năm 2009 đến nay
Phạm vi không gian: Quá trình xây dựng cơ sở lý luận cũng như xây dựng bộ
công cụ nghiên cứu được thực hiện tại Hà Nội
Chúng tui lựa chọn xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà
Nội là một trong những địa bàn nghiên cứu từ 7 tỉnh mà đề tài lớn đã thực hiện điều
tra. Vì đây là địa bàn đã Công nghiệp hóa nhưng do giới hạn địa lý hành chính của một
xã nông thôn nên quá trình Đô thị hóa của nó diễn ra một cách khó khăn và mâu thuẫn
về nhiều mặt nhất là về môi trường và tổ chức xã hội
Quá trình xử lý và phân tích số liệu được thực hiện tại
Hà Nội
Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Chất lượng cuộc sống là vấn đề phức tạp đa dạng
và thường xuyên thay đổi nhưng thời gian thực hiện đề tài có hạn, điều kiện làm việc
còn hạn chế nên đề tài nghiên cứu chỉ giới hạn khảo sát, nghiên cứu một số yếu tố về
chất lượng cuộc sống: nghề nghiệp, điều kiện sinh hoạt, giáo dục, chăm sóc sức khỏe,
môi trường sống, cùng một số yếu tố khác của các hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu.
5. Câu hỏi nghiên cứu
Cuộc sống của người dân tại xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội trong quá
trình đô thị hóa có chất lượng không?
Quá trình đô thị hóa có tác động như thế nào vào chất lượng cuộc sống của người
dân?
Trong thời gian tới, chất lượng cuộc sống của người dân tại xã Tân Triều, huyện
Thanh Trì, Hà Nội như thế nào?
6. Phương pháp thu thập thông tin
Luận văn triển khai trên nguồn dữ liệu như sau:
6.1. Phân tích tài liệu thứ cấp: Việc khai thác các nguồn dữ liệu có sẵn là một
sự bổ trợ rất tốt trong quá trình nghiên cứu về các nguồn lực kinh tế và nguồn lực xã
hội. Trong nghiên cứu này, đề tài tận dụng số liệu của bộ số liệu từ cuộc điều tra “Một
số vấn đề có bản của Phát triển bền vững vùng Bắc Bộ” do PGS.TS Vũ Tuấn Huy
làm chủ nhiệm đề tài. Đây là đề tài cấp Bộ, được tiến hành điều tra trên 07 tỉnh. Đề tài
đã tiến hành xử lí số liệu theo hướng đi sâu vào những vấn đề có liên quan. Với các
cuộc điều tra mang tính chọn mẫu, việc xử lí và phân tích dữ liệu thứ cấp là một sự bổ
trợ tốt vì các cuộc khảo sát của đề tài không hướng tới việc suy rộng cho tổng thể quốc
gia.
6.2. Phân tích thông tin định tính: Các phỏng vấn định tính nhằm bổ sung cho
những số liệu định lượng. Đó là phương pháp thu thập thông tin bằng phỏng vấn sâu
và thảo luận nhóm. Số lượng phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm gồm:
- 08 phỏng vấn sâu cho đối tượng là: cán bộ và người dân
- 03 phỏng vấn sâu với Doanh nghiệp
- 04 thảo luận nhóm cho đối tượng là: cán bộ và người dân
6.3. Tổng quan tài liệu: Luận văn sử dụng một số tư liệu thống kê, báo cáo ở
địa phương để nghiên cứu, kết hợp với phân tích các tài liệu sẵn có liên quan đến chủ
đề nghiên cứu.
Để xử lý thông tin xã hội học, chúng tui sử dụng kỹ thuật phân tích văn bản với
thông tin định tính thu từ phỏng vấn và tư liệu có sẵn; sử dụng phương pháp phân tích
thống kê với số liệu định lượng.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Luận văn ThS. Xã hội học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn để tiến hành tìm hiểu về chất lượng cuộc sống của người dân tại xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Làm rõ những khái niệm có liên quan: Đô thị hóa, chất lượng cuộc sống. Khảo sát định lượng và định tính để tìm hiểu chất lượng cuộc sống (thông qua một số yếu tố: nghề nghiệp, điều kiện sinh hoạt, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, môi trường sống, cùng một số yếu tố khác) của người dân tại xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Đưa ra một số giải pháp cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân tại xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn vấn đề nghiên cứu
Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và sự đổi mới mọi mặt về cuộc sống đã đưa
con người tới những điều mới mẻ. Nhưng tất cả những điều đó không chỉ được thể
hiện qua số lượng mà còn cả về chất lượng nữa. Đặt con người cũng như chất lượng
cuộc sống của họ vào vị trí trung tâm của các chính sách sẽ giúp cho mọi vấn đề được
sảng tỏ. Có thể nói rằng, chất lượng cuộc sống dân cư phản ánh trình độ phát triển
Kinh tế - xã hội của một quốc gia ở các lĩnh vực kinh tế văn hóa và phúc lợi xã hội.
