lynk_chick1501

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Chương 1: TỔNG QUAN
1.1. Cơ sở hình thành đề tài:
Sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO vào ngày
11/01/2007 đã mở ra một trang mới cho ngành ngân hàng Việt Nam, đó là các ngân
hàng thương mại Việt Nam hiện nay phải làm thế nào để nâng cao tính cạnh tranh
và khai thác tối đa các cơ hội từ thị trường mở mang lại. Đứng trước thách thức lớn
nhất đó là việc gia tăng áp lực cạnh tranh ngay trên thị trường nội địa khi Việt Nam
mở của hội nhập và nhu cầu hay thay đổi của khách hàng, các ngân hàng thương
mại Việt Nam buộc phải ứng dụng công nghệ ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu
ngày càng đa dạng của khách hàng tại thị trường Việt Nam và để ngành ngân hàng
ngày càng hội nhập hơn với sự phát triển của ngành ngân hàng trong khu vực và
trên thế giới.
Bằng cách ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại, các ngân hàng thương mại
Việt Nam đã cho ra đời một cách cung ứng sản phẩm và dịch vụ mới, đó là
cách cung ứng sản phẩm và dịch vụ thông qua kênh phân phối điện tử
thường được gọi chung bằng khái niệm là "ngân hàng điện tử". Sự ra đời của dịch
vụ ngân hàng điện tử đã làm thay đổi hoàn toàn mối quan hệ giữa khách hàng và
ngân hàng. Đó là, trước đây khách hàng muốn thực hiện giao dịch với ngân hàng thì
phải đến gặp nhân viên ngân hàng để thực hiện giao dịch thì nay với sự ra đời của
các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng điện tử, khách hàng có thể thực hiện giao dịch
với ngân hàng từ xa.
Do vậy, đầu tư và phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử là một trong những biện
pháp gia tăng vị thế cạnh tranh của một ngân hàng trên thị trường hiện nay. Thật
vậy, dịch vụ ngân hàng điện tử ngày càng trở nên một phương tiện rất thiết yếu để
ngân hàng cung cấp sản phẩm và dịch vụ ngân hàng (Amato-McCoy, 2005 trích từ
Gonzalez & ctg, 2008). Bên cạnh việc chạy đua trong việc cung cấp dịch vụ ngân
hàng điện tử, các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng tìm cách để cung cấp dịch
vụ ngân hàng điện tử sao cho đạt chất lượng và sao cho khách hàng thỏa mãn về
chất lượng dịch vụ.
Từ những thực tế này, đánh giá chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử, nghiên
cứu mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn của khách hàng về chất
lượng dịch vụ ngân hàng điện tử là việc làm rất có ý nghĩa nhằm nâng cao chất
lượng dịch vụ ngân hàng điện tử trong thời gian tới.
Nắm được tầm quan trọng của chất lượng dịch vụ, các nhà nghiên cứu trên thế
giới đã thực hiện nhiều nghiên cứu về chất lượng dịch vụ. Parasuraman & ctg
(1985) đã khơi dòng nghiên cứu về chất lượng dịch vụ và được nhiều nhà nghiên
cứu đánh giá là khá toàn diện (Svensson 2002). Hiện nay, hai mô hình chất lượng dịch
vụ phổ biến và thông dụng nhất trên thế giới là mô hình SERVQUAL (Parasuraman
& ctg 1988) và mô hình Chất lượng kỹ thuật/ Chất lượng chức năng (Gronross,
1983, 1990). Để đo lường chất lượng, Parasuraman & ctg đã đưa ra thang đo gồm
năm thành phần, đó là tin cậy, đáp ứng, đồng cảm, năng lực phục vụ và phương tiện
hữu hình. Còn Gronroos thì cho rằng chất lượng dịch vụ được xem xét dựa trên hai
tiêu chí, đó là chất lượng kỹ thuật và chất lượng chức năng.
Đã có nhiều nghiên cứu ứng dụng mô hình SERVQUAL và mô hình Chất
lượng kỹ thuật/ Chất lượng chức năng để đánh giá chất lượng dịch vụ thuộc các lĩnh
vực khác nhau. Tuy nhiên, lại có rất ít nghiên cứu so sánh giữa hai mô hình chất
lượng này với nhau. Lassar & ctg (2000) đã thực hiện nghiên cứu về sự thỏa mãn và
cảm nhận chất lượng dịch vụ ngân hàng của các ngân hàng tư nhân tại Mỹ bằng
cách so sánh hai mô hình chất lượng trên. Kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình
chất lượng của Gronroos đánh giá chất lượng dịch vụ tốt hơn mô hình
SERVQUAL. Trần Xuân Thu Hương (2007) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa chất
lượng dịch vụ thư viện đại học và sự thỏa mãn của sinh viên bằng cách so sánh hai
mô hình chất lượng này và kết luận rằng mô hình SERVQUAL đo lường tốt hơn.
Với đề tài “Chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử: so sánh giữa mô hình
SERVQUAL và GRONROOS “, tác giả sử dụng hai mô hình đánh giá chất lượng
dịch vụ phổ biến nhất là mô hình SERVQUAL (Parasuraman et al., 1988) và mô
hình Chất lượng kỹ thuật/ Chất lượng chức năng (Gronroos, 1983, 1990) để đánh
giá các thành phần ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử, nghiên cứu
mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử và sự thỏa mãn của khách
hàng, đồng thời so sánh giữa hai mô hình chất lượng xem mô hình nào đánh giá
chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam tốt hơn.
1.2. Mục tiêu đề tài:
Đề tài nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu:
- Xây dựng mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ ngân
hàng điện tử và sự thỏa mãn của khách hàng theo hai mô hình chất lượng
dịch vụ SERVQUAL và mô hình Chất lượng kỹ thuật/ Chất lượng chức
năng.
- Điều chỉnh thang đo các thành phần chất lượng dịch vụ theo mô hình
SERVQUAL và mô hình Chất lượng kỹ thuật/ Chất lượng chức năng sao
cho phù hợp với dịch vụ ngân hàng điện tử.
- Kiểm định mô hình giả thuyết và xác định các thành phần tác động đến sự
thỏa mãn của khách hàng về chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử theo
từng mô hình chất lượng dịch vụ.
- So sánh kết quả giữa hai mô hình chất lượng dịch vụ SERVQUAL và mô
hình Chất lượng kỹ thuật/ Chất lượng chức năng.
1.3. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là nhóm khách hàng cá nhân đang sử dụng dịch vụ ngân
hàng điện tử của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Phạm vi nghiên cứu là các ngân hàng thương mại đang cung cấp dịch vụ ngân
hàng điện tử trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Quy trình thực hiện nghiên cứu (Hình 3.1) cho thấy nghiên cứu này được thực
hiện thông qua hai bước chính: nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương pháp định tính và
nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp định lượng.
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính với
kỹ thuật thảo luận nhóm và phỏng vấn thử. Mục đích của nghiên cứu này dùng để
điều chỉnh và bổ sung thang đo chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử.
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định
lượng. Kỹ thuật phỏng vấn trực diện và phỏng vấn thông qua mạng Internet được sử
dụng để thu thập thông tin từ khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của các
ngân hàng thương mại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Thông tin thu thập được sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 11.5. Thang đo
sau khi được đánh giá bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach alpha và phân tích
nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy bội được sử dụng để kiểm định mô hình
nghiên cứu.
1.4. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu:
Đề tài này có ý nghĩa thực tiễn về nghiên cứu và phát triển dịch vụ ngân hàng
điện tử như sau:
- Giúp các nhà quản lý và kinh doanh dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt
Nam nắm bắt được các thành phần tác động đến chất lượng dịch vụ và sự
thỏa mãn của khách hàng về chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử của các
ngân hàng thương mại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
- Giúp các ngân hàng tập trung tốt hơn trong việc hoạch định cải thiện chất
lượng dịch vụ ngân hàng điện tử và phân phối các nguồn lực, cũng như
kích thích nhân viên để cải thiện chất lượng dịch vụ tốt hơn.
- Giúp các nhà quản lý biết kết hợp hai mô hình về chất lượng dịch vụ nêu
trên để điều chỉnh thang đo chất lượng dịch vụ trong từng điều kiện, từng
môi trường và từng ngành cụ thể tại Việt Nam.
1.5. Cấu trúc của luận văn:
Đề tài nghiên cứu được chia thành năm chương với nội dung cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan.
Chuơng 2: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