Đồng thời, chất lượng cuộc sống và tăng trưởng kinh tế - xã hội có mối quan hệ khăng
khít, chặt chẽ với nhau. Chất lượng cuộc sống vừa là động lực thúc đẩy tăng trưởng
vừa là thước đo trình độ văn minh và sự phát triển nhiều mặt của một quốc gia. Chính
vì vậy, nhiều quốc gia trên thế giới không ngừng thực hiện các chính sách phát triển
toàn diện về kinh tế - xã hội để nâng cao chất lượng cuộc sống, nhằm khẳng định vị trí
của mình trên trường quốc tế.
Ngay từ những ngày đầu xây dựng Đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm
đến việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Chiến lược phát triển
Kinh tế - xã hội của nước ta thời kỳ 2001 – 2010 đã khẳng định: “Phát triển con người
phải được coi là chiến lược trung tâm của Việt Nam”. Hay trong Kế hoạch phát triển
Kinh tế - Xã hội trong 5 năm từ năm 2011 – 2015 của Bộ Kế hoạch đầu tư đã xác định
mục tiêu tổng quát: “Phát triển nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững
trên cơ sở tiếp tục chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức
cạnh tranh và chủ động hội nhập quốc tế. Tạo nền tảng để đến năm 2020 đưa nước ta
cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Tăng nhanh hàm lượng khoa
học và công nghệ cao trong sản phẩm. Cải thiện và nâng cao rõ rệt chất lượng giáo
dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân, nhất là đối với người nghèo, dân tộc thiểu số, vùng miền núi, vùng sâu,
vùng xa. Tăng cường công tác bảo vệ tài nguyên môi trường và chủ động ứng phó với
các tác động của biến đổi khí hậu. Giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng
an ninh và trật tự an toàn xã hội”. Trong suốt quá trình đổi mới đất nước đó, chúng ta
đã có một số thành tựu trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc
sống cộng đồng.
Hiện nay, nước ta đang trong quá trình Đô thị hóa, quá trình này cũng đã đem
lại sự thay đổi về nhiều mặt cho nước ta, đặc biệt là cũng có sự thay đổi trong chính
chất lượng cuộc sống của người dân. Tuy nhiên: “Cho đến nay, xét theo các quan điểm
lý thuyết và chỉ số phát triển kinh tế - xã hội khác nhau, nông nghiệp – nông thôn Việt
Nam đều có đặc điểm chung là cùng kiệt và kém phát triển. Việt Nam thuộc nhóm nước
(trên dưới 50 nước) cùng kiệt và kém phát triển nhất thế giới. Trong nhóm nước dưới đáy
của phân tầng xã hội loài người toàn cầu, xét về chỉ số cùng kiệt thì Việt nam đứng ở
khoảng giữa nhóm nước nghèo, còn xét về chỉ số phát triển tổng hợp Kinh tế - xã hội
thì Việt Nam ở gần về phía đỉnh phân tầng, nghĩa là gần về phía nhóm nước trung
bình thế giới” [12 ].