TrngPhcNgh

New Member
Re: [Free] Chất lượng dịch vụ Ngân hàng điện tử: so sánh giữa mô hình Servqual và Gronross

gửi em nhé mod, em đang cần ạ, em Thank :)
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch của công ty cổ phần Bình Dương Star Quản trị Chất lượng 0
D Ảnh hưởng của các yếu tố chất lượng dịch vụ đến sự hài lòng của khách hàng tại trung tâm mua sắm Aeon Mall Bình Dương Quản trị Chiến Lược 0
D Nâng cao chất lượng dịch vụ của bộ phận Lễ tân khách sạn Crowne Plaza West Hanoi Văn hóa, Xã hội 0
D Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Môi Giới Chứng Khoán Tại Công Ty Cổ Phần Chứng Khoán TPHCM HSC Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá chất lượng dịch vụ thẻ ATM của ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam - Chi nhánh Huế Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ chương trình du lịch tại Công ty thương mại và dịch vụ du lịch Thiên Hà Esy Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ khu vui chơi giải trí Vinpearl Land Văn hóa, Xã hội 0
D Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ LOGISTICS của công ty TNHH MMI – LOGISTICS việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu quản trị chất lượng dịch vụ lữ hành tại Công ty dịch vụ lữ hành Saigontourist Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu xây dựng công cụ đo kiểm và đánh giá chất lượng dịch vụ di động 4G (LTE) Công nghệ thông tin 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top