Theo báo cáo Điều tra mức sống dân cư của Tổng cục Thống kê năm 2009,
nước ta có khoảng trên 5 triệu người tàn tật, chiếm khoảng 6,3% dân số; Tỷ lệ dân số
bị thiểu năng thể lực và trí tuệ chiến khoảng 1,5%; Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh
dưỡng còn ở mức 25,2% năm 2005; Tỷ lệ tử vong mẹ cao so với một số nước trong
khu vực và Châu Á; Tỷ lệ hộ đói cùng kiệt vẫn khoảng 20%, cả nước còn tới 11.058 hộ
không có nhà ở, gần 23% số hộ ở nhà tạm, đơn sơ, 22% số hộ chưa được dùng điện,
mới chỉ có khoảng 12,7% số hộ được dùng nước máy, vẫn còn tới 27.713 hộ sống
trong diện tích bình quân dưới 2m2 đầu người. Ở nông thôn chỉ có khoảng 16,5% số
hộ có phương tiện sản xuất. Sự bền vững của gia đình bị tác động mạnh bởi tỷ lệ ly
hôn, sống độc thân có xu hướng tăng (năm 1999 so với 1989 tăng hơn 2 lần), tình
trạng trẻ em thiếu bố hay mẹ, trẻ em lang thang và các tệ nạn xã hội, đặc biệt là tệ nạn
nghiện hút đã tăng lên do sự biến đổi của gia đình và xã hội.
Đó là những vấn đề còn đang tồn đọng xét trên bình diện chung cả nước. Đối
với xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội - là một khu vực cũng đang có nhiều bước
chuyển mình trong quá trình đô thị hóa. Liệu rằng cùng với quá trình này của cả nước
đó, chất lượng cuộc sống của người dân tại xã Tân Triều có sự thay đổi như thể nào?
Xuất phát từ mong muốn được hiểu rõ hơn về chất lượng cuộc sống của người dân nơi
đây trong quá trình đô thị hóa, tui mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Chất lượng cuộc sống
của người dân tại xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội trong quá trình Đô thị
hóa”.
2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
2.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lý luận chung về chất lượng cuộc
sống.
Đề tài đánh giá chất lượng cuộc sống của người dân thông qua các yếu tố của
kinh tế - xã hội – môi trường. Để từ đó đóng góp đề xuất phương hướng và giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống trong quá trình đô thị hóa.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Chất lượng cuộc sống cũng là một trong những tiêu chí để phát triển bền vững.
Đề tài đánh giá chất lượng cuộc sống của người dân ở xã Tân Triều, huyện Thanh Trì,
Hà Nội, do vậy, những kết quả và thông tin thu được của đề tài có thể dùng làm tài liệu
tham khảo. Đồng thời, xã Tân Triều cũng là xã đang trong quá trình xây dựng nông
thôn mới nên những đánh giá của đề tài trên những tiêu chí về các hoạt động kinh tế
hộ, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, môi trường sống, điều kiện sinh hoạt của các hộ gia
đình... cũng là số liệu có ích bổ trợ thêm cho chiến lược xây dựng nông thôn mới càng
thêm chất lượng.
Bằng các số liệu thực tế, luận văn chứng minh, phân tích những yếu tố trong
chất lượng cuộc sống của người dân: cơ cấu nghề nghiệp, giáo dục, y tế, điều kiện sinh
hoạt, môi trường sống... Tuy đây không phải là yếu tố thể hiện trọn vẹn chất lượng
cuộc sống của người dân nhưng thông qua việc tiếp cận những yếu tố này để thấy
được một phần tình hình chất lượng cuộc sống dân cư. Đề tài cung cấp thêm những số
liệu về mặt chất lượng trong cuộc sống của người dân ở xã Tân Triều, huyện Thanh
Trì, Hà Nội.
Đề tài đưa ra giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, đẩy mạnh
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hóa - hiện đại hóa, hoàn thiện mạng
lưới y tế và chăm sóc sức khỏe, cải cách giáo dục – đào tạo, chính sách phát triển của
nhà nước, xây dựng và phát triển hệ thống an sinh xã hội, phát triển nhanh điều kiện
sinh hoạt và cơ sở hạ tầng. Thông qua đề tài này, các nhà quản lý xã hội sẽ hiểu rõ hơn
về cuộc sống của những người dân nơi đây, từ đó có những điều chỉnh về chính sách sao
cho hợp lý để nâng cao chất lượng cuộc sống của mọi người dân trên địa bàn.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu chất lượng cuộc sống của người dân tại xã Tân Triều, huyện Thanh
Trì, Hà Nội trong quá trình Đô thị hóa thông qua một số yếu tố như: nghề nghiệp, điều
kiện sinh hoạt trong gia đình, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, môi trường sống của họ
cũng như một số yếu tố khác.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn để tiến hành tìm hiểu về chất lượng cuộc
sống của người dân tại xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội
Làm rõ những khái niệm có liên quan: Đô thị hóa, chất lượng cuộc sống
Khảo sát định lượng và định tính để tìm hiểu chất lượng cuộc sống (thông qua
một số yếu tố: nghề nghiệp, điều kiện sinh hoạt, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, môi
trường sống, cùng một số yếu tố khác) của người dân tại xã Tân Triều, huyện Thanh
Trì, Hà Nội
Đưa ra một số giải pháp cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân tại
xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Chất lượng cuộc sống của người dân tại xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội
trong quá trình Đô thị hóa
4.2. Khách thể nghiên cứu
Người dân tại xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội
4.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: nghiên cứu được bắt đầu từ năm 2009 đến nay
Phạm vi không gian: Quá trình xây dựng cơ sở lý luận cũng như xây dựng bộ
công cụ nghiên cứu được thực hiện tại Hà Nội
Chúng tui lựa chọn xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà
Nội là một trong những địa bàn nghiên cứu từ 7 tỉnh mà đề tài lớn đã thực hiện điều
tra. Vì đây là địa bàn đã Công nghiệp hóa nhưng do giới hạn địa lý hành chính của một
xã nông thôn nên quá trình Đô thị hóa của nó diễn ra một cách khó khăn và mâu thuẫn
về nhiều mặt nhất là về môi trường và tổ chức xã hội
Quá trình xử lý và phân tích số liệu được thực hiện tại
Hà Nội
Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Chất lượng cuộc sống là vấn đề phức tạp đa dạng
và thường xuyên thay đổi nhưng thời gian thực hiện đề tài có hạn, điều kiện làm việc
còn hạn chế nên đề tài nghiên cứu chỉ giới hạn khảo sát, nghiên cứu một số yếu tố về
chất lượng cuộc sống: nghề nghiệp, điều kiện sinh hoạt, giáo dục, chăm sóc sức khỏe,
môi trường sống, cùng một số yếu tố khác của các hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu.
5. Câu hỏi nghiên cứu
Cuộc sống của người dân tại xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội trong quá
trình đô thị hóa có chất lượng không?
Quá trình đô thị hóa có tác động như thế nào vào chất lượng cuộc sống của người
dân?
Trong thời gian tới, chất lượng cuộc sống của người dân tại xã Tân Triều, huyện
Thanh Trì, Hà Nội như thế nào?
6. Phương pháp thu thập thông tin
Luận văn triển khai trên nguồn dữ liệu như sau:
6.1. Phân tích tài liệu thứ cấp: Việc khai thác các nguồn dữ liệu có sẵn là một
sự bổ trợ rất tốt trong quá trình nghiên cứu về các nguồn lực kinh tế và nguồn lực xã
hội. Trong nghiên cứu này, đề tài tận dụng số liệu của bộ số liệu từ cuộc điều tra “Một
số vấn đề có bản của Phát triển bền vững vùng Bắc Bộ” do PGS.TS Vũ Tuấn Huy
làm chủ nhiệm đề tài. Đây là đề tài cấp Bộ, được tiến hành điều tra trên 07 tỉnh. Đề tài
đã tiến hành xử lí số liệu theo hướng đi sâu vào những vấn đề có liên quan. Với các
cuộc điều tra mang tính chọn mẫu, việc xử lí và phân tích dữ liệu thứ cấp là một sự bổ
trợ tốt vì các cuộc khảo sát của đề tài không hướng tới việc suy rộng cho tổng thể quốc
gia.
6.2. Phân tích thông tin định tính: Các phỏng vấn định tính nhằm bổ sung cho
những số liệu định lượng. Đó là phương pháp thu thập thông tin bằng phỏng vấn sâu
và thảo luận nhóm. Số lượng phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm gồm:
- 08 phỏng vấn sâu cho đối tượng là: cán bộ và người dân
- 03 phỏng vấn sâu với Doanh nghiệp
- 04 thảo luận nhóm cho đối tượng là: cán bộ và người dân
6.3. Tổng quan tài liệu: Luận văn sử dụng một số tư liệu thống kê, báo cáo ở
địa phương để nghiên cứu, kết hợp với phân tích các tài liệu sẵn có liên quan đến chủ
đề nghiên cứu.
Để xử lý thông tin xã hội học, chúng tui sử dụng kỹ thuật phân tích văn bản với
thông tin định tính thu từ phỏng vấn và tư liệu có sẵn; sử dụng phương pháp phân tích
thống kê với số liệu định lượng.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links